Luật Hiến pháp tư sản
- Cuối thế kỷ 12, đầu thế kỷ 13 khi giai cấp tư sản lớn mạnh và có thế lực lớn trong kinh tế nên muốn vươn lên giành quyền thống trị vô hạn của nhà vua – người đại diện của giai cấp phong kiến. Giai cấp tư sản đề xướng một văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn hẳn các quýêt định của nhà vua và văn bản khác, văn bản ấy được gọi là Hiến pháp. Như vậy, kể từ cách mạng tư sản, khái niệm Hiến pháp với nghĩa là luật cơ bản của nhà nước mới xuất hiện. Nó là một ngành luật mới, được xác lập từ chế độ tư bản chủ nghĩa.
- Hiến pháp tư bản có 3 nhóm chế định cơ bản quy định về tổ chức bộ máy nhà nước, chế độ bầu cử, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân:
+ Về chế định bầu cử, Hiến pháp xác định một loạt các biện pháp để hạn chế quyền bầu cử của nhân dân lao động, chẳng hạn:
· Điều kiện về tài sản: cử tri phải là người có số tài sản nhất định (Tây Ba Nha, Bỉ, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Braxin căn cứ vào thu nhập cá nhân, một số nước khác căn cứ vào mức độ đóng thuế cho nhà nước). Về phía người ứng cử, họ phải là người có thế lực kinh tế mạnh vì pháp luật tư sản quy định người ứng cử ký quỹ và gánh chịu mọi chi phí vận động bầu cử .
· Điều kiện về trình độ văn hoá: cử tri phải là người có trình độ văn hoá nhất định.
· Điều kiện về tuổi: cử tri phải từ 21 tuổi trở lên.
· Điều kiện về giới tính: phụ nữ không có quyền bầu cử.
· Về chủng tộc: người da đen, người da đỏ không có quyền bầu cử.
· Điều kiện cư trú: công dân muốn được bầu cử hay ứng cử phải sống cố định tại một nơi trong một khoảng thời gian nhất định.
· Đặc biệt, một số nước tư sản còn quy định có những tầng lớp được quyền bỏ nhiều lá phiếu hơn những cử tri bình thường.
· Về chế định tổ chức bộ máy nhà nước, tuỳ theo từng nước mà có hình thức chính thể khác nhau: quân chủ nghị viện, cộng hòa nghị viện, cộng hoà tổng thống. Dủ ở chính thể nào thì hiến pháp cũng quy định tổ chức của 4 loại cơ quan chủ yếu: nghị viện, chính phủ, toà án và người đứng đầu nhà nước (vua, tổng thống).
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top