Luan

Con người muốn bay tới tương lai và quay về quá khứ? Câu trả lời là các nguyên lý vật lý không cấm, nhưng những rào cản kỹ thuật thì không thể vượt qua trong vũ trụ mà chúng ta đang sống.

Cách duy nhất du hành tới tương lai là dùng hiệu ứng thời gian trôi chậm trên con tàu vũ trụ bay rất nhanh của thuyết tương đối hẹp. Nếu rời trái đất trên con tàu tăng tốc liên tục với gia tốc trọng trường (để cơ thể chịu một lực gia tốc thuận lợi đúng bằng sức hút Trái đất), thì sau một năm có thể đạt gần tới tốc độ ánh sáng. Tiếp tục gia tốc, ta có thể bay nhanh xấp xỉ ánh sáng. Khi đó chuyến bay tới trung tâm Ngân hà rồi quay về (khoảng cách cỡ 60 ngàn năm ánh sáng) chỉ mất 40 năm, trong khi trên Trái đất, 600 thế kỉ đã trôi qua. Bạn sẽ gặp tương lai nhân loại, với biết bao vật đổi sao dời, nếu loài người vẫn còn tồn tại.

Mặc dù không một quy luật vật lý nào ngăn cản chuyến du hành thú vị đó, nhưng những khó khăn kỹ thuật thì khó lòng vượt qua. Chẳng hạn, năng lượng cần thiết, ngay cả khi biến đổi khối lượng hoàn toàn thành năng lượng theo hệ thức E = mc2, còn lớn hơn cả khối lượng hành tinh.

Khả năng du hành ngược thời gian còn khó khăn hơn nhiều, tuy các quy luật khoa học cũng không hề cấm đoán. Vấn đề là tạo được bộ máy thời gian thích hợp.

Khả năng đầu tiên do Frank Tipler, Đại học Maryland, Mỹ, đưa ra năm 1973, liên quan với một vật kỳ dị trần trụi quay rất nhanh (kỳ dị là điểm có mật độ vô hạn, ví như lỗ đen). Khi đó cấu trúc không thời gian bị trường hấp dẫn quá mạnh làm xoắn, khiến một chiều không gian được thay bằng thời gian. Con tàu vũ trụ bay thận trọng gần đó có thể may mắn gặp một quỹ đạo mà phi hành đoàn tưởng vẫn đang xuyên qua không gian, nhưng lại là xuyên thời gian. Khi rời xa điểm kỳ dị, con tàu sẽ xuất hiện ở một thời gian khác, như thời người tiền sử đang sống trong hang chẳng hạn.

Khả năng này không khó như ta tưởng: một hình trụ dài 100 km, rộng 10 km, chứa vật chất có mật độ của sao neutron (100 triệu tấn/cm3), quay hai ngàn vòng một giây là đạt yêu cầu. Trong vũ trụ, một số sao xung gần đạt tiêu chuẩn này.

Loại máy thời gian thứ hai liên quan với lỗ sâu (wormhole), tức hệ đường hầm xuyên không - thời gian, giống lỗ sâu đục trên quả táo của bạn. Theo thuyết tương đối rộng, lỗ sâu có thể nối một lỗ đen ở vùng không - thời gian này với một lỗ đen hay lỗ trắng ở vùng không - thời gian khác (ngược với lỗ đen luôn hút vật chất và năng lượng, lỗ trắng là nơi phun năng lượng. Big Bang chính là một lỗ trắng như vậy).

Quan niệm về lỗ sâu xuất hiện trong vật lý một cách khá hài hước. Số là nhà thiên văn Carl Sagan, tác giả của viễn cảnh mùa đông hạt nhân nổi tiếng, viết một cuốn sách viễn tưởng về du hành qua lỗ đen để đi từ trái đất tới sao Vega giả định. Vì muốn các lập luận khoa học chính xác tối đa, Sagan nhờ Kip Thorne, một chuyên gia về trường hấp dẫn của Viện Công nghệ California, tính toán.

Cuối 1985, Thorne nhận thấy rằng, lỗ sâu có thể mở khi chứa loại vật chất kỳ lạ có sức căng rất lớn để chống lại lực hấp dẫn ở lỗ đen. Thích hợp nhất là các dây vũ trụ, loại vật chất giả thuyết dưới dạng các ống năng lượng nhỏ hơn kích thích nguyên tử trải dài trên toàn vũ trụ. Nếu có thật, và luồn được vào lỗ sâu, nó có khả năng giữ cho lỗ sâu luôn luôn mở để đóng vai một đường hầm xuyên qua không - thời gian.

Đó là kết luận rất thú vị về mặt khoa học, nhưng Thorne rất sợ người khác cười nhạo và cho rằng ông bị điên khi nghiên cứu khả năng du hành xuyên thời gian. Có lẽ không biết Tipler chẳng hề hấn gì khi nghiên cứu bộ máy thời gian nên ông rất lo khi học trò công bố công trình, nghề nghiệp của họ sẽ tiêu tan trước khi bắt đầu. Nghiên cứu cẩn trọng và bí mật với Mike Morris và Ulvi Yurtsever, ông dần tự thuyết phục bản thân rằng, quả thật phương trình Einstein cho phép lỗ sâu nối các điểm thời gian với nhau và do đó có thể đóng vai bộ máy thời gian.

Đến năm 1988, ba người công bố kết quả trên tạp chí nổi danh Physical Review Letters. Vẫn lo sợ phản ứng không thuận lợi, ông yêu cầu lãnh đạo Viện không những giữ im lặng mà còn kiên quyết cấm mọi người bàn luận về công trình.

Kết quả ngược với lo lắng của Thorne. Cả giới chuyên môn và công chúng đều rất hào hứng với khả năng du hành xuyên thời gian, dù chỉ trên lý thuyết. Nghề nghiệp của ông thăng tiến rõ rệt, hai học trò được nhiều nơi mời làm việc. Theo gương ông, nhiều nhà vật lý công bố các kết quả nghiên cứu chuyên sâu với bạn đọc đại chúng, một việc được nhiều phía hoan nghênh. Viện Công nghệ California trở thành thánh địa của khả năng du hành xuyên thời gian.

Ngay lập tức xuất hiện hàng loạt tác phẩm về du hành xuyên không thời gian. Trong khi giới chuyên môn thiên về các khía cạnh khoa học và triết lý, thì giới nghiệp dư hân hoan tuyên bố, đó chính là cách nhân loại du hành hướng tới tương lai hay quay về quá khứ. Nhưng "nghịch lý ông nội" có thể làm nguội niềm phấn khích đó. Giả sử bạn du hành ngược về quá khứ và lỡ tay làm chết ông nội khi ông còn bé tí, lúc ông chưa sinh cha bạn. Không có cha thì tại sao lại có bạn để mà du hành ngược thời gian? Cũng có ý kiến cho rằng, có thể bạn không gặp ông nội, nhưng đó chỉ là ngụy biện (tại sao lại không?).

Đó là lý do Hawking đưa ra "Ước đoán bảo vệ trình tự thời gian", theo đó các quy luật vật lý cấm một thực thể vĩ mô du hành xuyên thời gian. Muốn du hành như thế, cần nhảy vào lỗ đen, và ngay lập tức bạn bị nghiền nát thành các hạt cơ bản, qua lỗ sâu để phun trào ra ở một lỗ trắng tại vùng không - thời gian khác. Chỉ các hạt cơ bản từng tạo nên cặp chân dài gợi cảm, chứ không phải chính cô người mẫu, mới trải nghiệm chuyến du hành kỳ thú đó.

Tìm kiếm bức tranh thất lạc của Leonardo Da Vinci

10:32' 25/7/2007

Trên tường của toà thị chính thành phố Florence (Italy), cung điện Vecchio có một dòng chữ để lại từ 500 năm trước: "Cerca, trova" (Hãy cứ tìm kiếm, bạn sẽ thấy điều mình cần). Các nhà nghiên cứu cho rằng, lời nhắn bí ẩn này là đầu mối để tìm một kiệt tác thất lạc của danh hoạ nổi tiếng thời Phục hưng.

Dòng chữ trên bức tranh của Giorgio Vasari có thể là thông điệp để tìm tranh của Leonardo Da Vinci.

Maurizio Seracini, một nhà nghiên cứu nghệ thuật người Italy, đã chú ý tới dòng chữ này khi khảo sát toà thị chính từ 30 năm trước. Nhưng khi đó, ông thiếu những kỹ thuật cần thiết để tìm hiểu xem có gì bí ẩn nằm sau bức bích hoạ Battle of Marciano in the Chiana Valley từ thế kỷ 16 của hoạ sĩ Giorgio Vasari.

Hệ thống radar và tia X được sử dụng trong 2 năm 2002 và 2003 đã phát hiện ra một lỗ hổng phía sau bức tường có dòng chữ Cerca, trova. Seracini cho rằng, đó có thể là nơi giấu bức tranh tường Battle of Anghiari mà Da Vinci đang vẽ dở. Đây được coi là một trong những kiệt tác của Leonardo Da Vinci. Tất cả những gì chúng ta biết ngày nay về hoạ phẩm này là qua những bản nháp hoạ sĩ để lại và bản copy của các hoạ sĩ khác.

Maurizio Seracini tuyên bố: "Cho tới nay, Battle of Anghiari được coi là 'kiệt tác của các kiệt tác'. Tìm thấy bức tranh giống như tìm thấy một Mona Lisa hoặc Bữa tiệc cuối cùng mới".

Da Vinci bắt đầu vẽ Battle of Anghiari từ tháng 6/1505, khi ông 53 tuổi. Ông cùng làm việc với đồng nghiệp và "đối thủ" Michelangelo, người được giao trang trí bức tường đối diện bằng các cảnh chiến thắng của quân đội cộng hoà Florence. Sau đó, Da Vinci bỏ dở công việc và tới Milan. Có thông tin cho rằng, hoạ sĩ nhận được màu nước kém chất lượng nên bức tranh bị xuống cấp nhanh chóng.

Cuộc tìm kiếm của Seracini được đề cập trong cuốn tiểu thuyết gây tranh cãi The Da Vinci Code. Ông đã dành ba thập kỷ qua để nghiên cứu các di sản nghệ thuật. Seracini muốn tiếp tục tìm kiếm Battle of Anghiari nhưng chính quyền Florence từ chối cấp giấy phép cho ông. Chiara Silla, Giám đốc bảo tàng Vecchio, cho rằng nguyên nhân khiến Seracini không được cấp phép là ông không trình bày kế hoạch cụ thể về khoa học - kỹ thuật của mình.

Sự phân tích của V.I.Lênin về cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên và nhận thức luận hiện đại trong vật lý học các hạt cơ bản

23:15' 21/7/2007

(Moon.vn) - Chúng ta đều biết rằng, triển vọng nhận thức thế giới vi mô bao giờ cũng được xác định bởi mức độ nghiên cứu các chi tiết ẩn giấu sâu xa nhất của thế giới vật chất. Sự hiểu biết về cấu trúc của vật chất trong một phạm vi không - thời gian ngày càng nhỏ hẹp hơn đã và đang đòi hỏi chúng ta phải trả lời câu hỏi: Các hạt cơ bản nhất của vũ trụ là gì và các thuộc tính của chúng là gì?

Lời giải đáp của những câu hỏi đó đã được dùng làm xuất phát điểm để xây dựng một bức tranh về giới tự nhiên ở mỗi giai đoạn phát triển của vật lý học, đồng thời có ý nghĩa quan trọng về triết học. Việc đưa nhận thức ra khỏi giới hạn của các thuộc tính mà chúng ta đã biết từ trước của vật chất tất yếu kéo theo việc xem xét lại các quan niệm về thế giới và dẫn tới việc xây dựng một hệ thống quan niệm mới, và trên đó đưa ra những giải pháp mới cho vấn đề cấu tạo vật chất. Sau khi phát hiện ra và bắt đầu nghiên cứu các dạng mới của vật chất và những hình thức vận động mới của nó, như V I.Lênin đã nhận xét, " Vật lý học mới lại nêu lên những vấn đề triết học cũ, sau khi những khái niệm vật lý học cũ đã bị sụp đổ".

Đối với khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX nguyên tử được coi là viên gạch cơ bản nhất của giới tự nhiên, mọi khách thể của vật lý học mà con người đã biết đều được cấu thành từ nguyên tử, và về nguyên tắc, có thể quy mọi hiện tượng vật lý về các thuộc tính của nguyên tử. Giờ đây, cái đóng vai trò đó của nguyên tử trong khoa học hiện đại là các hạt cơ bản. Song cả nguyên tử lẫn các hạt cơ bản thoạt đầu đều được phát hiện ra và nghiên cứu trong khuôn khổ của các hệ thống Vật lý học tồn tại trước khi khám phá ra chúng và sau đó, chúng được coi là cách tiệp cận mới để giải thích một cách cặn kẽ, đầy đủ mọi thuộc tính của chính chúng. Đối với nguyên tử thì vật lý học cổ điển đóng vai trò của một hệ thống tri thức như vậy. Giả thuyết về cấu tạo nguyên tử của vật chất đã xuất hiện trong khuôn khổ của vật lý học cổ điển với tư cách là sự luận chứng tất yếu cho cơ học thống kê và được khẳng định qua việc phát hiện ra điện tử. Đến lượt mình, vật lý học lượng tứ đã và hiện đang được coi là cơ sở xuất phát để nhận thức các thuộc tính và quy luật của thế giới các hạt thứ cấp. Như vậy' để giải thích kết cấu nội tại của nguyên tử, chúng ta cần phải vượt ra khỏi khuôn khổ của các quan niệm cổ điển và cũng do vậy, trong vật lý học các hạt cơ bản hiện đại, chúng ta ngày càng nhận thức rõ hơn nhu cầu xây dựng các tư tưởng và các nguyên lý mới, vượt ra khỏi khuôn khổ của những mô tả lượng tử - tương đối tính.

Có thể nói, về cơ bản, tình trạng hiện nay trong vật lý học các hạt cơ bản cũng giống như tình hình trong vật lý học đầu thế kỷ về vấn đề cấu tạo của nguyên tử mà V.I.Lênin đã đánh giá là: "Các nhà vật lý học đã xa rời nguyên tử nhưng vẫn chưa đạt tới được điện tử, nếu có thể nói được như vậy". Hiện thời, vật lý học các hạt cơ bản cũng đang trên bước đường như vậy, nó dường như đã xa rời các hạt cơ bản, nhưng vẫn chưa đạt tới một cách thật chuẩn xác việc nghiên cứu trực tiếp về các bộ phận cấu thành của các hạt cơ bản ấy. Nói cách khác, sự giống nhau của các thời kỳ tương ứng đó là ở chỗ, quá trình hiện đại hoá kỹ năng, kỹ xảo trong việc khám phá các thuộc tính của khách thề vật lý trong các phòng thí nghiệm với các quan niệm cũ rõ ràng là chưa đủ.

Giống như vật lý học đầu thế kỷ, khi chuyển sang nghiên cứu cấp độ cấu trúc sâu xa hơn của vật chất, vật lý học hiện đại cũng đang vấp phải một thực tế là các hình thức tư duy vật lý học vốn có, đã xuất hiên và có luận cứ lịch sử ở các giai đoạn hoạt động thực tiễn và nhận thức trước đây đã tỏ ra không còn hiệu quả khi tiếp cận với những dữ liệu thông tin mới. Bởi lẽ, một cách khách quan, các hình thức tư duy tri và hoạt động với tư cách là các lý thuyết vật lý học cơ bản, còn việc tìm kiếm các hình thức tư duy mới, phù hợp với tiến trình phát triển của vật lý học hiện đại lại là một vấn đề khác. Đó là vấn đề xây dựng các lý thuyết và các khái niệm vật lý học mới. Do chỗ các học thuyết vật lý học có nhiệm vụ khái quát những đặc điểm quan trọng của lĩnh vực mà nó phản ánh dưới hình thức hệ thống hoá nên quá trình xây dựng các lý thuyết vật lý học mới không thể chỉ đơn giản là thay thế một hệ thống khái niệm cũ bằng một hệ thống khái niệm mới phù hợp với các khả năng đang được mở ra theo một số quy tắc nhất định nào đó.

Xét từ một góc độ toàn diện hơn thì cần phải tính đến không những các mối liên hệ có tính logic giữa các hệ thống tri thức đang tồn tại và các hệ thống tri thức đang xuất hiện, mà còn cả mối quan hệ về mặt nhận thức luận với bản thể luận. Các hệ thống tri thức đang thay thế lẫn nhau có sự khác nhau bao nhiêu, thì sự khác nhau giữa các quan niệm được hình thành từ các hệ thống tri thức ấy càng lớn bấy nhiêu. Chính sự khác nhau đó đã làm nảy sinh ra các mâu thuẫn về nhận thức lý luận, mà khi không nắm bắt được quá trình biện chứng của nhận thức, một số nhà khoa học tự nhiên đã đi đến kết luận duy tâm hoặc siêu hình trước các thành tựu mới trong tiến trình phát triển của khoa học.

Thí dụ điển hình cho các kết luận như vậy là những đánh giá sai lầm trên bình diện triết học về tính chất của cuộc cách mạng trong vật lý học đầu thế kỷ XX ở các nhà khoa học như: P.Đuyhem, E.Makhơ, A.Poanhcarê... Sai lầm của các nhà khoa học đó là ở chỗ "trong khi phủ định tính bất biến của những nguyên tố và của những đặc tính của vật chất đã được biết cho đến nay, V.I.Lênin khẳng định: Họ đã rơi vào chỗ phủ nhận vật chất, nghĩa là phủ nhận tính thực tại khách quan của thế giới vật lý. Trong khi phủ nhận tính chất tuyệt đối của những quy luật quan trọng nhất và cơ bản, họ rơi vào chỗ phủ nhận mọi quy luật khách quan trong tự nhiên, rơi vào chỗ khả thi, sự bất lực của khoa học tự nhiên cổ điển trong việc giải quyết các vấn đề khoa học mới nảy sinh (như tính có thể phân chia được của nguyên tử, tính phóng xạ...). Nhưng mối liên hệ giữa sự đảo lộn đó trong các khái niệm cơ bản của vật lý học với các kết luận duy tâm được rút ra từ sự phát triển của khoa học không chỉ dừng lại ở những mối quan hệ vốn đã tồn tại từ trước, mà còn nảy sinh từ các điều kiện phát triển hiện thực của tri thức khoa học trong khuôn khổ xã hội tư bản. Từ các kết luận được rút ra bởi những đảo lộn mang tính bước ngoặt trong các khái niệm cơ bản của vật lý học, người ta không thể và hoàn toàn không thể đi đến chỗ phủ định tính khách quan của tri thức vật lý và từ sự phủ định đó đi đến chỗ tuyên bố sự "tiêu tan" của vật chất. Song, khi quá trình biện chứng và tính đặc thù của nhận thức lý luận vẫn còn là một điều bí ẩn đối với các nhà khoa học, thì khả năng đưa ra những kết luận tương tự như vậy là có thể xảy ra. Là những người duy vật tự phát trong các lĩnh vực hoạt động khoa học cụ thể của mình, nơi mà họ có khả năng đem lại các thành quả nghiên cứu thực sự có giá trị, song các nhà khoa học nếu không phải là các nhà duy vật biện chứng thì sự giải thích về ý nghĩa triết học có khi lại phản lại những thành tựu do mình đem lại.

Từ đó có thể suy ra rằng, đối với các nhà khoa học tự nhiên ở một giai đoạn phát triển tương đối dài và khá yên tĩnh thì nội dung của tri thức mà họ đã nắm bắt được cần phải được xem như là hiện thực khách quan, bởi khi đối chiếu tri thức thu được với hiện thực, họ luôn đồng nhất tư duy với tồn tại một cách vô ý thức. Hơn nữa, bản thân tri thức được nhận thức không những là kết quả của hoạt động nhận thức trước đó, mà còn là quan niệm độc đáo và duy nhất có thể có về thực tại đang được nghiên cứu. Thực tại này được quan niệm là khách thể có thể có của tri thức chỉ về các phương diện, các mối liên hệ và các bước trung gian hoá mà hệ thống tri thức hiện tồn cho phép xem xét.

Vì hệ thống trí thức lý luận bao giờ cũng có tính lịch sử cụ thể (cơ học cổ điển thế kỷ XVIII - XIX) cho phép nắm bắt các sự kiện và các quy luật mới được phát hiện ra ở một thời gian, có thể nói, là đủ dài, nên với cùng một sự tất yếu do tiến trình khách quan hoá hệ thống tri thức lý luận đó đem lại, người ta giả định rằng tính chân thực của các nguyên tắc lý luận, các quy luật cơ bản có thể được chế định bởi chính hình thức tồn tại đã được khách quan hoá của chúng trước mọi hệ thống lý luận khác. Do vậy, ở các giai đoạn phát triển đó của khoa học, các nhà khoa học thường xác định nhiệm vụ cơ bản của mình là ở việc ngoại suy đối với lĩnh vực vận dụng các biểu tượng và khái niệm lý luận. Điều đó đã khiến cho việc đồng nhất tri thức và hiện thực có được tính chất tuyệt đối. Thay vì, xem xét các khái niệm cơ bản của vật lý học ở trình độ nhận thức triết học như là sự trừu tượng hoá một số quan hệ của hiện thực với tư cách là đối tượng nghiên cứu chỉ ở một trình độ xác định của thực tiễn lịch sử - xã hội, người ta lại coi bản thân hiện thực hoàn toàn là những biểu hiện của sự trừu tượng hoá đó.

Tương tự như trong kinh tế học, trong vật lý học, các khái niệm và các ý niệm của nó, như C.Mác nhận xét, "cũng ít mang tính chết vĩnh viễn như những quan hệ mà các phạm trù ấy là sự biểu hiện của chúng. Đó là những sản phẩm mang tính chất lịch sử và nhất thời". Bỏ qua thực tế đó, bất kỳ nhà khoa học nào cũng thừa nhận một cách không công khai tính tuyệt đối và tính chân thực vĩnh cửu của trình độ tri thức đã đạt được Đồng thời, họ cũng luôn tin tưởng rằng, tri thức hiện có là nền tảng vững chắc và đáng tin cậy để bao chứa các kết quả nhận thức mới, rằng vốn được trình bày một cách hợp lý, các sự kiện mới sẽ không hề mâu thuẫn với tri thức ban đầu.

Quan điểm này đòi hỏi phải giả định 'tính chất đường thẳng" trong tiến trình phát triển của tri thức khoa học, phải giả định tính có thể được xếp đặt trước của nó bởi các quan niệm lý luận đã có trước. Đứng trên lập trường đó, các nhà khoa học thường xác định tương lai của nhận thức lý luận là sợ phản chiếu quan niệm về thế giới được hình thành bởi hệ thống tri thức hiện có vào bộ phận chưa được nhận thức của nó. Đến một thời điểm nào đó, quan niệm này vẫn được minh biện, bởi khi đó vẫn còn chưa xuất hiện những mâu thuẫn mang tính nguyên tắc giữa các sự kiện và sự giải thích về chúng

Tuy nhiên, sớm hay muộn cũng sẽ xuất hiện mâu thuẫn giữa các sự kiện phát hiện ra do ngoại suy tri thức cũ vào các lĩnh vực mới và sự giải thích về các sự kiện ấy. Mọi nỗ lực của các nhà khoa học nhằm loại bỏ các mâu thuẫn đó, khi vẫn dừng lại trong khuôn khổ của các quan niệm cũ, đều thất bại. Và khi đó, các nhà khoa học bắt đầu hoài nghi tính khách quan của tri thức hiện tồn trong những điều kiện mới. Từ sự hoài nghi đó, họ đã đi đến chỗ "xét lại" các quan niệm cơ bản của khoa học. Mức độ phức tạp của các thời kỳ như vậy, xét từ giác độ triết học là ở chỗ, tri thức cũ đối với các nhà khoa học là cái đã được khách quan hoá, và do đó, đã trở thành thế giới quan của họ, đem lại cho họ quan niệm về thế giới tự thân.

Khẳng định điều đó khi vạch rõ thực chất của cuộc khủng hoảng trong vật lý học đầu thế kỷ XX, V.I.Lênin đã nhận xét rằng "Vật lý học cũ coi lý luận của mình là sự nhận thức thực tại về thế giới vật chất" tức là sự phản ánh thực tại khách quan. Trào lưu mới trong vật lý học coi lý luận chỉ là những tượng trưng, những dấu hiệu, ký hiệu có ích trong thực tiễn, tức là phủ nhận sự tồn tại của thực tại khách quan độc lập đối với ý thức của chúng ta và do ý thức của chúng ta phản ánh.

Xét từ góc độ nhận thức luận duy vật biện chứng thì sự đảo lộn mang tính bước ngoặt trong các khái niệm cũ đã cho thấy rằng, các khái niệm hiện có đã trở nên không còn phù hợp với nội dung của các mối quan hệ mới được phát hiện ra trong hiện thực và do vậy, cần phải xây dựng một quan niệm mới về thế giới phù hợp với các quan hệ mới ấy. Vấn đề là ở chỗ thực tại khách quan không được người quan sát nhận thức với mọi biểu hiện hiện có và có thể có của nó. Ngoài ra, các quan hệ khách quan được quan niệm là bản chất ở các giai đoạn nhận thức trước đó, khi tiếp tục nghiên cứu thì hoá ra lại chỉ là những biểu hiện của cùng một bản chất, nhưng ở mức độ sâu sắc hơn. Nói về vấn đề nằy, V.I.Lênin khẳng định: "Thực chất" của sự vật hay "thực thể" cũng đều là tương đối, chúng chỉ biểu hiện mức độ sâu sắc của nhận thức của con người về khách thể và nếu như mức độ sâu sắc đó hôm qua chưa vượt quá nguyên tử và hôm nay chưa vượt quá điện tử và trường, thì CNDV biện chứng nhấn mạnh tính chất tạm thời, tương đối, gần đúng của tất cả những cái mốc đó của sự nhận thức thế giới tự nhiên bởi khoa học ngày càng tiến triển của con người .

Các nhà khoa học không đứng trên lập trường duy vật tự giác và không nắm bắt được phương pháp tư duy biện chứng đã phạm phải một sai lầm căn bản trước sự đảo lộn mang tính bước ngoặt trong các khái niệm cơ bản của vật lý học. Sai lầm là ở chỗ, hệ thống tri thức đã được hình thành ở họ với tư cách là quan niệm về thế giới, nên khi buộc phải từ bỏ nó, họ đã từ bỏ luôn cả những quan niệm cũ. Và khi chưa có được một quan niệm mới về thế giới, đứng trước nhu cầu bức thiết phải xây dựng hệ thống khái niệm mới trong khi vẫn luôn coi "bản chất" của các sự vật là tuyệt đối và bất biến, họ đã đi đến chỗ kết luận rằng các khái niệm chỉ là những dấu hiệu được sử dụng cho riêng thực tiễn. Còn khi buộc phải từ bỏ hoàn toàn quan niệm cũ về thế giới, trong lúc vẫn coi nó là duy nhất có thể có, họ đã đi đến kết luận rằng: khoa học đang phủ định thế giới với tư cách là một thực tại khách quan.

Triết học duy tâm luôn tìm cách bác bỏ CNDV bằng luận điểm cho rằng dường như khoa học tự nhiên cổ điển với tư cách là chỗ dựa vững chắc của CNDV đang bị sụp đổ. Luận điểm đó ít nhiều đã đứng đối với CNDV siêu hình thế kỷ XVIII - CNDV được hình thành trên nền tảng của bức tranh cơ học về giới tự nhiên. Nhưng luận điểm đó là hết sức sai lầm đối với CNDV biện chứng CNDV hoàn toàn không gắn liền với việc khăng khăng thừa nhận bức tranh cơ học, điện từ hay một bức tranh vô cùng phức tạp nào đó về giới tự nhiên. Khi gần đúng, tương đối, trong tự nhiên không hề có những đường ranh giới nào tuyệt đối, vật chất đang vận động sẽ chuyển hoá từ một trạng thái này sang một trạng thái khác mà theo quan điểm của chúng ta thì dường như không hể điều hoà được với trạng thái trước...

Sự phát triển của vật lý học thế kỷ XX đã xác nhận những đánh giá của V.I.Lênin về cuộc cách mạng trong khoa họe tự nhiên là hoàn toàn đúng đắn. Cuộc khủng hoảng của vật lý học và khoa học tự nhiên cổ điển hoàn toàn không dẫn tới sự bác bỏ CNDV và hình thức cao nhất của nó là CNDV biện chứng, không hề chứng minh cho sự "tiêu tan" của vật chất và các đặc tính cơ bản của nó là vận động, không gian, thời gian. Ngược lại, lối thoát khỏi khủng hoảng đó, xét trên bình diện triết học, lại xuất hiện ngay trên con đường mà các nhà khoa học tự giác nắm bắt phép biện chứng duy vật với tư cách là phương pháp tư duy duy nhất đúng đắn. Xét trên bình diện khoa học tự nhiên, việc khắc phục cuộc khủng hoảng đó tất dẫn tới việc xây dựng một hệ thống tri thức vật lý mới: vật lý học lượng tử - tương đối. Vật lý học lượng tử - tương đối đó đã xác nhận tính tương đối và giới hạn vận dụng của vật lý học cổ điển và khẳng định tính đúng đắn trong những phát hiện mới của khoa học hiện đại, chẳng hạn, về tính có thể phân chia được của nguyên tử.

Cơ sở của hệ thống tri thức vật lý học hiện đại là cơ học lượng tử và thuyết tương đối. Hiện nay, cả cơ học lượng tử lẫn thuyết tương đối đều đã tham dự một cách tích cục vào việc hình thành phương pháp tư duy khoa học mới và được xem là cơ sở đáng tin cậy đã được thực tiễn hoạt động khoa học kiểm nghiệm. Việc đối chiếu hệ thống tri thức lượng tử - tương đối luận với hiện thực đạt được trong hoạt động nghiên cứu khoa học đã dẫn tới sự hình thành quan niệm lượng tử - tương đối luận về thế giới. Và quan niệm đó đã thâm nhập vào các lĩnh vực tri thức đa dạng của con người: sinh học (sinh học lượng tử), y học (khám chữa bệnh bằng tia phóng xạ), thiên văn học (vật lý - thiên văn học năng lượng lớn...).

Ở một bộ phận khác các nhà khoa học, những người sử dụng thành công các quan niệm lượng tử - tương đối luận để giải quyết các vấn đề mà họ quan tâm đang hình thành niềm tin cho rằng, hệ thống tri thức vật lý học đó, sau khi khắc phục những sai lầm và sự lý tưởng hoá của vật lý học cổ điển, là hoàn toàn xứng đáng và đáng được hoàn thiện. Họ coi đó là mục đích tối hậu của nhận thức vật lý học, chứ không phải là một trong các bậc thang của nó. Biểu hiện đầy đủ và rõ ràng lập trường đó là quan niệm về "sự cáo chung của khoa học vật lý". Lập trường này thể hiện một cách ít lộ liễu hơn khi người ta ngoại suy các quan niệm lượng tử - tương đối luận hiện đai vào các khoảng không - thời gian cực nhỏ".

Đồng thời, nói một cách có hình ảnh, ở vùng chân trời của nhận thức khoa học hiện đại nơi được điểm tô bởi mầu sắc thuần tuý lượng tử - tương đối luận, đang xuất hiện một số vật thể rất giống với các "đám mây đen ảm đảm" che phủ khoa học tự nhiên đầu thế kỷ XX mà rốt cuộc đã gây ra cuộc khủng hoảng khoa học tự nhiên cổ điển. Một trong số chúng đang biến dần từ điểm tựa vững chắc cho các quan điểm lượng tử - tương đối luận thành "thao trường" để thử nghiệm các tư tưởng đầy "tính cấp tiến" so với chúng đó là vật lý họe các hạt cơ bản.

Không đặt ra mục đích phân tích một cách cặn kẽ tình huống đang hình thành và chưa định hình đó, chúng tôi chỉ đề cập tới hai yếu tố có nhiều điểm chung với một số đặc điểm cơ bản của cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Các yếu tố đó là sự tiến hoá ở một mức độ nhất định trong thái độ đối với hệ thống tri thức hiện có và khả năng hình thành một quan niệm mới về hiện thực.

Chúng ta hãy dừng lại ở yếu tố thứ nhất. Có thể phân biệt một cách ước lệ ba giai đoạn trong tiến trình của vật lý học các hạt cơ bản. Ở giai đoạn thứ nhất, các quan niệm lượng tử - tương đối luận được khẳng định vô tư cách là cơ sở lý luận để giải thích và mô tả các quy luật, các thuộc tính của các hạt cơ bản. Đặc trưng cho giai đoạn thứ hai là sự ngoại suy các quan niệm đó và mọi quy luật mang tính chất kinh nghiệm được phát hiện ra trong thế giới bên trong của hạt nhân nguyên tứ. Hệ thống tri thức trước đó - vật lý hạc cổ điển - được giả định về nguyên tắc không thể áp dụng được vào lĩnh vực này. Khi đó, người ta phải tìm kiếm một hình thức tổng hợp các quan niệm lượng tứ - tương đối luận không có mâu thuẫn nội tại và phù hợp với những đòi hỏi của vật lý học các hạt cơ bản sau khi đã xuất hiện các biến thể khác nhau của thuyết trường lượng tử - tương đối luận. Sự mở đầu của giai đoạn thứ ba (kéo dài cho tới nay), gắn liền với việc phát hiện ra những thuộc tính một trong cấu trúc nội tại của các hạt cơ bản mà để giải thích chúng thì hình thức hiện tồn của các hệ thống lượng tử - tương đối luận chỉ được sử dụng với tư cách là cơ sở để mô tả về chất. Trong suốt giai đoạn này đã và đang xuất hiện các cách tiếp cận khác nhau, đối lập nhau nhằm phát triển và bổ sung cho các quan niệm lượng tử,- tương đối luận đã trở nên hiển nhiên đối với vật lý học vi mô.

Mỗi một giai đoạn đó đều được đặc trưng bởi thái độ đặc biệt của các nhà khoa học đối với các nguyên lý lượng tử - tương đối luận. Thời gian ra đời của cơ học lượng tử là vào những năm 30 của thế kỷ này. Ngay sau khi xuất hiện, học thuyết này đã bắt đầu "cuộc diễu binh " thắng lợi trong lĩnh vực vật lý học nguyên tử. Nó đã góp phần đắc lực vào việc giải quyết các nhiệm vụ vốn vẫn được coi là vật cản đối với vật lý học cổ điển. Các nhà sáng lập ra lý thuyết lượng tử không hề hoài nghi sự thích ứng củanó đối với các nhiệm vụ của vật lý học vi mô. Nó trở thành một trong các "thao trường" mà ở đó, đang diễn ra quá trình tiếp tục hoàn thiện và phát triển cơ học lượng tứ. Mọi quy luật của thế giới các hạt cơ bản đều được giải thích hoàn toàn bằng ngôn ngữ của cơ học lượng tử.

Nhiệm vụ phối hợp việc mô tả theo cơ học lượng tử sự vận động của các khách thể vi mô với các nguyên lý của thuyết tương đối hẹp đã được giải quyết bằng cách xây dựng phương án đầu tiên của cơ học lượng tử - tương đối luận - phương án được coi là có khả năng tiên đoán sự tồn tại của các phản hạt. Việc sử dụng thành công các quan niệm lượng tử - tương đối luận trong vật lý học các hạt cơ bản đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học đang tiến hành lý giải cơ học lượng tử và sau đó là lý thuyết trường lượng tử với tư cách là nguyên mẫu của lý thuyết các hạt cơ bản trong tương lai. Các nhà khoa học trong lĩnh vực khoa học mới mẻ này đều cho rằng trong các nguyên lý của cơ học lượng tử và của thuyết tương đối đã hàm chứa các nguyên lý cơ bản của một lý thuyết tương lai. Do vậy, hệ vấn đề có liên quan tới lý thuyết đó cần được nhìn nhận dưới ánh sáng của việc hợp nhất các nguyên lý đó lại với nhau và trên cơ sở tìm kiếm các phương thức vận dụng các nguyên lý đó vào vật lý học vi mô bằng con đường xây dựng các mô hình cấu tạo của các hạt cơ bản căn cứ trên các nguyên lý đó.

Giai đoạn giải quyết phần thứ nhất của hệ vấn đề đó là xây dựng các biến thể khác nhau của lý thuyết trường lượng tử - tương đối luận mà mỗi một biến thể đó đều nhằm loại bỏ các nghịch lý đã được phát hiện ra khi xây dựng biến thể trước. Rốt cuộc chúng ta có thể tạo nên một sự hợp nhất phi mâu thuẫn các nguyên lý chung của cơ học lượng tử và thuyết tương đối dưới hình thức lý thuyết trường lượng tử mang tính tiên đề. Tuy nhiên, phương án đó dường như quá trừu tượng, tới mức vào đầu những năm 70, với phương án này, người ta không tìm ra được các phương pháp mô tả những tương tác hiện thực giữa các hạt cơ bản.

Việc thực hiện phần thứ hai của hệ vấn đề xây dựng lý thuyết trong tương lai đã đem lại vô số mô hình cấu trúc của các hạt cơ bản và sự tương tác giữa chúng. Theo mức độ tích luỹ các dữ kiện thực nghiệm mới, thì phương án này lại dường như khá chật hẹp và hạn chế, xét từ lĩnh vực vận dụng. Với toàn bộ sự khác nhau của chúng, các mô hình đó vẫn có một điểm chung là quan niệm về trường lượng tử - tương đối luận được xem là cơ sở duy nhất có thể có để hình thành một lý thuyết tương lai.

Tuy nhiên, cái đặc trưng cho quan niệm hiện đại về các vấn đề lý luận cơ bản trong việc phát triển vật lý học thế giới vi mô chính là sự thiếu vắng một quan điểm được mọi người thừa nhận, đủ để giải thích toàn bộ thế giới bên trong của hạt nhân nguyên tử. Người ta đã đưa ra các cách tiếp cận lý luận khác nhau mà mỗi cách tiếp cận đó đều phù hợp với quan niệm của nó về cấu trúc của các hạt cơ bản và phương pháp mô tả các thuộc tính của chúng. Cần lưu ý rằng, nếu trước đây vấn đề hoàn toàn là ở việc vận dụng các nguyên lý lượng tứ - tương đối luận, thì giờ đây, người ta thường tỏ ra hết sức thận trọng khi đặt ra vấn đề xem xét lại và bổ sung các nguyên lý đó Một bộ phận các nhà vật lý học cho rằng việc xây dựng một lý thuyết tương lai về các hạt cơ bản đòi hỏi phải cải biến các nguyên lý cơ bản (cơ sở nền tảng của các lý thuyết vật lý học), sử dụng các quan niệm mới về cấu trúc không - thời gian và về thục chất của sự tương tác giữa các hạt cơ bản.

Nguyên nhân chủ yếu của sự đảo lộn như vậy trong quan niệm về hệ vấn đề có liên quan tới việc xây dựng lý thuyết các hạt cơ bản và về vai trò của các nguyên lý lượng tử - tương đối luận là do việc nghiên cứu các quy luật quang phổ của các hạt cơ bản. Việc nghiên cứu này đã dẫn tới những quan niệm khác nhau về vấn đề hệ thống hoá các hạt cơ bản. Việc vạch ra các quy luật ấy trên cơ sở cơ học lượng tử - tương đối luận dưới dạng "thuần tuý" của nó dường như là không thể thực hiện được. Tuy nhiên, những thành tựu đã đạt được theokhuynh hướng đó luôn gắn liền với sự xuất hiện các quan điểm, có thể nói, là mới mẻ: sự đối xứng của tương tác mạnh, ma trận phân tích sự khuếch tán. Sự xuất hiện những quan điểm mới mẻ ấy là một bằng chứng cho thấy hoàn toàn có thể xây dựng một lý thuyết trường lượng tử chuẩn mực có tham vọng đóng vai trò là lý thuyết các hạt cơ bản.

Một bước ngoặt, có thể nói như vậy, đã xuất hiện trong tiến trình phát triển quan điểm của vật lý học các hạt cơ bản. Nếu trước đây việc "chữa trị" những căn bệnh vốn có của nó được quan niệm là hoàn toàn có thể nhờ hoàn thiện các quan niệm lượng tử - tương đối luận và tìm kiếm các phương pháp độc đáo để vận dụng chúng, thì giờ đây, người ta còn song song sử dụng các tư tưởng mới, các tư tưởng xuất hiện khi nghiên cứu các mối quan hệ sâu xa hơn của thế giới vi mô. Các mối quan hệ đó được lý giải là cơ sở kinh nghiệm để làm nảy sinh ra những tư tưởng mới và theo một nghĩa nhất định - không đòi hỏi một sự lý giải riêng nào đó của cơ học lượng tử và thuyết tương đối.

Đồng thời, các xu hướng hiện tồn trong việc phát triển các khái niệm của vật lý học vi mô không chỉ dừng lại ở việc giả định sự tồn tại của các khái niệm và các tư tưởng bổ sung cho các khái niệm lượng tử - tương đối luận. Điều đáng quan tâm ở đây còn là việc đề xuất các tiêu chuẩn mới để đánh giá cấu được sau khi mô tả các thuộc tính có sự tác trúc của thuyết tương lai và cấu trúc của những mô tả vật lý học lý thuyết nói chung. Mọi ngôn ngữ mô tả quen thuộc đối với các lý thuyết vật lý học đều dựa trên sự .định vị các thuộc tính vận động của khách thể nghiên cứu và biểu thị chúng bằng các chương trình khác nhau về vận động. Tuy nhiên, các ngôn ngữ này lại trở nên ít hữu hiệu khi mô tả những tương tác mạnh giữa các hạt cơ bản, điều này kéo theo khuynh hướng tái định hướng mục đích và nhiệm vụ của những mô tả lý thuyết.

Hệ vấn đề cơ bản của sự vận dụng lý thuyết đã không còn dừng lại ở việc xác định sự phụ thuộc của các đại lượng vật lý vào một số tham số và điều kiện ban đầu nhờ các phương trình về vận động, như điều này vốn đặc trưng cho các lý thuyết trước đây, mà còn là ở việc xác định sự phụ thuộc về mặt nhức năng giữa các đại lượng vật lý khác nhau.

Cách tiếp cận quen thuộc đối với vật lý học luôn đòi hỏi phải có sự mô tả riêng biệt và độc lập các thuộc tính không - thời gian của vận động của khách thể nghiên cứu hay là của các bộ phận của nó. Tuy nhiên, cách tiếp cận mới lại xuất phát từ tính không thể tách rời và của việc nghiên cứu một cách riêng biệt các chi tiết đã được định vị nào đó trong sự vận động của các hạt cơ bản. Do vậy người ta đã đi đến chỗ hoài nghi khả năng có thể xây dựng được các phương trình tương ứng về vận động mà nhờ chúng, có thể làm ra sự phụ thuộc của các đại lượng nhận được qua thí nghiệm vào các tham số của phương trình và vào các dữ liệu ban đầu. Nhiệm vụ đặt ra là cần phải xác định chính lắc các mối liên hệ chức năng giữa các đại lượng vật lý.

Yêu cầu đó đối với lý thuyết vật lý có thể thực hiện được nhờ việc xây dựng một quan điểm đúng đắn về tính đối xứng của những tương tác mạnh giữa các hạt cơ bản. Đến lượt mình, tính đối xứng của những tương tác mạnh giữa các hạt cơ bản lại được sử dụng làm cơ sở để giải thích và tiên đoán các quy luật mới. Như vậy, phương án này, ngay từ đầu đã từ bỏ quan niệm mô tả sự vận động của các hạt cấu thành - quan niệm mà "ốt cuộc đòi hỏi phải xem xét chúng như là các khách thể vận động tự do. Việc tái kiến tạo các thuộc tính vận động của bản thân các hạt cơ bản nhở các quan điểm đó chỉ đạt được sau khi mô tả các thuộc tính có sự tác động qua lại giữa chúng.

Ở đây, về thực chất, là sự khởi đầu choviệc hình thành một quan niệm mới về thế giới bên trong của hạt nhân nguyên tử, quan niệm khác một cách căn bản với quan niệm cổ điển và với quan niệm lượng tử - tương đối luận. Các quan niệm sau này đòi hỏi phải có sự tồn tại riêng biệt, không phụ thuộc vào nhau của các mảng hiện thực, cũng như sự mô tả lý thuyết ban đầu về các thuộc tính không - thời gian trong sự vận động của các khách thể vật lý không tham gia tương tác. Ngược lại, quan niệm mới lại xuất phát từ việc khẳng định vai trò xác định của sự tương tác trong thế giới bên trong của hạt nhân nguyên tử.

Sự tương tác đó ở trình độ nghiên cứu hiện đại dường như là một thuộc tính mang tính bản chất, sâu sắc hơn của vật chất và được thể hiện, như F. Engen đã khẳng định, với tư cách là "nguyên nhân tối hậu" trong bản chất các hạt cơ bản. Song, sự tương tác hoạt động với tư cách là "nguyên nhân tối hậu" đó chỉ có ý nghĩa đối với vật lý học hiện đại, giáng như điện và ête trước kia. Như vậy, rõ ràng là sự tương tác đó đối với khoa học tương lai cũng sẽ là một khách thể vô tận và đa dạng, và xét về thuộc tính, giống như các hạt cơ bản.

Căn cứ triết học duy nhất đúng đắn để đánh giá bối cảnh nhận thức hiện đang hình thành trong vật lý học các hạt cơ bản là các nguyên tắc mà V.I.Lênin đã đưa ra khi ông phân tích cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên đầu thế kỷ XX.

Như chúng ta thấy qua việc nghiên cứu toàn bộ nội dung của tác phẩm thiên tài đó, nhiệm vụ của các nhà triết học không chỉ là mô tả và ghi nhận các xu hướng phát triển hiện thực của nhận thức khoa học. Nhiệm vụ của các nhà triết học còn phải luận chứng và lý giải về mặt triết học cho các xu hướng đó, cũng như cho các kết luận về nhận thức luận được rút ra từ đó. Cơ sở của sự lý giải đó là các nguyên tắc và các phương pháp mà V.I.Lênin đã sử dụng khi ông phân tích cuộc cách mạng trong vật lý học trong tác phẩm "Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán".

Phát kiến của Engen về sự hình thành tiếng nói của loài người và chiếc chìa khóa của việc dạy tiếng

6:48' 30/8/2007

Lần đầu tiên trong lịch sử tư tưởng nhân loại, đưa vào thành tựu của nhiều khoa học, với trí tuệ bác học, Engen đã miêu tả, lý giải, luận chứng được một cách đúng đắn nhất sự hình thành con người, một sinh vật xã hội khác về chất với

tổ tiên của nó là loài vượn trong tác phẩm hết sức nổi tiếng: Vai trò của lao động trong quá trình vượn biến thành người.

Chính trong tác phẩm này, phát kiến của Engen về sự hình thành tiếng nói của loài người có một giá trị lý luận và thực tiễn vô cùng quan trọng trong việc dạy tiếng - tiếng mẹ đẻ cũng như tiếng nước ngoài. Phát kiến này đem lại cho khoa học dạy tiếng chiếc chìa khoá để giải quyết những vấn để cơ bản của mình trong quá trình phát triển. Một giá trị như thế từ tác phẩm kinh điển có khi ta chưa thấy hết, thậm chí lãng quên. Bài viết này muốn đưa ra một số ý kiến về giá trị đó.

Sau khi đã nêu lên đầy đủ lý lẽ vững chắc về sự xuất hiện tiếng nói ở con người nguyên thuỷ, Engen viết: "Tóm lại con người đang hình thành ấy đã đi đến chỗ thấy cần thiết phải nói với nhau cái gì đó). Con người có được tiếng nói, bởi vì nó có những điều phải nói với nhau. Ở đây, lời văn của Engen giản dị, bình thường, nhưng giá trị nội dung tư tưởng của nó rất lớn. Con người nguyên thuỷ, cùng với việc khám phá, nhận thức thế giới tự nhiên, xã hội và bản thân mình để sống và lao động đã buộc phải có một phương tiện cao hơn, khác hẳn về chất với tín hiệu của tất cả các động vật khác để trao đổi thông tin, tích luỹ kinh nghiệm. Phương tiện đó phải là tiếng nói, kết quả của một sức kích thích về lượng thông tin ngày một phong phú và phức tạp của một nhu cầu hoạt động rất đặc thù của sinh vật xã hội là lao động. Lao động, dù là lao động thô sơ nhất, cũng là hoạt động có công cụ, có đối tượng nhất định, có sự hình dung trước kết quả trong đầu óc của chủ thể, có sự chờ đón kết quả với sự theo dõi những biến đổi của sự vật, hiện tượng theo quy luật. Lao động của con người là hoạt động có tính xã hội. Xã hội, dù là xã hội với những mối quan hệ còn đơn sơ nhất, cũng khác hẳn với quan hệ bầy đàn của động vật. Một thế giới sự vật, hiện tượng của lao động xã hội như vậy luôn luôn cần được khám phá, nhận thức. Cái mới luôn lộ ra trước mắt người nguyên thuỷ và trở thành hiểu biết và kinh nghiệm của họ. Đó là những thông tin quý giá và phong phú tới mức đòi hỏi phải có một cái vỏ vật chất chứa đựng, để trao đổi giữa các chủ thể hoạt động, và tất nhiên, đó cũng là cái cần được lưu giữ lại trong đầu óc mỗi cá nhân.

Như vậy, tiếng nói của con người đã ra đời không đơn giản là do một nhu cầu giao tiếp bình thường như một số người thường nghĩ. Tất cả các động vật, nhất là các động vật chuyên sống thành bầy đàn đều có nhu cầu giao tiếp với đồng loại. Nhưng chúng đã hài lòng với những gì mà tạo hoá đã cho chúng để làm việc đó, vì lượng thông tin có trong chúng bao giờ cũng chỉ cần đến vậy. ở chúng không có những thông tin mới về chất thường xuyên kích thích chúng tìm phương tiện biểu đạt tương ứng. Đến đây, chắc có người nghĩ, động vật không có được cơ quan cấu âm để tạo ngôn ngữ khúc chiết, nên mới chịu thua kém con người về phương tiện trao đổi thông tin. Có đúng vậy không? Không đúng. Con vẹt, con iểng, con sáo được luyện tập có thể phát ra được tiếng nói của loài người, nhưng chẳng bao giờ có ngôn ngữ theo đúng nghĩa của từ này, chỉ vì, chúng thiếu sức kích thích của thông tin cần được tích luỹ, thiếu nhu cầu đặc thù từ hoạt động lao động.

Đứa trẻ sinh ra nhanh chóng, dễ dàng nắm được ngôn ngữ của xã hội, vì cạnh người lớn, thế giới văn hoá vật chất và tinh thần phong phú luôn mở ra trước trí tuệ và tâm hồn nó, kích thích nó khám phá, nhận thức để sống và phát triển. Vì vậy, ở các lứa tuổi trẻ em, ta thấy, về đại thể sự phát triển ngôn ngữ, nói chung đã gắn liền với sư phát triển của nhận thức (tức của năn lực trí tuệ và khối lượng tri thức). Tất nhiên, trong từng bước đi của hai quá trình ấy có lúc có sự so le ít nhiều , một sự so le của hai quá trình tâm lý liên hệ, thúc đẩy lẫn nhau. Một điển hình của sự so le đó là có một giai đoạn trẻ học nói, trẻ lặp lại những từ mà trẻ chẳng hiểu theo nghĩa của người lớn, thậm chí cả nhận từ mà nó chẳng hiểu gì cả. Đó chỉ là một bước ngắn chuẩn bị thêm cái vỏ vật chất âm thanh cho ngôn ngữ ở bước tiếp theo.

Thực tiễn sáng tác văn học cũng thừa nhận rằng, sự thành công của tác phẩm, trong đó có sự thành công về mặt ngôn ngữ, được quyết định bởi lượng thông tin về cuộc sống mà người nghệ sĩ muốn chuyển tới bạn đọc. Hiển nhiên là bất cứ người nghệ sĩ nào có trách nhiệm và lương tâm trước xã hội cũng muốn thể hiện lý tưởng thẩm mỹ của mình, cũng muốn giao tiếp với công chúng bằng tác phẩm có chết lượng cao, trong đó có chất lượng ngôn ngữ, nhưng chỉ những ai có vốn sông phong phú, có tri thức dồi dào, có tư tưởng mới, có tình cảm sâu nặng với đời được dồn nén đến mức không nói ra bằng nghệ thuật không chịu nổi, thì mới đẻ ra được tác phẩm hay. Hơn thế, điều muốn nói ra ấy, nếu do người cầm bút khám phá, thể nghiệm, thì sức kích thích sự ra đời của đứa con tinh thần càng mạnh mẽ. Nói tóm lại, phải cớ điều để nói, để viết, thì sự cần nói, cần viết, tức nhu cầu giao tiếp mới có nội dung đích thựck, mới có nhiều sức mạnh đánh thức tiềm năng ngôn ngữ. Nhiều nghệ sĩ cũng đã từng tự khẳng định rằng, ý và lời đẹp nhất đã đến với mình tới mức không ngờ nhờ sự ấp ủ của ý tưởng, sự dâng đầy của cảm xúc trước nhiều thông tin được chờ đón từ cuộc sống.

Mỗi người bình thường trong chúng ta cũng đã từng nhiều lần cầm bút làm nhà làm nhà nghệ sĩ cho chính mình, cho những người thân hẳn cũng đều thể nghiệm được rằng, sự thành công trong việc khai thác tiềm năng ngôn ngữ ở mình, trước hết, là nhờ cái trạng thái dồn nén, đầy ắp những điều muốn được thổ lộ. Mặt khác, chúng ta cũng dễ dàng chấp nhận một sự thật: tâm trí chúng ta sẵn sàng nắm bắt những lời nói, câu thơ, đoạn văn hay chứa đựng những tư tưởng, tình cảm kích thích nhiều vào trí tuệ và tâm hồn mình. Nói một cách chung nhất, đó là sự thể hiện vai trò của nội dung thông tin đối với năng lực ghi nhớ văn bản ở con người. Điều đó cũng có nghĩa là chính nội dung thông tin giàu ý nghĩa, chất chứa nhiều điều cần ghi nhớ để vận dụng nhiều trong cuộc sống, để làm vốn từ văn hoá chung được chuyển tải trong một nghệ thuật biểu đạt tương ứng bao giờ cũng dễ làm tăng vốn từ vựng, dễ làm hình thành phát triển những thao tác vận dụng ngôn ngữ từ cách đặt một kiểu câu đến việc làm quen với những biện pháp tu từ ở những con người đang muốn trau dồi công cụ tâm lý đặc biệt cho mình. Hiện tượng này đã được tâm lý học chứng minh bằng thực nghiệm và đã được giải thích rằng đó là ảnh hưởng của tư duy có xúc cảm từ phía nội dung văn bản. Ở đây, trí nhớ ngữ liệu đã không phải làm việc đơn độc, mà đã được sự hỗ trợ tích cực của nhiều quá trình tâm lý khác.

Trong việc dạy học ngoại ngữ, phát kiến của Engen về sự hình thành tiếng nói ở con người cũng có giá trị chỉ đạo cho chiến lược hành động. Người học tiếng, dù là người học ở trình độ ban đầu, cũng cảm nhận được rằng, nếu bài khoá nếu chuyển tải được cùng một lúc thì hai loại lượng thông tin là ngữ liệu và văn hoá chung của thời đại (tức những điều cần cho cuộc sống văn minh), thì hứng thú hơn và do đó thích ghi nhớ nó hơn. Thừa nhận ảnh hưởng của thông tin nội dung văn bản đối với việc nắm vững ngữ liệu, nhiều tác giả sách giáo khoa dạy tiếng đã cố gắng đưa vào trang sách của mình những câu chuyện vui, câu đố, những ca dao, tục ngữ, những danh ngôn làm bài khoá phụ dưới những bài khoá chính hầu như chỉ làm một chức năng duy nhất là dạy chữ. Cái đó vừa ghi nhận sự thông minh và cố gắng của chuyên gia dạy tiếng, vừa bộc lộ cái hạn chế và bất lực của khoa học dạy ngoại ngữ hiện nay: thông minh và cố gắng vì đã làm thêm được một việc hợp với quy luật của sự hình thành và phát triển ngôn ngư mới, hạn chế và bất lực vì còn để cho bài khoá chính nghèo nàn về thông tin nội đung văn hoá chung của thời đại, nhất là khi xét thông tin này trong tính hệ thống và với yêu cầu thiết thực mà đề cao. Hạn chế này chỉ được vượt qua khi tác giả của sách giáo khoa học tiếng là lực lượng hợp tác lực tiếp tay đôi giữa chuyên gia ngoại ngữ với các nhà khoa học và các nghệ sĩ lớn của thời đại. Sự xuất hiện một lực lượng viết sách giáo khoa thực hành như thế, ngay cả sách cho người mới bắt đầu học, chắc chắn sẽ là một sự mở đấu cho một cuộc cách mạng trong dạy học ngoại ngữ, một cuộc cách mạng chỉ có thể có khi các nhà khoa học thực sự nhận ra chân lý lớn trong phát kiến của Engen về sự hình thành tiếng nói ở con người nguyên thuỷ đến mức nhận ra chiếc chìa khoá trong việc làm mới của mình.

Tất cả những điều chúng tôi vừa trình bày trên đây đều nhằm đi đến một nhận thức sâu sắc rằng, sự hình thành và phát triển tiếng nói ở chủng loại cũng như ở cá thể, sự nắm vững tiếng mẹ đẻ cũng như tiếng nước ngoài chưa bao giờ nằm ngoài sự thúc đẩy mạnh mẽ của nhu cầu đích thực biểu đạt những thông tin mới, những hiểu biết mới ở chủ thể.

Bởi thế, ý nghĩa thực tiễn lớn lao được rút ra từ đây là những giờ học tiếng cùng với việc cung cấp thông tin ngữ liệu, rèn luyện kỹ năng hoạt động lời nói, phải đem đến cho người học, nhất là người lớn, một lượng tri thức cần thiết cho cuộc sống (tất nhiên trong đó có tri thức văn học). Lượng tri thức ấy chính là văn hoá chung của thời đại, bởi vì, nó không chỉ sống trên trang sách giáo khoa học tiếng, đầu ngòi bút, trong đầu óc người học, mà nó thường xuyên có mặt trong đời sống hàng ngày, nó đáp ứng chính những nhu cầu thiết yếu của con người như ăn, mặc, ở, đi lại, học tập, lao động, giao tiếp, vui chơi giải trí... trong chức năng chỉ dẫn cho bọ thoả mãn các nhu cầu đó sao cho văn minh nhất, đẹp nhất.

Đối với mọi người, ngay cả đối với những người có trình độ học vấn cao, lượng tri thức trở thành văn hoá chung ấy luôn rất cần thiết, cần được bổ sung theo thời gian. Đó là lượng thông tin mới mà nhà trường phổ thông của bất cứ dân tộc nào, dù hoàn thiện đến đâu vì nhiều lẽ tất yếu, cũng không kịp cung cấp đầy đủ được còn các bậc học cao hơn của bất cứ nước nào, dù cố gắng đến mấy, vì những nhiệm vụ nặng nề đang phải thực hiện của nó, cũng không thể đáp ứng nổi. Nhờ thế, cuốn sách giáo khoa thực hành ngoại ngữ, ngay cả cuốn sách cho trình độ ban đầu, lần đầu tiên trong lịch sử của mình, được đối xử vừa như một tài liệu dạy tiếng, vừa như một tài liệu khoa học độc đáo với diện mạo riêng.

Công cụ mới đòi hỏi phương pháp sử dụng mới, hệ thống thao tác vận hành mới. Cũng như vậy, cuốn sách giáo khoa thực hành dạy tiếng mới đòi hỏi phương pháp dạy học mới.

Xuất phát từ sự nhận thức sâu sức phát kiến của Engen về sự hình thành tiếng nói ở người nguyên thuỷ, vận dụng tư tưởng đó vào việc dạy tiếng, chúng ta đong đầy nén chặt lượng thông tin văn hoá chung của thời đại vào các bài khoá dạy tiếng, nhất là dạy tiếng nước ngoài cho người lớn, theo nhưng hệ thống nhất định. Nhờ thế đường hướng giao tiếp, linh hồn của phương pháp dạy ngoại ngữ sẽ có thêm sức sống mới.

Đất nước ta đang trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xu thế hội nhập của các dân tộc đang dâng lên, nhiều đỉnh cao văn minh, nhiều nền văn hoá của thời đại đang vẫy gọi mọi người. Học vấn ngoại ngữ vốn là điều cần thiết, nay trở thành cấp thiết đối với không ít người. Việc học tiếng ấy có sự lồng vào trong đó cả việc nắm văn hoá chung của thời đại vì lợi ích của chính bản thân việc học tiếng. Trước một hiện thực mới mẻ như vậy, chúng ta có thể hình dung được những gì nữa hết sức tốt đẹp trong sự nghiệp lịch sử vĩ đại nâng mặt bằng và tôn đỉnh cao dân trí của dân tộc chúng ta?

Bản chất của nghệ thuật có giống với kỹ năng không?

6:45' 30/8/2007

Thưa tiến sĩ Adler,

Tôi có nghiên cứu nhiều cuộc thảo luận về nghệ thuật, nhưng nó gần như luôn luôn xoay quanh những chuyện như hội họa, điêu khắc, và âm nhạc. Tôi tự hỏi chúng ta có thể mở rộng từ "nghệ thuật"để bao hàm một phạm vi rộng hơn nhiều không. Chẳng hạn, tôi thấy có những cuốn sách viết về "nghệ thuật nấu ăn". Đó có phải là một cách dùng từ chính xác không? Gọi một người thợ mộc hạng nhất là "nghệ sĩ" có đúng không?

J.V.G.

J.V.G. thân mến,

Cho đến cuối thế kỷ 18, chữ "nghệ thuật" được dùng rất rộng rãi để bao hàm mọi hình thức kỹ năng con người và tất cả những gì mà con người có thể tạo ra bằng tài nghệ khéo léo. Chính trong ý nghĩa này của từ ngữ mà Plato và Aristotle nói về các nghệ thuật, rồi nhà thơ La Mã Lucretius(1) nói tới những kỹ năng mà Prometheus(2) trao cho con người, cho phép con người cải thiện những điều kiện vật chất của cuộc sống. Cũng chính trong ý nghĩa đó mà Rousseau, nhiều thế kỷ sau, nói về nghề luyện kim và nghề nông như hai nghệ thuật dẫn đến sự tiến bộ từ đời sống sơ khai đến đời sống văn minh. Tương tự, Adam Smith, nhà kinh tế học vĩ đại của thế kỷ 18, trao cho chúng ta một danh sách dài các nghệ thuật có dính dáng đến việc sản xuất của cải vật chất.

Một lúc nào đó trong thế kỷ 19, từ "nghệ thuật" bắt đầu được dùng chủ yếu cho một loại hình nghệ thuật - cái gọi là "nghệ thuật tạo hình". Người Hy Lạp và La Mã cổ đại không loại trừ những ngành như điêu khắc, âm nhạc, và thi ca khỏi danh sách các nghệ thuật của họ, nhưng họ cũng không tuyên dương những ngành nghệ thuật này như nghệ thuật tới mức loại bỏ hết mọi sự tạo tác khác của con người. Khái niệm nghệ thuật của họ bao gồm mọi thứ mà con người có kỹ năng hay bí quyết chế tác ra.

Ngày nay đa số chúng ta dùng từ này với nghĩa rất hạn hẹp. Trước hết, chúng ta thường quên rằng nghệ thuật liên hệ chủ yếu đến kỹ năng mà một người có và chỉ liên hệ chủ yếu đến các tác phẩm nghệ thuật - những sản phẩm của công việc khéo léo. Thứ hai, chúng ta thường đồng nhất nghệ thuật với người "nghệ sĩ" và người có óc thẩm mỹ. Thỉnh thoảng, bắt đầu với nghệ thuật tạo hình, chúng ta tính đến thi ca và âm nhạc, nhưng thỉnh thoảng chúng ta dùng từ "nghệ thuật" với nghĩa thậm chí hẹp hơn để chỉ những gì chúng ta nhìn thấy trong các viện bảo tàng - các họa phẩm và tượng điêu khắc.

Mặt khác, chúng ta vẫn thừa nhận ý nghĩa rộng hơn của từ này. Chúng ta nói về "mỹ thuật công nghiệp" (industrial arts), và chúng ta ca tụng một người thợ thủ công giỏi bằng cách nói rằng ông ta là một nghệ nhân. Chúng ta ngụ ý rằng chúng ta hiểu nghệ thuật là kỹ năng khi chúng ta liên hệ tới nghệ thuật đọc truyện, nghệ thuật dạy dỗ, nghệ thuật chữa bệnh, mặc dù trong những trường hợp này không có sản phẩm vật chất nào để chúng ta gọi là tác phẩm nghệ thuật. Và khi chúng ta phân biệt giữa cái nhân tạo và cái thiên nhiên, chúng ta vạch một đường ranh giữa những sự vật mà con người sử dụng kỹ năng của mình để chế tác ra và mọi thứ khác trong thế gian.

Tôi nghĩ chúng ta sẽ khôn ngoan hơn khi quay trở lại với cách dùng truyền thống và rộng rãi của từ "nghệ thuật" để bao hàm mọi hình thức kỹ năng con người và mọi thứ mà con người có thể đem lại bằng các phương tiện của kỹ năng. Thế thì, trong nghĩa rộng này, chúng ta có thể phân biệt những loại nghệ thuật khác nhau và đồng thời nhận ra cái gì chung cho tất cả. Bất chấp sự khác biệt của chúng về tính chất và sự phức tạp, chúng ta vẫn sẽ thấy nghệ thuật trong việc nấu ăn và nghề thợ mộc cũng như trong thi ca và hội họa.

Có nhiều cách phân loại các nghệ thuật, nhưng tôi sẽ chỉ đề cập đến những loại cơ bản nhất.

Những nghệ thuật như nấu ăn và nghề thợ mộc được gọi là "hữu ích" bởi vì chúng tạo ra những thứ mà chúng ta sử dụng và tiêu dùng. Trái lại, những nghệ thuật như thi ca và hội họa, mà chúng ta gọi là "tinh tế" (tức mỹ thuật), tạo ra những đối tượng mang lại cho chúng ta niềm vui được hiểu biết hoặc thưởng ngoạn. Người Pháp có một tên gọi hay hơn cho những nghệ thuật này. Họ gọi chúng là "beaux-arts", có nghĩa là chúng tạo ra những sự vật của cái đẹp để người ta vui hưởng.

Hồi ấy có những cái gọi là "nghệ thuật khai phóng". Người Hy Lạp và La Mã cổ đại coi một số nghệ thuật là lao dịch và một số khác là khai phóng, tùy theo tác phẩm được tạo ra chủ yếu là vật chất hay tinh thần. Do đó một ngôi nhà là một tác phẩm của nghệ thuật lao dịch, trong khi bài thơ là tác phẩm của nghệ thuật khai phóng. Nhưng khoa học cũng là tác phẩm của nghệ thuật khai phóng. Đó là lý do tại sao những kỹ năng như kỹ năng ngữ pháp, luận lý, và toán học được gọi là những môn nghệ thuật khai phóng.

Cuối cùng, có ba nghệ thuật rất đặc biệt - nghệ thuật của người trồng trọt, người chữa bệnh, và người dạy dỗ. Những nghệ thuật này được để riêng ra dưới tên gọi "những nghệ thuật hợp tác", bởi vì ở đây người nghệ sĩ chỉ đơn thuần hỗ trợ tự nhiên trong tiến trình phát triển của nó. Sẽ không có đôi giày nếu không có những người thợ giày, nhưng sẽ có cây trái và ngũ cốc mà không cần những người trồng trọt. Đây căn bản là những tạo vật của thiên nhiên, mà người trồng trọt cố gắng chỉ hỗ trợ tự nhiên trong tiến trình sản xuất của nó.

(1) Lucretius ( 94? - 55? tr. CN): triết gia và nhà thơ La Mã.

(2) Prometheus: trong thần thoại Hy Lạp là người khổng lồ ăn cắp lửa của thánh thần đem về cho con người, bị trời phạt trói vào một tảng đá cho kên kên hàng ngày tới moi gan ra ăn, và gan của ông cứ mọc lại mỗi ngày.

Định nghĩa về cái đẹp

6:43' 30/8/2007

Thưa tiến sĩ Adler,

Có lẽ không có lĩnh vực nào mà ở đó sự bất đồng lại phổ biến như trong lĩnh vực của những phán đoán của chúng ta về cái đẹp. Có phải điều này có nghĩa rằng cái đẹp nằm trong mắt người nhìn ngắm, rằng nó là vấn đề phán đoán chủ quan đơn thuần? Hay là có một phẩm tính hoặc những phẩm tính nào đó trong đối tượng sẽ khiến chúng ta thấy nó đẹp? Tôi không biết các tác giả của những cuốn sách nổi tiếng có nói điều gì về cái đẹp khả dĩ giải quyết vấn đề khó xử này không.

J.E.T.

J.E.T. thân mến,

Hầu hết những người cố gắng định nghĩa cái đẹp đều nhất trí rằng nó dính dáng đến sự đáp ứng của ý thích. Chúng ta gọi một cái gì đó là đẹp khi nó làm chúng ta vui thích hay hài lòng ở một phương diện đặc biệt nào đó. Nhưng cái gì gây nên sự đáp ứng này từ phía chúng ta? Nó có phải là cái gì trong chính bản thân đối tượng? Nó chỉ là một phản ứng chủ quan từ phía chúng ta? Hay nó là sự kết hợp ít nhiều của hai điều này?

Chúng ta biết từ kinh nghiệm thông thường rằng mọi người không thấy đẹp đối với cùng đối tượng. Cái gì làm vui lòng một số người này lại không làm vui lòng những người khác. Thỉnh thoảng người ta vin vào điều này để nói rằng cái đẹp chỉ hiện hữu trong mắt người nhìn ngắm. Nhưng nó cũng có nghĩa rằng khi thị hiếu của một người được trau dồi, người ấy có thể hiểu rõ giá trị của những yếu tố của cái đẹp trong các đối tượng mà các đối tượng này lại không làm vui lòng những người khác bởi vì họ chưa biết cách đánh giá đúng cái đẹp đó.

Trong truyền thống của những tác phẩm lớn, hai lý thuyết nổi bật về cái đẹp được hình thành trong các trước tác của nhà thần học Cơ Đốc giáo, Thomas Aquinas, và trong các tác phẩm của một triết gia Đức hiện đại, Immanuel Kant. Aquinas và Kant dạy chúng ta rằng cái đẹp có phương diện chủ quan và phương diện khách quan. Khoái cảm thẩm mỹ mà một số đối tượng đem đến cho chúng ta có quan hệ với cái trác việt nội tại trong bản thân các đối tượng.

Phương diện chủ quan của cái đẹp được Aquinas nhìn nhận khi ông định nghĩa cái đẹp là cái làm vui lòng chúng ta đang khi nó được nhìn. Ở đây từ "được nhìn" không liên quan gì tới việc nhìn thấy bằng mắt. Nó ám chỉ cái nhìn bằng tâm trí - một kiểu nhận thức trực giác đối tượng riêng lẻ được chiêm ngắm hay được kinh nghiệm về mặt thẩm mỹ. Sự thỏa mãn hay vui thích mà đối tượng đẹp đem đến cho chúng ta nằm ở tính khả tri của nó - trong cách nó được cấu tạo để cho chúng ta có thể đánh giá đúng nó trong tình trạng cá thể độc đáo của nó.

Luận điểm này đưa Aquinas đến phương diện khách quan của cái đẹp. Nó là cái gì trong đối tượng khiến cho nó khả tri như vậy - trong cách thế làm thỏa mãn hoặc làm vui lòng chúng ta như vậy? Câu trả lời của Aquinas là những sự vật đẹp đều có ba đặc điểm chính: tính nguyên vẹn, tính cân xứng, và tính trong sáng.

Cách dễ dàng nhất để chúng ta hiểu được cái gì ông ta nghĩ trong đầu là nhớ lại qui tắc chúng ta học trong trường để viết một bài luận hay. Chúng ta được dạy cho biết rằng một bài viết hay phải có sự thống nhất, trật tự, và mạch lạc. Nó phải là một tổng thể phức hợp trong đó mọi thành phần đều liên lạc với nhau một cách thích đáng và trong đó cấu trúc thống nhất của tổng thể nổi bật lên một cách rõ ràng. Cái gì đúng đối với một bài viết hay thì cũng đúng đối với một bức họa đẹp hay một bản nhạc tuyệt vời. Khi bất kỳ tác phẩm nghệ thuật nào "được làm tốt" như vậy, thì nó đẹp; và khi nó có cái trác việt này, nó hoàn toàn có thể được nhận biết và đem lại niềm vui thích cho người nhìn ngắm.

Lý thuyết của Immanuel Kant về cái đẹp được trình bày bằng những thuật ngữ hơi khác . Tương tự Aquinas, ông định nghĩa cái đẹp là cái gì mang lại cho người quan sát một kiểu vui thích không vụ lợi nào đó; nghĩa là, niềm vui thích, một cách thuần khiết và giản dị, đến từ sự thỏa mãn của chúng ta trong việc nhận biết đối tượng mà chúng ta đang chiêm ngắm. Nhưng trong lúc Aquinas đưa ra một phân tích về những yếu tố khách quan của cái đẹp, thì Kant viện đến một vài đặc điểm phổ quát của tinh thần con người làm nền tảng của ông để đưa sự phán đoán thẩm mỹ thực thụ về cái đẹp lên trên phản ứng vui thích chủ quan đơn thuần trong đối tượng. Đối với ông, cũng như đối với Aquinas, thị hiếu tốt có thể được trau dồi và những ai có nó đều có một thẩm định đúng đắn hơn về những gì thực sự là đẹp.

Những lợi ích của âm nhạc

6:39' 30/8/2007

Thưa tiến sĩ Adler,

Các tác gia Hy Lạp kinh điển, chẳng hạn Plato, gán cho âm nhạc quá nhiều ưu điểm đến nỗi họ biến nó thành một phần trọng tâm trong chương trình giáo dục. Điều này dường như xa lạ đối với khái niệm về âm nhạc của chúng ta hiện nay và chỗ đứng của nó trong giáo dục đến mức tôi tự hỏi họ có muốn nói điều gì khác, hay ít ra là rộng hơn điều chúng ta muốn nói, khi họ dùng từ "âm nhạc"không. Các nhà tư tưởng Hy Lạp muốn nói chính xác điều gì qua "âm nhạc"? Các nhà tư tưởng đến sau có nhất trí với họ không?

W.G.

W.G. thân mến,

Ở Hy Lạp cổ đại, từ âm nhạc thoạt tiên ám chỉ tới mọi hình thức nghệ thuật do chín Nữ thần Nghệ thuật(1) điều khiển. Tuy nhiên, với tư cách một thuật ngữ riêng biệt, âm nhạc hàm nghĩa nghệ thuật ca hát và nhảy múa, và gắn chặt với thơ và những diễn xuất sân khấu. Đối với các triết gia Hy Lạp, âm nhạc trong nghĩa này là sự biểu hiện cụ thể của trật tự hoặc hỗn độn hiện diện trong vũ trụ và trong linh hồn con người. Đối với họ, toán học và thiên văn học cũng là những nghệ thuật thuộc âm nhạc, và họ nói về một thứ âm nhạc của mọi địa hạt cũng như của âm thanh.

Âm nhạc, do đó, đóng vai trò quan trọng trong chương trình giáo dục ở thành phố Athens, Hy Lạp. Nếu việc giáo dục văn học trau dồi trí tuệ, và thể dục phát triển thân xác, thì âm nhạc trau dồi cảm xúc và đức hạnh. Chương trình giáo dục do Plato đề nghị cho nước cộng hòa lý tưởng của ông ấn định cho âm nhạc chức năng giáo dục đạo đức này.

Plato biện luận rằng sự hài hòa và nhịp điệu âm nhạc mô phỏng những hình mẫu cơ bản của vũ trụ và linh hồn. Theo ông, một đứa trẻ đang lớn chịu ảnh hưởng bởi những giai điệu nó nghe cho nên nó bắt đầu có những đặc điểm cảm nghĩ và tính cách được thể hiện bởi những giai điệu ấy. Một vài kiểu âm nhạc nào đó làm nảy sinh sự thanh nhã, điều độ, dũng cảm, và những đức tính khác. Những kiểu âm nhạc gây ra sự vụng về, vô độ, hèn nhát, và những tật xấu khác. Như thế âm nhạc làm cho tâm hồn những gì thể dục làm cho thân xác. Plato viết,

"Việc đào tạo thẩm âm là một công cụ hiệu lực hơn bất kỳ công cụ nào khác," bởi vì nhịp điệu và sự hài hòa tìm thấy đường đi vào những nơi bí mật của linh hồn, chúng bám riết ở đó, mang theo sự thanh nhã, và làm cho linh hồn của người nào được giáo dục đúng đắn trở nên thanh nhã, hay làm cho linh hồn của người nào được giáo dục tồi trở nên không thanh nhã;...người nào nhận được sự giáo dục đích thực của con người bên trong này sẽ lĩnh hội một cách sắc sảo nhất những thiếu sót và những lỗi lầm trong nghệ thuật và tự nhiên, và với một khiếu thẩm mỹ thực thụ... trong thời tuổi trẻ của mình, ngay cả trước khi anh ta có thể biết được vì sao; khi trưởng thành anh ta sẽ nhận ra và chào mừng người bạn mà sự giáo dục của mình đã khiến cho người ấy trở nên quen thuộc".

Aristotle thừa nhận tầm quan trọng của âm nhạc như một phương tiện giáo dục đạo đức, nhưng ông cũng nhấn mạnh những giá trị thẩm mỹ và tâm lý của âm nhạc. Theo ông, âm nhạc là nghệ thuật đặc biệt thích hợp với việc giáo dục đạo đức vì khả năng độc đáo mô phỏng những phẩm chất đạo đức của nó. Nhưng nó cũng quan trọng bởi vì nó mang đến hạnh phúc và thư giãn và, trên bình diện cao hơn, niềm vui trí tuệ trong lúc thư thả như một phần của sự giáo dục khai phóng. Sau cùng, âm nhạc thực hiện việc thanh tẩy, hay chức năng chữa trị, trong việc đánh thức và biểu lộ những cảm xúc thương xót, sợ hãi và hăng hái.

Aristotle khẳng định rằng thưởng thức âm nhạc đòi hỏi ít nhiều kỹ năng trong việc trình diễn âm nhạc. Vì lý do đó, trẻ con nên được dạy chơi các nhạc cụ. Tuy nhiên, đây phải là sự giáo dục khai phóng, chứ không phải giáo dục nghề nghiệp, trong âm nhạc. Người học sẽ học chơi các nhạc cụ chỉ để biết nhạc hay là gì và để ham thích nó, chứ không phải để thủ đắc kỹ năng của một nghệ sĩ bậc thầy.

Trong số các triết gia hiện đại, Immanuel Kant xếp âm nhạc dưới thơ, hội họa và các nghệ thuật khác, bởi vì nó tùy thuộc vào trò chơi của cảm giác hơn là những ý tưởng và hình thức khách quan. Ông xếp âm nhạc cao trong sự thích thú và dễ chịu tức thì, nhưng thấp trên thang độ của văn hóa tinh thần. Schopenhauer(2) và Nietzsche, trái lại, xếp âm nhạc cao nhất trong số các nghệ thuật chỉ với lý do là nó diễn tả những thực tại sâu xa mà các nghệ thuật khác không thể diễn tả được.

(1) Chín Nữ thần Nghệ thuật (Nine Muses): trong thần thoại Hy Lạp, đây là chín cô gái của thần Zeus, họ điều khiển và truyền cảm hứng cho các nghệ thuật khác nhau. Đó là Calliope, nữ thần của thơ sử thi; Clio (lịch sử); Erato (thơ tình yêu); Euterpe (thơ trữ tình); Melpomene (bi kịch); Polyhymnia (thánh ca); Terpsichore (múa); Thalia (hài kịch), và Urania (thiên văn).

(2) Arthur Schopenhauer (1788 - 1860): triết gia Đức. Triết học vô thần, bi quan của ông được diễn giải đầy đủ nhất trong The World as Will and Representation ("Thế giới như Ý chí và Biểu tượng"; 1819).

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #goodyear