Luật Kinh doanh 1

1.1. Khái niệm về luật kinh doanh : 

Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, bất cứ một mối quan hệ xã hội nào cũng cần phải được pháp luật điều chỉnh.  

- Trong bất cứ nền kinh tế hàng hóa nào cũng vậy, đều tồn tại một bộ phận quan hệ kinh tế quan trọng và tương ứng với nó phải có một bộ phận quy phạm pháp luật điều chỉnh. Nhưng tùy thuộc các trường phái nghiên cứu khoahọc khác nhau mà bộ phận quy phạm PL này được coi là 1 ngành luật độc lập hoặc một ngành luật phái sinh từ luật dân sự hoặc thậm chí chỉ coi là một môn học với những tên gọi khác nhau như luật kinh tế;luật kinh doanh hay luật Thương mại. 

Ở Việt nam trong các chế độ, các thời kỳ lịch sử khác nhau tên gọi cũng không thống nhất. 

- Dưới thời Pháp thuộc và dưới chế độ Việt nam cộng hòa có tên gọi là Luật Thương mại; 

Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung và những năm đầu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có tên gọi là Luật Kinh tế; 

Hiện nay để có sự phù hợp giữa tên gọi của đối tượng điều chỉnh với tên gọi của ngành luật...có tên gọi là luật Thương mại 

-Trước hết cần phân biệt khái niệm Luật kinh doanh với tính cách là một ngành luật độc lập với khái niệm Pháp luật kinh doanh với tư cách là một hệ thống hỗn hợp các QPPL , thuộc nhiều ngành luật khác nhau liên quan đến toàn bộ đời sống kinh tế xh. Pháp luật kinh doanh điều chỉnh những quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình SXKD của các đơn vị kinh tế hoặc với chức năng quản lý kinh tế của nhà nước với tính cách là chủ thể của quyền lực công cộng.  

-Vì vậy, những quan hệ kinh tế do pháp luật kinh doanh điều chỉnh rất đa dạng và phong phú bao gồm:- Quan hệ phát sinh trong quá trình tổ chức và quản lý SXKD(pháp luật về doanh nghiệp).- Quan hệ phát sinh từ hình thức pháp lý các quan hệ kinh tế(pháp luật hợp đồng) - Quan hệ phát sinh trong quá trình cấp phát và huy động vốn SXKD trong các hoạt động tín dụng, thanh toán và ngân sách(pháp luật tài chính- ngân hàng) 

- Quan hệ phát sinh trong quá trình tạo việc làm và sử dụng sức lao động(pháp luật lao động). - Quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai(PLđất đai). - Quan hệ phát sinh trong quá trình thực hiện các hành vi cạnh tranh(pháp luật cạnh tranh). - Quan hệ phát sinh trong quá trình giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh(pháp luật về tài phán kinh tế). 

-Quan hệ phát sinh trong quá trình can thiệp và điều tiết của nhà nước đối với các hoạt động kinh tế( pháp luật hành chính kinh tế - pháp luật kinh tế công). V.v...Như vậy hiểu theo cách đó thì Pháp luật kinh doanh là một hệ thống các lĩnh vực pháp luật và có đối tượng điều chỉnh rất rộng Luật kinh doanh là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật là 1bộ phận của PLKD. 

-Trong phần học này chúng ta chỉ nghiên cứu luật kinh doanh như một môn học. 

- Theo các tài liệu của liên bang Nga luật kinh doanh được coi là một ngành luật và được hiểu là: Tổng thể các quy phạm pháp luật, điều chỉnh các quan hệ kinh doanh và các quan hệ xã hội khác liên quan mật thiết với quan hệ kinh doanh, trong đó có các quan hệ trong lĩnh vực quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh nhằm đảm bảo lợi ích của nhà nước và của xã hội 

-- Ở Mỹ luật kinh doanh lại không tồn tại như là một ngành luật mà chỉ tồn tại như một môn học. Theo cuốn "luật kinh doanh" thì luật kinh doanh bao gồm những quy định điều chỉnh các quan hệ kinh doanh, bảo vệ những lợi ích tư của các chủ thể tham gia thương trường và những quy định về khả năng và cách thức của sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động kinh doanh, bảo vệ những lợi ích công. 

-- Ở Việt nam thuật ngữ "pháp luật kinh doanh" hay "luật kinh doanh"được bàn vào những năm của thập kỷ 90 thế kỷ XX. + Theo PGS.TS Lê Hồng Hạnh: luật kinh doanh điều chỉnh các quan hệ gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh. +Theo PGS.TS Dương Đăng Huệ : luật kinh doanh là tổng hợp các văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình tổ chức hoạt động và giải thể doanh nghiệp. 

-Từ những quan niệm trên cho thấy dù quan niệm luật kinh doanh là ngành luật hay môn học thì nội dung cơ bản của nó cũng chứa đựng hai vấn đề pháp lý cơ bản: - Pháp luật về hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh doanh . - Pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh 

~~~~Như vậy :Luật kinh doanh(thương mại) được hiểu là tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động thương mại giữa các thương nhân với nhau và với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền

-Từ khái niệm trên ta thấy luật thương mại có các đặc điểm quan trọng sau 

Thứ nhất: Phạm vi điều chỉnh của luật thương mại chính là:- Các hoạt động thương mại của thương nhân như đầu tư, mua bán,cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. - Các hoạt động mang tính tổ chức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng liên quan trực tiếp đến thương mại như đăng ký kinh doanh, kiểm tra, giám sát, giải thể, phá sản doanh nghiệp v.v... 

-Thứ hai: Đối tượng áp dụng( chủ thể) của luật thương mại chủ yếu là thương nhân còn trong một số trường hợp cụ thể khác khi thựchiện các hoạt động mang tính tổ chức như đăng ký kinh doanh,khai báo thuế, giải thể, phá sản doanh nghiệp...là cơ quan nhà nước có thẩm quyền  

~~~~~~~~~~~~~~~~~ 

1.1.2 Đối tượng điều chỉnh 

Luật Thương mại có đối tượng điều chỉnh chủ yếu sau: 

a- Các quan hệ xã hội diễn ra trong quá trình hình thành, tổ chức quản lý doanh nghiệp bao gồm cả giải thể và phá sản doanh nghiệp. 

b- Các quan hệ và các hành vi vì mục đích cạnh tranh trên thương trường bao gồm cả hành vi cạnh tranh không lành mạnh và độc quyền.  

-C- Các quan hệ xã hội diễn ra trong quá trình tổ chức và thực hiện các giao dịch kinh tế. D- Các quan hệ xã hội diễn ra trong quá trình giải quyết các tranh chấp kinh tế bao gồm thông qua trọng tài thương mại và Tòa án.  

~~~~~~~~~ 

Hành vi thương mại - là đối tượng điều chỉnh của luật thương mại. - Hành vi thương mại theo điều 3 LTM là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác 

*ĐẶC ĐIỂM CỦA HÀNH VI THƯƠNG MẠI 

-- Hành vi thương mại khác hành vi dân sự về thời điểm xuất hiện và tính ổn định. 

- Hành vi thương mại được thực hiện trên thị trường và nhằm mục đích sinh lợi. 

- Hành vi thương mại là hành vi mang tính chất nghề nghiệp được thương nhân thực hiện  

*Phân loại hành vi thương mại 

- Dựa vào tính chất của hành vi và chủ thể thực hiện thì hành vi thương mại được chia ra: 

+ Hành vi thương mại thuần túy : là những hành vi có tính chất thương mại vì bản chất của nó thuộc về công việc buôn bán hoặc vì hình thức của nó được pháp luật coi là tiêu biểu cho hành vi thương mại như mua bán hàng hóa để kiếm lời. 

+ Hành vi thương mại phụ thuộc : là những hành vi có bản chất dân sự nhưng do thương nhân thực hiện thực hiện theo nhu cầu nghề nghiệp. Ví dụ như mua phương tiện làm việc phục vụ cho hoạt động thương mại

- Dựa vào lĩnh vực phát sinh, đối tượng của hành vi thương mại mà các hành vi TM được chia ra các nhóm sau: + Nhóm hvi thương mại hàng hóa; + Nhóm hvi thương mại dịch vụ; + Nhóm hvi thương mại trong lĩnh vực đầu tư; + Nhóm hvi thương mại trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ 

~~~~~~~~~~~~~~~~~~ 

1.1.3 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT THƯƠNG MẠI 

- Phương pháp điều chỉnh trong luật Thương mại chủ yếu là phương pháp thỏa thuận dân sự. Phương pháp này tạo ra cho các chủ thể những khả năng pháp lý của tự do sáng tạo và thỏa thuận.Việc sử dụng hay không và đến mức nào của sự tự do và bình đẳng sẽ phụ thuộc vào ý chí riêng của từng chủ thể quan hệ pháp luật.  

-Việc một công dân hay một doanh nghiệp nào đó quyết định đầu tư hay không, mức vốn bao nhiêu,ký hợp đồng với đối tác nào, số lượng, giá cả, chất lượng của sản phẩm, dịch vụ, hay sử dụng phương pháp nào để giải quyết các tranh chấp phát sinh đều do họ tự quyết định. 

-- Phương pháp mệnh lệnh hành chính cũng được áp dụng trong luật thương mại. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, nơi mà công quyền không đứng bên trên và bên ngoài đời sống kinh tế, buộc nhà nước phải có những điều tiết, định hướng và khuyến khích phát triển kinh tế và trong chừng mực như vậy, những quan hệ diễn ra trong lĩnh vực này khó có thể được điều chỉnh bằng phương pháp thỏa thuận dân sự được. 

-Thí dụ rất rõ những trường hợp của sự can thiệp của công quyền vào đời sống kinh tế dù ở mức độ và hình thức nào cũng đều được điều chỉnh bằng phương pháp mệnh lệnh hành chính. Không thể có sự thỏa thuận giữa nhà đầu tư, doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước về cấp giấy phép hay điều kiện kinh doanh; không thể có sự thông cảm hay linh động giữa cơ quan thuế với doanh nghiệpkhi thực hiện biểu thuế và thời hạn nộp thuế; không thể có sự phải giải quyết của Tòa án theo yêu cầu một cách trái pháp luật. V.v... 

~~~~~~~~ 

1.2. CHỦ THỂ CỦA LUẬT THƯƠNG MẠI 

a. Thương nhân - là chủ thể chủ yếu của luật thương mại.(doanh nghiệp, thương nhân và thương gia đều có nội hàm và ngoại diên cơ bản giống nhau) 

- Theo điều 5 luật thương mại năm 1997 thì thương nhân gồm cá nhân, pháp nhân,tổ hợp tác,hộ gia đình có đăng ký kinh doanh, hoạt động thương mại một cách độc lập và thường xuyên 

- Theo điều 6 luật thương mại 2005 thì thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. 

~~Những thuộc tính cơ bản của thương nhân 

-Thương nhân phải thực hiện các hoạt động thương mại một cách độc lập; 

-Thương nhân phải thực hiện các hoạt động thương mại; 

-Thương nhân phải thực hiện các hoạt động thương mại một cách thường xuyên; 

-Thương nhân phải đăng ký kinh doanh 

---ĐẶC ĐIỂM CỦA THƯƠNG NHÂN: 

- Thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại; 

- Thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại độc lập, mang danh nghĩa chính mình và lợi ích của bản thân; 

- Thương nhân phải thực hiện các hành vi thương mại mang tính nghề nghiệp thường xuyên; 

- Thương nhân phải có năng lực hành vi thương mại 

- Thương nhân phải có đăng ký kinh doanh

**Năng lực hành vi thương mại là khả năng của cá nhân, pháp nhân bằng những hành vi của mình xác lập,thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý thương mại. 

Điều 17,LTM 1997 quy định:cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đủ điều kiện kinh doanh thương mại theo quy định của pháp luật nếu có yêu cầu hoạt động thương mại thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và trở thành thương nhân. 

@@ CÁC LOẠI THƯƠNG NHÂN: 

-Thứ nhất,Thương nhân là cá nhân: là con người cụ thể có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi để thực hiện hoạt động thương mại. Tự mình gánh chịu những trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về hoạt động thương mại đó (chịu tráchnhiệm vô hạn về mọi nghĩa vụ phát sinh từ hoạt động thương mại (hiện nay khoảng 84.000 DNTN) 

- Thứ hai, Thương nhân là pháp nhân: Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:+ Được thành lập hợp pháp;+ Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;+ Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;+ Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.Nhưng đồng thời phải có đủ các dấu hiệu của thương nhân. 

-Thương nhân là pháp nhân hiện nay chủ yếu là:- Thương nhân là các doanh nghiệp nhà nước;- Thương nhân là các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;- Thương nhân là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn;(chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ phát sinh từ hoạt động thương mại trong phạm vi số vốn, tài sản của pháp nhân). 

-Thứ ba, thương nhân là tổ hợp tác, hộ gia đình. Tổ hợp tác từ 3 thành viên trở lên. Hộ gia đình gồm có nhiều thành viên, có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế. Các giao dịch do tổ trưởng ( chủ hộ) xác lập. Chịu trách nhiệm bằng tài sản chung nếu không đủ thì phải liên đới bằng tài sản riêng của mình. 

b. Chủ thể là các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi tham gia vào các quan hệ do luật thương mại điều chỉnh...

Được thực hiện bởi: Nguyễn Văn Hợp 

ai muốn lấy bài liên hệ qua yh [email protected]

mình sẽ gửi bài qua mail cho

ĐT: 01669807907---- Chúc các bạn QB thi luật thành công::: Điểm cao nhớ khao chè tớ nha ^^... THE END..

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: