lt the duc 3

Lý thuyết bơi trườn sấp

I.Đặc điểm,nội dung,tác dụng và luật của môn bơi lội.

1.Nội dung.

+Bơi thể thao:có rất nhiều thể loại và rất phong phú như:Bơi tiếp xúc,bơi hỗn hợp.bơi vượt sông,bơi maratong,bơi lặn...Nhưng có 4 kiểu bơi được đưa vào thi đấu là bơi trườn sấp,bơi trườn ngửa,bơi ếch và bơi bườm.

+Bơi thực dụng:Gồm có bơi cứu đuối(lặn vo,lặn khí tài),bơi vượt sông hồ,bbowi vũ trang.

+Bơi nghệ thuất:là kiểu bơi biểu diễn,có nội dung đồng đội và cá nhân.

+Trò giải trí dưới nước gồm bóng nước,trò chơi trong nước và bài tập giải trí.

+Nhảy có nhảy thực dụng và nhảy cầu thể thao.

1.2.Đặc điểm của bơi lội:

-Bơi lội là môn thể thao dưới nước,là môi trường lỏng có các đặc tính:khó ép nhỏ,bám dính và tính lưu động..

-Bơi lội là môn thể thao có chu kỳ.

-Trong khi bơi người ở tư thế nằm ngang trong nước.

-Khi bơi luôn tạo ra lực phản.

1.3.Tác dụng của bơi lội:

-Tăng cường sức khỏe,nâng cao thể chất,phòng chống bệnh tật.

-Rèn luyện phẩm chất đạo đức,ý chí.

-Ys nghĩa thực dụng:Phục vụ sản xuất và chiến đấu.

1.4.Một só điều luật cơ bản của bơi.

-Trong khi bơi không được lặn.

-VĐV phải bơi trong đường bơi của mình.

-Xuất phát:VDV phải đứng trên bục và xuất phát theo đúng luật.(Riêng kiểu bơi trườn ngửa xuất phát ở dưới nước)

-Luật quay vòng:Trong bơi trườn sấp được quyền chạm bất cứ bộ phận nào của cơ thể vào thahf bể(nhưng trong thi đấu thường áp dụng một tay chạm thành bể để thuận lợi quay vòng).Sau khi quay vòng không được lặn.

II.Nguyên lý và kỹ thuật bơi lội.

2.1.Nguyên lý thủy tĩnh lục học.

-Áp lực:áp lực là cách gọi chung chỉ sức ép khi thân người ở trong nước.Ap lực ở cùng tầng nước thì bằng nhau.

-Trọng lực:là lực hút của trái đất với mọi vật thể.

Lực nổi:do đặc tính không thu nhỏ thể tích của nước nên khi cơ thể nắm trong nước sẽ bị đẩy thẳng lên một lực bằng trọng lượng khối nước mà cơ thể chiếm chỗ.

III.Kỹ thuật bơi trườn sấp.

3.1.Tư thế thân người.

Trong khi bơi trườn sấp tư thế thân người hợp lý sẽ giảm lực cản sẽ có lợi cho việc phát huy tác dụng của hai tay,làm cho cơ thể phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả.Tư thế thân người trong bơi truuwownf sấp phải duy trì tư thế than người ngang bằng và có hình dáng lướt dưới nước tốt:"trục dọc cơ thể tạo với mặt nước một góc khỏng 3-5 độ.Đầu cúi tự nhiên,1/3 đầu nhô lên khỏi mặt nước.Khi bơi thân người có thể quay quanh trục dọc cơ thể 1 cách tự nhiên đối với động tác tay,chân.Góc quay quanh trục dọc cơ thể khoảng 35-40 độ.

3.2.Kỹ thuật động tác chân

Động tác chân trong bơi trườn sấp tạo ra lực tiến,lực nổi,và có tác dụng giữu thăng bằng cho cơ thể khi bơi.Khi bơi trườn hiệu quả động tác của hai chân quyết định bưoir kỹ thuật đập chân,độ mềm dẻo của khớp cổ chân,sức mạnh của cơ đùi và cẳng chân.Động tác đập chân trườn sấp đước thực hiện ở mặt phẳng tren đưới.Mặt phẳn trên dưới ta thấy khảng cách hai chân tách ra khi đập chân khoảng 30-40cm,góc gối khoảng 160ddooj.

Kỹ thuật động tác chân Thực hiện đập chân trườn sấp gồm hai giai đoạn:động tác đập chân xuỗng và hất chân lên. Động tác đập chan xuống:khi đạp chân xuống bàn chân hơi xoay vao trong,cổ chân thả lỏng,chân phải phát lực từ hông,đùi,cẳng chân cướ cùng đến bàn chân giống như động tác vút roi.Động tác đậpc chân xuongs tao ra lưc tiến,vi vậy khi đập chân xuống phải dùng xức mạnh.

Động tác hất chân lên:Nhiệm vụ của động tác này là hất chân lên về vị trí ban đầu.Động tác này được bắt đầu từ lúc nâng đùi lên trên,lúc này đùi kéo theo cẳng chân,khi khớp cổ chân,khớp gối và khớp hông cùng ngang bằng và gần song sông với mặt nước thì đùi ko nâng lên nữa(lúc này chân trở về vị trí ban đầu)

3.3.Kỹ thuật động tác tay.

Động tác tay trong bơi ruuwonf sấp là động lực chủ yếu đề đẩy cơ thể về phía trước.Để tiện cho việc phân tích,người ta chia chu kì một động tác tay ra thành các giai đoạn:Vào nước,quạt nước,rút tay khói nước,x vung tay trên không.

Kỹ thuật động tác tay

Giai đoạn 1:Vào nước.

Khi vào nước khuỷu tay hơi cong và cao hơn bàn tay,bàn tay thả lỏng,các ngón tay khép tự nhiên và duỗi thẳng.Các ngón tay vào nước hơi cếch về phía trước,lòng bàn tay hơi xoay ra ngoài,cánh tay và vai thả lỏng tự nhiên.Điểm vào nước có thể nằm trên đường thẳng song song với trục dọc của vai,hoặc giữa dduwowngf thẳng này với đường thẳng trục dọc cơ thể.

Thứ tự vào nước:Bàn tay,cẳng tay san cùng là cách tay.Chú ý:sau khi bàn tay vào nước,bàn tay và cẳng tay tiếp tục vươn ra phía trước,hơi chếch xuống dưới và vào trong.Khi bắt đầu vào nước góc giữa bàn tay với hướng chuyển động khỏng 15 độ.Cuối cùng giai đoạn vào nước góc của bàn tay khoảng 35 đọ.

Giai đoạn2:Ôm nước.

Giai đoạn ôm nước,cánh tay và mặt nước tạo thành góc 40 độ,khớp khuỷu có góc độ 150 độ.Động tác ôm nước giống như tay đang ôm một quả bóng lớn trước mặt đồng thời các cơ ở vai vươn hết ra phía trước.

Giai đoạn 3:Quạt nước.

Là động tác hiệu lực,được bắt đầu từ lúc cách tay tạo với mặt nước một góc 40 độ ở phía trước vai.Đến lúc cánh tay tạo với mặt nước một góc 15-20 độ ở phía sau vai,quạt nước được chia làm hai phần là kéo nước và đẩy nước.

• Kéo nước là phần tiếp theo của ôm nước đến khi quạt tới mặt phẳng ngang vai.Khi kéo nước bàn tay nghiêng tạo với hướng chuyển động 1 góc nghiêng khoảng 55 độ.Lòng bàn tay xoay dần từ trước ra sau,sang hướng vào trong,bàn tay chuyển động theo 3 hướng:Vào trong,xuống dưới vfa ra sau.

• Đẩy nước là phần tếp theo của kéo nước,cẳng tay từ chỗ xoay ra ngoài chuyển sang xoay vào trong,lòng bàn tay từ chỗ xoay ra sau và vào trong,chuyển sang hướng ra sau và hướng ra ngoài,bàn tay nghiêng một góc 80 độ.

Giai đoạn 4:Rút tay khỏi nước:

Theo quán tính tay sẽ nhanh chóng tiếp cận mặt nước,cùng lúc với quay người thì co cơ denta,để nâng cánh tay lên.Khi rút tay khỏi nước,ẳng tay thả lỏng,hơi co khuỷu,vai và cánh tay gần như đồng thời nhô lên khỏi mặt nước,cẳng tay rời khỏi mặt nước ,uộn hơn cánh tay một chút,khi tay rút khỏi mặt nước,lòng bàn tay vẫn hướng ra sau. Giai đoạn 5:Vung tay trên không:Khi vung tay trên không,giai đoạn đầu chủ yếu dựa vào cơ denta và cơ thang dùng sức để đá tay về trước.Khi đá tay lòng bàn tay hướng ra sau,cổ tay thả lỏng,khuỷu tay di chuyển trước bàn tay,khi tay vung đến ngang vai thì bàn tay,cẳng tay,khuỷu tay đuổi kịp nhau và nằm trên mặt phẳng đi qua trục vai.Loucs này cẳng tay và bàn tay dần dần vượt lên trước khớp khuỷu,khớp khuỷu duỗi ra để chuẩn bị vào nước.3.4.Kỹ thuật phối hợp hai tay với thở.

3.4.1.Kỹ thuật phối hợp hai tay.

a-Phối hợp trước:Khi một tay đang ở giai đoạn vào nước,còn tay kia đang vung quá vai và tạo với mặt nước một góc 30 độ.

b.Phối hợp trung bình:Khi một tay đang ở giai đoạn vào nước thì tay kia đã quạt đến mặt phẳng qua vai vuông góc với mặt nước.

c.Phối hợp muônnj:Khi một tay vào nước thì tay kia đang ở giai đoạn đẩy nước và tạo với mặt nước một góc 150 độ.

3.4.2.Kỹ thuật thuật thở.

-Kỹ thuật thở:Thở ra thực hiện trong nước bằng mũi và mồm,hít vào thực hiện ở trên nước bằng mồm.Trong bơi ruuwonf sấp 1 chu kỳ động tác 2 tay thường có 1 chu kỳ thở,bao gồm(hít vào,nín thỏ và thở ra)

-Thỏ ra được tiến hành lúc ôm nước đến giữa giai đoạn đẩy nước,thở ra cả bằng mũi và mồm.

-Hít vào lúc kết thúc đẩy nước đã kết thúc và rút tay khỏi nước.Do tác dụng của lực quạt tay mà cơ thể tiến nhanh về phía trước,đầu đẩy khối nước tao ra một khoảng hõm ở trước mặt,người bơi cần lợi dụng hõm đó để quay mặt nhanh để hít vào.

3.4.3Kỹ thuật phối hợp hai ta với thở.(Tay phải)

Khi tay phải ôm nước,thở dần ra bằng mồm và mũi,tiếp đó tay phải quạt đến ngang vai thì quay đầu sang phải tăng dần tốc độ thở ra,khi tay phải quạt nước sắp kết thúc thì thở ra gấp hơn.Khi tay phải rút nưkhoir nước thì há miệng hít vào,khi vung tay đến cạnh thân thì quay đầu về vị trí cũ.

3.5.Phối hợp hoàn chỉnh kĩ thuật bơi trườn sấp

Phối hợp theo kiểu 6-2-1,kiểu phổ biến.

IV.Cứu đưới.

+Cứu đưới gián tiếp:Là người cứu đưới lơi dụng các dụng cụ cứu đưới sẵn có để cứu người bì đưới nươics khi họ còn đang tỉnh.

+Cứu đưới trực tiếp:Là khi không có dụng ục cứu đưới hoặc người bị đuối nước đã ở vào trạng thái hôn mê hì dùng kỹ thuật cứu người bị đuối trực tiếp.Khi cứu ngưới trực tiếp cần lưu ý:

- Người cứu đưới trước khi vào nướccaanf quan sát vị trí của người bị đuối nước.

- -Khi tiếp cận để tiện quan sát người bị đuối:Nếu người đó còn đang sung sức,giẫy dụa thì người cứu không nên vội vã tiếp cận trực tiếp mà thận trọng tiếp cận từ phía sau lưng để tránh bị người đuối nước ôm ghì chặt,rất nguy hiểm.Khi đã tiếp cận phía sau lưng thì nâng,đẩy họ lên mặt nước.

- -Sau khi dìu người đuối nước vào bờ thì nhanh chóng xử lí:cho nước ra khỏi bụng,vệ sinh và sơ cứu.Nếu không được phải nhanh chóng đưa người đó vào nơi cấp cứu gần nhất.

- +Hô hấp nhân tạo:Trước hết đưa người bị đuối vào chỗ không có gió lạnh,ít người,thoàng khí,lau khô người,dùng ngón tay cuốn băng hoặc khăn mặt bông móc sahj bùn đất,đờm ở trong miệng và mũi.Nếu miệng ngậm chặt quá phải cậy miệng,dùng hai ngón tay cái đẩy từ sau ra trước,cùng lúc hai ngón trỏ và ngòn giữa đẩy cằm dưới để mở rộng hai hàm răng của người bị đuối.Có rất nhiều phương pháp hô hấp nhân tạo,song phương pháp hà hơi thổi ngạt tương đói có hiệu quả hơn.Phương pháp này người cứu hít sâu vào rồi áp môi vào miệng của người bị đuối nước thôi mạnh để đẩy không khí vào phổi người bị đuối nước.Nếu những trường hợp trên ko có hiệu quả,cần nhanh chóng đưa nạn nhân vào bệnh viện để kịp thồi cứu chữa.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #dsl