luật bóng rổ

Chương VI : PHẠM LUẬT

ĐIỀU 32 : PHẠM LUẬT.

32.2 Quy định :

Khi quyết định một vi phạm luật, trọng tài sẽ chú ý và sẽ cân nhắc ngay theo những nguyên tắc căn bản sau :

Tinh thần và mục đích của luật và cần phải giữ tính trung thực của trận đấu.

Trước sau như một trong việc áp dụng khả năng phán đoán chung cho mỗi trận đấu, những khả năng của các đấu thủ có liên quan cũng như thái độ và đạo đức của họ trong thi đấu.

Trước sau như một trong việc duy trì sự cân bằng giữa điều khiển trận đấu và tính liên tục của trận đấu, phải có " cảm giác " là thành viên trong trận đấu đang cố gắng làm cái gì và thổi cái gì thì tốt cho trận đấu.

32.3 Xử phạt :

32.3.1 Cho đối phương phát bóng biên ở vị trí gần nơi phạm luật, không được phát bóng biên ở ngay sau bảng rổ.

Ngoại trừ Điều 26.5, 41.3, 57.4.6 và 57.5.4.

ĐIỀU 33 : ĐẤU THỦ Ở NGOÀI ĐƯỜNG BIÊN VÀ BÓNG Ở NGOÀI ĐƯỜNG BIÊN

33.1 Định nghĩa :

33.1.1 Một đấu thủ hoặc một người khác ở ngoài biên.

* Một đấu thủ hoặc một người khác ở ngoài biên.

* ở ngoài sân hoặc vật gì ở ngoài sân, ở trên đường biên, ở trên cao hoặc ở ngoài đường biên.

* Gía đỡ bảng, mặt sau của bảng hoặc chạm vật gì ở trên cao hoặc ở sau bảng rổ.

33.2 Ghi chú :

33.2.1 Bóng ra biên bởi đấu thủ sau cùng chạm bóng, ngay cả nếu bóng ra biên bởi chạm một vật khác không phải là đấu thủ.

33.2.2 Nếu bóng ra ngoài đường biên bởi chạm một đấu thủ ở trên đường biên hoặc ở ngoài đường biên, như vậy đối thủ này làm bóng ra biên.

ĐIỀU 34 : DẪN BÓNG

34.1 Định nghĩa :

34.1.1 Một lần dẫn bóng bắt đầu khi một đấu thủ giành được quyền kiểm soát bóng sống trên sân, ném, lăn hoặc dẫn bóng trên mặt sân và chạm bóng một lần nữa trước khi bóng chạm một đấu thủ khác.

- Lần dẫn bóng kết thúc khi đấu thủ chạm bóng đồng thời bằng cả 2 tay hoặc bóng nằm trong 1 hoặc cả 2 tay.

- Trong khi dẫn bóng có thể ném bóng vào không khí, với điều kiện là bóng chạm mặt sân trước khi tay của đấu thủ dẫn bóng chạm bóng lần nữa.

- Không có giới hạn số bước khi bóng không tiếp xúc với tay của người dẫn bóng.

34.1.2 Người dẫn bóng vô tình mất bóng và giành lại được quyền kiểm soát bóng sống trên sân được xem như là vụng về với bóng.

34.1.3 Những trường hợp sau đây không coi là dẫn bóng :

* Ném rổ liên tục.

* Vụng về với bóng khi bắt đầu hoặc kết thúc lần dẫn bóng.

* Cố gắng giành quyền kiểm soát bóng bằng cách hất bóng trong khi tranh giành bóng với đấu thủ khác.

* Hất bóng từ quyền kiểm soát bóng của các đấu khác.

* Chặn bóng từ một đường chuyền và lại bắt bóng.

* Tung bóng từ tay này sang tay kia và bắt bóng trước khi bóng chạm mặt sân, nhưng không được phạm luật chạy bước.

34.2 Ghi chú :

Một đấu thủ không được dẫn bóng lần thứ 2 sau khi kết thúc lần dẫn bóng thứ nhất, trừ khi anh ta mất quyền kiểm soát bóng sống trên sân do :

Một lần ném rổ.

Bị đối phương chạm vào bóng.

Chuyền bóng hoặc bóng chạm một đấu thủ khác.

ĐIỀU 35 : CHẠY BƯỚC

35.1 Định nghĩa :

35.1.1 Chạy bước là di chuyển trái luật trong bất kỳ hướng nào của một hoặc hai bàn chân vượt quá những giới hạn đã được nói đến trong điều luật này khi cầm bóng sống trên sân.

35.1.2 Một chân trụ được xác định khi một đấu thủ cầm bóng sống trên sân bước một hoặc nhiều bước về bất kỳ hướng nào với cùng một chân, trong lúc chân kia được giữ ở điểm tiếp xúc với mặt sân thì gọi là chân trụ.

35.2 Ghi chú :

35.2.1 Hình thành chân trụ :

* Một đấu bắt bóng khi cả hai bàn chân ở trên mặt sân có thể dùng một trong hai bàn chân làm chân trụ. Ngay khi một bàn chân được nhấc lên thì bàn chân kia trở thành bàn chân trụ.

* Một đấu thủ bắt bóng trong khi di chuyển hoặc dẫn bóng có thể dừng lại và hình thành chân trụ như sau :

Nếu một bàn chân chạm bàn chân trụ trước khi bàn chân kia chạm mặt sân.

+ Bàn chân đó trở thành bàn chân trụ trước khi bàn chân kia chạm mặt sân.

+ Đấu thủ có thể nhảy lên bằng bàn chân đã chạm mặt sân và đồng thời rơi xuống bằng cả hai bàn chân, như vậy không có bàn chân nào là bàn chân trụ.

Nếu cả hai bàn chân rời mặt sân và đấu thủ :

+ Rơi xuống mặt sân đồng thời bằng cả hai bàn chân, như vậy một trong hai bàn chân có thể là bàn chân trụ. Khi một bàn chân nhấc lên thì bàn chân còn lại trở thành bàn chân trụ.

+ Rơi xuống mặt sân bằng một chân, đấu thủ có thể nhảy lên bằng bàn chân đã rơi xuống đồng thời bằng cả hai bàn chân, như vậy không có bàn chân nào có thể là bàn chân trụ

35.2.2 Di chuyển với bóng :

* Sau khi bàn chân trụ được hình thành có quyền kiểm soát bóng sống trên sân :

- Một lần chuyền bóng hoặc một lần ném rổ, bàn chân trụ có thể được nhấc lên nhưng không được chạm trở lại mặt sân trước khi bóng rời khỏi tay.

- Khi bắt đầu dẫn bóng, bàn chân trụ không được nhấc lên trước khi bóng rời khỏi tay.

* Sau lần dừng lại mà không có bàn chân nào là chân trụ thì :

- Một lần chuyền bóng hoặc ném rổ, một hoặc cả hai bàn chân có thể được nhấc lên nhưng không được chạm lại mặt sân trước khi bóng rời khỏi tay.

- Khi bắt đầu dẫn bóng, không bàn chân nào được nhấc lên trước khi bóng rời khỏi tay.

35.2.3 Đấu thủ bị ngã, hoặc ngồi trên sân.

Hợp lệ khi một đấu thủ cầm bóng, ngã xuống mặt sân hoặc, trong khi nằm trên sân hoặc ngồi trên sân, giành được quyền soát bóng.

Phạm luật nếu đấu thủ này trượt, lăn, hoặc cố đứng dậy trong khi cầm bóng.

ĐIỀU 36 : LUẬT 3 GIÂY

36.1 Ghi chú :

36.1 Ghi chú :

36.1.1 Một đấu thủ của đội kiểm soát bóng sống trên sân và đồng hồ thi đấu đang chạy không đượcở trong khu vực giới hạn của đối phương liên tục quá 3 giây.

36.1.2 Cho phép thừa nhận một đấu thủ :

* Cố gắng rời khỏi khu vực giới hạn.

* Ở trong khu vực giới hạn khi anh ta hoặc một đồng đội của anh ta có động tác ném rổ và bóng đang rời khỏi tay hoặc chỉ mới rời khỏi tay của người ném rổ.

* Ở trong khu vực giới hạn chưa đến 3 giây, được phép dẫn bóng ném rổ.

36.1.3 Để xác định một đấu thủ ở ngoài khu vực giới hạn, anh ta phải đặt cả hai bàn chân ở khu vực giới hạn.

ĐIỀU 37 : ĐẤU THỦ BỊ KÈM SÁT

37.1 Định nghĩa :

Một đấu thủ đang cầm bóng sống trên sân bị kèm sát khi một đối phương có vị trí phòng thủ tích cực với khoảng cách không hơn 1 mét.

37.2 Ghi chú :

Đấu thủ kèm sát phải chuyền, ném rổ hoặc dẫn bóng trong vòng 5 giây.

ĐIỀU 38 : LUẬT 8 GIÂY

38.1 Ghi chú :

38.1 Ghi chú :

38.1.1 Bất cứ khi nào một đấu thủ giành được quyền kiểm soát bóng sống ở trên phần sân sau của anh ta, trong vòng 8 giây, đội của anh ta đưa bóng sang phần sân trước.

38.1.2 Phần sân sau của một đội bao gồm rổ của đội đó, phần phía trước của bảng và phần sân này được giới hạn bởi đường cuối sân ở phía sau rổ của đội đó, hai đường biên dọc và đường giữa sân.

38.1.3 Phần sân trước của một đội bao gồm rổ của đối phương, phần phía trước của bảng và phần sân này được giới hạn bởi đường cuối sân ở phía sau rổ đối phương, hai đường biên dọc và cạnh của đường giữa sân gần với rổ của đối phương.

38.1.4 Bóng ở phần sân trước của đội khi bóng chạm sân trước hoặc chạm một đấu thủ hoặc chạm trọng tài một phần cơ thể tiếp xúc với sân trước.

ĐIỀU 39 : LUẬT 24 GIÂY

39.1 Ghi chú :

39.1.1 Bất cứ khi nào một đấu thủ giành được quyền kiểm soát bóng sống ở trên sân, trong vòng 24 giây đội đó phải ném rổ.

Để được công nhận là một lần ném rổ, những điều kiện dưới đây phải được tuân theo:

Bóng phải rời khỏi tay của người ném rổ trước khi có tín hiệu âm thanh của đồng hồ 24 giây.

Sau khi bóng đã rời khỏi tay của người ném rổ, bóng phải chạm vòng rổ trước khi có tín hiệu âm thanh của đồng hồ 24 giây.

39.1.2 Nếu đội kiểm soát bóng không ném rổ trong vòng 24 giây thì đồng hồ 24 giây sẽ báo tín hiệu âm thanh.

39.1.3 Khi gần kết thúc một đợt 24 giây, ném rổ được thực hiện và có tín hiệu âm thanh của đồng hồ 24 giây trong khi đang bay trên không sau khi bóng rời khỏi tay của người ném rổ và vào rổ, bóng được tính điểm.

39.2 Qui định :

39.2.1 Nếu đồng hồ 24 giây đã bấm trở lại sai, khi phát trọng tài có thể dừng trận đấu ngay lập tức, miễn là không đặt một trong hai đội vào tình huống bất lợi.

Thời gian trên đồng hồ 24 giây sẽ được sửa lại và quyền sở hữu bóng sẽ cho trở lại đội đã kiểm soát bóng trước đó.

39.2.2 Nếu tín hiệu âm thanh của đồng hồ 24 giây báo sai trong khi một đội có quyền kiểm soát bóng, ngay lập tức trọng tài sẽ dừng trận đấu. Cho đội đã có quyền kiểm soát bóng trước đó khi có tín hiệu âm thanh của đồng hồ 24 giây được phát bóng biên và cho một đợt 24 giây mới.

Tất cả những giới hạn có liên quan đến ngăn cản bóng vào rổ và can thiệp vào bóng sẽ được áp dụng.

39.2.3 Nếu tín hiệu âm thanh của đồng hồ 24 giây báo sai trong khi không có đội nào kiểm soát bóng, trận đấu sẽ được tiếp tục bằng nhảy tranh bóng.

ĐIỀU 40 : BÓNG TRỞ VỀ SÂN SAU

40.1 Định nghĩa :

40.1.1 Bóng trở về sân sau của đội khi :

* Bóng chạm sân sau.

* Bóng chạm một đấu thủ hoặc một trọng tài có phần cơ thể tiếp xúc với sân sau.

40.1.2 Bóng được xem là trở về sân sau của đấu thủ của đội kiểm soát bóng:

* Chạm bóng sau cùng ở phần sân trước của anh ta, và một đấu thủ của cùng đội đó chạm bóng đầu tiên.

- Sau khi bóng chạm phần sân sau, hoặc

- Nếu đấu thủ này tiếp xúc với phần sân sau.

* Bóng chạm ở phần sân sau của đội, sau đó chạm sân trước, và một đấu thủ của đội đó tiếp xúc với sân trước, rồi lại tiếp xúc với phần thân sau là người đầu tiên chạm bóng.

Giới hạn này được áp dụng cho tất cả các trường hợp ở phần sân trước của một đội kể cả phát bóng biên.

40.2 Ghi chú

Một đấu thủ kiểm soát bóng sống ở phần sân trước không được đưa bóng trở về sân sau của đội anh ta.

Không áp dụng phát bóng biên bất cứ khi nào có một hoặc nhiều quả ném phạt mà sau đó là phát bóng biên ở điểm giữa của đường biên dọc.

ĐIỀU 41 : CAN THIỆP VÀO BÓNG

41.1 Định nghĩa :

41.1.1 Một lần ném rổ là khi bóng được giữ trong một hoặc hai bàn tay và rồi ném lên trên không hướng về rổ của đối phương.

Vỗ bóng là khi bóng được điều khiển bằng một hoặc hai bàn tay hướng về rổ của đối phương.

Úp rổ là khi bóng được dùng sức mạnh hoặc cố gắng dùng sức đưa bóng đi xuống vào trong rổ của đối phương bằng một hoặc cả hai tay.

Vỗ bóng và úp rổ cũng được xem là ném rổ.

41.1.2 Ném rổ bắt đầu khi bóng rời khỏi tay của đấu thủ có động tác ném rổ.

41.3 Ném rổ kết thúc khi bóng :

* Vào rổ trực tiếp từ phía trên và nằm trong rổ hoặc lọt qua rổ.

* Không còn có khả năng vào rổ trực tiếp hoặc sau khi bóng chạm vòng rổ.

* Được chạm hợp lệ bởi một đấu thủ sau khi bóng chạm vòng rổ.

* Bóng chạm mặt sân.

* Trở thành bóng chết.

41.2 Ghi chú :

41.2.1 Ngăn cản bóng vào rổ xảy ra trong một lần ném rổ khi :

* Một đấu thủ chạm bóng bay xuống và bóng hoàn toàn ở phía trên vòng rổ.

* Một đấu thủ chạm bóng sau khi bóng chạm bảng và bóng hoàn toàn ở phía trên vòng rổ.

Những giới hạn này chỉ áp dụng cho đến khi bóng không còn có khả năng vào rổ trực tiếp hoặc sau khi bóng chạm vòng rổ.

41.2.2 Can thiệp vào bóng xảy ra trong một lần ném rổ khi :

* Một đấu thủ chạm bảng trong khi bóng tiếp xúc với vòng rổ.

* Một đấu thủ đưa tay qua rổ từ phía dưới và chạm vào bóng.

* Người phòng thủ chạm bóng hoặc chạm rổ trong khi bóng ỏ trong rổ.

* Người phòng thủ không được làm rung bảng hoặc vòng rổ, theo nhận định của trọng tài hành động như vậy là ngăn cản bóng vào rổ.

41.2.3 Trong khi bóng đang bay của lần ném rổ và sau khi trọng tài thổi còi hoặc sau khi có tín hiệu âm thanh của đồng hồ thi đấu hoặc của đồng hồ 24 giây, tất cả những điều khoản về ngăn cản bóng vào rổ và can thiệp vào bóng sẽ được áp dụng.

41.3 Xử phạt :

41.3.1 Nếu người tấn công vi phạm bóng sẽ không được tính điểm. Cho đối phương phát bóng biên dọc nơi đường ném phạt kéo dài.

42.3.2 Nếu người phòng thủ vi phạm, đội đối phương được :

* Hai điểm khi bóng được ném rổ ở khu vực hai điểm.

* Ba điểm khi bóng được ném ổ ở khu vực 3 điểm.

Cho đội bị tính điểm được phát bóng biên ngang như là bóng vào rổ.

41.3.3 Nếu đấu thủ của cả hai đội vi phạm cùng một lúc, bóng không được tính điểm. Trận đấu được tiếp tục bằng nhảy tranh bóng.

Chương VII : LỖI CÁ NHÂN

ĐIỀU 42 : LỖI

42.1 Định nghĩa :

Lỗi là sự vi phạm những điều luật liên quan đến va chạm cá nhân với đối phương hoặc liên quan đến đạo đức tác phong phản tinh thần thể thao.

42.2 Ghi chú :

Lỗi được tính cho người phạm lỗi và được xử phạt theo những điều luật thích hợp.

ĐIỀU 43 : VA CHẠM

4.3.1 Định nghĩa :

43.1.1 Trong một trận đấu bóng rổ, khi mười đấu thủ di chuyển với tốc độ nhanh trong trong một không gian giới hạn thì va chạm cá nhân không thể tránh khỏi.

43.1.2 Để xác định có hoặc không có xử phạt khi va chạm, trong mỗi trường hợp xảy ra trọng tài sẽ cân nhắc và lưu ý đến những nguyên tắc cơ bản sau :

* Tinh thần và mục đích của những điều luật và cần phải giữ tính trung thực của trận đấu.

* Trước sau như một trong việc áp dụng khái niệm " Lợi thế/ không lợi thế '', do đó trọng tài không nên ngăn cản tiến trình của trận đấu một cách không cần thiết, để xử phạt va chạm cá nhân do vô tình gây ra sẽ không cho người gây ra va chạm một lợi thế hoặc không đặt đối phương của anh ta vào thế bất lợi.

* Trước sau như một trong việc áp dụng khả năng phán đoán chung cho mỗi trận đấu, ghi nhớ những khả năng của những đấu thủ có liên quan và thái độ, đạo đức của các đấu thủ trong thi đấu.

* Trước sau như một trong việc duy trì sự cân bằng giữa điều khiển trận đấu và tiến trình của trận đấu, phải có " sự cảm nhận '' là những người tham gia đang cố gắng làm cái gì và thổi cái gì thì tốt cho trận đấu.

ĐIỀU 44 : LỖI CÁ NHÂN

44.1 Định nghĩa :

44.1.1 Lỗi cá nhân là lỗi của một đấu thủ có liên quan đến va chạm trái luật với đối phương, không kể là bóng sống hoặc bóng chết.

Đấu thủ không được nắm giữ, chặn người, đẩy, chặn, ngang, ngáng chân, làm trở ngại sự xoay trở của đối phương bằng cách giơ bàn tay, dang cánh tay, đánh vai, đưa hông, đưa chân, đưa đầu gối hoặc bàn chân, cũng không được cúi người một cách " không bình thường '' (ở ngoài chiều cao thẳng đứng của anh ta), cũng không được có hành động thô lỗ hoặc lối chơi thô bạo.

44.1.2 Cản người là va chạm cá nhân trái luật ngăn cản sự xoay trở của đối phương có bóng hoặc không có bóng.

44..1.3 Chặn ngang là va chạm cá nhân khi có bóng hoặc không có bóng, bởi đẩy hoặc di chuyển vào phần thân trên của đối phương.

44.1.4 Cản người trái luật từ phía sau là đấu thủ phòng thủ va chạm từ phía sau đối phương. Đơn thuần là người phòng thủ đang cố gắng lấy bóng thì cũng không biện minh được cho sự việc gây ra va chạm của người phòng thủ với đối phương phía sau.

44.1.5 Nắm giữ là va chạm cá nhân với đối phương nhằm cản trở sự di chuyển tự do của đối phương. Nắm giữ có thể xảy ra với bất kỳ phần nào của cơ thể.

44.1.6 Cản người trái luật là cố gắng nhằm trì hoãn trái phép hoặc ngăn cản đối phương không có bóng di chuyển đến một vị trí mong muốn ở trên sân thi đấu.

44.1.7 Dùng tay trái luật là hành động của người phòng thủ trong tình huống phòng thủ và tay được sử dụng để tiếp xúc đối phương nhằm ngăn cản sự xoay trở của đối phương.

44.1.8 Đẩy người là va chạm cá nhân với bất kỳ phần nào của cơ thể khi một đấu thủ dùng sức mạnh để tránh vị trí của đối phương có bóng hoặc không có bóng.

44.2 Xử phạt :

Trong mọi trường hợp một lỗi cá nhân sẽ tính cho người phạm lỗi, và :

44.2.1 Nếu lỗi phạm vào đấu thủ không có động tác ném rổ :

* Trận đấu sẽ tiếp tục bằng phát bóng biên của đội không phạm lỗi ở gần nơi xảy ra phạm lỗi.

* Nếu xử phạt lỗi đồng đội thì lúc đó Điều 55 (lỗi đồng đội : Xử phạt) được áp dụng.

44.2.2 Nếu lỗi phạm vào đấu thủ có động tác ném rổ thì :

* Bóng vào rổ được tính điểm và được ném thêm 1 quả phạt.

* Nếu ném rổ ở khu vực 3 điểm, bóng không vào rổ sẽ được ném 3 quả phạt.

* Nếu có lỗi xảy ra khi hoặc trước khi có tín hiệu âm thanh của đồng hồ thi đấu báo kết thúc một hiệp hoặc hiệp phụ hoặc khi có tín hiệu âm thanh của đồng hồ 24 giây trong khi bóng vẫn còn nằm trong tay của đấu thủ có động tác ném rổ và bóng vào rổ, bóng sẽ không được tính 2 hoặc 3 điểm, nhưng sẽ cho ném phạt.

44.3 Nguyên tắc hình trụ :

Nguyên tắc hình trụ được xác định bởi khoảng không gian trong hình trụ tưởng tượng được chiếm giữ bởi một đấu thủ trên sân. Hình trụ này bao gồm khoảng không gian ở trên đấu thủ và được giới hạn như sau :

Phía trước bởi lòng bàn tay.

Phía sau bởi mông, và

Hai bên bởi cạnh ngoài của cánh tay và chân.

Hai bàn tay và hai cánh tay có thể được đưa ra phía sau trước của phần thân trên không xa hơn vị trị trí của hai bàn chân với cánh tay được gập ở khuỷu tay như vậy chỉ có cẳng tay và bàn tay được đưa ra. Khoảng cách giữa hai bàn chân của đấu thủ sẽ theo tỷ lệ chiều cao của đấu thủ(H.13).

44.4 Nguyên tắc chiều cao thẳng đứng :

44.4.1 Trên sân bóng rổ, mỗi đấu thủ đều có quyền chiếm 1 vị trí ( không gian hình trụ) trên sân nơi mà chưa có đối phương chiếm giữ.

44.4.2 Nguyên tắc này bảo vệ khoảng không gian ở trên mặt sân mà đấu thủ này bảo vệ khoảng không gian ở phía trên của đấu thủ khi anh ta nhảy thẳng đứng trong khoảng không gian đó.

44.4.3 Khi đấu thủ rời khỏi vị trí chiều cao thẳng đứng (không gian hình trụ) của mình mà va chạm vào cơ thể của đối phương đã hình thành vị trí chiều caothẳng đứng (khoảng không gian hình trụ), đấu thủ đã rời khỏi chiều cao thẳng đứng của mình (khoảng không gian hình trụ) sẽ chịu trách nhiệm về việc va chạm.

44.4.4 Người phòng thủ không bị phạt do nhảy thẳng lên (trong khoảng không gian hình trụ) sẽ chịu trách nhiệm về việc va chạm.

44.4.5 Đấu thủ tấn công, dù ở trên mặt sân hoặc ở trên không, sẽ không được va chạm với người phòng thủ ở trong vị trí phòng thủ đúng luật bởi :

* Dùng cánh tay để tăng thêm khoảng không gian cho mình (không bị cản).

* Đưa chân hoặc cánh tay ra gây va chạm trong hoặc ngay sau khi ném rổ.

44.5 Vị trí phòng thủ đúng luật :

44.5.1 Người phòng thủ có vị trí phòng thủ đúng luật khi :

* Đối diện với đối phương, và

* Có hai bàn chân ở trên mặt sân.

44.5.2 Vị trí phòng thủ đúng luật được sử dụng theo chiều cao thẳng đứng phía trên theo chiều cao thẳng đứng ở phía trên của đấu thủ (khoảng không gian hình trụ). Đấu thủ được giơ tay lên cao khỏi đầu hoặc nhảy lên nhưng phải duy trì cánh tay lên cao khỏi đầu hoặc nhảy thẳng lên nhưng phải duy trì cánh tay trong vị trí chiều cao thẳng đứng bên trong khoảng không gian hình trụ tưởng tượng.

44.6 Phòng thủ đấu thủ có bóng ;

44.6.1 Khi phòng thủ một đấu thủ có bóng (đấu thủ đang giữ bóng hoặc đang dẫn bóng) thì những yếu tố thời gian và khoảng cách không được áp dụng.

44.6.2 Đấu thủ có bóng phải biết mình bị phòng thủ và phải biết mình bị phòng thủ và phải chuẩn bị dừng hoặc đổi hướng di chuyển bất cứ khi nào có đối phương chiếm vị trí phòng thủ đúng luật ở phía trước người có bóng, ngay cả nếu điều này được làm trong một phần của bước thứ 2.

44.6.3 Người phòng thủ phải có vị trí phòng thủ đúng luật, không được gây va chạm với cơ thể của đối phương chiếm vị trí.

44.6.4 Ngay khi người phòng thủ đã có vị trí phòng thủ đúng luật, thì người phòng thủ có thể di chuyển phòng thủ đối phương, nhưng không được dang cánh tay, đưa vai, hông hoặc chân để ngăn cản người dẫn bóng vượt qua.

44.6.5 Khi nhận định một tình huống cản người hoặc chặn ngang đấu thủ có bóng thì trọng tài sẽ xử dụng những nguyên tắc sau:

* Người phòng thủ phải có vị trí phòng thủ ban đầu đúng luật bằng cách đối mặt với đấu thủ có bóng và có cả hai bàn chân ở trên mặt sân.

* Người phòng thủ có thể đứng tại chỗ, nhảy thẳng lên hoặc di chuyển sang bên cạnh hoặc di chuyển lùi về phía sau để duy trì vị trí phòng thủ đúng luật.

* Di chuyển để duy trì vị trí phòng thủ, một hoặc hai bàn chân có thể rời khỏi mặt sân trong chốc lát, hoặc di chuyển sang một bên di chuyển lùi về phía sau, nhưng không được hướng về người có bóng.

* Nếu va chạm xảy ra ở phần trên, lúc đó người phòng thủ sẽ được xem là chiếm vị trí trước.

* Người phòng thủ đã hình thành vị trí phòng thủ đúng luật có thể xoay người trong khoảng không gian hình trụ của anh ta để làm giảm bớt cú va chạm hoặc chánh trấn thương.

Trong trường hợp xảy ra như trên, lỗi sẽ được tính cho đấu thủ có bóng.

44.7 Đấu thủ ở trên không :

44.7.1 Một đấu thủ nhảy lên trên không từ một vị trí ở trên mặt sân thì phải rơi xuống trên cùng một vị trí đó.

44.7.2 Đấu thủ được quyền rơi xuống trên cùng một vị khác ở trên sân, với điều kiện là giữa hướng nhảy lên và vị trí rơi xuống, và vị trí rơi xuống của anh ta chưa có đối phương chiếm giữ khi anh ta nhảy lên.

44.7.3 Nếu một đấu thủ nhảy lên và rơi xuống, nhưng đà rơi xuống làm đấu thủ va chạm với đối phương đã có vị trí phòng thủ đúng luật gần vị trí rơi xuống, như vậy lúc này người nhảy lên sẽ chịu trách nhiệm về việc va chạm.

44.7.4 Một đối thủ không được di chuyển vào vị trí của đối phương sau khi đối phương đã nhảy lên trên không.

44.7.5 Di chuyển phía dưới một đấu thủ đang ở trên không mà va chạm, thì thường là một lỗi phản tinh thần thể thao và chắc chắn trong những trường hợp này có thể là lỗi trục xuất.

44.8 Phòng thủ một đấu thủ không có bóng :

44.8.1 Một đấu thủ không có bóng được quyền di chuyển tự do trên sân và chiếm giữ bất cứ một vị trí nào mà chưa có một đấu thủ khác chiếm giữ.

44.8.2 Khi phòng thủ một đấu thủ không có bóng, những yếu tố thời gian và khoảng cách sẽ được áp dụng. Người phòng thủ không được chiếm vị trí quá gần hoặc quá nhanh trong hướng di chuyển của đối phương đến mức đối phương không có đủ thời gian hoặc khoảng cách để có thể dừng hoặc thay đổi hướng di chuyển. Khoảng cách bằng tỷ lệ tương xứng với tốc độ của đối phương, không ít hơn một bước và không nhiều hơn hai bước bình thường.

Nếu một đấu thủ không để ý tới yếu tố thời gian và khoảng cách khi chiếm vị trí phòng thủ hợp lệ mà xảy ra va chạm với đối phương thì đấu thủ đó phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc va chạm.

44.8.3 Khi người phòng thủ đã có vị trí phòng thủ đúng luật thì người phòng thủ đó không được ngăn cản đối phương đi qua bằng cách dang tay, đưa vai, đưa hông hoặc đưa chân trong hướng di chuyển của đối phương. Tuy nhiên người phòng thủ có thể thay đổi hoặc để tay ở trước ngực và gập cánh tay gần cơ thể của người phòng thủ, trong khoảng không gian hình trụ của anh ta để không bị chấn thương.

44.9 Cản người đúng luật và cản người trái luật :

44.9.1 Cản người xảy ra khi một đấu thủ cố gắng trì hoãn hoặc ngăn cản đối phương không có bóng di chuyển đến một vị trí mong muốn ở trên sân.

44.9.2 Cản người đúng luật khi đấu thủ đang cản đối phương là :

Đứng tại chỗ (bên trong khoảng không gian hình trụ) khi va chạm xảy ra.

Có cả hai bàn chân ở trên mặt sân khi va chạm xảy ra.

44.9.3 Cản người trái luật khi đấu thủ đang cản đối phương :

* Đã di chuyển khi va chạm xảy ra.

* Không có khoảng cách thích hợp trong tình huống cản người tầm quan sát của đối phương đang đứng tại chỗ khi va chạm xảy ra.

Không tôn trọng yếu tố thời gian và khoảng cách trong hướng di chuyển của đối phương khi có va chạm xảy ra.

44.9.4 Nếu cản người được đặt ở trong tầm quan sát của đối phương đứng tại chỗ (ở phía trước hoặc bên cạnh) thì người cản có thể có vị trí cản người sát đối phương như anh ta mong muốn, với điều kiện là không có va chạm xảy ra.

44.9.5 Nếu cản người được đặt ở ngoài tầm quan sát của đối phương đứng tại chỗ, người cản phải cho phép đối phương bước một bước bình thường về phía người cản mà không xảy ra va chạm.

44.9.6 Nếu đối phương đang di chuyển thì yếu tố thời gian và khoảng cách sẽ được áp dụng. Người cản phải để khoảng cách sẽ được áp dụng. Người cản phải để khoảng trống thích hợp cho người bị cản có khả năng để dừng hoặc thay đổi hướng di chuyển.

44.9.7 Một đấu thủ cản người đúng luật thì đấu thủ bị cản người phải chịu trách nhiệm về bất kỳ sự va chạm nào với đấu thủ cản người.

44.10 Cản người :

44.10.1 Một đấu thủ đang cố gắng cản người sẽ phạm lỗi cản người xảy ra va chạm khi đấu thủ đó đang di chuyển và đối phương của anh ta đứng tại chỗ hoặc di chuyển theo đấu thủ.

44.10.2 Nếu đấu thủ không chú ý đến bóng, đối diện với đối phương và thay đổi vị trí của đấu thủ vì đối phương thay đổi vị trí thì đấu thủ này sẽ chịu trách nhiệm về bất kỳ va chạm nào xảy ra sau đó, trừ khi có nhân tố khác liên quan đến.

Sự diễn tả " trừ khi có những nhân tố khác có liên quan ''là nói đến cố tình đẩy, xô hoặc nắm giữ của đấu thủ bị cản.

44.10.3 Đấu thủ phòng thủ đúng luật được dang tay hoặc khuỷu tay ở khoảng không hình trụ để chiếm vị trí trên sân, nhưng cánh tay và khuỷu tay phải được cử động ở bên trong khoảng không gian hình trụ của anh ta khi đối phương cố gắng đi qua. Nếu cánh tay hoặc khuỷu tay ở ngoài khoảng không hình trụ của anh ta và có va chạm xảy ra, thì đó cản người hoặc nắm giữ.

44.11 Bàn tay hoặc cánh tay va chạm đối phương

44.11.1 Bàn tay va chạm đối phương, tự bản chất, không coi là một sự vi phạm.

44.11.2 Trọng tài sẽ quyết định đấu thủ đã gây va chạm có giành được lợi thế không. Nếu đấu thủ gây va chạm làm giới hạn bất kỳ hướng di chuyển tự do nào của đối phương thì va chạm đó là một lỗi.

44.11.3 Dùng tay hoặc giơ cánh tay trái luật xảy ra khi người phòng thủ có tư thế phòng thủ đặt vào người của đối phương mà vẫn duy trì sự tiếp xúc với đối phương có hoặc không có bóng.

44.11.4 Lặp đi lặp lại động tác tay chạm đối phương hoặc cánh tay " chọc đẩy '' đối phương có hoặc không có bóng là lỗi va chạm như vậy có thể dẫn đến lối chơi thô bạo.

44.11.5 Lỗi của đấu thủ tấn công có bóng :

* " Thúc " cánh tay, choàng cánh tay hoặc khuỷu tay quanh người phòng thủ để giành được lợi thế.

Đẩy người phòng thủ để lấy bóng hoặc không cho người phòng thủ lấy bóng để tạo một khoảng cách lớn hơn giữa người tấn công và người phòng thủ.

Trong khi dẫn bóng, dang cẳng tay hoặc bàn tay ngăn cản đối phương để bảo vệ bóng.

44.11.6 Lỗi xô đẩy của đấu thủ tấn công không có bóng để :

* Tự do nhận bóng.

* Ngăn cản người phòng thủ để lấy bóng hoặc ngăn cản để lấy bóng ngăn cản người phòng thủ đang cố gắng phá bóng.

* Tạo khoảng trống hơn nữa giữa anh ta và người phòng thủ.

44.12 Lối chơi đứng tại chỗ :

44.12.1 Nguyên tắc không gian thẳng đứng được áp dụng khi đứng tại chỗ không được được áp dụng khi đứng tại chỗ.

Người tấn công ở vị trí đứng tại chỗ và đối phương phòng thủ phải tôn trọng quyền về chiều cao thẳng đứng (khoảng không gian hình trụ) của mỗi đấu thủ.

44.12.2 Người phòng thủ trong tư thế đứng tại chỗ không được đưa vai hoặc hông của mình ra khỏi vi trí hoặc giơ khuỷu tay, cánh tay, đầu gối hoặc những phần khác của cơ thể để ngăn cản sự tự do di chuyển của đối phương.

ĐIỀU 45 : LỖI HAI BÊN

45.1 Định nghĩa :

Lỗi hai bên là trường hợp hai đối thủ phạm lỗi va chạm nhau gần như cùng một thời điểm.

45.2 Xử phạt :

45.2.1 Tính một lỗi cá nhân mỗi đấu thủ phạm lỗi. không có ném phạt.

45.2.2 Trận đấu sẽ được tiếp tục như sau :

Nếu bóng vào rổ cùng với thời điểm xảy ra lỗi, bóng được tính điểm, đối phương của đội ném bóng vào rổ được phát bóng biên ở đường cuối sân.

Cho đội đang kiểm soát bóng hoặc đội được quyền phát bóng biên khi xảy ra lỗi hai bên được phát bóng biên gần nơi phạm lỗi.

Nếu không có đội nào kiểm soát bóng cũng không được quyền phát bóng biên khi xảy ra lỗi hai bên, cho hai đấu thủ phạm lỗi nhảy tranh bóng ở vòng tròn gần nơi phạm lỗi.

ĐIỀU 46 : LỖI PHẢN TINH THẦN THỂ THAO

46.1 Định nghĩa :

46.1.1 Lỗi phản tinh thần thể thao là lỗi cá nhân của một đấu thủ mà theo nhận định của trọng tài, đấu thủ đó đã cố ý phạm lỗi vào đối phương.

46.1.2 Lỗi phản tinh thần thể thao, phải được hiểu một cách nhất quán xuyên suốt trong toàn bộ trận đấu.

46.1.4 Để xem xét một lỗi có là phản tinh thần thể thao không, trọng tài nên áp dụng những nguyên tắc sau:

Nếu một đấu thủ gây va chạm mà không nhằm mục đích cản phá bóng thì đó là lỗi phản tinh thần thể thao.

Nếu một đấu thủ cố gắng cản phá bóng, gây ra va chạm quá mức (lỗi nặng) va chạm sẽ bị coi là lỗi phản tinh thần thể thao.

Một đấu thủ nắm giữ, đụng, đạp hoặc cố ý xô đẩy đối phương, là lỗi phản tinh thần thể thao.

Nếu đấu thủ phạm lỗi trong khi cố gắng chính đáng nhằm cản phá bóng ( chơi bóng rổ bình thường), thì không phạm lỗi phản tinh thần thể thao.

46.2 Xử phạt ;

46.2.1 Ghi một lỗi phản tinh thần thể thao cho người phạm lỗi.

46.2.2 Cho đội không phạm lỗi được ném một hoặc nhiều quả phạt và sau đó được phát bóng biên.

Số quả ném phạt được tính như sau :

Nếu lỗi phạm vào đấu thủ không có động tác ném rổ thì cho ném hai quả phạt.

Nếu lỗi phạm vào đấu thủ có động tác ném rổ thì bóng vào rổ được tính điểm và cho ném thêm một quả phạt.

Nếu lỗiphạm vào đấu thủ có động tác ném rổ nhưng bóng không vào rổ thì tuỳ theo vị trí ném rổ mà cho ném hai hoặc ba quả phạt.

ĐIỀU 47 LỖI TRỤC XUẤT

47. 1 Định nghĩa :

47.1.1 Bất kỳ đấu thủ chính thức, đấu thủ dự bị, HLV, HLV phó hoặc người đi theo đội nào động phản tinh thần thể thao một cách trắng trợn thì đều là lỗi trục xuất.

47.1.2 Một HLV cũng sẽ bị trục xuất khi :

Phạm hai lỗi kỹ thuật (C) do hành động phản tinh thần thể thao.

Có tổng cộng ba lỗi kỹ thuật do hành động phản tinh thần thể thao của HLV phó, đấu thủ dự bị hoặc người đi theo đội ở trong băng ghế của đội (B) hoặc có ba lỗi kỹ thuật mà trong đó có một lỗi kỹ thuật do chính bản thân của HLV (C).

47.1.3 HLV đã bị trục xuất sẽ được thay thế bởi HLV phó đã đăng ký trong tờ ghi điểm. Nếu không có HLV phó, đội trưởng sẽ thay thế.

47.2 Xử phạt :

47.2.1 Ghi một lỗi trục xuất cho người phạm lỗi.

47.2.2 Người bị trục xuất sẽ ở trong phòng thay quần áo của đối phương suốt trận đấu hoặc nếu muốn sẽ được rời khỏi nhà thi đấu.

47.2.3 Đội không phạm lỗi được ném phạt và phát bóng biên ở giữa đường biên dọc. Số quả ném được tính biên ở giữa đường biên dọc.Số quả ném phạt được tính như phạt lỗi phản tinh thần thể thao, Điều 46.2.2.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top