Luat hang hai

PHÁP LUẬT HÀNG HẢI

 

Câu 1: Trình bày cách xác định đường cơ sở và nội thủy. Chế độ pháp lý của nội thủy.

Có 2 cách xác định đường cơ sở:

-         Đường cơ sở thông thường:  là ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ biển như được thể hiện trên các hải đồ tỷ lệ lớn đã được quốc gia ven biển chính thức công nhận.

-         Đường cơ sở thẳng: là đường cơ sở nối liền các điểm thích hợp và được áp dụng “ở những nơi nào bờ biển bị khoét sâu và lồi lõm hoặc nếu có một chuỗi đảo nằm sát ngay và chạy dọc theo bờ biển”, hoặc “ở nơi nào bờ biển cực kỳ không ổn định do có một châu thổ và do những điều kiện tự nhiên khác”. Việc vạch đường cơ sở thẳng phải tuân thủ 2 điều kiện:

o   Tuyến đường cơ sở thẳng vạch phải đi theo xu hướng chung của bờ biển, và

o   Các vùng biển ở bên trong đường cơ sở này phải gắn với đất liền đủ đến mức đặt dưới chế độ nội thủy, nghĩa là tuyến đường cơ sở thẳng vạch ra không được cách xa bờ.

-         Khi vạch ra đường cơ sở thẳng phải tuân thủ theo các hạn chế sau:

o   Các bãi cạn lúc nỗi lúc chìm không được chọn làm các điểm cơ sở trừ trường hợp ở đó có những đèn biển hoặc các thiết bị tương tự thường xuyên nhô lên khỏi mặt nước.

o   Khi vạch đường cơ sở thẳng phải lưu ý không được làm cho lãnh hải của một quốc gia khác bị tách khỏi biển cả hay một vùng đặc quyền về kinh tế.

-         Đường cơ sở quần đảo: là đường cơ sở thẳng nối các điểm ngoài cùng của các quần đảo xa nhất và các bãi đá nổi xa nhất của quần đảo. Đường cơ sở thẳng này phải đảm bảo các điều kiện:

o   Khu vực trong đường cơ sở quần đảo phải có tỷ lệ diện tích nước so với đất, kể cả vành đai san hô, từ tỷ số 1/1 đến 9/1.

o   Chiều dài các đường cơ sở này không vượt quá 100 hải lý; có thể có tối đa 3% tổng số đường cơ sở dài quá 100 hải lý nhưng cũng không được quá 125 hải lý.

o   Tuyến đường cơ sở không được tách xa rõ rệt đường bao quanh chung của hòn đảo.

o   Đường cơ sở quần đảo không được phép làm cho lãnh hải của một quốc gia khác tách rời khỏi biển ca hay vùng đặc quyền về kinh tế.

Nội thủy: là vùng nước phía bên trong của đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải, bao gồm các vùng nước cảng biển, các vũng tàu, cửa sông, vịnh, các vùng nằm giữa đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải và lãnh thổ đất liền.

Chế độ pháp lý của nội thủy: quốc gia có chủ quyền không chỉ với vùng nước mà cả với vùng trời, vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. Theo nguyên tắc chủ quyền, luật quốc gia là luật áp dụng trong nội thủy.

 

Câu 2: Cách xác định lãnh hải? Chế độ pháp lý của lãnh hải.

-         Cách xác định lãnh hải: Chiều rộng của lãnh hải được chính thức xác lập là không quá 12 hải lý. Đường ranh giới phía trong của lãnh hải chính là đường cơ sở, và đường ranh giới phía ngoài chính là đường song song với đường cơ sở và cách đường cơ sở một khoảng cách chính bằng chiều rộng của lãnh hải.

-         Chế độ pháp lý của lãnh hải: Quốc gia ven biển thực hiện thẩm quyền riêng biệt về phòng thủ quốc gia, về cảnh sát, thuế quan, đánh cá, khai thác tài nguyên thiên nhiên, đấu tranh chống ô nhiễm như đối với lãnh thổ đất liền của mình. Trong lãnh hải tàu thuyền mang quốc tịch quốc gia đó phải tuân thủ theo pháp luật quốc tế của quốc gia đó. Các tàu thuyền nước ngoài được hưởng quyền qua lại không gây hại, nhưng phải tuân thủ theo pháp luật của quốc gia ven biển về:

o   An toàn hàng hải, điều phối giao thông biển

o   Bảo vệ các thiết bị công trình, đường dây cáp, ống dẫn ở biển

o   Bảo tồn tài nguyên sinh vật biển, giữ gìn môi trường biển

o   Hải quan, thuế khóa, y tế, nhập cư

Câu 3: Thế nào là vùng tiếp giáp lãnh hải?

-         Là vùng nước liền kế phía ngoài của lãnh hải, có chiều rộng không quá 24 hải lý tính từ đường cơ sở. Quốc gia ven biển có quyền kiểm soát cần thiết nhằm ngăn ngừa các vi phạm đe dọa xảy ra và xử phạt những vi phạm đã xảy ra trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình.

Câu 4: Cách xác định vùng đặc quyền kinh tế? Quyền của các quốc gia ven biển?

-         Vùng đặc quyền kinh tế là vùng có bề rộng tính từ đường cơ sở không quá 200 hải lý.

-         Các quốc gia ven biển có đầy đủ quyền tài phán quốc gia về các tài nguyên thiên nhiên thăm dò khai thác ở vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển cũng như về những hoạt động khác nhằm tham dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế.

Câu 5: Cách xác định thềm lục địa? Quyền của các quốc gia ven biển đối với thềm lục địa?

-         Thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến mép ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi mép ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ở khoảng cách gần hơn, nhưng không quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở.

-         Quốc gia ven biển thưc hiện các quyền thuộc chủ quyền đối với thềm lục địa về mặt thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình.

Câu 6: Quyền và nghĩa vụ quốc gia ven biển?

Quyền của quốc gia ven biển:

-         Quyền bảo vệ:

o   Quốc gia ven biển có thể thi hành các biện pháp cần thiết trong lãnh hải của mình để ngăn cản mọi việc đi qua có gây hại.

o   Quốc gia ven biển có quyền thi hành những biện pháp cần thiết để ngăn ngừa mọi sự vi phạm đối với các điều kiện mà tàu thuyền buộc phải tuân theo để được phép vào vùng nội thủy hay công trình cảng của quốc gia đó.

o   Quốc gia ven biển có quyền tạm thời đình chỉ thực hiện việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài tại các khu vực nhất định trong lãnh hải của mình, nếu biện pháp này cần thiết để bảo vệ an ninh của mình, kể cả để thử vũ khí, nhưng không được phân biệt đối xử về mặt pháp lý hay về mặt thực tế giữa các tàu thuyền nước ngoài.

-         Quyền tài phán hình sự đối với tàu nước ngoài: Quốc gia ven biển không được thực hiện quyền tài phán hình sự của mình ở trên một tàu nước ngoài đi qua lãnh hải để tiến hành việc bắt giữ bất kỳ người nào hay tiến hành bất kỳ việc điều tra liên quan đến bất kỳ một vụ vi phạm hình sự nào xảy ra trên con tàu trong khi nó đi qua lãnh hải, trừ các trường hợp sau đây:

o   Nếu hậu quả của vụ phạm tội đó mở rộng đến quốc gia ven biển

o   Nếu vụ phạm tội có tính chất phá hoại hòa bình của đất nước hay trật tự trong lãnh hải

o   Nếu thuyền trưởng hay một viên chức ngoại giao hoặc một viên chức lãnh sự của quốc gia mà tàu mang cờ yêu cầu sự giúp đỡ của các nhà đương cục địa phương

o   Nếu các biện pháp này là cần thiết để trấn áp việc buôn lậu chất ma túy hay chất kích thích.

-         Quyền tài phán dân sự đối với tàu nước ngoài:

o   Quốc gia ven biển không thể được bắt một tàu nước ngoài đang đi qua lãnh hải phải dừng lại hoặc thay đổi hành trình của nó để thực hiện quyền tài phán dân sự của mình đối với một người ở trên tàu đó.

o   Quốc gia ven biển không thể áp dụng các biện pháp trừng phạt hay biện pháp bảo đảm về mặt dân sự đối với con tàu này, nếu không phải vì những nghĩa vụ đã cam kết hay các trách nhiệm mà con tàu phải đảm nhận trong khi đi qua hoặc để được đi qua vùng biển của quốc gia ven biển.

Nghĩa vụ của quốc gia ven biển:

-         Quốc gia ven biển không được cản trở việc đi qua không gây hại của các tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải, ngoài những trường hợp mà công ước đã trù định. Quốc gia ven biển không được:

o   Áp đặt cho những tàu thuyền nước ngoài những nghĩa vụ dẫn đến việc cản trở hay hạn chế việc thực hiện quyền đi qua không gây hại của các tàu thuyền này

o   Phân biệt đối xử về mặt pháp lý hay về mặt thực tế đối với tàu thuyền của một quốc gia nhất định hay đối với các tàu thuyền chở hàng từ quốc gia nhất định hay đến quốc gia đó hoặc nhân danh một quốc gia nhất định.

-         Quốc gia ven biển thông báo thích đáng mọi nguy hiểm về hàng hải mà mình biết trong lãnh hải của mình.

Câu 7: Quyền qua lại không gây hại của tàu thuyền quốc tế?

Tàu thuyền của tất cả các quốc gia có biển hay không có biển, đều được hưởng quyền quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải.

-         Việc đi qua không gây hại, chừng nào nó không làm phương hại đến hòa bình, trật tự hay an ninh của quốc gia ven biển. Việc đi qua không gây hại cần phải được thực hiện đúng theo các quy định của công ước và các quy tắc khác của pháp luật quốc tế.

-         Việc đi qua của một tàu thuyền nước ngoài được coi như phương hại đến hòa bình, trật tự hay an ninh của quốc gia ven biển, nếu như ở trong lãnh hải, tàu thuyền này tiến hành bất kỳ hoạt động nào sau đây:

o   Đe dọa hoặc dùng vũ lực chống lại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của quốc gia ven biển hay dùng mọi cách khác trái với nguyên tắc của pháp luật quốc tế.

o   Luyện tập hay diễn tập với bất kỳ kiểu loại vũ khí nào.

o   Thu thập tình báo gây thiệt hại cho quốc phòng hay an ninh quốc gia ven biển

o   Phóng đi, tiếp nhận hay xếp lên tàu các phương tiện bay.

o   Phóng đi, tiếp nhận hay xếp lên tàu các phương tiện quân sự.

o   Xếp hoặc dỡ hàng hóa, tiền bạc hay đưa người lên xuống tàu trái với các luật và quy định về hải quan, thuế khóa, y tế hoặc nhập cư của quốc gia ven biển.

o   Gây ô nhiễm cố ý và nghiêm trọng, vi phạm công ước

o   Đánh bắt hải sản

o   Nghiên cứu hay đo đạc

o   Làm rối loạn hoạt động của mọi hệ thống giao thông liên lạc hoặc mọi trang thiết bị hay công trình khác của quốc gia ven biển

o   Mọi hoạt động khác không trực tiếp liên quan đến việc đi qua.

Câu 8: Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật được bộ luật Hàng hải Việt Nam quy định ntn? Liệu những thỏa thuận riêng rẽ trong các loại hợp đồng có được pháp luật Việt Nam thừa nhận hay không?

Nguyên tắc áp dung pháp luật khi co xung đột pháp luật:

1. Trong trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến quyền sở hữu tài sản trên tàu biển, hợp đồng cho thuê tàu biển, hợp đồng thuê thuyền viên, hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý, phân chia tiền công cứu hộ giữa chủ tàu cứu hộ và thuyền bộ của tàu cứu hộ, trục vớt tài sản chìm đắm ở biển cả, các vụ việc xảy ra trên tàu biển khi tàu đang ở biển cả thì áp dụng pháp luật của quốc gia mà tàu biển mang cờ quốc tịch.

2. Trong trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến tổn thất chung thì áp dụng pháp luật nơi tàu biển ghé vào ngay sau khi xảy ra tổn thất chung đó.

3. Trong trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến tai nạn đâm va, tiền công cứu hộ, trục vớt tài sản chìm đắm xảy ra tại nội thuỷ hoặc lãnh hải của quốc gia nào thì áp dụng pháp luật của quốc gia đó.

Trong trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến tai nạn đâm va hoặc cứu hộ xảy ra ở biển cả thì áp dụng pháp luật của quốc gia mà Trọng tài hoặc Toà án của quốc gia đầu tiên đã thụ lý giải quyết tranh chấp.

Trường hợp tai nạn đâm va xảy ra ở biển cả hoặc trong nội thuỷ, lãnh hải của quốc gia khác giữa các tàu biển có cùng quốc tịch thì áp dụng pháp luật của quốc gia mà tàu biển mang cờ quốc tịch.

4. Trong trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hoá thì áp dụng pháp luật của quốc gia nơi hàng hoá được trả theo hợp đồng.

Các thỏa thuận riêng lẻ trong các loại hợp đồng được pháp luật Việt Nam thừa nhận nếu như các thỏa thuận riêng lẻ đó không nằm trong hạn chế của Bộ luật Hàng hải Việt Nam theo như Điều 4 khoản 1 của Bộ luật hàng hải Việt Nam.

 

Câu 9: Nêu các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hàng hải tại Việt Nam.

1. Gây phương hại hoặc đe dọa gây phương hại đến chủ quyền và an ninh của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Vận chuyển người, hàng hoá, hành lý, vũ khí, chất phóng xạ, chất phế thải độc hại, chất ma tuý trái với quy định của pháp luật.

3. Cố ý tạo chướng ngại vật gây nguy hiểm hoặc làm cản trở giao thông hàng hải.

4. Sử dụng, khai thác tàu biển không đăng ký, đăng kiểm hoặc quá hạn đăng ký, đăng kiểm; giả mạo đăng ký, đăng kiểm.

5. Từ chối tham gia tìm kiếm, cứu nạn trên biển trong trường hợp điều kiện thực tế cho phép.

6. Gây ô nhiễm môi trường.

7. Xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm người trên tàu biển; chiếm đoạt, cố ý làm hư hỏng hoặc huỷ hoại tài sản trên tàu biển; bỏ trốn sau khi gây tai nạn hàng hải.

8. Gây mất trật tự công cộng, cản trở hoặc chống lại việc thực hiện nhiệm vụ của người thi hành công vụ trên tàu biển và tại cảng biển.

9. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về quản lý hàng hải; dung túng, bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật về hàng hải.

10. Các hành vi bị nghiêm cấm khác trong hoạt động hàng hải theo quy định của pháp luật.

Câu 10: Tàu biển là gì? Tàu biển được Luật HHVN quy định ntn?

Tàu biển: là tàu hoặc cấu trúc nổi di động khác chuyên dùng hoạt động trên biển

Tàu biển quy định trong bộ luật HHVN: không bao gồm tàu quân sự, tàu công vụ và tàu cá.

-   Tàu biển Việt Nam là tàu đã được đăng kí trong Sổ đăng kí tàu biển quốc gia Việt Nam hoặc từ khi được cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam.

-   Tàu biển Việt Nam có quyền và nghĩa vụ mang cờ quốc tịch Việt Nam.

-   Chỉ có tàu biển Việt Nam mới được mang cờ quốc tịch Việt Nam

Câu 11: Theo Bộ luật HHVN, loại tàu biển nào thì phải đăng ký? Những điều kiện để đăng ký tàu biển tại Việt Nam?

Các loại tàu biển phải đăng ký:

1. Các loại tàu biển sau đây phải đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam:

a) Tàu biển có động cơ với công suất máy chính từ 75 KW trở lên;

b) Tàu biển không có động cơ, nhưng có tổng dung tích từ 50 GT trở lên hoặc có trọng tải từ 100 tấn trở lên hoặc có chiều dài đường nước thiết kế từ 20 mét trở lên;

c) Tàu biển nhỏ hơn các loại tàu biển quy định tại điểm a và điểm b khoản này, nhưng hoạt động tuyến nước ngoài.

2. Việc đăng ký các loại tàu biển không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định.

Điều kiện đăng ký tàu biển Việt Nam:

1. Tàu biển khi đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Giấy tờ hợp pháp chứng minh về sở hữu tàu biển;

b) Giấy chứng nhận dung tích, giấy chứng nhận phân cấp tàu biển;

c) Tên gọi riêng được Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam chấp thuận;

d) Giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký hoặc xoá đăng ký, nếu tàu biển đó đã được đăng ký ở nước ngoài;

đ) Chủ tàu có trụ sở, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam;

e) Tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng lần đầu tiên đăng ký hoặc đăng ký lại tại Việt Nam phải có tuổi tàu phù hợp với từng loại tàu biển theo quy định của Chính phủ;

g) Đã nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

2. Tàu biển nước ngoài được tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê theo hình thức thuê tàu trần, thuê mua tàu khi đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam, ngoài các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c, d, e và g khoản 1 Điều này phải có hợp đồng thuê tàu trần hoặc hợp đồng thuê mua tàu.

Câu 12: Chức năng nhiệm vụ của đăng kiểm Việt Nam? Đăng kiểm Việt Nam có thể không tồn tại được không? Tại sao?

-         Chức Năng: kiểm tra, phân cấp, cấp các giấy chứng nhận kỹ thuật về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên cho tàu biển.

-         Đăng kiểm Việt Nam không thể không tồn tại, bởi vì cơ quan đăng kiểm Việt Nam đại diện cho nước Việt Nam để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của đăng kiểm đối với các tàu biển có quốc tịch Việt Nam phù hợp nhất với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Việt Nam là thành viên.

Câu 13: Hãy trình bày các loại giấy chứng nhận và tài liệu mà tàu biển phải có trên tàu?

Câu 14: Bộ luật HHVN quy định chức năng và nghĩa vụ của các cơ quan quản lý nhà nước và của tàu thuyền như thế nào trong việc đảm bảo: An toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường?

Điều 29: Thanh tra, kiểm tra về an toàn hàng hải, an nình hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường:

1. Tàu biển khi hoạt động tại vùng nước cảng biển, nội thuỷ và lãnh hải Việt Nam phải chịu sự thanh tra, kiểm tra của Thanh tra hàng hải và Cảng vụ hàng hải về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Việc thanh tra, kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều này phải được tiến hành theo đúng pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến khả năng an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường của tàu biển.

3. Chủ tàu và thuyền trưởng có trách nhiệm tạo điều kiện để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này tiến hành thanh tra, kiểm tra tàu biển.

4. Chủ tàu và thuyền trưởng có trách nhiệm sửa chữa, khắc phục các khiếm khuyết của tàu biển về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo yêu cầu của Thanh tra hàng hải, Cảng vụ hàng hải.

Câu 15: Quyền sở hữu tàu biển, tài sản của tàu biển? Việc chuyển quyền sở hữu tàu biển được bộ luật HHVN quy định như thế nào?

Tàu biển được công nhận quyền sở hữu chỉ khi tàu biển đó do một tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện được quy định tại điều 16 BL HHVN được đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.

Tài sản của tàu biển là các đồ vật, trang thiết bị trên tàu biển mà không phải là các bộ phận cấu thành của tàu biển.

Việc Chuyển quyền sở hữu tàu biển được bộ luật HHVN quy định ở điều 32 như sau:

1. Việc chuyển quyền sở hữu tàu biển phải được thể hiện bằng văn bản theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật của quốc gia nơi thực hiện chuyển quyền sở hữu tàu biển.

2. Việc chuyển quyền sở hữu tàu biển Việt Nam có hiệu lực sau khi được ghi trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.

3. Sau khi hoàn thành thủ tục chuyển quyền sở hữu thì toàn bộ tàu biển và tài sản của tàu biển thuộc quyền sở hữu của người nhận quyền sở hữu, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

4. Các quy định về chuyển quyền sở hữu tàu biển được áp dụng đối với việc chuyển quyền sở hữu cổ phần tàu biển.

5. Chính phủ quy định điều kiện, trình tự, thủ tục chuyển quyền sở hữu tàu biển dưới hình thức mua, bán.

Câu 16: Nêu các quy định về thế chấp tàu biển và các nguyên tắc cơ bản để thế chấp tàu biển Việt Nam?

Điều 33. Thế chấp tàu biển Việt Nam

1. Thế chấp tàu biển là việc chủ tàu dùng tàu biển thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền và không phải chuyển giao tàu biển đó cho bên nhận thế chấp giữ.

2. Chủ tàu có quyền thế chấp tàu biển Việt Nam thuộc sở hữu của mình cho người nhận thế chấp theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Hợp đồng thế chấp tàu biển Việt Nam phải được giao kết bằng văn bản. Việc thế chấp tàu biển Việt Nam được thực hiện theo pháp luật Việt Nam.

4. Các quy định về thế chấp tàu biển cũng được áp dụng đối với việc thế chấp tàu biển đang đóng.

Điều 34. Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam

1. Tàu biển đang thế chấp không được chuyển quyền sở hữu, nếu không có sự đồng ý của người nhận thế chấp tàu biển.

2. Tàu biển thế chấp phải được chủ tàu mua bảo hiểm, trừ trường hợp trong hợp đồng thế chấp có thoả thuận khác.

3. Trường hợp người nhận thế chấp đã chuyển toàn bộ hoặc một phần quyền của mình đối với khoản nợ được bảo đảm bằng tàu biển thế chấp cho người khác thì việc thế chấp tàu biển đó được chuyển tương ứng.

4. Một tàu biển có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Thứ tự ưu tiên của các thế chấp được xác định trên cơ sở thứ tự đăng ký thế chấp tương ứng trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.

5. Việc thế chấp tàu biển thuộc sở hữu của hai chủ sở hữu trở lên thì phải được sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

6. Trường hợp tàu biển bị tổn thất toàn bộ thì việc thế chấp chấm dứt; người nhận thế chấp được hưởng quyền ưu tiên đối với khoản tiền bồi thường mà người bảo hiểm trả cho việc bồi thường tổn thất toàn bộ của tàu biển.

7. Người nhận thế chấp chỉ giữ bản sao Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển của tàu biển thế chấp.

Câu 17: Thế nào là cầm giữ tàu biển? bắt giữ tàu biển? tạm giữ tàu biển?

Nêu lên sự giống và khác nhau cơ bản của các loại hình quy định pháp luật nêu trên.

 

Cầm giữ tàu biển: là quyền của người có khiếu nại hàng hải được quy định tại điều 37 của Bộ luật HHVN được ưu tiên trong việc bồi thường đồi với chủ tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu mà tàu biển đó đã làm phát sinh khiếu nại hàng hải.

Bắt giữ tàu biển: là việc không cho phép tàu biển di chuyển hoặc hạn chế di chuyển tàu biển bằng quyết định của tòa án để đảm bảo giải quyết khiếu nại hàng hải quy định tại điều 41 BL HHVN, nhưng không bao gồm việc bắt giữ tàu biển để thi hành bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định cưỡng chế khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tạm giữ tàu biển: là việc bắt buộc yêu cầu tàu biển thực hiện những nghĩa vụ mà tàu biển chưa đáp ứng được theo các khoản sau:

            a) Không có đủ các điều kiện về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường;

b) Đang trong quá trình điều tra tai nạn hàng hải;

c) Chưa thanh toán xong các khoản phí, lệ phí hàng hải;

d) Chưa trả đủ tiền phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;

đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Về Cơ bản, các loại hình quy định pháp luật này có điểm giống nhau chung đó là yêu cầu tàu biển hoặc chủ tàu thực hiện các yêu cầu của chính quyền cảng hay thực hiện nghĩa vụ đối với việc tàu biển làm phát sinh các khiếu nại hàng hải.

Sự khác nhau:

-         Cầm giữ và bắt giữ tàu biển:

o   Phải có lệnh của tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

o   Cá nhân, tổ chức yêu cầu cầm giữ, bắt giữ tàu phải đảm bảo được năng lực tài chính và phải chịu trách nhiệm đền bù thiệt hại cho tàu biển nếu như hậu quả của yêu cầu bắt giữ sai.

-         Tạm giữ tàu biển: do cảng vụ hàng hải trực tiếp tạm giữa tàu biển.

-         Quyền cầm giữ hàng hải đối với tàu biển không bị ảnh hưởng khi có sự thay đổi chủ tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu, dù người mua tàu biết hay không biết về việc tàu biển đã liên quan đến khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải.

Câu 18: Điều 49 của Bộ luật HHVN quy định:”Thuyền trưởng là người có quyền chỉ huy cao nhất trên tàu biển, chỉ huy tàu theo chế độ thủ trưởng. Mọi người có mặt trên tàu phải chấp hành mệnh lệnh của thuyền trưởng”…. Anh, chị hãy giải thích nội dung nêu trên. Đồng thời dựa vào Bộ luật HHVN để chỉ rõ người chịu sự chỉ huy của thuyền trưởng là ai? Nghĩa vụ pháp lý của họ được quy định như thế nào? Trường hợp nào thì họ có thể không tuân theo sụ chỉ huy của thuyền trưởng?.

 Ở nội dung trên:

-         Thuyền trưởng là người chỉ huy cao nhất, mệnh lệnh của thuyền trưởng là lớn nhất, không có một ai có thể thay thế được mệnh lệnh của thuyền trưởng.

-         Mệnh lệnh của thuyền trưởng là sắt thép, không thể thay đổi, chỉ có phục tùng không được làm trái lại.

 Người chịu sử chỉ huy của thuyền trưởng là thuyền viên trên tàu và các người khác có mặt ở trên tàu.

 Thuyền viên phải thực hiện kịp thời, nghiêm chỉnh, chính xác mệnh lệnh của thuyền trưởng. Nghĩa vụ pháp lý của thuyền viên được quy định tại điều 47 của BL HHVN.

 Trong trường hợp nếu như mệnh lệnh của thuyền trưởng có thể dẫn tới nguy hiểm tới tính mạng của thuyền viên hoặc điều đó dẫn tới làm tổn hại tới tàu biển thì thuyền viên có thể từ chối không tuần theo sự chỉ huy của thuyền trưởng nhưng thuyền viên phải chứng minh được quyết định đó của thuyền trưởng sẽ dẫn tới một sự cố nhất đinh, và sẽ xảy ra.

Câu 19: Nghĩa vụ pháp lý của thuyền trưởng?

1. Tổ chức quản lý, khai thác tàu biển theo quy định của pháp luật.

2. Chăm sóc chu đáo để tàu biển có đủ các điều kiện an toàn hàng hải cần thiết, phù hợp với tiêu chuẩn chuyên môn, các quy định về trang thiết bị, vỏ tàu, dự trữ, chất lượng thuyền bộ và các vấn đề khác có liên quan đến an toàn hàng hải cho tàu biển và người ở trên tàu biển trước và trong khi tàu biển đang hành trình.

3. Quan tâm thích đáng để hàng hoá được bốc lên tàu biển, sắp xếp và bảo quản trên tàu biển, dỡ khỏi tàu một cách hợp lý, mặc dù các công việc này đã được giao cho những người có trách nhiệm thực hiện.

4. Chăm sóc chu đáo để hàng hoá trên tàu biển không bị hư hỏng, mất mát; áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi của những người có lợi ích liên quan đến hàng hoá; phải tận dụng mọi khả năng thông báo cho những người có lợi ích liên quan biết về những sự kiện đặc biệt liên quan đến hàng hoá.

5. Áp dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ tàu biển, người và các tài sản khác trên tàu biển.

6. Đưa tàu biển vào cảng an toàn gần nhất và thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ tàu, người, tài sản trên tàu và tài liệu của tàu trong trường hợp cảng trả hàng hoặc cảng trả khách bị phong toả, chiến tranh đe dọa hoặc trong tình trạng khẩn cấp khác.

7. Tận dụng mọi khả năng cho phép để trước hết tổ chức cứu hành khách và sau đó cứu thuyền viên trong trường hợp tàu biển có nguy cơ bị chìm đắm hoặc bị phá huỷ.

Thuyền trưởng phải là người cuối cùng rời tàu biển sau khi đã tìm mọi cách cứu nhật ký hàng hải, hải đồ và tài liệu quan trọng khác của tàu biển.

8. Không được rời tàu biển khi tàu biển đang gặp nguy hiểm, trừ trường hợp việc rời tàu là hết sức cần thiết.

9. Trực tiếp điều khiển tàu biển ra, vào cảng, kênh đào, luồng hàng hải và khi tàu hoạt động trong vùng nước cảng biển hoặc khi xảy ra các tình huống đặc biệt khó khăn, nguy hiểm.

10. Sử dụng hoa tiêu hàng hải, tàu lai trong các trường hợp do pháp luật quy định hoặc để bảo đảm an toàn cho tàu biển.

Việc sử dụng hoa tiêu hàng hải không loại trừ nghĩa vụ của thuyền trưởng quy định tại khoản 9 Điều này.

11. Thực hiện mẫn cán các nhiệm vụ thuộc chức trách của mình theo đúng lương tâm nghề nghiệp.

12. Tổ chức tìm kiếm và cứu nạn những người đang trong tình trạng nguy hiểm trên biển, nếu việc thực hiện nghĩa vụ này không gây nguy hiểm nghiêm trọng cho tàu biển và những người đang ở trên tàu của mình. Chủ tàu không chịu trách nhiệm về việc thuyền trưởng vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản này.

13. Thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Câu 20: Quyền hạn và trách nhiệm của thuyền trưởng trên tàu biển Viêt Nam.

Quyền hạn:

1. Đại diện cho chủ tàu và những người có lợi ích liên quan đến hàng hoá khi giải quyết những công việc trong điều khiển, quản trị tàu và hàng hoá được vận chuyển trên tàu biển.

2. Nhân danh chủ tàu và người có lợi ích liên quan đến hàng hoá thực hiện các hành vi pháp lý trong phạm vi công việc quy định tại khoản 1 Điều này, có thể khởi kiện hoặc tham gia tố tụng trước Toà án hoặc Trọng tài khi tàu biển ở ngoài cảng đăng ký, trừ trường hợp chủ tàu hoặc người có lợi ích liên quan đến hàng hoá tuyên bố hạn chế một phần hoặc toàn bộ quyền đại diện đó.

3. Từ chối không cho tàu biển hành trình, nếu xét thấy chưa đủ điều kiện an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.

4. Áp dụng các hình thức khen thưởng hoặc biện pháp kỷ luật đối với thuyền viên thuộc quyền; có quyền từ chối tiếp nhận hoặc buộc phải rời khỏi tàu biển những thuyền viên không đủ trình độ chuyên môn theo chức danh hoặc có hành vi vi phạm pháp luật.

5. Nhân danh chủ tàu vay tín dụng hoặc vay tiền mặt trong trường hợp cần thiết nhưng chỉ trong giới hạn đủ để sửa chữa tàu biển, bổ sung thuyền viên, cung ứng cho tàu hoặc vì nhu cầu khác để có thể tiếp tục chuyến đi.

6. Bán một phần tài sản hoặc phần dự trữ dư thừa của tàu biển trong phạm vi quy định tại khoản 5 Điều này, nếu việc chờ nhận tiền hoặc chỉ thị của chủ tàu không có lợi hoặc không thực hiện được.

7. Trong thời gian thực hiện chuyến đi, nếu không còn cách nào khác để có đủ các điều kiện cần thiết cho việc kết thúc chuyến đi thì có quyền cầm cố hoặc bán một phần hàng hoá sau khi đã tìm mọi cách xin chỉ thị của người thuê vận chuyển và chủ tàu mà không được. Trong trường hợp này, thuyền trưởng phải giảm tới mức thấp nhất sự thiệt hại của chủ tàu, người thuê vận chuyển và những người có lợi ích liên quan đến hàng hoá.

8. Trong khi đang hành trình mà trên tàu biển không còn lương thực, thực phẩm dự trữ thì có quyền sử dụng một phần hàng hoá là lương thực, thực phẩm vận chuyển trên tàu; nếu thật cần thiết thì có quyền sử dụng lương thực, thực phẩm của những người đang ở trên tàu. Việc sử dụng này phải được lập thành biên bản. Chủ tàu phải thanh toán số lương thực, thực phẩm đã sử dụng.

9. Trường hợp tàu biển đang trong tình trạng nguy hiểm trên biển thì có quyền yêu cầu cứu nạn và sau khi thoả thuận với các tàu đến cứu nạn, có quyền chỉ định tàu thực hiện việc cứu hộ.

Trách nhiệm:

Trách nhiệm của thuyền trưởng về hộ tịch trên tàu biển

1. Ghi nhật ký hàng hải và lập biên bản với sự tham gia của nhân viên y tế của tàu biển, hai người làm chứng về các trường hợp sinh, tử xảy ra trên tàu biển và các sự kiện có liên quan; bảo quản thi hài, lập bản kê và bảo quản tài sản của người chết để lại trên tàu biển.

2. Thông báo về các trường hợp sinh, tử xảy ra trên tàu biển và chuyển di chúc, bản kê tài sản của người chết cho cơ quan hộ tịch có thẩm quyền ở cảng biển Việt Nam đầu tiên mà tàu biển ghé vào hoặc cho cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của Việt Nam nơi gần nhất, nếu tàu biển đến cảng biển nước ngoài.

3. Sau khi đã cố gắng tìm mọi cách để xin chỉ thị của chủ tàu và hỏi ý kiến của thân nhân người chết, thuyền trưởng nhân danh chủ tàu làm thủ tục và tổ chức mai táng. Mọi chi phí liên quan đến việc mai táng được thanh toán theo quy định của pháp luật.

Trách nhiệm của thuyền trưởng khi có hành vi phạm tội trên tàu biển

1. Khi phát hiện hành vi phạm tội trên tàu biển, thuyền trưởng có trách nhiệm sau đây:

a) Áp dụng các biện pháp ngăn chặn cần thiết, lập hồ sơ theo quy định của pháp luật;

b) Bảo vệ chứng cứ và tuỳ theo điều kiện cụ thể, chuyển giao người có hành vi phạm tội và hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở cảng Việt Nam đầu tiên tàu biển ghé vào hoặc cho tàu công vụ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam gặp ở trên biển hoặc thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của Việt Nam nơi gần nhất và làm theo chỉ thị của cơ quan này, nếu tàu biển đến cảng nước ngoài.

2. Trường hợp cần thiết để bảo đảm an toàn, trật tự cho tàu biển, người và hàng hoá vận chuyển trên tàu, thuyền trưởng có quyền tạm giữ người đang trên tàu mà có hành vi phạm tội tại một phòng riêng.

Trách nhiệm của thuyền trưởng trong việc thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của Việt Nam

1. Khi tàu biển đến cảng nước ngoài, trong trường hợp cần thiết thuyền trưởng phải thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của Việt Nam nơi gần nhất.

2. Thuyền trưởng có trách nhiệm xuất trình các giấy chứng nhận, tài liệu của tàu biển, nếu cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của Việt Nam tại nước đó yêu cầu.

Trách nhiệm báo cáo của thuyền trưởng khi xảy ra tai nạn hàng hải

Khi xảy ra tai nạn hàng hải đối với tàu biển hay phát hiện các tai nạn hàng hải hoặc vụ việc khác liên quan đến an toàn hàng hải tại khu vực tàu biển hoạt động, thuyền trưởng có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất biết và báo cáo tai nạn hàng hải theo quy định.

Câu 21: Khái niệm cảng biển và các loại cảng biển?

Cảng biển

1. Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra, vào hoạt động để bốc dỡ hàng hoá, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác.

Vùng đất cảng là vùng đất được giới hạn để xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, các công trình phụ trợ khác và lắp đặt trang thiết bị.

Vùng nước cảng là vùng nước được giới hạn để thiết lập vùng nước trước cầu cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch; vùng để xây dựng luồng cảng biển và các công trình phụ trợ khác.

Cảng biển có một hoặc nhiều bến cảng. Bến cảng có một hoặc nhiều cầu cảng. Bến cảng bao gồm cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, luồng vào bến cảng và các công trình phụ trợ khác. Cầu cảng là kết cấu cố định thuộc bến cảng, được sử dụng cho tàu biển neo đậu, bốc dỡ hàng hoá, đón, trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác.

2. Kết cấu hạ tầng cảng biển bao gồm kết cấu hạ tầng bến cảng và kết cấu hạ tầng công cộng cảng biển.

Kết cấu hạ tầng bến cảng bao gồm cầu cảng, vùng nước trước cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, luồng nhánh cảng biển và các công trình phụ trợ khác được xây dựng, lắp đặt cố định tại vùng đất cảng và vùng nước trước cầu cảng.

Kết cấu hạ tầng công cộng cảng biển bao gồm luồng cảng biển, hệ thống báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ khác.

3. Luồng cảng biển là phần giới hạn vùng nước từ biển vào cảng được xác định bởi hệ thống báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ để bảo đảm cho tàu biển và các phương tiện thuỷ khác ra, vào cảng biển an toàn.

Luồng nhánh cảng biển là phần giới hạn vùng nước từ luồng cảng biển vào bến cảng, được xác định bởi hệ thống báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ, để bảo đảm cho tàu biển và các phương tiện thuỷ khác ra, vào bến cảng an toàn.

4. Cảng quân sự, cảng cá và cảng, bến thuỷ nội địa nằm trong vùng nước cảng biển chịu sự quản lý nhà nước về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định của Bộ luật này.

Phân loại cảng biển

Cảng biển được phân thành các loại sau đây:

1. Cảng biển loại I là cảng biển đặc biệt quan trọng, có quy mô lớn phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc liên vùng;

2. Cảng biển loại II là cảng biển quan trọng, có quy mô vừa phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng, địa phương;

3. Cảng biển loại III là cảng biển có quy mô nhỏ phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp.

 

 

 

 

Câu 22: Cảng vụ HH? Nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc Cảng vụ hàng hải?

Cảng vụ hàng hải

1. Cảng vụ hàng hải là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hàng hải tại cảng biển và vùng nước cảng biển.

2. Giám đốc Cảng vụ hàng hải là người chỉ huy cao nhất của Cảng vụ hàng hải.

3. Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức và hoạt động của Cảng vụ hàng hải.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc Cảng vụ hàng hải

1. Tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển cảng biển trong khu vực quản lý và tổ chức giám sát thực hiện sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Tổ chức thực hiện quy định về quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển và khu vực quản lý; kiểm tra, giám sát luồng cảng biển, hệ thống báo hiệu hàng hải; kiểm tra hoạt động hàng hải của tổ chức, cá nhân tại cảng biển và khu vực quản lý.

3. Cấp phép, giám sát tàu biển ra, vào và hoạt động tại cảng biển; không cho phép tàu biển vào cảng khi không có đủ điều kiện cần thiết về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.

4. Thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

5. Tạm giữ tàu biển theo quy định tại Điều 68 của Bộ luật này.

6. Tổ chức tìm kiếm, cứu người gặp nạn trong vùng nước cảng biển; huy động người và các phương tiện cần thiết để thực hiện việc tìm kiếm, cứu nạn hoặc xử lý sự cố ô nhiễm môi trường.

7. Tổ chức thực hiện việc đăng ký tàu biển, đăng ký thuyền viên; thu, quản lý, sử dụng các loại phí, lệ phí cảng biển theo quy định của pháp luật.

8. Tổ chức thực hiện thanh tra hàng hải, điều tra, xử lý theo thẩm quyền các tai nạn hàng hải tại cảng biển và khu vực quản lý.

9. Chủ trì, điều hành việc phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng biển.

10. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải theo thẩm quyền.

11. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

 

Câu 23: Các loại lệ phí cảng biển và nội dung của chúng?

1.      Tonnage due (phí trọng tải):

-   Tàu thủy vào, rời nhiều cảng biển trong cùng một khu vực hàng hải chỉ phải nộp một lần phí trọng tải theo mức thu quy định.

-  Tàu thủy vào, rời cảng lấy nhiên liệu, thực phẩm, nước ngọt, thay đổi thuyền viên mà không bốc dỡ hàng hoá áp dụng mức thu bằng 70% so với mức thu quy định.

-  Tàu thủy vào, rời cảng trong cùng một khu vực hàng hải nhiều hơn 3 chuyến/tháng thì từ chuyến thứ 4 trở đi trong tháng áp dụng mức thu bằng 60% mức thu quy định.

-  Tổ chức, cá nhân có tàu thủy vào, rời cảng trong cùng một khu vực hàng hải nhiều hơn 8 chuyến/tháng thì từ chuyến thứ 9 trở đi trong tháng áp dụng mức thu bằng 60% so với mức thu quy định.

-  Tàu thủy mỗi lượt vào, rời cảng đồng thời có nhiều mức thu khác nhau thì được áp dụng một mức thu thấp nhất.

-  Tàu thuỷ vào tránh nạn, cấp cứu bệnh nhân mà không xếp dỡ hàng hoá, chuyên chở hành khách… thỳ không thu phí trọng tải.

2.      Navigation fee (phí bảo đảm an toàn hàng hải):

-  Tàu thủy vào, rời nhiều cảng biển trong cùng một khu vực hàng hải chỉ phải nộp một lần phí bảo đảm hàng hải theo mức thu quy định.

-  Tàu thủy vào, rời cảng trong cùng một khu vực hàng hải nhiều hơn 3 chuyến/tháng thì từ chuyến thứ 4 trở đi trong tháng áp dụng mức thu bằng 80% mức thu quy định.

-  Tổ chức, cá nhân có tàu thủy vào, rời cảng trong cùng một khu vực hàng hải nhiều hơn 8 chuyến/tháng thì từ chuyến thứ 9 trở đi trong tháng áp dụng mức thu bằng 80% mức thu quy định.

-  Tàu thủy đến vị trí hàng hải được phép để nhận dầu, nước ngọt, thực phẩm, thay đổi thuyền viên, cấp cứu bệnh nhân áp dụng mức thu bằng 50% mức thu quy định.

-  Tàu thủy mỗi lượt vào, rời cảng đồng thời có nhiều mức thu khác nhau thì áp dụng một mức thu thấp nhất.

3.      Pilot fee (phí hoa tiêu):

-  Khi xin hoa tiêu, chủ tàu phải báo cho hoa tiêu trước 6 giờ; đối với phân cảng xuất dầu thô là 24 giờ. Trường hợp thay đổi giờ hoặc hủy bỏ việc xin hoa tiêu phải báo cho hoa tiêu biết trước 3 giờ; đối với phân cảng xuất dầu thô là 8 giờ. Quá thời hạn trên chủ tàu phải trả tiền chờ đợi.

-  Trường hợp tàu thủy có hành trình để thử máy móc thiết bị, hiệu chỉnh la bàn áp dụng mức thu bằng 110% mức thu quy định.

-  Tàu thủy không tự vận hành được vì lý do sự cố kỹ thuật áp dụng mức thu bằng 150% mức thu quy định.

-  Tàu thủy xin hoa tiêu đột xuất (ngoài các trường hợp nêu trên) áp dụng mức thu bằng 110% so với mức thu quy định.

-  Trường hợp hoa tiêu đã đến vị trí nhưng tàu thuỷ không vận hành được vì lý do bất khả kháng (có xác nhận của cảng vụ hàng hải) thì không thu phí hoa tiêu.

-  Tàu thủy không tới thẳng cảng đến mà xin neo lại dọc đường (trừ các tuyến không được chạy đêm) chủ tàu phải trả chi phí phương tiện phát sinh thêm trong việc đưa đón hoa tiêu.

-  Trường hợp tàu thủy đã đến vị trí chờ hoa tiêu theo đúng giờ đại diện chủ tàu thủy đã yêu cầu và đã được cảng vụ hàng hải và hoa tiêu chấp thuận mà hoa tiêu chưa tới, khiến tàu phải chờ đợi thì hoa tiêu phải trả tiền cho tàu thủy.

-  Tàu thủy vào, rời cảng trong cùng một khu vực hàng hải nhiều hơn 3 chuyến/tháng thì từ chuyến thứ 4 trở đi trong tháng áp dụng mức thu bằng 80% mức thu quy định.

-Trường hợp tàu thủy phải dịch chuyển giữa các cầu cảng trong phạm vi cảng biển theo yêu cầu của giám đốc doanh nghiệp cảng và do doanh nghiệp cảng thanh toán phí hoa tiêu thì áp dụng mức thu phí hoa tiêu dịch chuyển trong cảng đối với tàu thuỷ hoạt động hàng hải nội địa.

4.      Berth due (phí bến):

Phí sử dụng cầu bến, phao neo thuộc khu vực cảng biển

-  Tàu thủy đỗ nhiều nơi trong phạm vi một cảng thì tính theo thời gian thực tế tàu đỗ từng khu vực sau đó cộng lại.

-  Trường hợp không làm hàng được do thời tiết với thời gian trên 01 ngày (24 giờ liên tục) hoặc phải nhường cầu cho tàu thủy khác theo lệnh của cảng vụ hàng hải thì không thu phí của thời gian không làm hàng.

5.      Mooring/ unmooring fee (phí buộc cởi dây):

-  Tính cho một lần buộc và cởi dây tại phao hoặc tại cầu. Nếu tính riêng phí buộc hoặc cởi thỳ tính bằng ½ giá dịch vụ buộc cởi dây.

-  Trường hợp các tàu nhỏ hoặc sà lan buộc vào tàu lớn để chuyển tải hàng hoá áp dụng mức đơn giá dịch vụ buộc cởi dây tại cầu.

6.      Garbage fee (phí đổ rác):

-  Bao gồm chi phí phương tiện thu nhận và xử lý rác.

-  Số lần đổ rác phải tuân theo quy định hiện hành.

-  Những tàu chở hàng hoặc chở khách có sử dụng thiết bị xử lý rác trước khi thực hiện việc đổ rác, nếu thực tế có thuê đổ rác tính bằng 50% đơn giá quy định.

-  Trường hợp theo yêu cầu của chủ tàu hoặc các cơ quan kiểm dịch phải huỷ (đốt, chôn....) rác, Giám đốc đơn vị làm dịch vụ đổ rác thoả thuận mức giá cụ thể với khách hàng.

7.      Forinalities (lệ phí thủ tục) / sea protest (lệ phí chứng thực hàng hải):

Lệ phí vào, rời cảng biển (bao gồm phí thủ tục và  chứng thực)

-  - Tàu thủy vào, rời cảng biển Việt Nam phải thực hiện các thủ tục quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật Việt Nam và nộp lệ phí vào, rời cảng biển.

-  Lệ phí chứng thực (kháng nghị hàng hải):   20USD/lần.

8.      THC ( phí tàu không):

-  phí tàu không là phí do người thuê tàu không xếp đủ hàng, vẫn tính cước khống cho số hàng chưa xếp.

-  tính theo giá cước hàng kí hợp đồng-giá cước hàng thực tế xếp lên tàu.

9.      Quarantine fee (phí kiểm dịch):

-  Áp dụng cho những loại hàng dễ mang mầm bệnh, những loại hàng vận chuyển từ những vùng đang có dịch…

-  Do cơ quan kiểm dịch quy định.

10. Phí dọn vệ sinh

11. Phí cung cấp nước ngọt

12. Phí giao nhận hàng

13. Phí đóng mở nắp hầm hàng: phụ thuộc số lần

14. Các chi phí khác là các chi phí phát sinh phụ thuộc vào từng chuyến đi cụ  thể

Câu 24: Khái niệm hợp đồng vận chuyển, các loại hợp đồng vận chuyển hàng hóa?

Hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển:

1. Hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển là hợp đồng được giao kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển thu tiền cước vận chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hoá từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng.

2. Hàng hoá là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu, hàng tiêu dùng và các động sản khác, kể cả động vật sống, công-te-nơ hoặc công cụ tương tự do người gửi hàng cung cấp để đóng hàng được vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.

3. Cước vận chuyển là tiền công trả cho người vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.

Các loại hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển

Hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển bao gồm:

1. Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển là hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển không phải dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể mà chỉ căn cứ vào chủng loại, số lượng, kích thước hoặc trọng lượng của hàng hoá để vận chuyển.

Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển được giao kết theo hình thức do các bên thoả thuận;

2. Hợp đồng vận chuyển theo chuyến là hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể để vận chuyển hàng hoá theo chuyến.

Hợp đồng vận chuyển theo chuyến phải được giao kết bằng văn bản.

Câu 25: Khái niệm người vận chuyển, người thuê vận chuyển? Phân biệt người vận chuyển và chủ tàu, người thuê vận chuyển và chủ hàng?

Người vận chuyển: là người tự mình hoặc uỷ quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển với người thuê vận chuyển.

Người thuê vận chuyển: là người tự mình hoặc uỷ quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển với người vận chuyển. Trong trường hợp hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển, người thuê vận chuyển được gọi là người gửi hàng.

Phân biệt người vận chuyển và chủ tàu

Người vận chuyển

Chủ tàu

Theo công ước Brussels 1924, điều 1 mục a nêu : Người vận chuyển (carrier) có thể là chủ tàu (ship-owner) hay là người thuê tàu định hạn (charterer), họ là một bên ký hợp đồng vận tải với chủ hàng (shipper).

Là người thực hiện kí kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa với chủ hàng, chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa từ cảng nhận đến cảng trả hàng, đảm bảo thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng vận chuyển. Người vận chuyển sẽ nhận cước vận chuyển từ người thuê vận chuyển theo các thỏa thuận trong hợp đồng. Người vận chuyển có thể là người tự kí kết hoặc ủy thác cho người khac giao kết hợp đồng thuê tàu với chủ tàu, thanh toán tiền cước thuê tàu cho chủ tàu.

Là người sở hữu con tàu về mặt pháp lý, nắm giữ giấy đăng kí tàu và là người có quyền định đoạt con tàu. Chủ tàu không trực tiếp tham gia kí kết hợp đồng vận chuyển với người thuê vận chuyển mà chỉ kí kết hợp đồng cho thuê tàu (Định hạn hoặc theo chuyến) với người thuê tàu, và chịu trách nhiệm trước pháp luật theo từng quy định cụ thể trong hợp đồng và bộ luật hàng hải Việt Nam. Chủ tàu chuyển giao quyền sử dụng con tàu cho người thuê tàu trong một thời gian nhất định với mục đích cụ thể đã được thỏa thuận rõ trong hợp đồng và nhận tiền thuê tàu do người thuê tàu trả.

 

 

 

 

Phân biệt người thuê vận chuyển và chủ hàng

Người thuê vận chuyển

Chủ hàng

- Người thuê vận chuyển thuê người có phương tiện để vận chuyển hàng hay kí hợp đồng với đại lý hoặc người môi giới của mình. Người đại lý và người môi giới thường là những người có chuyên môn, nghiệp vụ, rất thông thạo về thị trường thuê tàu, luật Hàng hải, tập quán của các cảng..

- Có thể là chủ hàng, đại lý, ủy thác, bên gom hàng...

-  Người thuê vận chuyển bị ràng buộc quyền,trách nhiệm thông qua hợp đồng vận chuyển với người vận chuyển còn chủ hàng thì không

-  Nếu người thuê vận chuyển là chủ hàng thì chỉ kí hợp đồng với bên người vận chuyển. Nếu người thuê vận chuyển không phải chủ hàng thì phải kí các hợp đồng, với người vận chuyển,  với chủ hàng...

- Là người sở hữu hàng hóa hợp pháp trước pháp luật. Người gửi hàng có thể là chủ hàng hoặc có thể là người được chủ hàng ủy quyền giao hàng hóa.

- Có hàng yêu cầu thuê vận chuyển theo một hợp đồng nhất định có thể với người thuê vận chuyển hoặc có thể với người vận chuyển.

- Chủ hàng bị ràng buộc trách nhiệm thông qua hợp dồng đó.

Câu 26: Nghĩa vụ của người vận chuyển hàng hóa? Những trường hợp được miễn trách nhiệm của người vận chuyển được Bộ luật HHVN quy định?

Nghĩa vụ của người vận chuyển:

1. Người vận chuyển phải mẫn cán để trước và khi bắt đầu chuyến đi, tàu biển có đủ khả năng đi biển, có thuyền bộ thích hợp, được cung ứng đầy đủ trang thiết bị và vật phẩm dự trữ; các hầm hàng, hầm lạnh và khu vực khác dùng để vận chuyển hàng hoá có đủ các điều kiện nhận, vận chuyển và bảo quản hàng hoá phù hợp với tính chất của hàng hoá.

2. Người vận chuyển chịu trách nhiệm về việc bốc hàng, dỡ hàng cẩn thận và thích hợp, chăm sóc chu đáo hàng hoá trong quá trình vận chuyển.

3. Người vận chuyển phải thông báo trong thời gian hợp lý cho người giao hàng biết trước về nơi bốc hàng lên tàu biển, thời điểm mà tàu sẵn sàng nhận hàng và thời hạn tập kết hàng hoá. Việc thông báo này không áp dụng đối với tàu chuyên tuyến, trừ trường hợp lịch tàu có sự thay đổi.

Miễn trách nhiệm của người vận chuyển:

1. Người vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với mất mát, hư hỏng hàng hoá do việc tàu biển không đủ khả năng đi biển, nếu đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều 75 của Bộ luật này. Trong trường hợp này, người vận chuyển có nghĩa vụ chứng minh đã thực hiện nhiệm vụ một cách mẫn cán.

2. Người vận chuyển được miễn hoàn toàn trách nhiệm, nếu tổn thất hàng hoá xảy ra trong các trường hợp sau đây:

a) Lỗi của thuyền trưởng, thuyền viên, hoa tiêu hàng hải hoặc người làm công của người vận chuyển trong việc điều khiển hoặc quản trị tàu;

b) Hoả hoạn không do người vận chuyển gây ra;

c) Thảm họa hoặc tai nạn hàng hải trên biển, vùng nước cảng biển mà tàu biển được phép hoạt động;

d) Thiên tai;

đ) Chiến tranh;

e) Hành động xâm phạm trật tự và an toàn công cộng mà bản thân người vận chuyển không gây ra;

g) Hành động bắt giữ của người dân hoặc cưỡng chế của Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác;

h) Hạn chế về phòng dịch;

i) Hành động hoặc sự sơ suất của người giao hàng, chủ sở hữu hàng, đại lý hoặc đại diện của họ;

k) Đình công hoặc các hành động tương tự khác của người lao động do bất kỳ nguyên nhân nào làm đình trệ hoàn toàn hoặc một phần công việc;

l) Bạo động hoặc gây rối;

m) Hành động cứu người hoặc cứu tài sản trên biển;

n) Hao hụt về khối lượng, trọng lượng hoặc mất mát, hư hỏng khác của hàng hoá xảy ra do chất lượng, khuyết tật ẩn tỳ hoặc khuyết tật khác của hàng hoá;

o) Hàng hoá không được đóng gói đúng quy cách;

p) Hàng hoá không được đánh dấu ký, mã hiệu đúng quy cách hoặc không phù hợp;

q) Khuyết tật ẩn tỳ của tàu biển mà những người có trách nhiệm không phát hiện được, mặc dù đã thực hiện nhiệm vụ một cách mẫn cán;

r) Bất kỳ nguyên nhân nào khác xảy ra mà người vận chuyển không có lỗi hoặc không cố ý gây ra tổn thất hoặc không phải do người làm công, đại lý của người vận chuyển có lỗi gây ra.

Trong trường hợp có người được hưởng quyền miễn hoàn toàn trách nhiệm của người vận chuyển theo quy định của pháp luật hoặc theo sự thoả thuận ghi trong hợp đồng thì người đó phải chứng minh rằng người vận chuyển đã không có lỗi, không cố ý hoặc những người làm công, đại lý của người vận chuyển cũng không có lỗi hoặc không cố ý gây ra sự mất mát, hư hỏng của hàng hoá.

3. Chậm trả hàng là việc hàng hoá không được trả trong khoảng thời gian đã thoả thuận theo hợp đồng hoặc trong khoảng thời gian hợp lý cần thiết mà người vận chuyển mẫn cán có thể trả hàng đối với trường hợp không có thoả thuận. Người vận chuyển không phải chịu trách nhiệm đối với việc chậm trả hàng trong các trường hợp sau đây:

a) Đi chệch tuyến đường khi đã có sự chấp thuận của người gửi hàng;

b) Nguyên nhân bất khả kháng;

c) Phải cứu người hoặc trợ giúp tàu khác đang gặp nguy hiểm khi tính mạng con người trên tàu có thể bị đe dọa;

d) Cần thời gian để cấp cứu cho thuyền viên hoặc người trên tàu.

Câu 27: Hãy trình bày những trường hợp người vận chuyển được giới hạn trách nhiệm và những trường hợp mất quyền giới hạn trách nhiệm về những khiếu nại liên quan đến hàng hóa chuyên chở (Điều 78, 80).

Giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển:

1. Trong trường hợp chủng loại, giá trị của hàng hoá không được người gửi hàng, người giao hàng khai báo trước khi bốc hàng hoặc không được ghi rõ trong vận đơn, giấy gửi hàng đường biển hoặc chứng từ vận chuyển khác thì người vận chuyển chỉ có nghĩa vụ bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hoá hoặc tổn thất khác liên quan đến hàng hoá trong giới hạn tối đa tương đương với 666,67 đơn vị tính toán cho mỗi kiện hoặc cho mỗi đơn vị hàng hoá hoặc 2 đơn vị tính toán cho mỗi kilôgam trọng lượng cả bì của số hàng hoá bị mất mát, hư hỏng tuỳ theo giá trị hàng hoá.

Đơn vị tính toán quy định trong Bộ luật này là đơn vị tiền tệ do Quỹ tiền tệ quốc tế xác định và được quy ước là Quyền rút vốn đặc biệt.

Tiền bồi thường được chuyển đổi thành tiền Việt Nam theo tỷ giá tại thời điểm thanh toán bồi thường.

2. Khi công-te-nơ hoặc công cụ tương tự được dùng để đóng hàng hoá thì mỗi kiện hoặc đơn vị hàng hoá đã ghi trong chứng từ vận chuyển, đã đóng vào công cụ được coi là một kiện hoặc một đơn vị hàng hoá quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp chứng từ vận chuyển không ghi rõ số kiện hoặc đơn vị hàng hoá thì công-te-nơ hoặc công cụ đó chỉ được xem là một kiện hoặc một đơn vị hàng hoá.

3. Trong trường hợp chủng loại và giá trị hàng hoá được người giao hàng khai báo trước khi bốc hàng và được người vận chuyển chấp nhận, ghi vào chứng từ vận chuyển thì người vận chuyển chịu trách nhiệm bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hoá trên cơ sở giá trị đó theo nguyên tắc sau đây:

a) Đối với hàng hoá bị mất mát thì bồi thường bằng giá trị đã khai báo;

b) Đối với hàng hoá bị hư hỏng thì bồi thường bằng mức chênh lệch giữa giá trị khai báo và giá trị còn lại của hàng hoá.

Giá trị còn lại của hàng hoá được xác định trên cơ sở giá thị trường tại thời điểm và địa điểm dỡ hàng hoặc lẽ ra phải dỡ hàng; nếu không xác định được thì căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm và địa điểm bốc hàng cộng thêm chi phí vận chuyển đến cảng trả hàng.

4. Trách nhiệm của người vận chuyển đối với việc chậm trả hàng được giới hạn số tiền bằng 2,5 lần tiền cước của số hàng trả chậm, nhưng không vượt quá tổng số cước phải trả theo hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.

Mất quyền giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển:

1. Người vận chuyển mất quyền giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển quy định tại Điều 79 của Bộ luật này nếu người khiếu nại chứng minh được mất mát, hư hỏng hàng hoá là hậu quả do người vận chuyển đã có hành vi cố ý gây mất mát, hư hỏng, chậm trả hàng hoặc cẩu thả và biết rằng việc mất mát, hư hỏng hoặc chậm trả hàng đó có thể xảy ra.

2. Người làm công, đại lý của người vận chuyển thực hiện với chủ định gây ra mất mát, hư hỏng hàng hoá, chậm trả hàng hoặc cẩu thả và biết rằng việc mất mát, hư hỏng hoặc chậm trả hàng đó có thể xảy ra cũng không được giới hạn trách nhiệm quy định tại Mục này.

Câu 28: Khái niệm các loại chứng từ vận chuển đưường biển? Khái niệm và nội dung Vận tải đơn (B/L), phân loại B/L theo Bộ luật HHVN.

Khái niệm các loại chứng từ vận tải đường biển: Chứng từ vận chuyển bao gồm vận đơn, vận đơn suốt đường biển, giấy gửi hàng đường biển và chứng từ vận chuyển khác.

·        Vận đơn là chứng từ vận chuyển làm bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hoá với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng; bằng chứng về sở hữu hàng hoá dùng để định đoạt, nhận hàng và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.

·        Vận đơn suốt đường biển là vận đơn ghi rõ việc vận chuyển hàng hoá được ít nhất hai người vận chuyển bằng đường biển thực hiện.

·        Giấy gửi hàng đường biển là bằng chứng về việc hàng hoá được nhận như được ghi trong giấy gửi hàng đường biển; là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển. Giấy gửi hàng đường biển không được chuyển nhượng.

·        Chứng từ vận chuyển khác là chứng từ do người vận chuyển và người thuê vận chuyển thoả thuận về nội dung, giá trị.

Phân loại vận tải đơn:

·        Ghi rõ tên người nhận hàng, gọi là vận đơn đích danh;

·        Ghi rõ tên người giao hàng hoặc tên những người do người giao hàng chỉ định phát lệnh trả hàng, gọi là vận đơn theo lệnh;

·        Không ghi rõ tên người nhận hàng hoặc người phát lệnh trả hàng, gọi là vận đơn vô danh.

Nội dung vận tải đơn:

·        Tên và trụ sở chính của người vận chuyển;

·        Tên người gửi hàng;

·        Tên người nhận hàng hoặc ghi rõ vận đơn được ký phát dưới dạng vận đơn theo lệnh hoặc vận đơn vô danh;

·        Tên tàu biển;

·        Mô tả về chủng loại, kích thước, thể tích, số lượng đơn vị, trọng lượng hoặc giá trị hàng hoá, nếu xét thấy cần thiết;

·        Mô tả tình trạng bên ngoài hoặc bao bì hàng hoá;

·        Ký, mã hiệu và đặc điểm nhận biết hàng hoá mà người giao hàng đã thông báo bằng văn bản trước khi bốc hàng lên tàu biển và được đánh dấu trên từng đơn vị hàng hoá hoặc bao bì;

·        Cước vận chuyển và các khoản thu khác của người vận chuyển; phương thức thanh toán;

·        Nơi bốc hàng và cảng nhận hàng;

·        Cảng trả hàng hoặc chỉ dẫn thời gian, địa điểm sẽ chỉ định cảng trả hàng;

·        Số bản vận đơn gốc đã ký phát cho người giao hàng;

·        Thời điểm và địa điểm ký phát vận đơn;

·        Chữ ký của người vận chuyển hoặc thuyền trưởng hoặc đại diện khác có thẩm quyền của người vận chuyển.

Câu 29: Hãy trình bày cách giải quyết nếu khi tàu đến cảng mà không có người nhận hàng? Có nhiều người xuất trình B/L gốc để nhận hàng? (điều 94, 92). Thuyền trưởng phải làm gì để bảo vệ quyền lợi người vận chuyển trong các trường hợp nêu trên.

Cách giải quyết mà không có người nhận hàng: Khi tàu đến cảng mà không có người nhận hàng thì thuyền trưởng phải thông báo cho bên gửi hàng biết, trong thời gian nhất định vẫn không có người đến nhận hàng thì thuyền trưởng sẽ gửi hàng vào một nơi an toàn và thông báo cho bên gửi hàng.

Khi có nhiều người xuất trình vận đơn gốc để nhận hàng: Thuyền trưởng dựa vào vận đơn đã ký phát để trả hàng. Nếu là vận đơn đích danh thì hàng sẽ được trả cho người có tên trong vận đơn.Nếu là vận đơn theo lệnh thì thuyền trưởng sẽ liên lạc với người phat lệnh trả và trả hàng theo lệnh của người đó. Nếu là vận vô danh thì thuyền trưởng trả hàng theo lệnh của chủ hàng.

Câu 30: Các trường hợp chấm dứt hợp đồng vận chuyển đối với người thuê vận chuyển? Người vận chuyển? Các trường hợp chấm dứt hợp đồng không phải bồi thường? hợp đồng đương nhiên chấm dứt?

Các trường hợp chấm dứt hợp đồng đối với người thuê vận chuyển: Người thuê vận chuyển có quyền chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau đây:

·        Người vận chuyển không đưa tàu biển đến nơi bốc hàng đúng thời điểm thoả thuận, chậm trễ trong việc bốc hàng hoặc bắt đầu chuyến đi; trong trường hợp này, người thuê vận chuyển có quyền yêu cầu bồi thường các tổn thất phát sinh;

·        Khi hàng đã xếp xong mà vẫn chưa bắt đầu chuyến đi hoặc khi tàu biển đang thực hiện chuyến đi, người thuê vận chuyển có quyền yêu cầu dỡ hàng và phải trả đủ tiền cước vận chuyển, chi phí liên quan cho người vận chuyển.

Các trường hợp chấm dứt hợp đồng đối với người vận chuyển: Người vận chuyển có quyền chấm dứt hợp đồng trước khi bắt đầu chuyến đi, nếu số hàng hoá đã bốc lên tàu biển chưa đủ theo hợp đồng và tổng giá trị của số hàng hoá đó không đủ để bảo đảm cho tiền cước vận chuyển và các chi phí liên quan mà người vận chuyển phải chi cho hàng hoá, trừ trường hợp người thuê vận chuyển đã trả đủ tiền cước vận chuyển hoặc có sự bảo đảm cần thiết. Người thuê vận chuyển phải trả các chi phí liên quan đến việc dỡ hàng và một nửa tiền cước vận chuyển đã thoả thuận.

Các hợp đồng chấm dứt mà không phải bồi thường: Các bên tham gia hợp đồng có quyền chấm dứt hợp đồng mà không phải bồi thường, nếu trước khi tàu biển bắt đầu rời khỏi nơi bốc hàng đã xảy ra các sự kiện sau đây:

·        Chiến tranh đe dọa sự an toàn của tàu biển hoặc hàng hoá; cảng nhận hàng hoặc cảng trả hàng được công bố bị phong toả;

·        Tàu biển bị bắt giữ hoặc tạm giữ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không do lỗi của các bên tham gia hợp đồng;

·        Tàu biển bị Nhà nước trưng dụng;

·        Có lệnh cấm vận chuyển hàng hoá ra khỏi cảng nhận hàng hoặc vào cảng trả hàng.

Hợp đồng đương nhiên chấm dứt: Hợp đồng đương nhiên bị chấm dứt, không bên nào phải bồi thường thiệt hại, nếu sau khi hợp đồng đã giao kết và trước khi tàu biển rời khỏi nơi bốc hàng mà không bên nào có lỗi trong các trường hợp sau đây:

·        Tàu biển được chỉ định trong hợp đồng bị chìm đắm, mất tích, bị cưỡng đoạt;

·        Hàng hoá ghi trong hợp đồng bị mất;

·        Tàu biển được chỉ định trong hợp đồng được coi là hư hỏng không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa là không kinh tế.

Câu 31: Khái niệm hợp đồng cho thuê tàu? Các loại hình thức cho thuê tàu?

Khái niệm: Hợp đồng thuê tàu là hợp đồng được giao kết giữa chủ tàu và người thuê tàu, theo đó chủ tàu giao quyền sử dụng tàu biển của mình cho người thuê tàu trong một thời hạn nhất định với mục đích cụ thể được thoả thuận trong hợp đồng và nhận tiền thuê tàu do người thuê tàu trả.

Các loại hình thức cho thuê tàu:

·        Thuê tàu định hạn

·        Thuê tàu trần

 

 

 

 

 

Câu 32: Trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thuê tàu?

-       Thuê tàu định hạn:

-       Chủ Tàu:

§  Chủ tàu có nghĩa vụ giao tàu biển cho người thuê tàu đúng địa điểm, thời điểm với trạng thái an toàn kỹ thuật cần thiết, có đủ dự trữ phù hợp với mục đích sử dụng đã thoả thuận trong hợp đồng và duy trì như vậy trong suốt thời gian thuê tàu.

§  Chủ tàu có nghĩa vụ cung cấp thuyền bộ có năng lực phù hợp với mục đích sử dụng tàu đã thoả thuận trong hợp đồng, trả lương và bảo đảm các quyền lợi hợp pháp khác cho thuyền viên trong thời gian thuê tàu.

§  Chủ tàu chịu trách nhiệm liên đới với người thuê tàu về việc thuyền trưởng thực hiện quyền hạn trong quá trình khai thác tàu.

-       Người Thuê tàu:

§  Người thuê tàu có nghĩa vụ sử dụng tàu đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng và phải quan tâm thích đáng các quyền lợi của chủ tàu.

§  Người thuê tàu có nghĩa vụ bảo đảm tàu chỉ được sử dụng để vận chuyển hàng hoá, hành khách và hành lý hợp pháp.

§  Sau khi hết hạn cho thuê tàu, người thuê tàu có nghĩa vụ trả tàu cho chủ tàu đúng địa điểm, thời điểm và trạng thái kỹ thuật đã thoả thuận trong hợp đồng, trừ những hao mòn tự nhiên của tàu.

§  Người thuê tàu có trách nhiệm trả tiền thuê tàu từ ngày nhận tàu đến ngày trả tàu cho chủ tàu.

-       Thuê tàu trần:

-       Chủ Tàu:

§  Chủ tàu phải mẫn cán trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình để giao tàu đủ khả năng đi biển và các giấy tờ của tàu cho người thuê tàu trần tại địa điểm và thời gian được thoả thuận trong hợp đồng thuê tàu.

§  Trong thời gian cho thuê tàu trần, chủ tàu không được thế chấp tàu nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của người thuê tàu; trường hợp chủ tàu làm trái với quy định này thì phải bồi thường thiệt hại gây ra cho người thuê tàu.

§  Trường hợp tàu bị bắt giữ vì các tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu hoặc các khoản nợ của chủ tàu, chủ tàu phải bảo đảm lợi ích của người thuê tàu không bị ảnh hưởng và phải bồi thường thiệt hại gây ra cho người thuê tàu.

§  Chủ tàu chịu trách nhiệm trả tiền sửa chữa, nếu các tổn thất phát sinh ngoài phạm vi trách nhiệm của người thuê tàu.

-       Người Thuê tàu:

§  Người thuê tàu có nghĩa vụ bảo dưỡng tàu và các trang thiết bị của tàu trong thời gian thuê tàu trần.

§  Người thuê tàu có nghĩa vụ sửa chữa các hư hỏng của tàu trong thời gian thuê tàu và phải thông báo cho chủ tàu biết.

§  Trong thời gian thuê tàu trần, người thuê tàu phải chịu chi phí bảo hiểm cho tàu với giá trị và cách thức đã được thoả thuận trong hợp đồng thuê tàu.

§  Trong thời gian thuê tàu trần, nếu việc sử dụng, khai thác tàu của người thuê tàu gây ra thiệt hại cho chủ tàu thì người thuê tàu có nghĩa vụ khắc phục hoặc bồi thường thiệt hại đó.

Câu 33: Nội dung dịch vụ đại lý tàu biển? Nội dung dịch vụ môi giới hàng hải?

-      Nội dung dịch vụ đại lý tàu biển: Đại lý tàu biển là dịch vụ mà người đại lý tàu biển nhân danh chủ tàu hoặc người khai thác tàu tiến hành các dịch vụ liên quan đến tàu biển hoạt động tại cảng, bao gồm việc thực hiện các thủ tục tàu biển vào, rời cảng; ký kết hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm hàng hải, hợp đồng bốc dỡ hàng hoá, hợp đồng thuê tàu, hợp đồng thuê thuyền viên; ký phát vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương; cung ứng vật tư, nhiên liệu, thực phẩm cho tàu biển; trình kháng nghị hàng hải; thông tin liên lạc với chủ tàu hoặc người khai thác tàu; dịch vụ liên quan đến thuyền viên; thu, chi các khoản tiền liên quan đến hoạt động khai thác tàu; giải quyết tranh chấp về hợp đồng vận chuyển hoặc về tai nạn hàng hải và dịch vụ khác liên quan đến tàu biển.

-      Nội dung dịch vụ môi giới hàng hải: Môi giới hàng hải là dịch vụ làm trung gian cho các bên liên quan trong việc giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm hàng hải, hợp đồng thuê tàu, hợp đồng mua bán tàu biển, hợp đồng lai dắt tàu biển, hợp đồng thuê thuyền viên và các hợp đồng khác liên quan đến hoạt động hàng hải theo hợp đồng môi giới hàng hải.

Câu 34: Trách nhiệm của người đại lý tàu biển? Phân tích sự giống nhau và khác nhau giữa trách nhiệm của người đại lý tàu biển và môi gới hàng hải?

-      Trách nhiệm của người đại lý tàu biển:

§  Người đại lý tàu biển có trách nhiệm tiến hành các hoạt động cần thiết để chăm sóc và bảo vệ chu đáo quyền và lợi ích hợp pháp của người uỷ thác; phải chấp hành các yêu cầu và chỉ dẫn của người uỷ thác; nhanh chóng thông báo cho người uỷ thác về các sự kiện liên quan đến công việc được uỷ thác; tính toán chính xác các khoản thu, chi liên quan đến công việc được uỷ thác.

§  Người đại lý tàu biển có trách nhiệm bồi thường cho người uỷ thác thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

-      Phân tích:

§  Giống nhau: Chăm sóc và bảo vệ chu đáo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người ký hợp đồng.

§  Khác nhau:

Đại lý tàu biển

Môi giới hàng hải

·        Phải chấp hành các yêu cầu và chỉ dẫn của người ủy thác về các sự kiên liên quan đến công việc được ủy thác, tính toán chính xác các khoản thu, chi liên quan đến công việc được ủy thác.

·        Nhận tiền từ người người ủy thác.

·        Có trách nhiệm bồi thường cho người ủy thác những thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

·        Trách nhiệm kết thúc khi thực hiện xong những công việc được ủy thác trong hợp đồng.

·        Được hưởng hoa hồng môi giới khi hợp đồng được ký kết do hoạt động trung gian của mình.

·        Thực hiện công việc môi giới một cách trung thực.

·        Chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên được môi giới trong thời gian môi giới

·        Trách nhiệm kết thúc khi hợp đồng giữa các bên được giao kết.

 

Câu 35: Khái niệm về hoa tiêu hàng hải và chế độ hoa tiêu hàng hải tại Việt Nam?

Khái niệm: Tổ chức hoa tiêu hàng hải là tổ chức cung cấp dịch vụ dẫn tàu biển ra, vào cảng biển, hoạt động trong một vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc của Việt Nam.

Chế độ hoa tiêu hàng hải tại Việt nam:

·        Việc sử dụng hoa tiêu hàng hải tại Việt Nam nhằm bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường; góp phần bảo vệ chủ quyền, thực hiện quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia.

·        Tàu biển Việt Nam và tàu biển nước ngoài khi hoạt động trong vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc của Việt Nam phải sử dụng hoa tiêu hàng hải Việt Nam dẫn tàu và trả phí hoa tiêu. Trong các vùng hoa tiêu hàng hải không bắt buộc, nếu thấy cần thiết để bảo đảm an toàn thì thuyền trưởng có thể yêu cầu hoa tiêu hàng hải Việt Nam dẫn tàu.

·        Chính phủ quy định cụ thể các trường hợp được miễn sử dụng hoa tiêu hàng hải Việt Nam dẫn tàu khi hoạt động trong vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc của Việt Nam.

Câu 36: Thế nào là lai dắt tàu biển (điều 178, 180)/? Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng lai dắt tàu biển (179/181).

Lai dắt tàu biển:

·        Lai dắt tàu biển là việc lai, kéo, đẩy hoặc túc trực bên cạnh tàu biển, các phương tiện nổi khác trên biển và trong vùng nước cảng biển bằng tàu lai.

·        Lai dắt tàu biển bao gồm lai dắt trên biển và lai dắt hỗ trợ trong vùng nước cảng biển.

·        Tàu lai và tàu biển hoặc các phương tiện được lai dắt khác hợp thành đoàn tàu lai dắt. Đoàn tàu lai dắt được hình thành kể từ khi tàu lai và các thành viên khác của đoàn tàu lai dắt đã sẵn sàng thực hiện các tác nghiệp cần thiết theo lệnh của người chỉ huy đoàn tàu lai dắt và được giải tán khi tác nghiệp cuối cùng được thực hiện xong, các thành viên của đoàn tàu lai dắt đã rời xa nhau một khoảng cách an toàn.

·        Các bên tham gia hợp đồng lai dắt tàu biển thoả thuận về người có quyền chỉ huy đoàn tàu lai dắt; nếu không có thoả thuận thì xác định theo tập quán địa phương.

·        Quyền chỉ huy lai dắt hỗ trợ trong vùng nước cảng biển thuộc thuyền trưởng tàu được lai.

Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng lai dắt tàu biển:

·        Chủ tàu lai có nghĩa vụ cung cấp tàu lai đúng địa điểm, thời điểm với điều kiện kỹ thuật thoả thuận trong hợp đồng lai dắt tàu biển.

·        Bên thuê lai dắt có nghĩa vụ chuẩn bị đầy đủ các điều kiện bảo đảm an toàn đối với tàu theo thoả thuận trong hợp đồng lai dắt tàu biển.

Câu 37: Quyền và điều kiện để được hưởng tiền công cứu hộ? Các trường hợp không được hưởng tiền công cứu hộ?

Quyền và điều kiện để được hưởng tiền công cứu hộ:

·        Mọi hành động cứu hộ hàng hải mang lại kết quả có ích đều được hưởng tiền công cứu hộ hợp lý.

·        Tiền công cứu hộ bao gồm tiền trả công cứu hộ, chi phí cứu hộ, chi phí vận chuyển, bảo quản tàu biển hoặc tài sản được cứu hộ và tiền thưởng công cứu hộ.

·        Tiền công cứu hộ được trả cả trong trường hợp người cứu hộ có hành động trực tiếp hoặc gián tiếp giúp người được cứu hộ bảo vệ các quyền lợi liên quan đến tiền cước, tiền công vận chuyển hành khách; cứu hộ tàu biển thuộc cùng một chủ tàu.

·        Hành động cứu hộ trái với sự chỉ định rõ ràng và hợp lý của thuyền trưởng tàu biển được cứu thì không được trả tiền công cứu hộ.

Các trường hợp không được hưởng tiền công cứu hộ:

·        Hành động cứu hộ trái với sự chỉ định rõ ràng và hợp lý của thuyền trưởng tàu biển được cứu thì không được trả tiền công cứu hộ.

·        Tiền công cứu hộ có thể bị giảm hoặc không được công nhận, nếu người cứu hộ đã tự gây ra tình trạng phải cứu hộ hoặc có hành động trộm cắp, lừa đảo, gian lận khi thực hiện hợp đồng cứu hộ.

·        Trường hợp do cẩu thả của người cứu hộ mà không ngăn ngừa hoặc giảm thiểu được thiệt hại ô nhiễm môi trường thì người cứu hộ có thể bị mất một phần hoặc toàn bộ quyền hưởng khoản tiền công đặc biệt trong tiền công cứu hộ.

·        Người được cứu tính mạng không có nghĩa vụ trả bất cứ khoản tiền nào cho người đã cứu mình.

Câu 38: Nguyên tắc xác định tiền công cứu hộ?

·        Tiền công cứu hộ được thoả thuận trong hợp đồng, nhưng phải hợp lý và không được vượt quá giá trị của tàu biển hoặc tài sản được cứu hộ.

·        Trong trường hợp tiền công cứu hộ không được thoả thuận trong hợp đồng hoặc không hợp lý thì tiền công cứu hộ được xác định trên cơ sở sau đây:

o   Giá trị của tàu biển và tài sản cứu được;

o   Kỹ năng và nỗ lực của người cứu hộ trong việc ngăn ngừa hoặc giảm thiểu thiệt hại ô nhiễm môi trường;

o   Hiệu quả cứu hộ của người cứu hộ;

o   Tính chất và mức độ nguy hiểm của tai nạn;

o   đ) Kỹ năng và nỗ lực của người cứu hộ trong việc cứu hộ tàu biển, người và tài sản trên tàu biển;

o   Thời gian, chi phí và các tổn thất liên quan của người cứu hộ;

o   Rủi ro về trách nhiệm và rủi ro khác đối với người cứu hộ hoặc thiết bị cứu hộ;

o   Tính kịp thời của hoạt động cứu hộ do người cứu hộ thực hiện;

o   Tính sẵn sàng, năng lực của tàu và các thiết bị khác sử dụng trong việc cứu hộ;

o   Tính sẵn sàng, hiệu quả và giá trị của các thiết bị cứu hộ.

·        Tiền công cứu hộ có thể bị giảm hoặc không được công nhận, nếu người cứu hộ đã tự gây ra tình trạng phải cứu hộ hoặc có hành động trộm cắp, lừa đảo, gian lận khi thực hiện hợp đồng cứu hộ.

Câu 39: Thế nào là tài sản chìm đắm? Nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản chìm đắm?

Tài sản chìm đắm: là tàu biển, tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thuỷ nội địa, thuỷ phi cơ, hàng hoá hoặc các vật thể khác chìm đắm ở nội thuỷ, lãnh hải Việt Nam hoặc trôi nổi trên biển hoặc dạt vào bờ biển Việt Nam.

Nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản chìm đắm:

·        Chủ sở hữu tài sản chìm đắm có nghĩa vụ trục vớt tài sản chìm đắm và chịu mọi chi phí liên quan đến việc trục vớt, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp chủ tài sản chìm đắm không thực hiện việc trục vớt hoặc trục vớt không đúng thời hạn yêu cầu thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 205 của Bộ luật này quyết định việc trục vớt tài sản đó.

·        Trường hợp tài sản chìm đắm là tàu biển, hàng hoá hoặc các vật thể khác từ tàu biển thì chủ tàu có nghĩa vụ trục vớt tài sản chìm đắm và chịu chi phí liên quan. Người quản lý tàu, người khai thác tàu chịu trách nhiệm liên đới trong việc trục vớt tài sản chìm đắm và thanh toán các chi phí có liên quan đến việc trục vớt tài sản.

·        Trường hợp tài sản chìm đắm gây ô nhiễm môi trường, chủ sở hữu tài sản chìm đắm phải áp dụng mọi biện pháp phòng ngừa, hạn chế thiệt hại xảy ra và bồi thường thiệt hại ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật.

Câu 40: Nghĩa vụ của thuyền trưởng khi xảy ra tai nạn đâm va? Hãy nêu những nguyên tắc cơ bản để xác định lỗi và bồi thường tổn thất trong tai nạn đâm va?

Nghĩa vụ của thuyền trưởng:

·        Khi xảy ra tai nạn đâm va, thuyền trưởng của tàu liên quan đến tai nạn đâm va có nghĩa vụ tiến hành cứu người, tàu và tài sản trên tàu khác, nếu hành động đó không gây ra sự nguy hiểm đặc biệt cho người, tàu và tài sản trên tàu của mình.

·        Ngay sau khi đâm va, thuyền trưởng các tàu liên quan đến tai nạn đâm va có nghĩa vụ trao đổi cho nhau biết tên tàu, hô hiệu, nơi đăng ký, cảng rời cuối cùng và cảng định đến.

Những nguyên tắc cơ bản để xác định lỗi và bồi thường tổn thất:

·        Tàu có lỗi gây ra tai nạn đâm va là tàu gây ra sự đâm va do có hành động hoặc sự sơ suất trong việc trang bị, điều khiển, quản lý tàu; trong việc chấp hành quy tắc phòng ngừa đâm va trên biển và quy định bảo đảm an toàn hàng hải; do không thực hiện những tập quán nghề nghiệp cần thiết.

·        Tàu có lỗi gây ra tai nạn đâm va phải bồi thường tổn thất về tàu, người và tài sản liên quan đến tai nạn đâm va đó. Trường hợp có hai hoặc nhiều tàu cùng có lỗi trong một tai nạn đâm va thì trách nhiệm bồi thường được phân bổ tuỳ theo mức độ lỗi của mỗi bên; nếu mức độ lỗi bằng nhau hoặc khi không xác định cụ thể mức độ lỗi của mỗi bên thì trách nhiệm bồi thường được phân bổ đều cho tất cả các bên.

·        Khi chưa xác định được lỗi một cách rõ ràng thì không tàu nào bị coi là đã có lỗi gây ra tai nạn đâm va.

·        Trong trường hợp bồi thường tính mạng, thương tích hoặc tổn hại khác về sức khoẻ con người, các tàu có lỗi phải chịu trách nhiệm liên đới. Tàu đã bồi thường vượt quá trách nhiệm của mình có quyền đòi các tàu liên quan hoàn trả số tiền quá mức đó.

·        Tàu quân sự chỉ được miễn trách nhiệm bồi thường nếu có lỗi gây ra tai nạn đâm va khi đang làm nhiệm vụ ở vùng diễn tập quân sự và vùng cấm hoạt động hàng hải đã được công bố.

·        Trên cơ sở các quy định tại các khoản trên, các bên liên quan đến tai nạn đâm va được quyền tự thoả thuận để xác định mức độ lỗi và trách nhiệm bồi thường tổn thất xảy ra đối với tai nạn đâm va đó; nếu không thoả thuận được thì có quyền khởi kiện tại Trọng tài hoặc Toà án có thẩm quyền.

Câu 41: Quyền hạn, trách nhiệm của người bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm hàng hải?

Quyền hạn:

Quyền chấm dứt hợp đồng bảo hiểm:Trường hợp người được bảo hiểm cố ý vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 229 của Bộ luật HHVN thì người bảo hiểm có quyền chấm dứt hợp đồng. Trường hợp người được bảo hiểm không có lỗi trong việc khai báo không chính xác hoặc không khai báo theo quy định tại Điều 229 của Bộ luật HHVN thì người bảo hiểm không có quyền chấm dứt hợp đồng, nhưng có quyền thu thêm phí bảo hiểm ở mức hợp lý.

Chuyển quyền đòi bồi thường: Khi đã trả tiền bồi thường cho người được bảo hiểm, người bảo hiểm được quyền truy đòi người có lỗi gây ra tổn thất đó trong phạm vi số tiền đã trả. Người bảo hiểm thực hiện quyền này theo quy định đối với người được bảo hiểm.

Hoàn trả tiền bảo hiểm: Trường hợp người bảo hiểm đã trả tiền bồi thường mà sau đó tàu biển lại thoát khỏi rủi ro hàng hải thì người bảo hiểm có quyền yêu cầu người được bảo hiểm tiếp tục sở hữu tàu biển đó và hoàn lại số tiền đã được bồi thường sau khi khấu trừ tiền bồi thường tổn thất bộ phận của tàu biển với điều kiện tổn thất bộ phận đó là hậu quả trực tiếp của rủi ro hàng hải được bảo hiểm.

Trách nhiệm:

Trách nhiệm bồi hoàn của người bảo hiểm: Người bảo hiểm có trách nhiệm bồi hoàn cho người được bảo hiểm mọi chi phí hợp lý và cần thiết do người được bảo hiểm sử dụng để ngăn ngừa, hạn chế tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm; những chi phí để thực hiện các chỉ dẫn của người bảo hiểm quy định tại Điều 242 của Bộ luật này hoặc chi phí xác định nguyên nhân, mức độ tổn thất thuộc phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm và chi phí đóng góp vào tổn thất chung. Các chi phí này phải được bồi hoàn theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm.

Trách nhiệm bồi thường tổn thất của người bảo hiểm:

·        Người bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường cho những tổn thất là hậu quả trực tiếp của rủi ro được bảo hiểm trong phạm vi số tiền bảo hiểm và bồi hoàn những chi phí quy định tại Điều 243 của Bộ luật này, mặc dù tổng số tiền phải trả cho người được bảo hiểm có thể vượt quá số tiền bảo hiểm.

·        Người bảo hiểm không chịu trách nhiệm đối với những tổn thất xảy do hành động cố ý hoặc quá cẩu thả của người được bảo hiểm, nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường các tổn thất phát sinh do sơ suất hoặc sai lầm của thuyền trưởng đồng thời cũng là người được bảo hiểm trong việc điều khiển, quản trị tàu và các tổn thất do lỗi của thuyền bộ, hoa tiêu hàng hải.

·        Hợp đồng bảo hiểm thân tàu có thể mở rộng để bồi thường thêm các tổn thất liên quan đến các trách nhiệm trong tai nạn đâm va thì ngoài trách nhiệm bồi thường các tổn thất của đối tượng bảo hiểm, người bảo hiểm còn có trách nhiệm bồi thường tổn thất của người thứ ba, nếu người được bảo hiểm phải chịu trách nhiệm về tổn thất do tai nạn đâm va, mặc dù tổng số tiền bồi thường có thể vượt quá số tiền bảo hiểm.

·        Trường hợp xảy ra rủi ro hàng hải thuộc phạm vi bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm thì người bảo hiểm có thể bồi thường toàn bộ số tiền bảo hiểm để được miễn mọi trách nhiệm khác theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng. Trong trường hợp này, người bảo hiểm phải thông báo ý định của mình cho người được bảo hiểm trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của người được bảo hiểm về rủi ro hàng hải đã xảy ra và hậu quả của nó; người bảo hiểm không được đòi quyền sở hữu đối tượng bảo hiểm, nếu toàn bộ số tiền bảo hiểm thấp hơn giá trị bảo hiểm.

·        Ngoài việc bồi thường toàn bộ số tiền bảo hiểm, người bảo hiểm còn phải bồi hoàn những chi phí nhằm mục đích ngăn ngừa, hạn chế tổn thất hoặc để sửa chữa, khôi phục đối tượng bảo hiểm mà người được bảo hiểm đã chi trước khi nhận được thông báo của người bảo hiểm.

·        Người bảo hiểm phải chịu trách nhiệm đối với các tổn thất xảy ra kế tiếp nhau, mặc dù tổng giá trị tổn thất có thể vượt quá số tiền bảo hiểm, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng.

Trách nhiệm giải quyết bồi thường:

·        Khi thanh toán tiền bồi thường tổn thất của đối tượng bảo hiểm, người bảo hiểm có quyền yêu cầu người được bảo hiểm trình bày về sự kiện liên quan, xuất trình các tài liệu, bằng chứng cần thiết cho việc đánh giá sự kiện và mức độ tổn thất.

 

 

Câu 42: Quyền hạn, trách nhiệm của người được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm hàng hải?

 

Quyền hạn:

Quyền chấm dứt hợp đồng bảo hiểm: Trước khi trách nhiệm bảo hiểm bắt đầu, người được bảo hiểm có thể yêu cầu chấm dứt hợp đồng bảo hiểm hàng hải, nhưng phải trả cho người bảo hiểm các chi phí hành chính và người bảo hiểm phải hoàn trả phí bảo hiểm cho người được bảo hiểm.

Quyền từ bỏ đối tượng bảo hiểm:

·        Người được bảo hiểm có quyền từ bỏ đối tượng bảo hiểm và chuyển cho người bảo hiểm quyền và nghĩa vụ của mình liên quan đến đối tượng bảo hiểm để nhận tiền bồi thường tổn thất toàn bộ, nếu đối tượng bảo hiểm bị tổn thất toàn bộ là không thể tránh khỏi hoặc việc ngăn ngừa tổn thất đó gây ra chi phí quá cao so với giá trị của đối tượng bảo hiểm.

·        Quyền từ bỏ đối tượng bảo hiểm có thể được áp dụng trong trường hợp tàu biển bị chìm đắm, bị cưỡng đoạt, bị hư hỏng do tai nạn mà không thể sửa chữa được hoặc chi phí sửa chữa, phục hồi, chuộc tàu biển là không có hiệu quả kinh tế.

·        Quyền từ bỏ đối tượng bảo hiểm quy định tại khoản 2 Điều này cũng được áp dụng đối với hàng hoá, kể cả trường hợp chi phí sửa chữa, vận chuyển hàng hoá đến cảng trả hàng là quá cao so với giá thị trường của hàng hoá đó tại cảng trả hàng.

Bồi thường tổn thất toàn bộ:

·        Tổn thất toàn bộ ước tính là tổn thất do tàu biển, hàng hoá bị hư hỏng mà xét thấy không thể tránh khỏi tổn thất toàn bộ hoặc chi phí sửa chữa, phục hồi vượt quá giá trị của tàu biển sau khi sửa chữa hoặc vượt quá giá thị trường của hàng hoá đó tại cảng trả hàng; trong trường hợp này, người được bảo hiểm phải gửi tuyên bố từ bỏ đối tượng bảo hiểm đến người bảo hiểm trước khi yêu cầu trả tiền bảo hiểm.

·        Tổn thất toàn bộ thực tế là tổn thất do tàu biển, hàng hoá bị phá huỷ, hư hỏng toàn bộ mà không phục hồi được hoặc tàu biển mất tích cùng hàng hoá; trong trường hợp này, người được bảo hiểm có thể đòi người bảo hiểm bồi thường toàn bộ số tiền bảo hiểm mà không phải tuyên bố từ bỏ đối tượng bảo hiểm.

Trách nhiệm:

Người được bảo hiểm có nghĩa vụ cung cấp cho người bảo hiểm biết tất cả các thông tin mà mình biết hoặc phải biết liên quan đến việc giao kết hợp đồng bảo hiểm có thể ảnh hưởng đến việc xác định khả năng xảy ra rủi ro hoặc quyết định của người bảo hiểm về việc nhận bảo hiểm và các điều kiện bảo hiểm, trừ thông tin mà mọi người biết hoặc người bảo hiểm đã biết hoặc phải biết.

Người được bảo hiểm có nghĩa vụ nộp phí bảo hiểm cho người bảo hiểm ngay sau khi ký kết hợp đồng hoặc ngay sau khi được cấp đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Câu 43: Nguyên tắc xác định giá trị bảo hiểm đối với các đối tượng bảo hiểm?

Giá trị bảo hiểm là giá trị thực tế của đối tượng bảo hiểm và được xác định như sau:

·        Giá trị bảo hiểm của tàu biển là tổng giá trị của tàu biển vào thời điểm bắt đầu bảo hiểm. Giá trị này còn bao gồm giá trị của máy móc, trang thiết bị, phụ tùng dự trữ của tàu cộng với toàn bộ phí bảo hiểm. Giá trị của tàu biển còn có thể bao gồm cả tiền lương ứng trước cho thuyền bộ và chi phí chuẩn bị chuyến đi được thoả thuận trong hợp đồng;

·        Giá trị bảo hiểm của hàng hoá là giá trị hàng hoá ghi trên hoá đơn ở nơi bốc hàng hoặc giá thị trường ở nơi và thời điểm bốc hàng cộng với phí bảo hiểm, tiền cước vận chuyển và có thể cả tiền lãi ước tính;

·        Giá trị bảo hiểm tiền cước vận chuyển là tổng số tiền cước vận chuyển cộng với phí bảo hiểm. Trường hợp người thuê vận chuyển mua bảo hiểm cho tiền cước vận chuyển thì tiền cước này được tính gộp vào giá trị bảo hiểm của hàng hoá;

·        Giá trị bảo hiểm của đối tượng bảo hiểm khác, trừ trách nhiệm dân sự, là giá trị của đối tượng bảo hiểm ở nơi và thời điểm bắt đầu bảo hiểm cộng với phí bảo hiểm.

Câu 44: Hãy trình bày các loại rủi ro được tính đến trong bảo hiểm hàng hải?

Bảo hiểm tàu bao gồm bảo hiểm vỏ chiếc tàu, máy tàu, và toàn bộ các trang thiết bị khác của chiếc tàu, những rủi ro chính được bảo hiểm như sau:

-      Tai nan đâm va, kể cả đâm va các phương tiện cầu bến, thiết bị, công trình bờ

-      Tai nạn lúc xếp dỡ, xử lý hàng hóa trên tàu, khi tiếp nhiên liệu.

-      Nổ trên tàu.

-      Vỡ nồi hơi, gãy trục máy hay do ẩn tật của vỏ tàu, máy tàu.

-      Va chạm với máy bay.

-      Lơ đễnh của thuyền trưởng, thuyền viên hay hoa tiêu nhưng không bảo hiểm cho những lơ đễnh của chủ tàu hay người đại diện của họ, không bảo hiểm đối với tổn thất gây nên bởi những thiếu sót của chủ tàu, người dại diện của họ và thuyền trưởng.

-      Phần gánh chịu trong tổn thất chung     

-      Biển động, núi lửa, sét đánh.

Rủi ro hàng hải là những rủi ro xảy ra liên quan đến hành trình đường biển, bao gồm các rủi ro của biển, cháy, nổ, chiến tranh, cướp biển, trộm cắp, kê biên, quản thúc, giam giữ, ném hàng xuống biển, trưng thu, trưng dụng, trưng mua, hành vi bất hợp pháp và các rủi ro tương tự hoặc những rủi ro khác được thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Câu 45:Khái niệm tổn thất, phân loại tổn thất trong bảo hiểm hàng hải?

Khái niệm: Tổn thất là những hư hại, mất mát về vật chất và con người trên tàu biển do các rủ ro mà tàu gặp phải trong quá trình hoạt động.

Phân loại:

1.      Tổn thất toàn bộ: được chia ra các loại

a.      Tổn thất toàn bộ thực tế: Một chiếc tàu bị tổn thất toàn bộ thực tế là một chiếc tàu hoàn toàn bị phá hủy hoặc mức độ tổn thất làm cho nó mất đi hình thể hoặc loại hạng nhứ nó được được bảo hiểm ban đầu. Một chiếc tàu được thông báo mất tích được coi như là một tổn thất toàn bộ thực tế.

b.      Tổn thất toàn bộ ước tính: Đó là tổn thất toàn bộ ước tính khi phải từ bỏ đối tượng được bảo hiểm một cách hợp lý vì xét tới một tổn thất toàn bộ thực tế là không tránh khỏi hoạc để tránh một tổn thất toàn bộ mà chi phí cho sửa chữa hoặc cứu vãn lớn hơn giá trị của đối tượng sau khi đã sửa chữ hay cứu vãn.

2.      Tổn thất bộ phận:

a.      Tổn thất chung: Tổn thất chung là một loại tổn thất khi sự hy sinh hoặc chi phí đặc biệt được thực hiện hoặc xảy ra một cách cố tình và hợp lý cho an toàn chung vì mục đích cứu tài sản khỏi hiểm họa trong một phiêu trình chung. Chi phí tổn thất chung được chia cho các bên liên quan cùng gánh chịu.

b.      Tổn thất riêng: Một tổn thất không thuộc tổn thất chung là tổn thất riêng, đó là phần tổn thất mà chi do người sở hữu  của chiếc tàu hay người sở hữu hàng hóa phải tự mình gánh chịu. Khi phát sinh tổn thất riêng vì nó không phương hại đến an toàn chung  và lợi ích chung cho nên, khác với tổn thất chung, chi phí tổn thất riêng không chia cho các bên cùng gánh chịu.

Câu 46: Khái niệm tổn thất chung, tổn thất riêng? Phân biệt sự khác nhau giữa chúng.

 

Tổn thất chung: Tổn thất chung là một loại tổn thất khi sự hy sinh hoặc chi phí đặc biệt được thực hiện hoặc xảy ra một cách cố tình và hợp lý cho an toàn chung vì mục đích cứu tài sản khỏi hiểm họa trong một phiêu trình chung. Chi phí tổn thất chung được chia cho các bên liên quan cùng gánh chịu.

Tổn thất riêng: Một tổn thất không thuộc tổn thất chung là tổn thất riêng, đó là phần tổn thất mà chi do người sở hữu của chiếc tàu hay người sở hữu hàng hóa phải tự mình gánh chịu. Khi phát sinh tổn thất riêng vì nó không phương hại đến an toàn chung và lợi ích chung cho nên, khác với tổn thất chung, chi phí tổn thất riêng không chia cho các bên cùng gánh chịu.

Sự khác nhau:

Tổn thất chung

Tổn thất riêng

- Là sự hy sinh từ bỏ một cách cố tình và hợp lý cho an toàn chung vì mục đích cứu tài sản khỏi hiểm họa tổn thất toàn bộ.

- Chi phí tổn thất được chia cho cách bên cùng gánh chịu.

- Là tổn thất mà chủ tàu hoặc chủ hàng phải tự gánh chịu. Khi phát sinh tổn thất nó không gây phương hại đến an toàn chung và lợi ích chung.

- Chi phí tổn thất không chia cho các bên cùng gánh chịu.

Câu 47: Hãy trình bày cách tính tiền bồi thường trong bảo hiểm hàng hải?

Bồi thường bằng tiền chứ không bằng hiện vật; nếu không có thoả thuận nào khác thì nộp phí bảo hiểm bằng đồng tiền nào được bồi thường bằng đồng tiền đó

§  Về nguyên tắc, trách nhiệm của người bảo hiểm chỉ giới hạn trong phạm vi số tiền bảo hiểm nhưng khi cộng thêm các chi phí hợp lý khác (chi phí cứu hộ, chi phí giám định, chi phí đánh giá và bán lại hàng hoá tổn thất, chi phí đòi người thứ 3 bồi thường, tiền đóng góp tổn thất chung) làm số tiền bồi thường vượt quá số tiền bảo hiểm thì công ty bảo hiểm vẫn phải bồi thường

§  Khi thanh toán tiền bồi thường, người bảo hiểm có thể khấu trừ những khoản thu nhập của người được bảo hiểm trong việc bán hàng và đòi bồi thường từ người thứ ba

Cách tính toán, bồi thường tổn thất

·        Tổn thất toàn bộ thực tế: người bảo hiểm bồi thường toàn bộ số tiền bảo hiểm hoặc giá trị bảo hiểm

·        Tổn thất toàn bộ ước tính:

o   Nếu người được bảo hiểm có thông báo từ bỏ hàng và được người bảo hiểm chấp nhận thì người bảo hiểm phải bồi thường toàn bộ

o   Nếu người được bảo hiểm không từ bỏ hàng hoặc từ bỏ hàng không được người bảo hiểm chấp nhận thì chỉ được bồi thường như tổn thất bộ phận

·        Tổn thất bộ phận: về nguyên tắc, để đảm bảo việc bồi thường chính xác, phải bồi thường dựa trên công thức: P = ((V1 – V2)/V1) x A (hoặc A/V nếu A<V)

·        Việc tính toán bồi thường tổn thất bộ phận tại Việt nam thường xảy ra các trường hợp:

o   Bồi thường tổn thất do đổ vỡ, hư hỏng, thiếu hụt, giảm phẩm chất…có biên bản giám định chứng minh:

·        Nếu biên bản giám định có ghi mức giảm giá trị thương mại: P = m. A

·        Nếu biên bản giám định không ghi mức giảm giá trị thương mại mà chỉ ghi số lượng, trọng lượng hàng hoá bị thiếu hụt: P = (T2/T1).A (T2: là trọng lượng/số lượng hàng hoá bị thiếu hụt, T1: trọng lượng/ số lượng hàng hoá theo hợp đồng)

o   Bồi thường mất nguyên kiện: nếu các kiện có đơn giá thì số tiền bồi thường bằng số kiện bị mất nhân với đơn giá; nếu không thì bồi thường như trường hợp tổn thất về số lượng, trọng lượng

·        Bồi thường các chi phí:

o   Chi phí tố tụng và đề phòng hạn chế tổn thất hoặc để bảo vệ quyền lợi của hàng hoá bảo hiểm hoặc những chi phí liên quan đến việc đòi người thứ ba bồi thường

o   Chi phí giám định tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm

·        Bồi thường tổn thất chung:

o   Hy sinh tổn thất chung: nếu toàn bộ hay một phần của lô hàng bị hy sinh để cứu tàu và được công nhận là tổn thất chung thì người bảo hiểm sẽ bồi thường giá trị đã hy sinh

o   Đóng góp tổn thất chung: trên cơ sở bản phân bổ tổn thất chung do chuyên viên tính toán tổn thất chung lập nên, người bảo hiểm sẽ bồi hoàn phần đóng góp của chủ hàng vào tổn thất chung, cho dù hàng hoá được bảo hiểm theo điều kiện gì.

o   Thời hạn thanh toán tiền bồi thường: 30 ngày kể từ ngày người bảo hiểm nhận được hồ sơ khiếu nại hợp lệ

 

 

 

 

 

Câu 48: Các nguyên tắc bồi thường tồn thất trong bảo hiểm hàng hải?

1. Ng­êi b¶o hiÓm chÞu tr¸ch nhiÖm båi th­êng cho nh÷ng tæn thÊt lµ hËu qu¶ trùc tiÕp cña rñi ro ®­îc b¶o hiÓm trong ph¹m vi sè tiÒn b¶o hiÓm vµ båi hoµn nh÷ng chi phÝ quy ®Þnh t¹i §iÒu 243 cña Bé luËt nµy, mÆc dï tæng sè tiÒn ph¶i tr¶ cho ng­êi ®­îc b¶o hiÓm cã thÓ v­ît qu¸ sè tiÒn b¶o hiÓm.

2. Ng­êi b¶o hiÓm kh«ng chÞu tr¸ch nhiÖm ®èi víi nh÷ng tæn thÊt x¶y do hµnh ®éng cè ý hoÆc qu¸ cÈu th¶ cña ng­êi ®­îc b¶o hiÓm, nh­ng vÉn ph¶i chÞu tr¸ch nhiÖm båi th­êng c¸c tæn thÊt ph¸t sinh do s¬ suÊt hoÆc sai lÇm cña thuyÒn tr­ëng ®ång thêi còng lµ ng­êi ®­îc b¶o hiÓm trong viÖc ®iÒu khiÓn, qu¶n trÞ tµu vµ c¸c tæn thÊt do lçi cña thuyÒn bé, hoa tiªu hµng h¶i.

3. Hîp ®ång b¶o hiÓm th©n tµu cã thÓ më réng ®Ó båi th­êng thªm c¸c tæn thÊt liªn quan ®Õn c¸c tr¸ch nhiÖm trong tai n¹n ®©m va th× ngoµi tr¸ch nhiÖm båi th­êng c¸c tæn thÊt cña ®èi t­îng b¶o hiÓm, ng­êi b¶o hiÓm cßn cã tr¸ch nhiÖm båi th­êng tæn thÊt cña ng­êi thø ba, nÕu ng­êi ®­îc b¶o hiÓm ph¶i chÞu tr¸ch nhiÖm vÒ tæn thÊt do tai n¹n ®©m va, mÆc dï tæng sè tiÒn båi th­êng cã thÓ v­ît qu¸ sè tiÒn b¶o hiÓm.

4. Tr­êng hîp x¶y ra rñi ro hµng h¶i thuéc ph¹m vi b¶o hiÓm cña hîp ®ång b¶o hiÓm th× ng­êi b¶o hiÓm cã thÓ båi th­êng toµn bé sè tiÒn b¶o hiÓm ®Ó ®­îc miÔn mäi tr¸ch nhiÖm kh¸c theo c¸c ®iÒu kiÖn ®· tho¶ thuËn trong hîp ®ång. Trong tr­êng hîp nµy, ng­êi b¶o hiÓm ph¶i th«ng b¸o ý ®Þnh cña m×nh cho ng­êi ®­îc b¶o hiÓm trong thêi h¹n b¶y ngµy, kÓ tõ ngµy nhËn ®­îc th«ng b¸o cña ng­êi ®­îc b¶o hiÓm vÒ rñi ro hµng h¶i ®· x¶y ra vµ hËu qu¶ cña nã; ng­êi b¶o hiÓm kh«ng ®­îc ®ßi quyÒn së h÷u ®èi t­îng b¶o hiÓm, nÕu toµn bé sè tiÒn b¶o hiÓm thÊp h¬n gi¸ trÞ b¶o hiÓm.

Ngoµi viÖc båi th­êng toµn bé sè tiÒn b¶o hiÓm, ng­êi b¶o hiÓm cßn ph¶i båi hoµn nh÷ng chi phÝ nh»m môc ®Ých ng¨n ngõa, h¹n chÕ tæn thÊt hoÆc ®Ó söa ch÷a, kh«i phôc ®èi t­îng b¶o hiÓm mµ ng­êi ®­îc b¶o hiÓm ®· chi tr­íc khi nhËn ®­îc th«ng b¸o cña ng­êi b¶o hiÓm.

Båi th­êng tæn thÊt x¶y ra kÕ tiÕp nhau

1. Ng­êi b¶o hiÓm ph¶i chÞu tr¸ch nhiÖm ®èi víi c¸c tæn thÊt x¶y ra kÕ tiÕp nhau, mÆc dï tæng gi¸ trÞ tæn thÊt cã thÓ v­ît qu¸ sè tiÒn b¶o hiÓm, trõ tr­êng hîp cã tho¶ thuËn kh¸c trong hîp ®ång,

2. Tr­êng hîp ®èi t­îng b¶o hiÓm bÞ tæn thÊt bé phËn mµ vÉn ch­a ®­îc söa ch÷a hoÆc båi th­êng vµ tiÕp sau ®ã l¹i x¶y ra tæn thÊt toµn bé th× ng­êi ®­îc b¶o hiÓm chØ ®­îc båi th­êng tæn thÊt toµn bé.

3. Nh÷ng quy ®Þnh t¹i kho¶n 1 vµ kho¶n 2 §iÒu nµy kh«ng lo¹i trõ tr¸ch nhiÖm cña ng­êi b¶o hiÓm ®èi víi viÖc båi hoµn chi phÝ liªn quan ®Õn viÖc thùc hiÖn tr¸ch nhiÖm quy ®Þnh t¹i §iÒu 244 cña Bé luËt nµy.

Câu 49: Hãy trình bày mức giới hạn trách nhiệm dân sự của chủ tàu được quy định bởi Bộ luật HHVN.

Chủ tầu chỉ có trách nhiệm bồi thường theo trách nhiệm dân sự trong các mức giới hạn:

·        Tổng giá trị của con tầu liên quan, tính theo đơn giá tương đương ba nghìn một trăm Frăng vàng cho mỗi tấn đăng ký dung tích toàn phần (GRT), nếu là để bồi thường tổn thất liên quan đến tính mạng, thương tích và các tổn hại khác về sức khoẻ con người;

·        Tổng giá trị của con tầu liên quan, tính theo đơn giá tương đương một nghìn Frăng vàng cho mỗi tấn đăng ký dung tích toàn phần (GRT), nếu là để bồi thường mất mát, hư hỏng tài sản;

·        Tổng giá trị của con tầu liên quan, tính theo giá tương đương ba nghìn một trăm Frăng vàng cho mỗi tấn đăng ký dung tích toàn phần (GRT), nếu là để bồi thường tổn thất liên quan đến tính mạng, thương tích và các tổn thất khác về sức khoẻ con người và mất mát, hư hỏng tài sản trong cùng một vụ việc. Trong đó, tổng số tiền tính theo đơn giá tương đương hai nghìn một trăm Frăng vàng cho mỗi tấn đăng ký dung tích toàn phần (GRT) dùng để bồi thường tổn thất liên quan tính mạng, thương tích và các tổn hại khác về sức khoẻ con người; số còn lại dùng để bồi thường mất mát, hư hỏng tài sản. Trong trường hợp tổng số tiền dành để bồi thường tổn thất liên quan đến tính mạng, thương tích và các tổn hại khác về sức khoẻ con người không đủ, thì phần còn thiếu được tính vào phần tiền dành để bồi thường mất mát, hư hỏng tài sản theo tỉ lệ thuận.

Câu 50: Trình bày những hiểu biết của anh, chị về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu ở Việt Nam.

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu nội thủy

Đối tượng bảo hiểm

Những tàu thuyền tham gia hoạt động tuyến thủy nội địa và không thay đổi trong thời gian tham gia bảo hiểm.

Phạm vi bảo hiểm

Công ty bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho chủ tàu nhưng không vượt quá giới hạn trách nhiệm đã ghi trên hợp đồng trong các trường hợp sau:

- Chi phí tẩy rửa ô nhiễm dầu, tiền phạt và các khiếu nại về hậu quả do ô nhiễm dầu gây ra;

- Chi phí thắp sáng, đánh dấu, phá hủy, di chuyển xác tàu, thuyền được bảo hiểm bị đắm;

- Chi phí ngăn ngừa và hạn chế tổn thất, trợ giúp cứu nạn;

- Chi phí tố tụng, tranh chấp khiếu nại về trách nhiệm dân sự;

- Chi phí thiệt hại về thân thể hoặc các tổn thất vật chất đối với thuyền viên trên tàu;

- Lương và phụ cấp lương hoặc trợ cấp thuyền viên trong khi tàu tổn thất toàn bộ;

- Trách nhiệm khi làm thiệt hại cầu cảng, đê, đập, kè cống, bè mảng, giàn đáy, công trình trên bờ hoặc dưới nước, cố định hoặc di động.

- Trách nhiệm khi làm bị thương hoặc thiệt mạng, tài sản của người thứ ba khác.

- Hàng hóa, tài sản chuyên chở trên tàu được bảo hiểm. Loại trừ hành vi ăn cắp hoặc thiếu hụt tự nhiên.

- Trách nhiệm đâm va.

Mở rộng và thu thêm thêm phí khi bảo hiểm cho (chỉ khi ghi rõ trong đơn/hợp đồng bảo hiểm):

- Chi phí do cứu sinh mạng trên biển, khi không đòi được từ người thứ ba.

- Tàu đâm va với tàu cùng chủ hoặc cùng quyền quản lý.

- Xếp dỡ hàng sang tàu khác hoặc từ tàu khác sang tàu được bảo hiểm.

- Bảo hiểm TNDS chủ tàu đối với tàu lai kéo.

- Bảo hiểm TNDS chủ tàu bao gồm hàng hóa người thứ ba.

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu viễn dương (P&I)

Đối tượng bảo hiểm

Là những tàu biển thuộc cấp tàu của Đăng kiểm Việt Nam hay các cấp tương đương của cơ quan đăng kiểm nước ngoài còn hiệu lực và không thay đổi trong thời gian tham gia bảo hiểm, tham gia hoạt động tuyến hàng hải quốc tế.

Phạm vi bảo hiểm

Phạm vi bảo hiểm thông thường

Phạm vi bảo hiểm P&I phụ thuộc vào Quy tắc bảo hiểm (Rules) của từng Hội P&I cho từng năm bảo hiểm tương ứng. Về cơ bản, Hội bồi thường cho khách hàng các tổn thất, hư hại và/hoặc chi phí cho các rủi ro được bảo hiểm sau đây:

- Thương tật, bệnh hoạn, chết của thuyền viên.

- Thương tật, bệnh hoạn, chết cho hành khách, người trên tàu không phải là thuyền viên.

- Chi phí hồi hương và thay thế thuyền viên.

- Lương và bồi thường cho thuyền viên thất nghiệp khi xảy ra tai nạn và hoặc đắm tàu.

- Chi phí thay đổi tuyến đường.

- Trách nhiệm về người bỏ trốn, tỵ nạn và nạn nhân cứu được trên biển.

- Cứu sinh mạng con người thuộc hay từ tàu được bảo hiểm, khi không thể đòi người thứ ba.

- Tổn thất và thiệt hại đồ đạc của thuyền viên và những người khác.

- Đâm va với tàu khác.

- Tổn thất hay thiệt hại về phương diện tài sản.

- Trách nhiệm/tổn hại/chi phí khi xảy ra ô nhiễm dầu.

- Trách nhiệm theo các hợp đồng lai dắt.

- Trách nhiệm phát sinh từ các hợp đồng và điều khoản bồi thường.

- Trách nhiệm đối với xác tàu.

- Chi phí cách ly kiểm dịch.

- Hàng hoá.

- Những đóng góp tổn thất chung không thu được.

- Phần đóng góp tổn thất chung của tàu.

- Tài sản trên tàu được bảo hiểm.

- Chi phí cứu hộ.

- Tiền phạt, tịch thu tàu.

- Không bồi thường cho chi phí điều tra và tố tụng hình sự.

- Trách nhiệm, phí tổn, và chi phí khi tàu hành động theo chỉ thị của Hội.

- Chi phí tố tụng và đề phòng tổn thất.

Phạm vi bảo hiểm đặc biệt

Hội cũng cung cấp phạm vi bảo hiểm trách nhiệm đặc biệt sau khi được khách hàng yêu cầu tham gia:

- Bảo hiểm đặc biệt cho người thuê tàu.

- Bảo hiểm đặc biệt cho người cứu hộ.

- Các tổn thất về nhiên liệu.

- Trách nhiệm về cước phí.

- Các tổn thất về tiền cho thuê tàu

Câu 51: Những quy định về giải quyết tranh chấp về hàng hải.

Điều 259. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp hàng hải

1. Các bên liên quan có thể giải quyết tranh chấp hàng hải bằng thương lượng, thoả thuận hoặc khởi kiện tại Trọng tài hoặc Toà án có thẩm quyền.

2. Tranh chấp hàng hải được Trọng tài hoặc Toà án giải quyết theo thẩm quyền, thủ tục do pháp luật quy định.

Điều 260. Giải quyết tranh chấp hàng hải có ít nhất một bên là tổ chức, cá nhân nước ngoài

1. Trường hợp hợp đồng có ít nhất một bên là tổ chức, cá nhân nước ngoài thì các bên tham gia hợp đồng có thể thoả thuận đưa tranh chấp ra giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án ở nước ngoài.

2. Trường hợp các bên liên quan đến tranh chấp hàng hải đều là tổ chức, cá nhân nước ngoài và có thoả thuận bằng văn bản giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài Việt Nam thì Trọng tài Việt Nam có quyền giải quyết đối với tranh chấp hàng hải đó, ngay cả khi nơi xảy ra tranh chấp ngoài lãnh thổ Việt Nam.

3. Tranh chấp hàng hải quy định tại khoản 2 Điều này cũng có thể được giải quyết tại Toà án Việt Nam nếu căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ giữa các bên liên quan đến tranh chấp hàng hải theo pháp luật Việt Nam hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở Việt Nam.

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                      

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: