Được Trung Nguyên - mất Quách Gia, Tào Tháo thành hay bại?

Không phải giai đoạn chiến sự giằng co với Thục - Ngô, mà chính cuộc viễn chinh thống nhất miền Bắc mới là chiến dịch khiến Tào Tháo "uy chấn thiên hạ". Bù lại, ông mất Quách Gia.

Bá chủ quan ngoại

Cuối thời Đông Hán, miền Bắc Trung Quốc rơi vào cục diện nội chiến liên miên.

Chỉ tới khi một nhân vật "xuất thế" thì người Hồ (cách gọi chung các dân tộc thiểu số phương Bắc Trung Quốc bị coi là "ngoại lai") - bất kể là Hung Nô hay Đông Hồ - mới sợ hãi, không dám mạo phạm Trung Nguyên.

Nhân vật này không ai khác ngoài Thừa tướng Hán triều, sau là Ngụy Vũ Đế Tào Tháo.

Phương Bắc chính là chiến trường mà Tào Tháo lập uy. Đặc biệt sau khi ông thống nhất miền Bắc, vấn đề ngoại xâm đối với Trung Nguyên gần như đã được giải quyết triệt để.

Các dân tộc phương Bắc vốn không để Hoàng đế Đại Hán vào mắt, thì nay "nhất mực cung kính" đối với Ngụy Vương .

Truyền thuyết về việc Tào Mạnh Đức "khuất phục" toàn bộ miền Bắc xuất phát từ chiến dịch Bắc chinh Ô Hoàn của ông.

Sau đại chiến Quan Độ, Tào Tháo tiêu diệt quân chủ lực của cường địch Viên Thiệu, đồng thời truy quét tàn dư của Thiệu và chinh phạt Ô Hoàn.

Cuộc viễn chinh này của Tào Tháo vấp phải sự phản đối quyết liệt của phần đông mưu sĩ dưới trướng, duy chỉ có một người cực lực tán thành động binh, thậm chí chủ trương "binh quý thần tốc". Đó là thiên tài quân sự mà hết mực trọng vọng - .

Tài trí của đệ nhất mưu sĩ Quách Gia được cho là "dị thường" so với các quân sư khác, bản thân ông thường có những kiến giải vô cùng khác lạ. Chính Tào Tháo cũng thường "nhất nhất nghe theo" kế sách của Quách Gia, trong chiến dịch Ô Hoàn cũng không ngoại lệ.

Cuộc chinh phạt Ô Hoàn của Tào Tháo áp dụng chủ trương chiến lược "nhanh như chớp" và "tắm máu". Sử liệu Trung Quốc chép rằng, Tào "viễn chinh nghịch quốc", cho thấy ông giương cờ gióng trống, điều động quân lực lớn, thế chiến tất thắng.

Đây là một trong vô số chiến dịch viễn chinh quan ngoại điển hình của quân Hán, với lực lượng tác chiến chủ yếu là kỵ binh.

Cuộc chiến đẫm máu này được nhiều thư tịch chép lại. Hàng vạn kỵ binh đã tham gia cuộc hỗn chiến thảm khốc.

Đối diện với đội quân du mục thiện chiến phương Bắc, kỵ binh Tào Tháo không hề kém cạnh. "Tam Quốc Chí" chép - "Hổ Báo Kỵ bắt sống Thiền Vu Tháp Đốn, chém đầu giữa trận tiền. Ô Hoàn như quần long vô thủ, kỵ binh chủ lực 3 quận tan vỡ".

Việc Tào Mạnh Đức gạt bỏ kháng nghị của chúng tướng, quyết ý viễn chinh, thậm chí đạp đổ chính sách ôn hòa của Hán triều mà kiên quyết "tắm máu" Ô Hoàn đã gây ra nhiều tranh cãi cho hậu thế về mục đích thực sự của ông.

Theo một số nhà nghiên cứu Trung Quốc, nguyên nhân chính của chiến dịch này gồm 2 điểm: Tính cách của và tình thế trong thiên hạ lúc bấy giờ.

Cá tính của Ngụy Vương Tào Tháo được đánh giá là "khác với kiểu Hoàng đế mô phạm" của Trung Quốc. Chiến dịch Ô Hoàn đã giúp ông được tiếng "bá chủ quan ngoại".

Dù Tào Tháo không hoàn toàn là một quân vương, bởi ông chưa bao giờ xưng đế, song Tào lại không ngần khai phát lộ "bá khí" của bản thân. Dù là nội chiến hay ngoại chiến ông đều không né tránh.

Đặc biệt trong lĩnh vực ngoại chiến, sử sách Trung Quốc thậm chí phải đánh giá lực lượng của Tào Tháo "lôi lệ phong hành, thể hiện rõ khí chất của Bá Vương".

Chiến dịch Ô Hoàn được khởi động vào giai đoạn thế lực Tào Tháo vừa được định hình. Trong giai đoạn sơ khai như vậy, các nhà quân phiệt thường không dám phát động một hành động quân sự lớn, trong khi Tào Tháo thậm chí còn huy động quân đội chủ lực.

Đương thời, bộ lạc mạnh nhất phương Bắc vẫn là Hung Nô, song Ô Hoàn cũng là quân chủ lực của tộc du mục Đông Hồ, có sức chiến đấu rất dũng mãnh.

Đối đầu với bộ tộc chuyên chiến đấu, Tào Tháo đã đủ can đảm để vận dụng chủ trương "lấy cương chế cương".

Đội dưới trướng Tào có thể xem là lực lượng kỵ binh có sức chiến đấu mạnh nhất trong số các bộ đội thời đại Tam Quốc. Trên thực tế, quân đội của Tào Tháo không thiếu tác phong "thảo nguyên". Chính Hổ Báo Kỵ đã giúp ông "huyết tẩy Ô Hoàn"

Cái giá của Trung Nguyên

Đối với cục diện thiên hạ, và Quách Gia có quan điểm gần như tương đồng. Hai ông cho rằng, nếu để yên cho người Hồ và tàn dư Viên Thiệu bắt tay thì chẳng khác nào nuôi họa về sau, khiến biên cương phía Bắc Tào Ngụy không có ngày được yên ổn.

Mục tiêu trực tiếp của cuộc viễn chinh Ô Hoàn không ngoài đuổi cùng giết tận, nhổ cỏ tận gốc tàn dư của gia tộc họ Viên.

Thế nhưng kết quả khách quan cuối cùng đã vượt xa dự liệu của Tào Tháo. Chiến dịch Ô Hoàn đã hóa giải sự uy hiếp của "3 quân Ô Hoàn" đối với miền Bắc Trung Quốc, tiêu diệt tàn dư Viên thị, triệt để thống nhất phương Bắc.

Hơn thế nữa, Tào Tháo thu được lực lượng tinh kỵ từ Ô Hoàn, tăng cường đáng kể thực lực quân sự của Tào Ngụy. Thu hoạch "ngoài ý muốn" này có thể xem là chiến lợi phẩm trực tiếp của chiến dịch Ô Hoàn, giúp kỵ binh Tào Ngụy vốn đã mạnh, càng trở nên đáng sợ hơn.

Trong lịch sử Trung Quốc, những vị quân chủ dám thu nạp quân đội dân tộc như Tào Tháo không nhiều. Ngay cả ở thời đại Tam Quốc, Thục Hán cũng chỉ dám "hợp tác, thuê lính dân tộc", chứ không "thu nhận toàn bộ".

Sau chiến dịch của Tào Tháo, một bộ phận người Ô Hoàn di dân ra ngoài Liêu Đông, phần còn lại định cư tại Trung Quốc. Chiến dịch này cũng được xem là thành công điển hình của hoạt động "càn quét và dung nạp".

Xét về tổng thể, việc chinh phạt Ô Hoàn đem lại cho Tào Tháo "2 được - 1 mất".

"2 được" của Tào chính là lập uy và cường binh. Trên thực tế, chiến dịch thống nhất miền Bắc này mới là hoạt động quân sự khiến uy danh Tào Tháo "chấn động thiên hạ".

Theo sử liệu Trung Quốc ghi chép, sau trận Ô Hoàn, Tào Tháo gần như đạt được danh vọng tuyệt đối trong các bộ lạc người Hồ, đến mức ông được xưng tụng là "Bá chủ phương Bắc".

Nếu nói Gia Cát Lượng kế thừa quan điểm Nho gia về tác chiến là "ôn hòa với kẻ ở xa", "trọng đức hơn trọng võ", thì Tào Mạnh Đức là truyền nhân hoàn hảo của chủ trương "gặp thần sát thần" từ đại tướng Tần triều Mông Điềm.

Nếu Tào Ngụy thành công tiêu diệt Thục Hán và Đông Ngô, thống nhất Trung Quốc, thì "Đại Ngụy triều" sẽ trở thành vương triều có chiến tích viễn chinh huy hoàng nhất, thậm chí vượt trội so với Đường triều thời cực thịnh.

Đương nhiên, chiến thắng huy hoàng của Tào Tháo cũng phải trả giá. Cái giá này có thể nói là quá đắt đối với ông. Đó là cái chết của Quách Gia trong quá trình tham chiến.

Quách Gia - người ra sức ủng hộ cuộc viễn chinh của Tào - đã lâm bệnh trong hành trình ngược Bắc. Cái chết của Quách Gia đối với Tào Tháo mà nói, cũng giống như Lưu Bang mất Trương Lương.

Trở về từ trận "huyết tẩy Ô Hoàn", Tào Tháo trọng thưởng những người khuyên can mình. Các quan tưởng rằng Tào hối hận vì việc quân, nhưng nguyên nhân lớn hơn được cho là vì nỗi đau mất đi "đệ nhất mưu sĩ" của ông.

Thực tế chứng minh, chinh phạt Ô Hoàn giúp biên giới phương Bắc Tào Ngụy không gặp chiến loạn trong suốt hàng chục năm. Nhưng Quách Gia mất đi thậm chí được đánh giá là sự đánh đổi quá lớn cho điều đó.

Chính Tào Tháo từng nhiều lần khẳng định, sau khi ông quy tiên sẽ phó thác con trai cho Quách Gia. Quách Gia nhỏ hơn Tào Tháo 15 tuổi, ông hoàn toàn có khả năng duy trì sự vững mạnh của Tào Ngụy tới đời cháu Tào Tháo.

Tiếc rằng "anh tài đoản mệnh", Quách Gia chết đi khiến Tào Tháo gần như không tìm được người thay thế. Về cuối đời, ông lựa chọn Tư Mã Ý làm "đế sư", cũng chính là đưa giang sơn Tào Ngụy vào tay Tư Mã gia.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top