Luật Kinh Tế

Luật Kinh Tế

1.     Phân tích các đặc điểm của doanh nghiệp ?

a.     Doanh nghiệp là 1 tổ chức kinh tế :

-         Doanh nghiệp có thể do 1 cá nhân đầu tư vốn để thành lập như doanh nghiệp tư nhân.Có thể do các tổ chức cá nhân cùng góp vốn để thành lập HTX,công ty cổ phần,công ty TNHH ...hoặc do nhà nước đầu tư vốn thành lập doanh nghiệp nhà nước.

b.     Doanh nghiệp phải có tên riêng :

-         Tên Dn phải được viết đọc bằng tiếng việt có thể kèm theo các số hoặc ký hiệu và phải cỏ 2 thành tố sau

·        Thành tố thứ nhất : Loại hình DN bao gồm:cty trách nhiệm hữu hạn cụm từ trách nhiệm hữu hạn có thể viết tắt “TNHH” tượng cổ phần “CP” hợp danh “HD”,doanh nghiệp tư nhân “DNTN”.

·        Thành tố thứ hai : tên riêng của DN:DN sữ dụng các danh từ riêng để đặt tên cho DN VD:SAO MAI,SAO BĂNG ...

-         DN có thể dùng ngành nghê kinh doanh ,hình thức đầu từ và các yếu tố khác để cấu thành tên riêng của DN.Khi không còn còn kinh doanh theo ngành nghê hay đầu từ và các yếu tổ khác nữa thì DN phải đỗi tên.

-         Nếu tên riêng của DN sữ dụng các thành tố có tính chất mô tả xuất xứ chất lượng hàng hóa dịch vụ thì phải được cơ quan nhà nước có thẫm quyền xác nhận .

-         Những điều cấm trong đặt tên DN:

·        Không được đặt tên trùng hay gây nhầm lẫn với tên của DN khác đã đăng kí kinh doanh trong phạm vi tỉnh thành phố trực thuộc trung ương .

·        Không sữ dụng tên cơ quan nhà nước ,đơn vị lực lượng vũ trang,tên tổ chức chính trị,tổ chức chính trị xã hội để cấu thành 1 phần hoặc toàn bộ tên riêng của DN (trừ trg hợp được sự chấp nhận của cơ quan đơn vị,hay tổ chức đó)

·        Không sữ dụng từ ngữ ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sữ văn hóa đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc ,tên danh nhân để đặt tên cho DN

·        Không được sữ dụng tên thương mại của tổ chức cá nhân khác đã đăng ký bảo hộ để cấu thành tên riêng của DN (trừ trường hợp được sự chấp nhận của chủ sỡ hữu tên thương mại)

c.      Doanh nghiệp phải có trụ sỡ :

-         Trụ sỡ chính của DN phải trên lãnh thổ VN ,phải có địa chĩ rỏ ràng (số nhà,đường phố,thôn,xóm,phường,xã,quận,huyện.tỉnh.thành phố...)và có số điện thoại,sô fax(nếu có).

d.     Doanh nghiệp phải có tài sản :

-         Muốn kinh doanh DN phải có tài sản.Tài sản của DN được hiểu là toàn bộ tài sản thuộc quyền sỡ hữu hoặc quyền sữ dụng của DN phục vụ hoạt động sản xuất,kinh doanh .Đó là các tài sản như nhà xưỡng ,trụ sở ,cữa hàng ,kho tàng.máy móc.phương tiện ,trang thiệt bị,vốn bằng tiền và các quyền về tài sản .

-         DN phải có nghĩa vụ khai báo số vốn trong hồ sơ đăng ký kinh doanh và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác ,trung thực của sự khai báo đó.

-         Tùy từng loại hình DN mà vốn của DN được hình thành từ các nguồn khác nhau :vốn của DNTN do chủ DN đầu từ,vốn DNNN do nhà nước đầu tư vốn của công ty do nhiều người đóng góp.

e.      Doanh nghiệp phải đảm bảo ngành nghề kinh doanh hợp pháp

-         Những ngành nghê cấm kinh doanh quy định trại nghị định 139/2007/NĐ-CP ngày 05/09/2007.

·        Kinh doanh vũ khí,đạn dược,quân trang,quân dụng và các phương tiện kĩ thuật quân sự chuyên dùng của lực lượng vũ Trang .

·        Kinh doanh các chất ma túy .

·        Kinh doanh các hóa chất có tính độc hại mạnh .

·        Kinh doanh các sản phẫm văn hóa phản động,đồi tụy mê tín dị đoan hoặc có hại đến giáo dục thẫm mỹ nhân cách

·        Kinh doanh các loại pháo

·        Kinh doanh đồ chơi,tro chơi nguy hiểm đồ chơi trò chơi có hại đến giáo dục nhân cách sức khỏe trẻ em hoặc ảnh hưởng đến an ninh trật tự an toàn xã hội.

·        Kinh doanh các động vật hoang dã ,quý hiếm (gồm cả động vật sống và các bộ phận của chúng đã được chế biến)thuộc danh mục điểu ước quốc tế việt nam đã ký kết tham gia có quy định hoặc các động thực vật quý hiếm khác cần được bảo vệ.

·        Kinh doanh dịch vụ mại dâm,buôn bán phụ nữ trẻ em.

·        Kinh doanh dịch vụ tổ chức đánh bạc,gá bạc

·        Kinh doanh dịch vụ điều tra bí mật xâm phạm lợi ích nhà nước,quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức công dân .

·        Kinh doanh dịch vụ môi giới kết hôn có yếu tổ nước ngoài.

·        Kinh doanh dịch vụ môi giới nhận cha mẹ nuôi ,nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

·        Kinh doanh phế liệu nhập khẫu gây ô nhiễm môi trường.

·        Kinh doanh các loại hàng hóa và thiết bị cấm lưu hành cấm sữ dụng hoặc chưa đc phép lưu hành sữ dụng tại Việt Nam.

-         Ngành nghê kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh những ngành nghề đó chủ yếu bao gồm :

·        Các điều kiện về an ninh trật tự ,an toàn giao thông.

·        Các điều kiện về vệ sinh môi trường,về sinh an toàn thực phẫm.

·        Điều kiện về phòng cháy chữa cháy.

-         Ngoài ra pháp luật quy đinh về những ngành nghê kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề bao gồm

·        Kinh doanh dịch vụ pháp lý

·        Kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh và kinh doanh dược phẫm

·        Kinh doanh dịch vụ thú y và thuốc thú y

·        Kinh doanh dịch vụ thiết kế công trình xây dựng

·        Kinh doanh dịch vụ kiểm toán

·        Kinh doanh dịch vụ môi giới chứng khoán

f.       Điều kiện về thành lập và quản lý DN :Các tổ chức và cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệm trừ các trường hợp quy định tại khoảng 2 điều 13 luật doanh nghiệp bao gồm:

·        Cơ quan nhà nước đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân VN sữ dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan đơn vị mình.

·        Cán bộ công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ công chức

·        Hạ sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp công nhân quốc phòng trong các cơ quan đơn vị thuộc quân đội nhân dân VN,sĩ quan,hạ sĩ quan chuyên ghiệp trong cơ quan đơn vị thuộc công an nhân dân việt nam

·        Cán bộ lãnh đạo quãn lý nghiệp vụ trong Dn 100% vốn thuộc sỡ hữu nhà nước trừ những người được cữ làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của nhà nước tại các DN khác.

·        Người chưa thành niên,người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bi mất năng lực hành vi dân sự

·        Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị tòa án cấm hành nghê kinh doanh

·        Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản

2.     Trình bày khái niệm đặc điểm tổ chức quản lý của công ty TNHH 2 thành viên.

a.     Khái niệm :

-         Công ty TNHH là loại hình công ty gồm có không qá 50 thành viên góp vốn thành lập và công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng tài sản của mình

a.     Đặc điểm : Theo luật DN 2005 thì công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên có những đặc điểm cơ bản sau :

-         Là DN có từ 2 đến 50 thành viên trong suốt quá trình hoạt động .

-         Có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật .

-         Công ty chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng tài sản của mình .Thành viên của công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.Như vậy công ty trách nhiệm hữu hạn có sự phân tách tài sản giữa tài sản của công ty và tài sản của thành viên công ty .Nguyên tắc phân tách tài sản được áp dụng trong mọi quan hệ nợ nần và trách nhiệm của công ty.

-         Thành viên góp vốn đầy đủ và đúng hạn như đã cam kết. Trường hợp thành viên không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết, thì số vốn chưa góp đủ được coi là nợ của thành viên đó đối với công ty và thành viên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do không góp vốn đủ và đúng hạn .

-         Công ty TNHH không được quyền ơhats hành cổ phiếu ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán để công khai huy động vốn .

-         Phàn góp vốn của các thành viên được chuyển nhượng theo quy định của pháp luật ( không đc rút vốn,chĩ đc chuyển nhượng cho các thành viên của công ty sau 30 ngày mà các thành viên của công ty không mua mới đc bán cho cho các tổ chức cá nhân bên ngoài.)

b.     Tổ chức quản lý công ty TNHH 2 thành viên trở lên :

·        Hội đồng thành viên.

·        Chủ tịch hội đồng thành viên

·        Giám đốc ( tổng giám đốc)

·        Ban kiểm soát ( 11 đến 50 thành viên mới có )

3.     Trình bày khái niệm,đặc điểm,tổ chức quản lý của công ty cổ phần :

a.     Khái niệm:

-         Công ty cổ phần là công ty trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phân bằng nhau gọi là cổ phần.Người sở hữu cổ phần của công ty gọi là cổ đông.Cổ đông chĩ chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản cho đến hết giá trị cổ phần mà họ sỡ hữu.

b.     Đặc điểm :

-         Về thành viên : thành viên của công ty gọi là cổ đông ,cổ đông có thể là tổ chức hoặc là cá nhân với số lượng tối thiểu là 3 và không hạn chế mức tối đa.

-         Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần . Giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phần và được phản ánh trên cổ phiếu. Một cổ phiếu có thể phản ánh mệnh giá của một hoặc nhiều cổ phần .Việc góp vốn vào công ty được thực hiện bằng cách mua cổ phần, một cổ đông có thể mua nhiều cổ phần.Luật không hạn chế mỗi thành viên được mua bao nhiêu phần trăm vốn điều lệ nhưng cách thành viên có thể thõa thuận trong điều lệ giới hạn tối đa số cổ phần mà một cổ đông có thể mua nhằm chống lại việc thành viên nào đó có thể nắm quyền kiểm soát công ty.

-         Tính tự do chuyển nhượng phần vốn góp :phần vốn góp của các thanh viên được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu .Cổ phiếu do công ty cổ phần phát hành là một loại hàng hóa ,người sở hữu nó có thể tự do chuyển nhượng trên thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán .

-         Công ty cổ phần chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng tài sản của công ty.Các cổ đông của công ty chịu trách nhiệm về nợ và các nghịa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty .

-         Trong quá trình hoạt động công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán (cổ phiếu trái phiếu) ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán để huy động vốn

-         Công ty cổ phần là công ty có tư cách pháp nhân.

c.      Tổ chức quản lý:

-         Đại hội đồng cổ đông.

-         Hội đồng quản trị

-         Giám đốc ( tổng giám đốc ) công ty

-         Ban kiểm soát

4.     Trinh bày khái niệm đặc điểm,thành lập giãi thể,tổ chức quản lý của hợp tác xã :

a.     Khái niệm :

-         HTX là tổ chức kinh tế do cá nhân hộ gia đình và pháp nhân có nhu cầu lợi ích chung tự nguyện góp vốn,góp sức lập ra theo quy định của pháp luật nhằm phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã,cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sãn xuất ,kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất tinh thần góp phần phát triễn kinh tế xã hội của đất nước HTX hoạt động như một loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân,tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ,vốn tích lũy và các vốn khác của HTX theo quy định của pháp luật .

b.     Đặc điểm :

-         Thức nhất : về góc độ kinh tế HTX là 1 tổ chức kinh tế cơ bản và quan trọng nhất của thanh phần kinh tế tập thể.Đặc trưng của hợp tác xã là hình thức sỡ hữu tập thể dựa trên sự góp vốn góp sức của các xã viên.Trong HTX các xã viên tự nguyện góp vốn,phối hợp,giúp đỡ lẫn nhau để phát huy sức mạnh tập thể nâng cao đời sống vật chất tinh thần của các xã viên .

-         Thứ 2: Về góc độ xã hội:HTX mang tính chất xã hội sâu sắc .Tình chất xã hội của hợp tác xã thể hiện trong toàn bộ nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HTX.HTX không chĩ tạo điều kiện cho người lao động có thể trụ vững trên nền kinh tế thị trường mà còn xóa bớt 1 số gánh nặng về thất nghiệp ,chất lượng cuộc sống cho xã hội.Ngoài ra HTX còn giáo dục nâng cao tinh thần hợp tác cho các xã viên .Tuy nhiên những hoạt động có ý nghĩa xã hội như trên chĩ đạt được hiệu quả khi đặt trên nền tãng của hoạt động kinh tế .

-         Thứ 3: về mặt pháp lý HTX là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân HTX được hình thành theo một thủ tục pháp lý nhất định có đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẫm quyền ,có cơ cấu tổ chức chặt chẻ có tài sản cách biệt so với tài sản của các xã viên ,có quyền nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật.

-         Thứ 4: về trách nhiệm tài sản.HTX hoạt động theo nguyên tắt tự chủ,tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh bằng toàn bộ tài sản của mình .

-         Thứ 5: HTX thực hiện phân phối theo lao động ,theo góp vốn và mức độ sữ dụng dịch vụ của HTX.Các xã viên vừa phải góp vốn vừa phải trực tiếp tham gia lao động vào HTX.Vì vậy lợi nhuận cuar HTX sau khi trừ đi các chi phí sản xuất và cách nghĩa vụ tài chính phải nộp cho nhà nước,được chia theo 3 tiêu chí: một phần chia theo tỹ lệ góp vốn,1 phần được chia theo công sức đóng góp ,còn 1 phần được chia theo mức độ sữ dụng dich vụ của HTX.

-         Thứ 6 : số lượng xã viên : HTX phải có tối thiểu từ 7 xã viên trỡ lên .

-         Thứ 7 : quyền phát hành chứng khoán: trong quá trình hoạt động,HTX không được phát hành bất kỳ 1 loại chứng khoán nào để huy động vốn.

c.      Thành lập hợp tác xã :gồm 4 bước

-         Bước 1 : Vận động thành lập HTX :

-         Bước 2 : Hội nghị thành lập.

-         Bước 3 : Đăng ký kinh doanh .

-         Bước 4 : Đăng báo .

d.     Giãi thể HTX :có 2 cách

-         Giãi thể tự nguyện : là việc giãi thể HTX được thực hiện khi có nghị quyết của đại hội xã viên thông qua cơ quan quãn lý nhà nước về đăng ký kinh doan chấp thuận .

-         Giãi thể bắt buộc : là việc giãi thể mà HTX phải thực hiên theo quyết đinh của cơ quan nhà nước có thầm quyền khi HTX có 1 trong các lý do sau :

·        Sau thời gian 12 tháng kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh mà HTX không tiến hành hoạt động .

·        HTX ngừng hoạt động trong 12 tháng liên tiếp .

·        Trong 18 tháng liên tục HTX không tổ chức được đại hội xã viên thường kỳ mà không có lý dong chính đáng .

·        Trong thời hàn 6 tháng liên tục ,HTX không có đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật .

·        Các trương hợp khác theo đúng quy định của pháp luật .

e.      Tổ chức quản lý của HTX :

-         Đại hội xã viên

-         Ban quản trị.

-         Ban kiểm soát .

5.     So sánh công ty cổ phần và HTX .

a.     Giống nhau :

-         Đều là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân và đều có sự bình đẳng như nhau trước pháp luật đều được nhà nước công nhận và bảo hộ quyền lực và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật .

-         Khi tham gia HTX, công ty cổ phần xã viên hợp tác xã và thành viên công ty đều góp vốn theo quy định điều lệ của HTX hay điều lệ của công ty và chỉ chịu trách nhiệm và các khoản nợ và nghĩa vụ trong phạm vi góp vốn vào HTX hoặc công ty

b.     Khác nhau :

-         Về mục tiêu :

Mục tiêu của HTX nhằm giúp đỡ tương trợ lẫn nhau bên canh mục tiêu lợi nhuận trong các hoạt động sản xuất kinh doanh

Mục tiểu của công ty CP :là lợi nhuận .

-         Về loại hình tổ chức :

HTX là tổ chức kinh tế xã hội .hoạt động của HTX không chĩ hướng tới lợi ích kinh tế ,mà còn quan tâm đáp ứng các nhu cầu nguyện vọng của xã viên về xã hội văn hóa và các nhu cầu khác .

Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp thực hiện kinh doanh nhằm mục đích sinh lời .

-         Về sở hữu :

HTX có sở hữu tập thể và sỡ hữu xã viên

Công ty cổ phần không có sỡ hữu tập thể chĩ có sỡ hữu thành viên là vốn góp cổ phần .

-         Về nguyên tắt quản lý :

Quản lý trong HTX dựa trên cơ sỡ đối nhân nghĩa là yếu tố con người sẻ quyết định đến mọi hoạt động sãn xuất kình doanh tổ chức quản lý sự tồn tại và phát triễn của HTX .Đối với vấn đề biểu quyết thì mỗi xã viên là 1 phiếu bầu

Công ty cổ phần thì có cổ đông hoặc nhóm cổ đông sỡ hữu 10% số cổ phần phổ thông liên tục trong ít nhất 6 tháng sẽ có quyền triệu tập đại hội .Đối với vấn đề biểu quyết phụ thuộc vào cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi biễu quyết

-         Về phân phối :

Trong HTX lãi sau thuế trước hết dành để trích lập các quỹ trong đó quỹ phát triễn sản xuất và quỹ dự phòng bắt buộc phải trích lập .Việc phân phối xã viên được thực hiện dưới 3 hình thức :phân phối theo vốn góp ,theo công sức đóng góp và mức độ sữ dụng dịch vụ của HTX .

Công ty cổ phần lãi chủ yếu dùng để phân phối theo vốn góp .

-         Về mức góp vốn :

Trong HTX vốn góp tối đa của 1 xã viên không được vượt quá 30% vốn điều lệ của HTX

Trong công ty cổ phần : vốn góp của 1 cổ đông không bị hạn chế .

-         Về số lượng thành viên :

Trong HTX tối thiểu là 7 không hạn chế số lượng tối đa .

Đối với công ty cổ phần : tối thiểu là 3 không hạn chế số lượng tối đa.

-         Về chứng khoán :

HTX không được phát hành cổ phiếu

Công ty cổ phần được quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

6.     So sánh công ty cổ phần với công ty TNHH 2 thành viên :

a.     Giống nhau :

-         Thanh viên của công ty có thể là cá nhân hoặc tổ chức .

-         Đều chịu sự điều chĩnh của pháp luật

-         Đều có tư cách pháp nhân

-         Đều là loại hình công ty đối vốn

-         Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp của công ty

-         Đều có quyền chuyễn nhượng vốn theo quy định của pháp luật

b.     Khác nhau :

-         Số lương thành viên :

Công ty cổ phần : lượng thành viên tối thiểu là 3 không giới hạn thành viên tham gia

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên : lượng tối thiểu là 2 tối đa là 50 thành viên.

-         Vốn :

Công ty cổ phần : được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên:vốn được chia thành nhiều phần

-         Huy động vốn

Công ty cổ phần : được phát hành cổ phiếu để huy động vốn

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: không được phát hành cổ phiếu để huy động vốn.

-         Chuyển nhượng vốn

Công ty cổ phần : được tự do chuyển nhượng vốn theo quy định của pháp luật

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: quy định chặc chẽ hơn phải được chào bán cho thành viên công ty trước .Trong thời hạn 30 ngày nếu các thành viên trong công ty không mua hoặc mua không hết lúc này mới được chuyễn nhượng cho người ngoài công ty.

-         Tổ chức quản lý

Công ty cổ phần : Cơ cấu tổ chức phức tạp gồm :đai hội cổ đông ,hội đồng quản trị,giám đốc hoặc tổng giám đốc,công ty cổ phần có trên 11 thành viên phải có ban kiểm soát gồm 3 đến 5 thành viên .

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: cơ cấu tổ chức đơn giãn gồm : hồi đồng thành viên,chủ tịch hội đồng thành viên ,giám đốc hoặc tổng giám đốc,11 thành viên trở lên phải có ban kiểm soát.

7.     So sanh công ty cổ phần với công hợp danh

-         Giống nhau :

     Đều có tư cách pháp nhân

-         Khác :

Về mục tiêu :

Công ty HD không đc phát hánh các loại chứng khoán cty CP thì được quyền phát hành.

Cty HD thành viên tối thiểu là 2 còn HD tối thiểu là 3

Cty HD về mặt tổ chức quản lý ít chịu sự ràng buột đối với pháp luật còn cty CP phải có cơ chế quản lý chặt chẽ vì có rất nhiều cổ đông .

Cty HD thành viên HD phải là cá nhân còn cty CP cổ đông có thể là tổ chức hoặc cá nhân

Cty HD thành viên HD phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình về các ngĩa vụ TS đối với công ty còn thành viên góp vốn chĩ chịu trách nhiệm về số vốn mình đã góp,cty CP các cổ đông chị chiu trách nhiệm về số cổ phần mà mình sỡ hữu.

8.     So sánh HTX với công ty hợp danh

-         Giống :

Đều không được phát hành chứng khoán

Đều có tư cách pháp nhân

-         Khác nhau :

HTX mang tính xã hội sâu sắc còn Cty HD mang tính lợi nhuận

LN của HTX phân phối theo lao động theo vốn góp theo mức độ sữ dụng dịch vụ của HTX

Thành viên của HTX có thể là các nhân,cán bộ công chức , hộ gia đình  đúng với điều kiện quy đinh của trỡ thành xã viên của HTX theo điều 7 luật HTX 2003.con cty HD thành viên gồm có Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn.

HTX số thành viên tối thiểu là 7 còn Cty HD tối thiểu là 2 thành viên hợp danh

HTX tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ của HTX.Cty HD đối với thành viên HD chịu tránh nhiệm vô hạn về các ngĩa vụ tài chính thành viên góp vốn chịu tránh nhiệm với số vốn đã góp.

9.     So sánh HTX với công ty TNHH 2 tv

-         Giống :

Đều có tư cách pháp nhân .

Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn điều lệ

Không được phát hành bất kỳ 1 loại chứng khoán nào để huy động vốn.

-         Khác :

Về mục tiêu : Mục tiêu của HTX nhằm giúp đỡ tương trợ lẫn nhau bên canh mục tiêu lợi nhuận trong các hoạt động sản xuất kinh doanh.cty TNHH 2TV chĩ vị mục tiêu lợi nhuận.

Về loại hình tổ chức : HTX là tổ chức kinh tế xã hội .hoạt động của HTX không chĩ hướng tới lợi ích kinh tế ,mà còn quan tâm đáp ứng các nhu cầu nguyện vọng của xã viên về xã hội văn hóa và các nhu cầu khác .Còn cty TNHH thực hiện các hoạt động vì mục đích sinh lời.

Về sỡ hữu :HTX có sỡ hữu tập thể và sỡ hữu xã viên.Cty TNHH không có sỡ hữu tập thể chĩ có sỡ hữu về thành viên góp vốn.

Về nguyên tắt quãn lý : Quản lý trong HTX dựa trên cơ sỡ đối nhân nghĩa là yếu tố con người sẻ quyết định đến mọi hoạt động sãn xuất kình doanh tổ chức quản lý sự tồn tại và phát triễn của HTX .Đối với vấn đề biểu quyết thì mỗi xã viên là 1 phiếu bầu .Đối với cty TNHH 2 thành viên quãn lý dựa trên cơ sỡ đối vốn số phiểu biểu quyết phụ thuộc vào số vốn góp vào cty nhiều hay ít.

Về phân phối: Trong HTX lãi sau thuế trước hết dành để trích lập các quỹ trong đó quỹ phát triễn sản xuất và quỹ dự phòng bắt buộc phải trích lập .Việc phân phối xã viên được thực hiện dưới 3 hình thức :phân phối theo vốn góp ,theo công sức đóng góp và mức độ sữ dụng dịch vụ của HTX .Công ty TNHH 2tv LN phân phối theo số vốn góp vào cty.

Về mức góp vốn:HTX  mức góp vốn của xã viên không đc vượt quá 30%vốn điều lệ của HTX .

Về số lượng thành viên: HTX tối thiểu là 7 không hạn chế mức tối đa.Cty TNHH 2 tv tối thiểu là 2 tối đa là 50.

10.                        So sanh DNTN với công ty TNHH 1 thành viên

-         Giống :

Đều có do 1 thành viên trực tiếp quãn lý

Không được phát hành cổ phiếu

-         Khác :

DNTN không có tư các pháp nhân TNHH có tư cách pháp nhân

DNTN do 1 cá nhân đầu tư toan bộ vốn thành lập và làm chủ.TNHH có thể là 1 cá nhân hay 1 tổ chức bỏ vốn đầu tư và làm chủ.

DNTN chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh.TNHH chịu tránh nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn  điều lệ

11.                        Phân biệt cổ phiếu và trái phiếu :

Giống nhau:

- Được phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ

- Đều có mệnh giá được ghi trên bề mặt cổ phiếu/trái phiếu

- Lợi tức được trả theo một mức cố định

Khác nhau:

1.Cổ phiếu:

- Là một chứng thư xác nhận quyền sở hữu trong công ty và cho phép người sở hữu nó được hưởng các quyền lợi thông thường trong công ty cổ phần

Đặc điểm:

- là một loại chứng khoán vốn, việc phát hành cổ phiếu làm tăng vốn chủ sở hữu.

- Cổ phiếu là một loại chứng khoán không có kỳ hạn thanh toán.

- Cổ tức sẽ được trả vào cuối niên để quyết toán

- Quyền lợi và trách nhiệm của cổ đông:

+ Phần vốn góp là vĩnh viễn không được rút vốn lại nhưng có thể chuyển nhượng quyền sở hữu bằng cách bán cổ phiếu. Trách nhiệm của cổ đông chỉ giới hạnh trong phần vốn góp.

+ Quyền được hưởng cổ tức: đươc chia lời khi công ty có lãi tuy nhiên cổ tức này không cố định phụ thuộc vào lợi nhuận và chính sách chia lời hàng năm của công ty.

+ Quyền được tham gia quản lý công ty và phải gánh chịu những rủi ro của công ty

+ Quyền lợi đối với các đợt chứng khoán phát hành trong tương lai của công ty

+ Được hưởng phúc lợi dành cho cổ đông

2.Trái phiếu:

- Là một lọai chứng thư vay vốn do DN phát hành thể hiện nghĩa vụ và sự cam kết của DN thanh toán số lợi tức và tiền vay vào những thời điểm nhất định cho người nắm giữ trái phiếu

Đặc điểm:

- Là một lọai chứng khoán nợ, việc phát hành trái phiếu để huy động vốn vay trung và dài hạn.

- Trái phiếu có thời hạn: là thời hạn đi vay của tổ chức phát hành đối với trái chủ và được ghi rõ trên bề mặt trái phiếu

- Trái phiếu có quy định lợi suất và thời hạn trả: Khác với cổ phiếu không quy định cụ thể tỷ suất cổ tức và thời hạn trả lãi. Mỗi trái phiếu có ghi cam kết của tổ chức phát hành thanh toán cho người sở hữu trái phiếu một số tiền lãi cố định vào một ngày xác định.

- Trái chủ là người cho vay tiền nên có quyền lợi và nghĩa vụ nhất định đối với khoản vay này:

+ Lợi tức của trái phiếu không phụ thuộc vào kết quả hoạt động của công ty

+ Được hoàn vốn đúng hạn hoặc trước hạn tùy thỏa thuận 2 bên

+ Được quyền bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, cầm cố

+ Được thanh toán trước các cổ phiếu khi công ty thanh lý giải thể

12.                        Phân biệt phá sản doanh nghiệp với giãi thể doanh nghiệp :

Giống nhau:

- Doanh nghiệp ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh

- Bị thu hồi con dấu và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

- Phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản

* Khác nhau:

- Giải thể xuất phát chủ yếu từ ý chí chủ quan của chủ sở hữu Doanh nghiệp tư nhân), tất cả các thành viên hợp danh ( Công ty hợp danh), Hội đồng thành viên, chủ sở hữu Công ty (Công ty TNHH), Đại hội đồng cổ đông (Công ty cổ phần) khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, không tìm được hướng đi mới.

- Phá sản khi doanh nghiệp không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản.

- Giải thể theo quyết định của chủ Doanh nghiệp (Doanh nghiệp tư nhân), tất cả các thành viên hợp danh ( Công ty hợp danh), Hội đồng thành viên, chủ sở hữu Công ty (Công ty TNHH), Đại hội đồng cổ đông (Công ty cổ phần).

- Phá sản theo quyết định của Tòa án

(Nói cách khác giải thể doanh nghiệp thực hiện theo trình tự thủ tục của luật doanh nghiệp, phá sản thực hiện theo trình tự thủ tục của luật phá sản)

- Doanh nghiệp giải thể chỉ đơn thuần là giải quyết dứt điểm tình trạng công nợ, Thanh lý tài sản chia cho các cổ đông, trả giấy phép.

- Phá sản sẽ chuyển quyền điều hành cho một ủy ban tạm thời quản lý để giải quyết tình trạng công nợ trên cơ sở phân chia toàn bộ tài sản của doanh nghiệp sau khi thanh lý một cách hợp lý cho tất cả các chủ nợ liên quan trong giới hạn của số tài sản đó.

- Chủ doanh nghiệp sau khi phá sản hầu như không có quyền gì liên quan đến tài sản của doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp giải thể sau khi thực hiện xong các nghĩa vụ tài sản vẫn có thể chuyển sang một ngành nghề kinh doanh khác nếu có thể

- Giám đốc doanh nghiệp giải thể có thể đứng ra thành lập, điều hành công ty mới

- Giám đốc doanh nghiệp phá sản phải ngừng giữ chức giám đốc ở một doanh nghiệp khác ít nhất là hai năm

13.                         Phân biệt thành viên hợp danh với góp vốn trong công ty hợp danh

a.     Giống :

-         Đều là thành viên của công ty hợp danh, có thể là cá nhân từ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

-         Đều phải góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết.

-         Được chia lợi nhuận theo tỉ lệ vốn góp hoặc theo thoả thuận quy định tại điều lệ công ty, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác của công ty.

-         Có quyền tham gia họp thảo luận, biểu quyết tại hội đồng thành viên về tình hình, các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nhiệm vụ của mình.

-         Được chia một phần giá trị tài sản còn lại tương ứng với tỉ lệ góp vốn vào công ty khi công ty giải thể hoặc phá sản.

-         Đều có quyền yêu cầu công ty cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của công ty.

b.     Khác :

-         Chủ Thể :

Thành viên hợp danh: Thành viên hợp danh phải là cá nhân vì Thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới về các khoản nợ của công ty, trong khi đó tổ chức luôn chịu trách nhiệm hữu hạn.Các thành viên hợp danh phải có cùng trình độ chuyên môn, trình độ chuyên môn được thể hiện thông qua bằng cấp, mà bằng cấp có thể cấp cho một cá nhân không thể cấp cho cả tập thể.

Thành viên góp vốn : Thành viên góp vốn là cá nhân hoặc tổ chức. vì Thành viên góp vốn chỉ góp vốn của mình vào công ty đẻ hưởng lợi nhuận nên cá nhân, tổ chức đều có thể được.

-         Tầm quan trọng

Thành viên hợp danh : Công ty hợp danh bắt buộc phải có thành viên hợp danh ít nhất hai thành viên.Vì   Công ty hợp danh là loại hình công ty đối nhân chính vì thế phải cần ít nhất hai người mới có thể hợp tác kinh doanh.

Thành viên góp vốn: Công ty hợp danh có thể có hoặc không có thành viên góp vốn.

Vì  Thành viên góp vốn chỉ là những người góp vốn vào công ty để hưởng lợi nhuận. nên thường họ chỉ quan tâm tới phần lợi nhuận mà họ được hưởng mà ít quan tâm tới hoạt động của công ty.

-         Trình độ chuyên môn:

Thành viên hợp danh : Thành viên hợp danh cần phải có trình độ chuyên môn, hiểu biết sâu rộng về nghành nghề kinh doanh của công ty.Vì Họ là những người trực tiếp tổ chức, quản lí, điều hành công ty nên phải có trình độ chuyên môn, hiểu biết về nghành nghề kinh doanh của công ty.

Thành viên góp vốn : Thành viên góp vốn không cần phải có trình độ chuyên môn, hiểu biết về nghành nghề kinh doanh.Vì  Họ chỉ là những người góp vốn vào công ty và không trực tiếp làm ăn.

-         Chế độ trách nhiệm

Thành viên hợp danh : Chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới.Các thành viên hợp danh phải bằng toàn bộ tài sản của mình [tài sản đầu tư và tài sản dân sự] chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty.Liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trả nợ. Có nghĩa là chủ nợ có quyền yêu cầu bất kì thành viên hợp danh nào thanh toán khoản nợ của công ty đối với chủ nợ.Vì Công ty hợp danh được thành lập trên cơ sở mối quan hệ quen biết giữa các thành viên, họ cùng góp vốn, hiểu biết của mình để thành lập công ty. Không có sự tách bạch về tài sản của công ty với cá nhân. Vì vậy phải chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới.

Thành viên góp vốn : Chịu trách nhiệm hữu hạnChỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp.Chủ nợ không có quyền yêu cầu bất kì thành viên góp vốn nào thanh toán các khoản nợ của công ty.Vì  Thành viên góp vốn chỉ góp vốn để hưởng phần trăm lợi nhuận tương ứng với số vốn góp, họ chỉ quan tâm tới lợi nhuận. Họ có thể có hoặc không có mối quan hệ quen biết với các thành viên trong công ty. Do đó, tuy là thành viên của loại hìnhcông ty đối nhân nhưng họ lại chịu trách nhiệm hữu hạn như công ty đối vốn.

-         Quyền hạn

Thành viên hợp danh : Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty khác, không được quyền nhân danh cá nhân hoặc thành viên khác thực hiện kinh doanh cùng nghành nghề với công ty đó.

Thành viên góp vốn : Có quyền như một thành viên trong công ty đối vốn

-         Chuyển nhượng vốn

Thành viên hợp danh : Chuyển nhượng vốn khó khăn hơn. Vì chỉ dược chuyển nhượng vốn khi được sự đồng ý của tất cả các thành viên trong công ty.Vì Công ty hợp danh được thành lập dựa trên sự quen biết lâu năm, sự tin tưởng giữa các thành viên. Chính vì thế nếu như một thành viên tự ý chuyển nhượng vốn khi mà không có sự đồng ý của các thành viên còn lại thì đồng nghĩa với việc phá vỡ mối quan hệ quen biết đó.

Thành viên góp vốn : Được chuyển nhượng vốn theo quy định của pháp luật.Vì Những thành viên góp vốn chỉ là những người đầu tư tiền vào công ty, không tham gia kinh doanh, cũng không có mối quan hệ quen biết lâu năm với các thành viên trong công ty

ð     Như vậy, thành viên hợp danh có nhiều quyền và nghĩa vụ hơn thành viên góp vốn.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: