Ôn tập

Áp dụng Bộ luật dân sự 2015

***Đọc kỹ phần quy định chung

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Phân biệt cá nhân và pháp nhân:

Cá nhân

Pháp nhân

Căn cứ pháp lý

Chương III

Chương IV Bộ luật dân sự 2015

Khái niệm

Không có khái niệm được quy định tại các Bộ luật dân sự truớc đây và hiện nay.

Tuy nhiên, có thể hiểu rằng: " là con người cụ thể từ khi sinh ra cho đến khi chết đi và tồn tại trong một tập thể hoặc trong một cộng đồng xã hội. Cá nhân là chủ thể phổ biến của các giao dịch dân sự."

Là tổ chức có đủ 04 điều kiện sau:

– Được thành lập theo quy định của BLDS, luật khác có liên quan;

– Có cơ cấu tổ chức theo quy định

– Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

– Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Thời điểm phát sinh năng lực pháp luật

Khi người đó sinh ra.

Từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập.

Nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký.

Thời điểm chấm dứt năng lực pháp luật

Khi người đó chết đi.

– Hợp nhất, sáp nhập, chia, chuyển đổi hình thức, giải thể pháp nhân theo quy định;

– Bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.

Lưu ý: Pháp nhân chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm xóa tên trong sổ đăng ký pháp nhân hoặc từ thời điểm được xác định trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hệ quả pháp lý khi chấm dứt năng lực pháp luật

Theo quy định về thừa kế.

Tùy theo trường hợp pháp nhân chấm dứt năng lực pháp luật mà phương thức xử lý tài sản của pháp nhân khác nhau.

Quyền gắn liền

Đó là quyền nhân thân, bao gồm:

1. Quyền có họ, tên

2. Quyền thay đổi họ

3. Quyền thay đổi tên

4. Quyền xác định, xác định lại dân tộc

5. Quyền được khai sinh, khai tử

6. Quyền đối với quốc tịch

7. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh

8. Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể

9. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín

10. Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác

11. Quyền xác định lại giới tính

12. Quyền chuyển đổi giới tính

13. Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình

14. Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình

Lưu ý: Quyền nhân thân gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có quy định liên quan khác.

Không có quy định cụ thể

Phân loại

– Người thành niên

– Người chưa thành niên

– Người mất năng lực hành vi dân sự

– Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

– Người hạn chế năng lực hành vi dân sự

– Pháp nhân thương mại

– Pháp nhân phi thương mại

Nơi cư trú/Trụ sở

– Là nơi người đó thường xuyên sinh sống

– Nếu không xác định được thì là nơi người đó đang sinh sống

– Nếu thay đổi nơi cư trú thì phải thông báo cho bên còn lại trong quan hệ dân sự

– Là nơi đặt cơ quan điều hành của pháp nhân.

– Nếu thay đổi trụ sở thì pháp nhân phải công bố công khai.

Quốc tịch

Việc xác định quốc tịch được thực hiện theo

Pháp nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam là pháp nhân Việt Nam.

Tài sản

Không có quy định cụ thể về tài sản cá nhân

Bao gồm vốn góp của chủ sở hữu, sáng lập viên, thành viên của pháp nhân và tài sản khác mà pháp nhân được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.

Đại diện theo pháp luật

– Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

– Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.

– Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện.

– Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

-Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ;

– Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật;

– Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án.

2. Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và mỗi người đại diện có quyền đại diện cho pháp nhân theo quy định tại Điều 140 và Điều 141 của Bộ luật này.

Đại diện theo ủy quyền

Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự

Chịu trách nhiệm hình sự

Cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

Chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với một số tội được nêu tại đối với .

2. So sánh Hạn chế năng lực hành vi dân sự và Mất năng lực hành vi dân sự

Tiêu chí

Hạn chế năng lực hành vi dân sự

Mất năng lực hành vi dân sự

Giống nhau

Căn cứ

Một người bị xem là mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự khi và chỉ khi có Quyết định của Tòa án tuyên bố người đó mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Khả năng thực hiện giao dịch

không thể tự mình tham gia các giao dịch, giao dịch phải do theo pháp luật thực hiện.

Khác nhau

Đối tượng

Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình.

Người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi.

Cơ sở để Tòa án ra quyết định

Theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan.

Theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan.

Kết luận giám định pháp y tâm thần.

Hệ quả pháp lý

Giao dịch do người hạn chế năng lực hành vi dân sự thực hiện, xác lập là không có hiệu lực pháp luật (bị vô hiệu), trừ trường hợp được sự đồng ý của người đại diện hoặc giao dịch phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.

Giao dịch do người mất năng lực hành vi dân sự thực hiện, xác lập là không có hiệu lực pháp luật (bị vô hiệu)

Giao dịch phải do người đại diện theo pháp luật thực hiện

Người đại diện

Người đại diện của người hạn chế năng lực hành vi dân sự do Tòa án chỉ định.

Người đại diện cho người mất năng lực hành vi dân sự có thể là cá nhân hoặc và được gọi là người giám hộ

Người đại diện có thể được chỉ định hoặc đương nhiên trở thành người đại diện theo của pháp luật.

3. Phân biệt Thời hạn – Thời hiệu

Thời hạn

Thời hiệu

Khái niệm

là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác

là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với theo điều kiện do luật quy định

Cơ sở xác định

Có thể là phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể xảy ra; tùy vào sự thỏa thuận giữa các bên hoặc do pháp luật quy định

Có thể là ngày, tháng, năm; tùy theo pháp luật quy định

Chủ thể áp dụng

– Cá nhân, tổ chức

– Cơ quan

Các , chủ yếu là tòa án, hay

Trường hợp áp dụng

– Trong các giữa các cá nhân, tổ chức với nhau. Ví dụ: thỏa thuận về thời hạn trả nợ trong hợp đồng vay tài sản giữa hai bên

– Các cơ quan nhà nước áp dụng trong để giải quyết các vấn đề cụ thể theo luật định. Ví dụ: thời hạn tạm giam đối với bị can, bị cáo

– Các cơ quan nhà nước áp dụng để giải quyết các yêu cầu, tranh chấp theo luật định. Ví dụ: Tòa án áp dụng thời hiệu trong việc tranh chấp thừa kế hoặc yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại

Phân loại

– Thời hạn do luật định

– Thời hạn do các bên thỏa thuận

– Thời hiệu hưởng quyền dân sự

– Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự.

– Thời hiệu khởi kiện

– Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự

Thời điểm bắt đầu

– Khi thời hạn được xác định bằng phút, giờ thì thời hạn được bắt đầu từ thời điểm đã xác định

– Khi thời hạn được xác định bằng ngày, tuần, tháng, năm thì ngày đầu tiên của thời hạn không được tính mà tính từ ngày tiếp theo liền kề ngày được xác định

– Khi thời hạn bắt đầu bằng một sự kiện thì ngày xảy ra sự kiện không được tính mà tính từ ngày tiếp theo liền kề của ngày xảy ra sự kiện đó

Thời điểm bắt đầu được tính từ ngày đầu tiên của thời hiệu

Thời điểm kết thúc

– Khi thời hạn tính bằng ngày thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn

– Khi thời hạn tính bằng tuần thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày tương ứng của tuần cuối cùng của thời hạn

– Khi thời hạn tính bằng tháng thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày tương ứng của tháng cuối cùng của thời hạn; nếu tháng kết thúc thời hạn không có ngày tương ứng thì thời hạn kết thúc vào ngày cuối cùng của tháng đó

– Khi thời hạn tính bằng năm thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày, tháng tương ứng của năm cuối cùng của thời hạn

– Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn vào lúc hai mươi tư giờ của ngày đó

Chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu

Vấn đề gia hạn

Thời hạn đã hết có thể gia hạn, kéo dài thời hạn

Thời hiệu hết thì không được gia hạn, không được rút ngắn hoặc kéo dài

4. Thừa kế theo di chúc – Thừa kế theo pháp luật

THỪA KẾ THEO DI CHÚC

THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT

Khái niệm

Là thừa kế theo ý chí nguyện vọng của người để lại di sản trước khi chết

Là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định (Điều 649 BLDS 2015)

Đối tượng được thừa kế

Những cá nhân, tổ chức được người lập di chúc đề cập là người nhận di sản trong di chúc và đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật

– Các cá nhân có quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng đối với người để lại di sản (Điều 651)

– Cha mẹ, vợ chồng, con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng mất khả năng lao động được pháp luật bảo vệ quyền thừa kế mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc (Điều 664)

– Con riêng và bố dượng, mẹ kế (Điều 654)

Hình thức

Phải được lập bằng văn bản, nếu không lập được di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc bằng miệng (Điều 627)

– Văn bản thỏa thuận có công chứng về việc phân chia di sản của các đồng thừa kế

– Nếu có tranh chấp thừa kế thì theo quyết định của tòa án về phân chia di sản

Trường hợp được thừa kế

Theo ý chí, nguyện vọng của cá nhân khi lập di chúc, người thừa kế là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế (Điều 613)

– Không có di chúc;

– Di chúc không ;

– Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

– Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

(Điều 650)


Không có thừa kế thế vị

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống (Điều 652)

Phân chia di sản

Điều 659

Điều 660

Thứ tự áp dụng

Thừa kế theo di chúc được ưu tiên áp dụng trước. Thừa kế theo pháp luật chỉ được áp dụng khi rơi vào các trường hợp như phân tích ở trên.

5. Phân biệt đại diện và giám hộ theo quy định của pháp luật hiện hành

Tiêu chí

Giám hộ

Đại diện

Cơ sở pháp lý

Được quy định từ điều 46 – điều 63 BLDS năm 2015

Được quy định từ điều 134 – điều 143 BLDS năm 2015

Định nghĩa

Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ

Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự

Bản chất

– Chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất NLHVDS

– Thay người được giám hộ tham gia vào các giao dịch dân sự

Nhân danh người được đại diện để thực hiện các quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ cho người được đại diện

Phân loại

Giám hộ được chia làm 2 loại là:

+ Giám hộ đương nhiên

+ Giám hộ cử

Đại diện được chia làm 2 loại là:

+ Đại diện theo pháp luật

+ Đại diên theo quyền

Đối tượng

– Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;

– Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất NLHVDS; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế NLHVDS; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;

– Người mất NLHVDS;

– Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

– Con chưa thành niên

– Người được giám hộ

– Người do Tòa án chỉ định

– Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ

– Người có thẩm quyền đại diện theo quy định pháp luật

– Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án.

Chủ thể thực hiện

– Cá nhân

– Pháp nhân

– Cá nhân

– Pháp nhân

Quyền và nghĩa vụ khi tham gia giám hộ và đại diện

Đối với giám hộ thì họ được thực hiện toàn bộ các quyền khi giám hộ. Trong số những quyền mà họ có thì đáng chú ý là người giám hộ có quyền quản lý và sử dụng tài sản của người được giám hộ (nếu có) để xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự và dử dụng tài sản đó để chi tiêu cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng người được giám hộ. Trong số các nghĩa vụ mà người giám hộ phải thực hiện thì nổi bật lên nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục hoặc bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ

Đối với người đại diện thì quyền và nghĩa vụ của họ gắn liền với phạm vi được dại diện, người đại diện chỉ được thực hiện g

B. MỘT VÀI CÂU HỎI DẠNG NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI

1.Tất cả các quan hệ nhân thân đều là đối tượng điều chỉnh của luật dân sự. ( Đáp án gợi ý: không vì căn cứ theo khoản 1 điều 25-BLDS 2015 luật dân sự chỉ điều chỉnh các quan hệ nhân thân được quy định trong bộ luật là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác và quy định chi tiết về các quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân ở khoản 2 điều 25 của bộ luật này.)

2.Trong một quan hệ pháp luật dân sự, chủ thể đồng thời có cả quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. ( Đáp án: Đúng căn cứ theo điều 8 BLDS2015 )

3.Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của cá nhân phát sinh cùng một thời điểm. ( Đáp án : Sai vì

o Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết" và "Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp do pháp luật quy định".

o Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
=> như vậy năng lực pháp luật có từ khi con người sinh ra. Còn năng lực hành vi có khi con người ta đạt độ tuổi nhất định do luật định (ví dụ một người có năng lực hành vi đầy đủ về hình sự là người đạt độ tuổi từ 18 tuổi trở lên

4.Người bị bệnh tâm thần là người mất năng lực hành vi dân sự

( Đáp án: SAI

o Vì theo Khoản 1 điều 22 BLDS 2015 Khi một người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không thể nhận thức hành vi của mình thì khi được yêu cầu của người có quyền , lợi ích liên quan hoặc các cơ quan , tổ chức hữu quan , tòa án ra quyết định tuyên bố người này mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần .Vậy khi chưa có kết luận chính thức thì người bị bệnh tâm thần không được xem là mất năng lực hành vi dân sự )

Câu 1: Kể từ khi mở thừa kế thì người được hưởng di sản có quyền tiến hành việc khai nhận di sản thừa kế và xác lập quyền sở hữu của mình đối với những di sản thừa kế được hưởng tại cơ quan công chứng. Sau khi cơ quan công chứng tiến hành thụ lý công chứng văn bản khai nhận di sản. Sau khi có xác nhận của UBND phường, xã thể hiện di sản thừa kế không có tranh chấp, khiếu kiện, Công chứng viên hẹn ngày lên ký kết văn bản khai nhận di sản. Vào ngày hẹn, người thừa kế mang theo toàn bộ bản chính các giấy tờ đã nộp cho phòng công chứng đến ký kết văn bản khai nhận di sản thừa kế.

Câu 2: Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. (Điều 105).

Vậy quyền tài sản đã nằm trong khái niệm tài sản. Di sản còn bao gồm cả các quyền tài sản như: quyền đòi bồi thường thiệt hại, quyền đòi nợ, quyền thừa kế giá trị, quyền sử dụng nhà thuê của nhà nước. Mặt khác, di sản thừa kế không bao gồm nghĩa vụ của người chết. Do vậy, trong trường hợp người có tài sản để lại còn có cả nghĩa vụ về tài sản, thì thông thường phần nghĩa vụ này sẽ được thanh tóan bằng tài sản của người chết.


MỘT SỐ BẤT CẬP TRONG CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ

I. Những quy định chung về thừa kế

Bộ luật Dân sự (BLDS) dành 15 điều (từ Điều 634 đến Điều 648 ) quy định những nguyên tắc chung về thừa kế. Đây là những quy định áp dụng cho cả hai trình tự thừa kế: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật . Nghiên cứu các quy phạm pháp luật cũng như quá trình áp dụng trong thực tiễn, chúng tôi nhận thấy cần phải làm rõ, bổ sung những điểm sau:

1. Người thừa kế

Pháp luật dân sự ghi nhận quyền thừa kế của cá nhân, tổ chức. Điều 638 BLDS quy định: "

1. Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.

2. Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức, thì phải là cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa kế " .

Tất nhiên, người thừa kế theo pháp luật chỉ có thể là cá nhân, còn người thừa kế theo di chúc có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Vấn đề đặt ra cần làm rõ là:

Thứ nhất: Hiểu như thế nào về "người còn sống vào thời điểm mở thừa kế" , đặc biệt trong trường hợp những người thừa kế chết mà không xác định được ai chết trước, ai chết sau. Thực tế chỉ ra rằng, có nhiều trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau chết cách nhau một khoảng thời gian rất ngắn, vụ việc tranh chấp thừa kế một thời gian dài sau đó mới phát sinh, do vậy việc xác minh thời điểm chết của từng người rất khó khăn, tạo phức tạp trong quá trình giải quyết vụ án (có lẽ, trong những trường hợp này, căn cứ pháp lý duy nhất có thể tin cậy được là giấy chứng tử, nhưng trong nhiều trường hợp giấy chứng tử lại không ghi cụ thể giờ, phút chết của cá nhân).

Điều 644 BLDS quy định: trong trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết trong cùng một thời điểm hoặc được coi là chết trong cùng một thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước, thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng. Quy định này xuất phát từ nguyên tắc: nghĩa vụ cung cấp chứng cứ thuộc về các đương sự. Trong cùng nội dung này, luật dân sự Pháp lại áp dụng nguyên tắc suy đoán pháp lý: " Đối với những người dưới 15 tuổi thì người nhiều tuổi hơn được suy đoán là chết sau; trên 60 tuổi thì người ít tuổi hơn được suy đoán là chết sau; nếu đàn ông và đàn bà không chênh nhau quá 3 tuổi thì đàn ông được suy đoán là chết sau đàn bà ". Chúng tôi cho rằng, đây cũng là một nguyên tắc cần xem xét, nghiên cứu khi sửa đổi BLDS.

Thứ hai: Điều luật cho phép người đã thành thai trước thời điểm mở thừa kế nhưng sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế vẫn có quyền thừa kế tài sản. Vấn đề ở chỗ: trường hợp nào được coi là sinh ra và còn sống? Đứa trẻ ra đời có thể chỉ sống được 30 phút, 01 giờ, 7giờ, 24 giờ, 7 ngày... sau đó mới chết. Việc xác định khi nào đứa trẻ đó được coi là người thừa kế có ảnh hưởng rất lớn đối với kỷ phần thừa kế của những người khác.

Điều luật chưa có quy định cụ thể về vấn đề này nên có nhiều cách hiểu khác nhau trong quá trình áp dụng. Theo chúng tôi, nên vận dụng quy định của Nghị định 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 về đăng ký hộ tịch: đứa trẻ sinh ra và còn sống được 24 giờ rồi chết thì phải khai sinh và khai tử để từ đó xác định khoảng thời gian được coi là sinh ra và còn sống của đứa trẻ (24 giờ). Tuy nhiên, điều này cũng cần được ghi nhận rõ ngay trong BLDS.

Thứ ba: Quyền thừa kế của các tổ chức (pháp nhân) đã sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản.

- Theo quy định của pháp luật dân sự, các pháp nhân cùng loại có thể bị chấm dứt khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách. Nhưng trong những trường hợp này, pháp nhân không chấm dứt tuyệt đối mà quyền và nghĩa vụ của nó được chuyển giao cho các pháp nhân khác. Vậy những pháp nhân này có được thừa kế không?

- Pháp nhân cũng có thể bị chấm dứt theo quy định về giải thể hoặc phá sản. Khi này, pháp nhân chấm dứt "tuyệt đối". Sau khi pháp nhân chấm dứt, một thời gian sau mới phát sinh vụ việc tranh chấp thừa kế mà pháp nhân đó được chỉ định là người thừa kế và tại thời điểm mở thừa kế pháp nhân chưa bị giải thể hoặc phá sản thì ai, cơ quan nào sẽ thay mặt pháp nhân để nhận di sản hay khi này tài sản được coi là tài sản vô chủ và thuộc về nhà nước?

- Mặt khác, theo quy định của pháp luật dân sự, pháp nhân đã bị giải thể, bị tuyên bố phá sản có thể được thành lập lại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy, trường hợp pháp nhân đó bị giải thể, bị tuyên bố phá sản trước thời điểm mở thừa kế, nhưng sau thời điểm mở thừa kế lại được thành lập lại thì pháp nhân đó có được quyền thừa kế di sản không?

2. Từ chối nhận di sản

Điều 645 BLDS quy định: " 1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản; người từ chối phải báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, Công chứng nhà nước hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản.

3. Thời hạn từ chối nhận di sản là sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế ".

Điều luật dành cho người thừa kế một quyền năng quan trọng: quyền từ chối nhận di sản. Về hình thức, việc từ chối phải lập thành văn bản, phải thông báo cho một số chủ thể có liên quan. Quy định này đặt ra một số vấn đề:

Thứ nhất: trong trường hợp người thừa kế vì những lý do khác nhau (không nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tài sản) mà từ chối nhận di sản, nhưng việc từ chối này chỉ bằng lời nói. Khi phân chia di sản thừa kế, họ nhất quyết không nhận phần thừa kế của mình thì giải quyết như thế nào? Có hai phương án lựa chọn:

- Phương án 1: dùng kỷ phần thừa kế đó tiếp tục chia đều cho những người thừa kế còn lại (cùng hàng thừa kế của người để lại di sản)

- Phương án 2: coi đây là một trường hợp từ bỏ quyền sở hữu, kỷ phần thừa kế đó là tài sản vô chủ và thuộc về nhà nước. Chúng tôi cho rằng: hợp lý hơn và cũng dễ chấp nhận hơn là lựa chọn phương án 1.

Thứ hai: điều luật quy định người từ chối nhận di sản phải thông báo cho một số người, cơ quan có liên quan. Vậy trong trường hợp người từ chối nhận di sản đã thông báo nhưng không thông báo đủ cho những người này (Ví dụ: chỉ thông báo cho những người thừa kế, không thông báo cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi mở thừa kế...), sau đó người này lại thay đổi ý kiến, yêu cầu được nhận di sản thừa kế thì có cho phép hay không? BLDS cũng chưa quy định cụ thể vấn đề này.

Thứ ba: điều luật quy định thời hạn từ chối là 6 tháng, kể từ ngày mở thừa kế. Như vậy, theo tinh thần của điều luật, nếu người thừa kế từ chối nhận di sản sau thời hạn trên thì không chấp nhận việc từ chối đó. Vậy hậu quả pháp lý đối với phần thừa kế của người đó được giải quyết như thế nào trong trường hợp họ nhất quyết từ chối nhận di sản? Thêm nữa, trường hợp người thừa kế từ chối nhận di sản đúng thời hạn trên, nhưng sau đó họ lại thay đổi ý kiến, xin nhận di sản thì giải quyết như thế nào, chấp nhận hay không chấp nhận cho họ nhận di sản? Đây là những vấn đề hết sức bức thiết cần phải sửa đổi, bổ sung trong BLDS. Quan điểm của chúng tôi là: trong trường hợp di sản chưa chia thì cho phép người từ chối nhận di sản có quyền thay đổi ý kiến; trường hợp di sản đã phân chia thì để bảo vệ quyền lợi cho những người thừa kế khác, thúc đẩy quan hệ dân sự phát triển, thì không cho phép người đã từ chối nhận di sản thay đổi ý kiến.

3. Về thời hiệu khởi kiện

" Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế " 2 . Trong thực tiễn, khi áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, có nhiều cách hiểu khác nhau về vấn đề này, nếu không có hướng dẫn cụ thể sẽ tạo tình trạng áp dụng không thống nhất khi xét xử các vụ án tranh chấp về thừa kế, đặc biệt là thừa kế quyền sử dụng đất.

Điều 165 BLDS quy định: " thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu ". Do đó, quy định này dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau.

Ví dụ: ông A chết hồi 15h00? ngày 1/1/1992. Vậy thời hiệu khởi kiện được tính như thế nào? Có 2 cách xác định như sau:

Cách thứ nhất: thời hiệu khởi kiện được xác định từ 0h00? ngày 2/1/1992 3 và kết thúc vào 24h00? ngày 2/1/2002 (ngày 2/1/1992 là ngày đầu tiên tiếp sau ngày xảy ra sự kiện ông A chết). Như vậy trong trường hợp này, thời điểm mở thừa kế được tính lùi là 0h00? ngày 2/1/1992. Nếu vậy, những người thừa kế của ông A chết sau 15h00? ngày 1/1/1992 đến trước 0h00? ngày 2/1/1992 đều không có quyền hưởng di sản của ông A vì không bị coi là chết trong cùng một thời điểm.

Cách thứ hai: Thời hiệu khởi kiện quyền thừa kế được xác định theo giờ người để lại di sản chết.

Ví dụ: ông A chết hồi 15h00? ngày 1/1/1992, thời hiệu khởi kiện được xác định bắt đầu từ 15h00? ngày 1/1/1992 và kết thúc vào 24h00 ngày 1/2/2002.

Cách xác định này dẫn đến hệ quả: những người chết trước 15h00? ngày 1/1/1992 hoặc chết cùng thời điểm đó không phải là người thừa kế của người để lại di sản, nếu chết sau 15h00? ngày 1/1/1992, thậm chí chết sau chỉ một thời gian ngắn vẫn là người thừa kế của người để lại di sản.

Cách xác định này phù hợp với quy định tại Điều 648 BLDS, bảo vệ được quyền lợi của những người chết sau người để lại di sản trong một khoảng thời gian ngắn (thậm chí chỉ 5-7 phút), nhưng như vậy thì hiểu tinh thần của Điều 165 như thế nào?

Theo chúng tôi, để phù hợp hơn, cần thiết phải dung hoà hai cách hiểu này: Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế sẽ được tính bắt đầu từ thời điểm bắt đầu của ngày tiếp theo ngày xảy ra sự kiện người để lại di sản chết và do đó, thời điểm kết thúc là thời điểm kết thúc ngày tương ứng 10 năm sau (như cách tính thứ nhất). Tuy nhiên, phải hiểu thời điểm mở thừa kế là thời điểm được xác định bằng giờ người để lại di sản chết, tại thời điểm đó xác định người thừa kế, di sản của người chết... để bảo vệ quyền lợi của những người thừa kế.

II. Thừa kế theo pháp luật

1. Thừa kế thế vị

Chúng tôi thừa nhận rằng: di sản của người chết sẽ vô nghĩa khi nó không được truyền lại cho những người khác và càng vô nghĩa hơn khi nó được chuyển từ người chết này sang cho người chết khác. Vì lẽ đó, pháp luật quy định: " người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết ".

Điều 680 BLDS quy định: " Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước người để lại di sản, thì cháu được hưởng phần di sản của cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng đã chết trước người để lại di sản, thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống ".

Luật thực định chỉ nói đến quyền lợi của cháu và chắt. Có lẽ các nhà làm luật thấy rằng việc quy định quyền thừa kế của chút, chít hoặc của các cháu trực hệ thấp hơn là hiếm xảy ra và không có giá trị thực tiễn.

Khi xem xét và nghiên cứu thừa kế thế vị, cụ thể thông qua Điều 680 BLDS, cần thống nhất một số nguyên tắc sau:

Thứ nhất: thừa kế thế vị chỉ áp dụng cho thừa kế theo pháp luật, không áp dụng cho thừa kế theo di chúc.

Thứ hai: thừa kế thế vị chỉ áp dụng cho trường hợp con cháu trực hệ chết trước. Việc áp dụng chế định này sẽ bị loại trừ nếu con còn sống nhưng từ chối nhận di sản hoặc không có quyền hưởng di sản.

Thứ ba: những người thế vị chỉ được hưởng phần mà người được thế vị hưởng nếu còn sống.

Thứ tư: người con chết trước người để lại di sản phải là người có quyền hưởng di sản. Nếu họ là người không có quyền hưởng di sản theo Khoản 1, Điều 646 thì dù chết trước người để lại di sản, con hoặc cháu của người đó không được thế vị họ để hưởng phần di sản.

Thứ năm: Người thừa kế thế vị chỉ có thể hưởng di sản nếu không ở trong tình trạng không có quyền hưởng di sản của người được thế vị và không từ chối nhận di sản của người này

Thừa kế thế vị không phải là một vấn đề mới mẻ trong pháp luật thừa kế thế giới nói chung và pháp luật thừa kế Việt Nam nói riêng. Vấn đề này còn nhiều điều đáng bàn, trong bài viết này, chúng tôi xin nêu một kiến nghị sửa đổi, bổ sung là: Cần làm rõ trường hợp những người có quyền hưởng thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm thì cháu, chắt của họ có được quyền thừa kế thế vị hay không? Vấn đề này có nhiều cách hiểu khác nhau. Có quan điểm cho rằng BLDS đã quy định thừa kế thế vị trong trường hợp con, cháu của người để lại di sản chết trước người để lại di sản thì đương nhiên trong trường hợp chết cùng cũng được hưởng vì khái niệm chết trước " bao trùm, rộng hơn " khái niệm chết cùng. Nhưng cũng có nhiều quan điểm cho rằng việc thừa kế thế vị chỉ áp dụng đối với trường hợp con, cháu của người để lại di sản chết trước người để lại di sản; đối với con, cháu của người để lại di sản chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì không đặt ra vấn đề thế vị (theo đúng câu chữ của điều luật). Do có nhiều cách hiểu khác nhau nên việc áp dụng pháp luật không được thống nhất trong việc giải quyết các tranh chấp về thừa kế.

Theo chúng tôi, BLDS nên quy định rõ hơn giống như Điều 597 Dự thảo thứ 12 BLDS đã ghi trước đây, tức là: ghi nhận " chết cùng thời điểm " vào trong thừa kế thế vị.

2. Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế

Điều 682 BLDS quy định: " Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con, thì được thừa kế di sản của nhau... ". Như vậy, để được quyền thừa kế di sản giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế thì pháp luật quy định họ phải có quan hệ chăm sóc nhau như cha con, mẹ con. Vấn đề ở chỗ, hiểu như thế nào là chăm sóc như cha con, mẹ con? Quy định này rất chung, nên trong thực tiễn áp dụng nhiều khi rất khác nhau. Có trường hợp cho hưởng thừa kế, có trường hợp trích công sức chăm sóc, nuôi dưỡng cho họ, có trường hợp không cho hưởng thừa kế vì không coi như con hoặc không nhìn nhận như cha, mẹ. Điều đó là do không thống nhất về căn cứ đánh giá: thời gian nuôi dưỡng; mức độ nuôi dưỡng, chăm sóc như thế nào; quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng một chiều thì có được xem là như cha con, mẹ con để hưởng thừa kế không...

Ví dụ: trường hợp người con riêng đi làm xa chỉ thỉnh thoảng gửi tiền về cho bố dượng, mẹ kế thì họ có được xem là có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng như cha con, mẹ con không và có được hưởng thừa kế không?... Trong thời gian tới, khi sửa đổi BLDS, nhất thiết chúng ta phải tính đến các tiêu chí này.

III. Hạn chế phân chia di sản

Theo quy định của BLDS (Điều 689), di sản có thể bị hạn chế phân chia trong một khoảng thời giannhất định trong hai trường hợp sau:

Thứ nhất: theo ý chí của người lập di chúc.

Thứ hai: theo thoả thuận của tất cả những người thừa kế. Việc quy định như vậy chưa được phù hợp với Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000. Khoản 3, Điều 31 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định về quyền thừa kế tài sản của vợ chồng: " trong trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Toà án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định; nếu hết thời hạn do Toà án xác định hoặc bên còn sống đã kết hôn với người khác thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu Toà án cho chia di sản thừa kế ". Do vậy, để thống nhất giữa các văn bản pháp luật, bảo vệ quyền lợi của các bên trong quan hệ thừa kế, chúng tôi cho rằng cần phải viết lại Điều 689 như sau: " Trong trường hợp theo ý chí của người lập di chúc; theo thoả thuận của tất cả những người thừa kế hoặc theo quy định của pháp luật, di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định, thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được đem chia "./.




Thứ tự căn cứ ưu tiên áp dụng giải quyết các vụ việc dân sự:

1. Sự thỏa thuận

2. Bộ luật dân sự

3. Tập quán

4. Quy định tương tự pháp luật

(Điều 2, 3 Bộ luật dân sự 2005)

1. Sự thỏa thuận

2. Bộ luật dân sự

3. Tập quán

4. Quy định tương tự pháp luật

5. Nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự

6. Án lệ

7. Lẽ công bằng

(Điều 3, 4, 5, 6 Bộ luật dân sự 2015)

Khi có vụ việc thực tế xảy ra nhưng chưa có điều luật áp dụng:

Tòa án có quyền từ chối

(vì pháp luật dân sự không có căn cứ để giải quyết vụ việc)

Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc, trường hợp này dựa theo thứ tự trên để giải quyết.

(Khoản 2 Điều 14 Bộ luật dân sự 2015)

Các trường hợp quyền và nghĩa vụ dân sự bị hạn chế

- Mất năng lực hành vi dân sự

- Hạn chế năng lực hành vi dân sự

(Điều 22, 23 Bộ luật dân sự 2005)

- Mất năng lực hành vi dân sự

- Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

- Hạn chế năng lực hành vi dân sự

(Điều 22,23, 24 Bộ luật dân sự 2015)

Việc đặt tên cho con

Có thể đặt tên bằng tiếng Việt hoặc bằng ngôn ngữ khác

Chỉ được đặt tên bằng tiếng Việt

(Khoản 3 Điều 26 Bộ luật dân sự 2015)

Người khác sử dụng hình ảnh của mình vì mục đích thương mại:

Không phải trả tiền

Phải trả tiền, trừ khi có thỏa thuận khác

(Khoản 1 Điều 32 Bộ luật dân sự 2015)

Chuyển đổi giới tính:

Không được phép

Được phép

(Điều 37 Bộ luật dân sự 2015)

Mua bán nhà bằng giấy tờ tay:

Không có giá trị pháp lý

(Điều 134 Bộ luật dân sự 2015)

Vẫn có giá trị pháp lý trong trường hợp đã thực hiện được ít nhất 2/3 nghĩa vụ

(Điều 129 Bộ luật dân sự 2015)

Quyền đối với tài sản:

Quyền sở hữu

(Điều 164 Bộ luật dân sự 2005)

- Quyền sở hữu

- Quyền khác đối với tài sản gồm quyền đối với bất động sản liền kề, quyền hưởng dụng và quyền bề mặt.

Đồng thời, quyền khác đối với tài sản vẫn có hiệu lực trong trường hợp quyền sở hữu được chuyển giao trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

(Căn cứ Điều 158, 159, 160 Bộ luật dân sự 2015)

Các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự:

- Cầm cố tài sản;

- Thế chấp tài sản;

- Đặt cọc;

- Ký cược;

- Ký quỹ;

- Bảo lãnh;

- Tín chấp.

- Cầm cố tài sản;

- Thế chấp tài sản;

- Đặt cọc;

- Ký cược;

- Ký quỹ;

- Bảo lưu quyền sở hữu;

- Bảo lãnh;

- Tín chấp;

- Cầm giữ tài sản

Khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, các bên đã giao kết hợp đồng phải:

Không có quy định

- Thỏa thuận sửa đổi hợp đồng

- Chấm dứt hợp đồng

- Yêu cầu Tòa án sửa đổi hợp đồng để cân bằng lợi ích của các bên.

(Điều 420 Bộ luật dân sự 2015)

Lãi suất vay:

Giới hạn: 150% lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước

(Khỏan 1 Điều 476 Bộ luật dân sự 2005)

Giới hạn: 20%/năm của khoản tiền vay

(Khoản 1 Điều 468 Bộ luật dân sự 2015)

Di chúc được đánh máy:

Không được thừa nhận

Đựơc thừa nhận trong trường hợp không thê viết hoặc nhờ người khác viết, đánh máy được

(Điều 634 Bộ luật dân sự 2015)


Điểm giống nhau giữa thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật

§ Đều là sự chuyển dịch của người đã chết cho những người còn sống.

§ Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại ; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di sản (Điều 611 BLDS 2015).

§ Người thừa kế là phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết (Điều 613 BLDS 2015). Tất cả đều có quyền từ chối thừa kế.

§ Người không được quyền hưởng di sản là những người được liệt kê tại Điều 621 BLDS 2015

§ Tài sản không có người nhận thừa kế thuộc (Điều 622 BLDS 2015)

§ để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế (Điều 623 BLDS 2015)

Phân biệt thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo di chúc

Thừa kế theo pháp luật

Khái niệm

Thừa kế theo di chúc là thừa kế theo ý chí nguyện vọng của người để lại di sản trước khi chết.

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định (Điều 649 BLDS 2015)

Đối tượng được thừa kế

Những cá nhân, tổ chức được người lập di chúc đề cập là người nhận di sản trong di chúc và đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật

– Các cá nhân có quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng đối với người để lại di sản (Điều 651 BLDS)

– Cha mẹ, vợ chồng, con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng mất khả năng lao động được pháp luật bảo vệ quyền thừa kế mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc (Điều 644 BLDS)

– Con riêng và bố dượng, mẹ kế (Điều 654 BLDS)

Hình thức

Phải được lập bằng văn bản, nếu không lập được di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc bằng miệng (Điều 627 BLDS)

– Văn bản thỏa thuận có về việc phân chia di sản của các đồng thừa kế

– Nếu có tranh chấp thừa kế thì theo của về phân chia di sản

Trường hợp được thừa kế

Theo ý chí, nguyện vọng của cá nhân khi lập di chúc, người thừa kế là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế (Điều 613 BLDS)

– Không có di chúc;

– Di chúc không hợp pháp;

– Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

– Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

(Điều 650 BLDS)

Thừa kế thế vị

Không có thừa kế thế vị

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống (Điều 652 BLDS)

Phân chia di sản

Điều 659 BLDS 2015

Điều 660 BLDS 2015

Thứ tự áp dụng

Thừa kế theo di chúc được ưu tiên áp dụng trước. Thừa kế theo pháp luật chỉ được áp dụng khi rơi vào các trường hợp như phân tích ở trên.

Ví dụ

Vợ chồng A và B có 300 triệu. A để lại di chúc, trong đó chia chia cho hai con trai là C và D mỗi đứa 50% di sản.

Theo đó, A có di chúc nên việc phân chia di sản của A sẽ phân chia theo di sản.

Do tài sản của A và B là 300 triệu. Do đó, di sản của A là 300/2 = 1 50 triệu.

C và D mỗi người 50% di sản, theo đó, C = D = 150/2 = 75 triệu.

Tuy nhiên theo khoản 1 Điều 644 BLDS, bà B vẫn được hưởng 2/3 suất thừa kế theo luật:

B = 2/3 x (150/3) = 33,33 triệu

Như vậy, C và D sẽ phải trừ đi một phần ngang nhau để chia cho bà B.

Khi đó, bà B = 33,33 triệu

C = D = (150- 33,33)/2 = 58,33 triệu

Vợ chồng M và N có 200 triệu. M có 80 triệu. Khi chết M không để lại di chúc. Biết M và N có con trai là A và B. Vợ chồng A và H có 01 đứa con là F. A chết cùng với M.

Di sản của M là: 80 + 200/2 = 180 triệu

M không có di chúc nên chia theo pháp luật.

Theo Điều 651 BLDS thì N = A = B = 180/3 = 0 triệu

Do A chết cùng M, nên do đó theo Điều 652 BLDS, F sẽ được 60 triệu của A

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #lds#lds