BÀI 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT
1. Nguồn gốc của pháp luật
- Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-LêNin: pháp luật là hiện tượng thuộc kiến trúc thượng tầng của xã hội có giai cấp, pháp luật chỉ phát sinh, tồn tại và phát triển khi xã hội đạt đến một trình độ phát triển nhất định.
- Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ chưa có sự phân chia giai cấp nên chưa có pháp luật. Các quy phạm tồn tại trong xã hội nguyên thuỷ như quy phạm đạo đức, quy phạm tôn giáo điều chỉnh các quan hệ xã hội giữa các thành viên vốn bình đẳng với nhau và được mọi người tự nguyện thực hiện.
- Về phương diện khách quan: những nguyên nhân làm xuất hiện Nhà nước cũng chính là những nguyên nhân làm xuất hiện pháp luật.
- Về phương diện chủ quan: pháp luật chỉ có thể hình thành bằng con đường Nhà nước theo 2 cách: do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận các quy phạm xã hội.
2. Bản chất và các mối liên hệ của pháp luật
2.1 Khái niệm bản chất của pháp luật
- Tính giai cấp:
+ Tính giai cấp là sự tác động của yếu tố giai cấp đến pháp luật mà sự tác động này quyết định xu hướng phát triển, những đặc điểm cơ bản của pháp luật.
+ Pháp luật có tính giai cấp bởi giai cấp là một trong những nguyên nhân ra đời của pháp luật và pháp luật là một trong những công cụ hữu hiệu nhất trong việc trấn áp đấu tranh giai cấp, bảo vệ lợi ích giai cấp.
+ Tính giai cấp thể hiện chủ yếu trong nội dung và mục đích của sự điều chỉnh của pháp luật. Theo đó, pháp luật bảo vệ lợi ích trước hết của giai cấp thống trị.
- Tính xã hội của pháp luật:
+ Tính xã hội là sự tác động của các yếu tố xã hội (được hiểu là sự đối lập với yếu tố giai cấp) đến xu hướng phát triển và những đặc điểm cơ bản của pháp luật.
+ Pháp luật có tính xã hội bởi nhu cầu quản lý xã hội, trật tự chung của xã hội là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự ra đời của pháp luật. Pháp luật cũng là phương tiện mô hình hoá cách thức xử sự của các thành viên trong xã hội.
+ Tính xã hội của pháp luật thể hiện trong mục đích của sự điều chỉnh của pháp luật. Pháp luật phản ánh ý chí chung, lợi ích chung của xã hội.
Định nghĩa: pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội.
2.2 Các mối liên hệ của pháp luật với các hiện tượng xã hội khác
2.2.1 Mối quan hệ pháp luật với kinh tế
2.2.2 Mối quan hệ pháp luật với chính trị
2.2.3 Mối quan hệ pháp luật với Nhà nước
Đây là mối quan hệ giữa 2 yếu tố thuộc thượng tầng kiến trúc, chúng có mối liên hệ tác động qua lại. Cụ thể:
- Sự tác động của Nhà nước đối với pháp luật: Nhà nước ban hành và bảo đảm cho pháp luật được thực hiện trong cuộc sống.
- Sự tác động của pháp luật đối với Nhà nước: quyền lực Nhà nước chỉ có thể được triển khai và có hiệu lực trên cơ sở pháp luật. Đồng thời, Nhà nước cũng phải tôn trọng pháp luật.
- Thuộc tính của pháp luật
Thuộc tính của pháp luật là những tính chất, dấu hiệu đặc trưng riêng có của pháp luật. Pháp luật có những thuộc tính sau:
o Tính quy phạm phổ biến (tính bắt buộc chung)
- Pháp luật có tính quy phạm là sự bắt buộc phải thực hiện theo những chuẩn mực nhất định.
- Tính phổ biến là sự bắt buộc chung và không phân biệt với tất cả các chủ thể.
- Pháp luật có tính quy phạm phổ biến bởi xuất phát từ một trong những nguyên nhân ra đời của pháp luật và bản chất của pháp luật là sự thể hiện ý chí chung của xã hội. Về mặt khách quan, pháp luật là sự phản ánh những quy luật khách quan, phổ biến nhất của xã hội.
o Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
o Tính được đảm bảo bằng nhà nước
- Tính đảm bảo bởi nhà nước là việc nhà nước sử dụng các phương tiện, biện pháp để thực hiện pháp luật trên thực tế.
- Tính đảm bảo bằng nhà nước thể hiện là khả năng tổ chức thực hiện pháp luật của Nhà nước, bằng những biện pháp: Đảm bảo về kinh tế; Đảm bảo về tư tưởng; Đảm bảo về phương diện tổ chức; Đảm bảo bằng biện pháp cưỡng chế Nhà nước – đây là đảm bảo đặc trưng để có thể phân biệt pháp luật với quy phạm xã hội khác.
3. Chức năng của pháp luật
3.1 Khái niệm
Chức năng của pháp luật là những phương diện, mặt tác động chủ yếu của pháp luật, thể hiện bản chất và giá trị xã hội của pháp luật.
3.2 Các chức năng chủ yếu
- Chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội của pháp luật: thể hiện 2 mặt
+ Pháp luật ghi nhận các quan hệ chủ yếu trong xã hội;
+ Pháp luật bảo đảm cho sự phát triển của các quan hệ xã hội.
- Chức năng giáo dục của pháp luật: Thể hiện pháp luật tác động vào ý thức và tâm lý của con người, từ đó con người lựa chọn cách xử sự phù hợp với quy định của pháp luật.
- Chức năng bảo vệ của pháp luật: Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội và các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trước các vi phạm.
** thuộc tínhnày xuất phát từ mối quan hệ giữa pháp luật và nhà nước là những công cụ,phương tiện quan trọng để quản lý xã hội và xũng xuất phát từ nguyên nhân rađời và bản chất của pháp luật là ý chí chung của xã hội cần phải được đảm bảothực hiện.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top