luan diem doan ket

Hồ Chí Minh là người đầu tiên đã gắn phong trào cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới đưa nhân dân ta đi đúng quỹ đạo của thời đại. Người chỉ rõ: "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản"; xác định rõ các mối quan hệ mới của cách mạng Việt Nam: quan hệ với cách mạng vô sản, quan hệ với phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc.

Tư tưởng đoàn kết quốc tế Hồ Chí Minh là nội dung rất lớn và quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Dưới đây tôi chỉ đề cập đến một số luận điểm lớn.

Tháng 9-1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, triều đình nhà Nguyễn chống cự yếu ớt dần dần đi đến đầu hàng, nhưng nhân dân Việt Nam không chịu khuất phục đã nổi dậy đấu tranh quyết liệt chống lại bọn cướp nước và bè lũ bán nước. Song tất cả các phong trào đấu tranh của nhân dân ta đều bị thất bại. Nguyên nhân chủ yếu là do chưa có đường lối đúng đắn của giai cấp tiên tiến lãnh đạo. Hầu hết các phong trào dân tộc nổi lên lẻ tẻ từng địa phương, từng vùng với mục tiêu khẩu hiệu mang nặng màu sắc phong kiến hoặc tư sản, tiểu tư sản. Chính trong bối cảnh ấy, Hồ Chí Minh đã đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi cách mạng Việt Nam.

Tháng 6-1911, Hồ Chí Minh đã ra đi tìm đường cứu nước. Khác với mục đích "cầu viện" dựa vào sự giúp đỡ nước ngoài để đánh Pháp giành độc lập cho dân tộc như Phan Bội Châu và một số nhà yêu nước khác. Với Hồ Chí Minh, như Người đã nói: "Tôi muốn đi ra ngoài xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm thế nào tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta"1.. Như vậy là không phải với mục đích "cầu viện" mà là trên cơ sở nhận thức được thời đại mới được mở đầu bằng Cách mạng Tháng Mười Nga 1917, là quá trình vận động kiểm nghiệm gần 10 năm, bằng thiên tài trí tuệ của mình, vượt qua sự hạn chế của chủ nghĩa yêu nước của các sĩ phu và các nhà cách mạng có xu hướng đương thời, Người đã sớm đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, ánh sáng soi đường cho các dân tộc bị áp bức.

Hồ Chí Minh là người đầu tiên đã gắn phong trào cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới đưa nhân dân ta đi đúng quỹ đạo của thời đại. Người chỉ rõ: "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản"; xác định rõ các mối quan hệ mới của cách mạng Việt Nam: quan hệ với cách mạng vô sản, quan hệ với phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc.

Theo Người, muốn thực hiện đoàn kết quốc tế điều đầu tiên là phải xác lập vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế. Mỗi một quốc gia, dân tộc không thể phát triển được nếu như không mở rộng quan hệ với thế giới bên ngoài. Vậy muốn quan hệ được trước hết phải làm cho thế giới hiểu biết Việt Nam. Vì lúc này, thực dân Pháp đã bưng bít, xóa tên Việt Nam trên bản đồ thế giới.

Năm 1919, Nguyễn ái Quốc đã gửi đến Hội nghị "hòa bình" Vecxây "bản yêu sách của nhân dân An Nam" trong đó có điểm yêu sách là: Người Việt Nam có quyền tự do xuất ngoại và đi du lịch nước ngoài. Phải nói đây là lần đầu tiên Nguyễn ái Quốc xuất hiện trên vũ đài quốc tế và Người đã sát cánh cùng các dân tộc bị áp bức đấu tranh cho sự bình đẳng, hợp tác quốc tế.

Sự kiện này đã gây tiếng vang lớn, hướng sự chú ý của thế giới vào Việt Nam. Qua việc đưa yêu sách không chỉ Pháp, các nước tham dự hội nghị và nhiều nước khác đã biết đến Việt Nam. Cũng từ đây đã làm cho vị trí Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng củng cố và phát triển. Chính Hồ Chí Minh là người đã mở cửa Việt Nam ra thế giới đặt nền móng cho mối quan hệ đoàn kết quốc tế.

Từ rất sớm Người đã tìm thấy một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại của phong trào Việt Nam trước khi Đảng ra đời là "nhân dân ta không hiểu tình hình thế giới". Người còn chỉ rõ tình hình biệt lập, khép kín không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà còn là tình trạng chung của những nước phương Đông. Những nhận thức trên rút ra từ quá trình gần 10 năm vận động, kiểm nghiệm trên nhiều nước. Năm 1924 trong thư gửi đại diện quốc tế cộng sản, Hồ Chí Minh nêu: "Tôi đã ngẫm nghĩ từ lâu về nguyên nhân đầu tiên đã dẫn tới sự suy yếu của các dân tộc phương Đông đó là sự biệt lập". Ngoài nhận thức trên, Người cũng đã sớm xác định, cuộc đấu tranh của chúng ta là bộ phận của cách mạng thế giới. Như vậy, từ lời phát biểu đầu tiên tại Đại hội Tua (12-1920) trở về sau, Người luôn khẳng định cuộc cách mạng của các dân tộc bị áp bức đều có quan hệ với nhau.

Thứ hai, tư tưởng đoàn kết quốc tế Hồ Chí Minh đòi hỏi phải định rõ đoàn kết với ai, chống lại ai, đây là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến thắng lợi của cách mạng.

Như ta đều biết, trong quá trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã đi nhiều nước thuộc địa cũng như nhiều nước tư bản chủ nghĩa. Người đã chứng kiến cảnh cùng cực, khốn cùng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động đồng thời cũng thấy rõ cảnh sống xa hoa của bọn tư sản. Từ đó Người đã đưa ra kết luận quan trọng: ở đâu, dù ở các nước thuộc địa, phụ thuộc hay chính quốc, những người lao động đều bị bóc lột, áp bức nặng nề, ở đâu bọn đế quốc thực dân cũng tàn bạo độc ác. Người nêu ra: "Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tính hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản"2.. Kết luận trên cực kỳ quan trọng, đây là khởi đầu của tư tưởng đoàn kết quốc tế Hồ Chí Minh - đoàn kết với những người lao khổ, cần lao trên thế giới.

Từ kết luận trên, Người đã phân biệt rõ hơn bọn thực dân đế quốc với nhân dân lao động ở chính quốc. Người nêu lên: thực dân đế quốc là kẻ thù chung của nhân dân thuộc địa và cũng là kẻ thù của nhân dân lao động chính quốc. Bởi vậy, đòi hỏi sự đoàn kết liên minh nhân dân lao động ở thuộc địa và chính quốc để chống lại kẻ thù chung. Trong lời kêu gọi nhân dân các nước thuộc địa Pháp, Người đã nêu: "Những người gây ra sự lầm than cho các bạn và giữ các bạn trong cảnh khổ đó để lợi dụng chỉ là một số ít, chúng có quyền hành vì chúng giàu. Chúng tôi là số đông và đang đấu tranh chống lại chúng vì chúng tôi cũng như các bạn là nạn nhân của sự tàn bạo của chúng, mối quan hệ giữa chúng tôi với các bạn, sẽ là những mối quan hệ đoàn kết và liên minh"3.. Trong Tuyên ngôn của Hội Liên hiệp thuộc địa Người nêu: "Hỡi các bạn bị áp bức ở chính quốc! Giai cấp tư sản trong nước các bạn đã lừa dối các bạn, dùng các bạn làm công cụ đi xâm lược đất nước chúng tôi. Ngày nay, vẫn dùng các chính sách quỷ quyệt ấy, giai cấp tư sản nước các bạn lại định dùng chúng tôi để đàn áp mọi cố gắng tự giải phóng của các bạn. Đứng trước chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc quyền lợi của chúng ta là thống nhất, các bạn hãy nhớ lời kêu gọi của Các Mác: "Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại". Nguyễn ái Quốc đã nêu lên hình tượng chủ nghĩa tư bản là con đỉa hai vòi. Một vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc, một vòi bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa. Muốn giết con vật ấy, phải đồng thời cắt cả hai vòi, nếu chỉ cắt một vòi thì vòi còn lại tiếp tục hút máu và vòi bị cắt tiếp tục mọc ra. Điều đó cho chúng ta thấy nhiệm vụ chống chủ nghĩa tư bản đánh đổ chúng là nhiệm vụ của nhân dân lao động chính quốc và thuộc địa. Nhiệm vụ đó đòi hỏi phải đoàn kết cả hai lực lượng nói trên.

Về sự liên minh đoàn kết đấu tranh của nhân dân lao động ở các nước thuộc địa, phụ thuộc, Nguyễn ái Quốc chỉ rõ: chủ nghĩa đế quốc hiện tại đặt nền móng trên sự bóc lột hàng triệu người lao động ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa. Bởi thế, nó chỉ tan rã hoàn toàn và vĩnh viên khi nào chúng ta phá bỏ được nền móng đó của lâu đài đế quốc chủ nghĩa. Vì lẽ đó, các nước thuộc địa và phụ thuộc muốn được giải phóng khỏi ách áp bức bóc lột của chủ nghĩa tư bản thì chỉ bằng cách đoàn kết chặt chẽ để chống kẻ thù chung.

Là người dân thuộc địa Người thấy được khả năng tiềm tàng tin tưởng vào sức mạnh đoàn kết của các dân tộc thuộc địa và tin tưởng vào thắng lợi của cuộc đấu tranh của họ.

Thứ ba, nhiệm vụ của các Đảng Cộng sản và công nhân ở chính quốc. Để thực hiện sự đoàn kết giữa nhân dân lao động chính quốc và nhân dân lao động thuộc địa, Nguyễn ái Quốc đòi hỏi các Đảng Cộng sản và giai cấp công nhân ở chính quốc phải có hiểu biết đúng về thuộc địa và có sự giúp đỡ thiết thực đối với những người anh em thuộc địa. Trên tinh thần đó, Người đã nghiêm khắc phê phán một số Đảng Cộng sản chưa có chính sách và hành động tích cực giúp đỡ các thuộc địa.

Thứ tư, xác định lập trường của đoàn kết quốc tế. Theo Hồ Chí Minh, muốn xây dựng được khối đoàn kết quốc tế phải dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản. Ngay từ năm 1923, Người đã chỉ ra: "Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui hòa bình hạnh phúc, tóm lại là nền cộng hòa thế giới chân chính, xóa bỏ những biên giới tư bản chủ nghĩa cho đến nay chỉ là những vách tường dài ngăn cách những người lao động trên thế giới hiểu nhau và yêu thương nhau". Như vậy, chỉ có đứng trên lập trường chủ nghĩa Mác-Lênin thì mới đảm bảo sự đoàn kết thực sự chân chính.

Thứ năm, tư tưởng đoàn kết quốc tế Hồ Chí Minh còn chỉ ra những điều kiện, nguyên tắc, hình thức tập hợp lực lượng. Muốn thực hiện được đoàn kết quốc tế phải có chính Đảng Cộng sản của giai cấp công nhân lãnh đạo. Bởi lẽ, chỉ có Đảng mới vạch ra được đường lối và có khả năng tập hợp lực lượng, chịu trách nhiệm thực hiện được đoàn kết rộng rãi lực lượng trong nước cũng như quốc tế. Làm được điều đó, vì Đảng được vũ trang bằng lý luận khoa học tiên tiến nhất, đó là chủ nghĩa Mác-Lênin. Xem xét đối tượng đoàn kết quốc tế Hồ Chí Minh xác định rất rõ ràng. Đó là các lực lượng phong trào cộng sản và công nhân quốc tế; lực lượng phong trào giải phóng dân tộc và bảo vệ độc lập dân tộc; phong trào hòa bình và tiến bộ trên thế giới. Tư tưởng đoàn kết quốc tế Hồ Chí Minh không những để giải phóng dân tộc mình mà còn giải phóng cho các dân tộc bị áp bức mang lại tự do bình đẳng thật sự cho dân tộc quốc tế. Bởi vậy, đòi hỏi phải tuân thủ nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi. Thực hiện nguyên tắc này sẽ giúp chúng ta giải quyết nhiều mối quan hệ chồng chéo phức tạp để đi đến đoàn kết, đó là giữa các Đảng Cộng sản với nhau, giữa dân tộc này với dân tộc khác...

Để có được đoàn kết quốc tế phải thông qua hoạt động thực tiễn và gắn liền với các hình thức tổ chức thích hợp nhằm tập hợp lực lượng. Chính vì lẽ đó trong thời gian ở nước ngoài Người đã tham gia tích cực phong trào cách mạng của công nhân Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc... từng bước xây dựng nhiều tổ chức quốc tế như: Hội Liên hiệp thuộc địa (1921), Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở á Đông (1925)... là nhà cách mạng hoạt động tích cực trong Đảng Cộng sản Pháp, Quốc tế III, các Quốc tế Nông dân, Thanh niên, Phụ nữ... thường xuyên mở rộng với nhiều chính khách, các nhà hoạt động xã hội... tất cả mọi hoạt động nói trên của Người đều hướng vào mục tiêu thêm bạn cho cách mạng Việt Nam.

Thứ sáu, mối quan hệ dân tộc và quốc tế. Nhận thức đúng đắn thời đại mới - thời đại cách mạng vô sản, từ rất sớm Hồ Chí Minh đã xác định cách mạng Việt Nam là bộ phận của cách mạng thế giới; cách mạng Việt Nam chỉ thắng lợi một khi nó hòa chung vào làn gió thời đại, hòa chung vào dòng chảy tiến trình phát triển của nhân loại. Cách mạng Việt Nam phải có trách nhiệm và bước phát triển chung của nhân loại. Muốn góp phần vào bước tiến của cách mạng thế giới, cách mạng mỗi nước nói chung, cách mạng Việt Nam nói riêng phải hoàn thành tốt những yêu cầu của cách mạng nước mình. Việc kết hợp giữa dân tộc và quốc tế trước hết là phục vụ mục tiêu độc lập tự do cho Tổ quốc.

Trên đây là một số luận điểm về đoàn kết quốc tế Hồ Chí Minh. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam Đảng ta đã vận dụng và phát triển và

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: