Bài 2: BẢN CHẤT, VAI TRÒ và HỆ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN
1. Khái niệm pháp luật XHCN
Pháp luật XHCN là hệ thống các quy tắc xử sự, thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng, do Nhà nước XHCN ban hành và bảo đảm thực hiện bằng sự thuyết phục và giáo dục mọi người tôn trọng thực hiện và bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.
2. Bản chất : Bản chất của pháp luật XHCN cũng được quy định bởi cơ sở kinh tế-xã hội của nó.
- Cơ sở kinh tế: quan hệ sản xuất XHCN.
- Cơ sở xã hội: các giai cấp trong xã hội tồn tại.
2.1 Tính giai cấp
- Pháp luật XHCN phản ánh ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
- Pháp luật XHCN điều chỉnh về mặt giai cấp các quan hệ xã hội theo định hướng XHCN.
2.2 Tính xã hội
- Bên cạnh việc bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, pháp luật XHCN còn bảo vệ lợi ích của các giai cấp khác trong xã hội.
- Pháp luật XHCN có cơ sở xã hội rộng rãi.
- Pháp luật XHCN là công cụ đảm bảo công bằng xã hội, tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của mọi cá nhân.
2.3 Những đặc điểm cơ bản của pháp luật XHCN
Pháp luật XHCN:
- Là một hệ thống các quy tắc xử sự có tính thống nhất nội tại cao, do cơ sở kinh tế, xã hội và pháp lý của nó quy định.
- Thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
- Do Nhà nước XHCN - Nhà nước dân chủ, thể hiện quyền lực của nhân dân lao động - ban hành và bảo đảm thực hiện.
- Có quan hệ chặt chẽ với chế độ kinh tế XHCN.
- Có quan hệ mật thiết với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng cộng sản.
- Có quan hệ chặt chẽ với các quy phạm xã hội khác trong xã hội XHCN.
3. Vai trò của pháp luật XHCN
3.1. Pháp luật thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản.
- Pháp luật là phương tiện chuyển hóa đường lối chính sách (được thể hiện trong nghị quyết) của Đảng cộng sản thành quy tắc xử sự chung của tòan xã hội.
- Thông qua Pháp luật, Đảng đảm bảo dược sự lãnh đạo thống nhất đối với toàn xã hội.
3.2. Pháp luật là cơ sở để xây dựng và hoàn thiệnbộ máy Nhà nước Xã hội chủ nghĩa.
- Nhà nước và các thiết chế hơp thành của Nhà nước đều có hình thức pháp lý nhất định.
- Trong quá trình thiết lập và tổ chức thực hiện quyền lực Nhà nước phải dựa trên cơ sở vững chắc của những nguyên tắc và quy định cụ thể của pháp luật.
3.3 Pháp luật bảo đảm cho việc thực hiện có hiệu quả chức năng tổ chức và quản lý kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất của CNXH
- Quá trình tổ chức và quản lý kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất của CNXH là một quá trình phức tạp và đan xen nhiều mối quan hệ khác nhau. Quá trình đó đòi hỏi phải có pháp luật, đó là cơ sở để để đảm bảo cho Nhà nước hoàn thành được chức năng của mình trong lĩnh vực kinh tế.
- Pháp luật sẽ tạo cơ chế đồng bộ, thúc đẩy quá trình phát triển đúng hướng của nền kinh tế. 3.4 Pháp luật bảo đảm thực hiện nền dân chủ XHCN, phát huy quyền lực nhân dân, bảo đảm công bằng xã hội
- Pháp luật là cơ sở phân định rõ vai trò, vị trí, chức năng của toàn bộ hệ thống bộ máy Nhà nước. Trên cơ sở đó, tạo ra cơ chế phù hợp đảm bảo dân chủ và công bằng xã hội.
- Xác lập một cách cụ thể mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân.
3.5 Pháp luật là cơ sở để giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
- Pháp luật thiết lập một trật tự quan hệ xã hội.
- Bên cạnh hệ thống quy phạm thiết lập trật tự xã hội, pháp luật cũng quy định những hành vi gây mất ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, xã hội và công dân.
3.6 Pháp luật có vai trò giáo dục mạnh mẽ
- Pháp luật tác động đến nhận thức của chủ thể, tên cơ sở đó, chủ thể sẽ tự điều chỉnh hành vi.
- Phân định rỏ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong mối quan hệ với quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khác.
- Hình thức thưởng, phạt trong pháp luật có ý nghĩa giáo dục cao.
3.7 Pháp luật XHCN góp phần tạo dựng những quan hệ mới
- Pháp luật có khả năng định hướng cho các quan hệ xã hội.
- Pháp luật có khả năng dự báo, tạo điều kiện cho việc xác lập những quan hệ mới, thiết kế những mô hình tổ chức phù hợp với sự phát triển tương ứng của xã hội.
3.8 Pháp luật tạo ra môi trường ổn định cho việc thiết lập các mối quan hệ hợp tác và phát triển
- Pháp luật là cơ sở để củng cố và mở rộng mối quan hệ giữa các chủ thể.
- Pháp luật là cơ sở để mở rộng và phát triển các mối quan hệ hợp tác với các quốc gia khác và các tổ chức quốc tế.
4 Hệ nguyên tắc cơ bản của pháp luật XHCN
Hệ nguyên tắc của pháp luật XHCN là những nguyên lý, những tư tưởng chỉ đạo cơ bản, có tính chất xuất phát điểm, thể hiện tính toàn diện, linh hoạt và có ý nghĩa bao quát, quyết định nội dung và hiệu lực của pháp luật.
4.3 Các nguyên tắc chung
Là những nguyên tắc chỉ đạo toàn bộ hệ thống pháp luật XHCN. Bao gồm các nhóm nguyên tắc về kinh tế, về chính trị, về xã hội, về đạo đức và về tư tưởng-văn hóa là những tư tưởng chỉ đạo cho cả hệ thống pháp luật.
Các nguyên tắc này nhằm đảm bảo:
- Định hướng cho sự vận hành và phát triển nền kinh tế XHCN song song với việc đảm bảo an ninh, chính trị và trật tự, phát huy quyền làm chủ của mỗi cá nhân, đảm bảo công bằng xã hội.
- Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn trọng những di sản văn hóa-tư tưởng của dân tộc và thời đại. Giáo dục ý thức trách nhiệm của cá nhân đối với Nhà nước và xã hội, xây dựng và hoàn thiện đạo đức của con người trong xã hội.
Các nguyên tắc chung điển hình như:
- Nguyên tắc phản ánh đầy đủ ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân trong pháp luật.
- Nguyên tắc pháp chế XHCN.
- Nguyên tắc công bằng, nhân đạo.
- Nguyên tắc bình đẳng.
4.2. Các nguyên tắc đặc thù
Là những tư tưởng chỉ đạo của từng ngành, lĩnh vực pháp luật cụ thể và của các chế định pháp luật cụ thể.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top