LT KTQT6
đề cương môn KTQT
Chương 1:
Câu 1: khái niệm kế toán quản trị
KN chung: KTQT là 1 bộ phận của hệ thống kế toán, là khoa học về thu thập xử lý cung cấp thông tin định hướng về hoạt động đơn vị 1 cách cụ thể, jup cho các nhà quản lý ra quyết định liên quan việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm soát đánh giá quá trình thực hiện các hoạt động của đơn vị.
KN theo luật kế toán VN (2003): KTQT là việc thu thập xử lý phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính trong nôi bộ đơn vị kế toán.
Câu 2: Nội dung KTQT theo thông tư 53 ban hành của BTC năm 2006
-Kế toán quản trị chi phí và giá thành sp: phân loại chi phí giá thành, lập dự toán chi phí tính giá thành, báo cáo sx.
-KTQT doanh thu và kết quả kinh doanh: xác định kết quả lập dự toán doanh thu, định giá bán, báo cáo bộ phận về dthu.
-Phân tích mqh chi phí khối lượng lợi nhuận.
-lựa chọn thông tin thích hợp cho việc ra quyết định.
-KTQT các yếu tố sx kd: hàng tồn kho tài sản cố định, lao động.
-KTQT hoạt động khác của DN: qtri nợ các khoản phải thu...
Câu 3: trình bày đối tượng của kế toán qtri
-Đối tượng: là đối tượng của kế toán nói chung, là tài sản và nguồn hình thành tài sản. Tuy nhiên so với kế toán tài chính thì KTQT p/a đối tượng kế toán cụ thể hơn, chi tiết hơn.
-Đối tượng riêng của KTQT: KTQT mô tả hoạt động của DN thông qua các trung tâm chi phí. Có 2 trung tâm đó là trung tâm trách nhiệm và trung tâm thực hiện. trung tâm trách nhiệm là nơi kiểm soát chi phí. Trung tâm thực hiện là nơi chi phí phát sinh tùy vào DN có 1 or nhiều trung tâm chi phí.
-Hiện nay có 2 mô hình chi phí:
+ Mô hình 1: là mô hình tai to ( mô hình truyền thống) hiện được sử dụng phổ biến ở VN vì nó đơn giản dễ trao đổi tính toán, tuy nhiên về quản lý chi phí ko có hiệu quả.
+ Mô hình 2: là mô hình hiện đại, mô hình này phức tạp trong tính toán, phân bổ và đòi hỏi trình độ quản lý cao, tuy nhiên sẽ quản lý chi phí rất hiệu quả.
- KTQT phản ánh quá trình chi phí trong DN: bất cứ hoạt động nào trong DN đều phải liên quan đến chi phí vì vậy việc phán ánh chi phí chính là đối tượng chủ yếu của KTQT. KTQT hình thành mạng lưới phân tích các luồng chi phí, bắt đầu từ khâu huy động nguồn lực đến việc tiêu dùng tại các trung tâm chi phí, tiếp đến xác định đối với từng hoạt động, xác định cho từng sp cụ thể.
Câu 4: trình bày về điểm giống và khác nhau giữa KTTC và KTQT? Lý do
1. Giống nhau: ( KTTC và KTQT là 2 bộ phận của KTDN chúng có mqh chặt chẽ với nhau). KTTC và KTQT có nhiều điểm giống và là 2 bộ phận ko thể tách rời của KTDN. Những điểm giống nhau là:
- KTTC và KTQT đều đề cập đến các sự kiện kinh tế trong DN và đều quan tâm đến TS, nguồn vốn chi phí doanh thu...Một bên phản ánh tổng quát và 1 bên phản ánh chi tiết tỉ mỉ của các vấn đề đó.
- KTTC và KTQT đều dựa trên hệ thống ghi chép ban đầu của kế toán. Hệ thống ghi chép ban đầu là cơ sở để KTTC soạn thảo các báo cáo tài chính định kì, cung cấp cho các đối tượng ở bên ngoài. Đv KTQT hệ thống đó cũng là cơ sở để vận dụng, xử lý nhằm tạo ra các thông tin thích hợp cho việc ra quyết định của các nhà quản trị. KTQT sd rộng rãi các ghi chép hàng ngày của KTTC mặc dù có triển khai và tăng thêm số liệu cũng như nội dung của các thông tin đó.
- KTQT và KTTC đều biểu hiện trách nhiệm của ng quản lý cấp cao. KTQT biểu hiện trách nhiệm của các nhà quản lý các cấp bên trong DN nói cách khác KTQT và KTTC đều dự phần quản lý DN.
2. Khác nhau:
* KTTC:
- Đối tượng sử dụng thông tin: chủ yếu là đối tượng bên ngoài( cổ đông, khách hàng, nhà cung cấp, ngân hàng, ng cho vay...)
- Nguyên tắc trình bày và cung cấp thông tin: tuân theo các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán quốc tế, quốc gia.
- Tính pháp lý: có tính pháp lệnh tuân theo quy định thống nhất của luật, chế độ kế toán.
- Đặc điểm thông tin: chủ yếu chứa hình thức giá trị, thông tin thực hiện về những giao dịch, nghiệp vụ đã phát sinh. Thu thập chứng từ ghi sổ qua quá trình ghi sổ, tổng hợp báo cáo.
- Hình thức báo cáo sd: báo cáo tổng hợp, theo hệ thống báo cáo tài chính, bắt buộc theo mẫu.
- Kỳ báo cáo: định kỳ ( quý, năm)
* KTQT:
- Đối tượng sd thông tin: đối tượng bên trong đơn vị (chủ DN, ban Giám đốc, các quản đốc...)
- Nguyên tắc trình bày và cung cấp thông tin: linh hoạt, thích hợp tình huống từng đơn vị ko bắt buộc tuân theo các nguyên tắc chuẩn mực kế toán chung, các quy luật của nhà nc về KTQT( nếu có) cũng chỉ là hướng dẫn.
- Tính pháp lý: tùy thuộc đơn vị mang tính nội bộ và thuộc thẩm quyền của nhà quản lý đơn vị.
- Đặc điểm thông tin: cả hình thức giá trị hiện vật, lao động, thông tin chủ yếu hướng tới tương lai. Thông tin thường ko có sẵn nên phải thu thập từ nhiều ng ( hệ thống ghi chép ban đầu của kế toán, kết hợp với nguồn từ các bộ phận liên quan).
- Hình thức báo cáo: báo cáo theo từng bộ phận, từng tình huống ra quyết định linh hoạt theo yêu cầu quản lý (ko bắt buộc theo khuân mẫu).
- Kỳ báo cáo: thường xuyên, kỳ ngắn theo yêu cầu của nhà quản lý (ko quy định đc kỳ báo cáo).
Chương 2:
Câu 5: cách phân loại chi phí- ý nghĩa- tác dụng.
a. Phân loại chi phí theo khoản mục (theo chức năng nội dung).
- Chi phí NVL trực tiếp.
- CP nhân công trực tiếp.
- CP sx chung.
- CP bán hàng.
- CP quản lý DN.
So với KTTC thì KTQT sẽ chi tiết khoản mục này ra nhiều nội dung cụ thể hơn, càng cụ thể càng phục vụ tốt hơn cho mục đích quản trị.
b. Phân loại chi phí theo mqh của chi phí với các khoản mục trên BCTC.
- Chi phí sx và chi phí thời kỳ:
Tác dụng: sd để xác định và đánh giá hàng tồn kho cũng như hoạch định lãi với cp sp sẽ đc sd để tính kết quả ở kỳ mà chúng đc tiêu thụ, ko tính ở kỳ mà chúng phát sinh. Đv cp thời kỳ đc đưa vào xác định luôn kết quả của kỳ mà chúng phát sinh.
c. Phân loại chi phí theo yếu tố (phân loại theo đầu vào của quá trình sxkd): gồm 2 loại.
chi phí ban đầu và chi phí luân chuyển nội bộ.
Tác dụng: sd để xác định thu thập chịu thuế bởi vì theo quy định chuẩn mực kinh tế mới xác định thuế TNDN thì phải tập hợp chi phí theo yếu tố với chi phí luân chuyển nội bộ phải loại trừ ra khỏi chi phí sxkd.
d. Phân loại mqh chi phí với quy trình công nghệ và quá trình kd:
- Chi phí cơ bản: là chi phí gắn liền với qt sx và chế tạo sp.
- Chi phí chung: là chi phí liên quan đến phục vụ sản xuất và kd mang tính chất chung.
Tác dụng: cách phân loại có tác dụng trong việc xác định phương hướng tiết kiệm chi phí, hạ tầng.
e. Phân loại chi phí theo mqh của chi phí với đối tượng kế toán tập hợp ch phí:
- Chi phí trực tiếp: là chi phí liên quan trực tiếp tới đối tượng kế toán tập hợp chi phí có thể quy nạp luôn cho đối tượng.
- Chi phí gián tiếp: là chi phí liên quan đến nhiều đối tượng ktoan tập hợp chi phí và phải phân bổ cho từng đối tượng = tiêu thức phù hợp.
Tác dụng, ý nghĩa: cách phân loại này đóng vai trò quan trọng đối với công tác tập hợp chi phí tính giá thành. Là cơ sở để tham khảo kết luận việc xd cơ cấu tổ chức sxkd làm sao để tăng các chi phí trực tiếp, giảm các chi phí gián tiếp để kiểm soát và quản lý chi phí hiệu quả.
g. Phân loại chi phí theo thẩm quyền ra quyết định:
- Chi phí kiểm soát đc.
- Chi phí ko kiểm soát đc.
Tác dụng: sd trong hoạch định và kiểm soát chi phí.
h. Phân loại chi phí để lựa chọn phương án kinh doanh:
- Chi phí cơ hội: là giá trị bị mất đi khi DN lựa chọn phương án kinh doanh này, mà ko lựa chọn phương án kinh doanh khác.
- Chi phí chênh lệch: là chi phí có ở phương án này mà ko có ở phương án khác. Đây là cơ sở để lựa chọn phương án tối ưu.
- Chi phí chìm: là chi phí mà đơn vị luôn phải gánh chịu dù đơn vị có lựa chọn bất kỳ phương án kd nào.
=> 3 loại chi phí có ý nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn phương án sxkd.
i. Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí (phân loại chi phí theo mqh của chi phí với mức độ hoạt động)
- Chi phí khả biến, chi phí bất biến, và chi phí hỗn hợp.
Tác dụng: có ý nghĩa trong công tác quản lý chi phí, với chi phí biến đổi thì phải xây dựng định mức để quản lý chặt chẽ, với chi phí cố định thì những định phí bắt buộc ta phải kiểm soát từ khâu kiểm soát đầu tư đến khâu triển khai thực hiện. Với định phí ko bắt buộc thì phải tiết kiệm tối đa cắt giảm triệt để định phí ko cần thiết. Với chi phí hỗn hợp thì phân cách rõ bộ phận biến phí để có biện pháp quản lý thích hợp.
Câu 6: trình bày các loại giá thành xác định theo phạm vi tính toán chi phí.
a. Giá thành sản xuất toàn bộ: là loại giá thành bao gồm toàn bộ chi phí biến đổi và chi phí cố định tính cho sản phẩm hoàn thành.
Zsx toàn bộ = BPsx + ĐPsx
= CPnvltt+ CPnctt+ ĐPsxc
= CPnvltt + CPnctt + CPsxc
Ý nghĩa tác dụng: đây là loại giá thành đc sd trong KTTC nó đc cung cấp thông tin 1 cách tổng hợp, khái quát. Do đó giá thành này khi DN đứng trc các quyết định mang t/c dài hạn.
b. Giá thành sx theo biến phí: là loại giá thành bao gồm toàn bộ chi phí biến đổi liên quan tới sp sx hoàn thành.
Zsxsp=BPsx=CPnvltt+ CPnctt+BPsxc.
Ý nghĩa tác dụng: giúp xác định chỉ tiêu lãi/bphi, tính toán phân tích mqh chi phí khối lượng, lợi nhuận, có ý nghĩa trong các quyết định mang t/c ngắn hạn.
c. Giá thành sx có phân bổ hợp lý chi phí cố định: là loại giá thành bao gồm biến phí sx và 1 bộ phận định phí sx phân bổ cho sp sx hoàn thành.
Zsx hợp lý = BPsx + ĐPsx phân bổ =
CPnvltt+CPnctt +BPsxc*n/N
= BPsx đơn vị* Sản lượng + ĐPsx *n/N
= Zsx toàn bộ- ĐPsx ko phân bổ.
Ý nghĩa tác dụng: sd trong kiểm soát quản lý, đb là việc kiểm soát công suất hoạt động của thiết bị.
d. Zsx toàn bộ theo biến phí và giá thành theo biến phí của sp tiêu thụ:
- giá thành toàn bộ: là loại giá thành bao gồm toàn bộ chi phí cố định và chi phí biến đổi liên quan đến sp tiêu thụ.
- giá thành toàn bộ theo biến phí: là giá thành bao gồm toàn bộ biến phí sx và biến phí ngoài sx tính cho sx tiêu thụ.
Ztoan bộ theo biến phí= CPnvltt + CPnctt+BPsxc+BP bh + BPqldn.
=BPsx+ BP ngoài sx.
Ztoan bộ = BPsx+ BP ngoài sx + ĐP
=CPnvltt+ CPnctt+ BPsxc +BPbh +BPqldn +ĐPsxc+ĐPbh +ĐPqldn.
Ztoan bộ biến phí +ĐP= Zsx toàn bộ + CP bh +CP qldn.
=Zsx theo bp + BPbh + BPqldn + ĐP.
Ý nghĩa tác dụng: giá thành toàn bộ và giá thành toàn bộ theo biến phí có ý nghĩa trong việc xác định kết quả tính toán lãi/bp, lãi bộ phận...
Câu 7: trình bày về phương pháp đánh giá sp dở dang theo khối lượng hoàn thành tương đương.
a. Theo phương pháp bình quân:
Dck=(D đk + C)/(Q ht+ Qddck*mddck)*(Qddck*mdck)
Dck,D đk: cp dd cuối kỳ, đầu kỳ.
C: cp phát sinh trong kỳ theo khoản mục.
Qht: khối lượng sp hoàn thành trong kỳ.
Qdck: khối lượng sản phẩm hoàn thành cuối kỳ.
Mdck: mức độ chế biến hình thành của sp ddck.
b. Phương pháp nhập trước xuất trước:
Dck=[ C/Qd đk*(1-md đk)+ Q bđht+ Qdck*mdck]*(Qdck*mdck).
Qdđk: khối lượng sp dd đầu kỳ.
mdđk: mật độ chế biến hình thành của sp dd đk.
Qbđht: khối lượng sp bắt đầu chế biến hình thành trong kỳ.
Qdck: khối lượng sp dd cuối kỳ.
Qbđht= Qht- Qdđk
Câu 8: trình bày về báo cáo sx:
a. Khái niệm và mục đích: Báo cáo sx là báo cáo đc lập cho từng phân xưởng, từng dây chuyền công nghệ,sp trong đó tóm tắt toàn bộ quá trình sx tại nơi lập báo cáo. Hay nói cách khác là tóm tắt toàn bộ thông tin liên quan đến TK 154.
- Mục đích: cung cấp thông tin 1 cách tổng hợp nhất, khái quát nhất cho nhà quản trị về các hoạt động liên quan đến sx chỉ rõ cách tính giá thành, giá thành đơn vị và cân đối chi phí giữa đầu vào, đầu ra.
b. Nội dung và phương pháp lập báo cáo:
- Nội dung: có 3 phần chính đó là kê khối lượng tương đương, tổng hợp chi phí và cân đối chi phí.
- Phương pháp lập: dựa vào phương pháp đánh giá sp dd theo khối lượng tương đương. Có 2 phương pháp lập đó là phương pháp bình quân, phương pháp nhập trc xuất trc.
2 phương pháp này cho kết quả khác nhau về chi phí đơn vị( giá thành đoen vị) về giá trị sp dd nhưng phần cân đối chi phí thì luôn đảm bảo bằng nhau.
Chương 3:
Câu 9: Đinh giá bán sp thông thường
- Đk áp dụng: định giá bán sp thông thường có thể áp dụng với đa số sp tuy nhiên áp dụng thích hợp nhất là với các DN tiến hành sx hàng loạt với khối lượng lớn.
- Nội dung phương pháp:
+ giá bán của sp thông thường sẽ gồm 2 bộ phận:
. Phần chi phí gốc: để nhằm đảm bảo bù đắp các chi phí cơ bản mà DN phải bỏ ra tùy vào yêu cầu và đặc điểm của DN, chi phí gốc có thể là giá thành sx toàn bộ hoặc biến phí toàn bộ của sp tiêu thụ.
. Chi phí cộng thêm: là phần đc xác định để nhằm bù đắp các chi phí khác cũng như đạt đc lợi nhuận mong muốn của DN.
Giá bán sp (doanh thu) = CP gốc + CP cộng thêm.
Giá bán đơn vị = Doanh thu/ sản lượng.
Chi phí cộng thêm = tỉ lệ chi phí cộng thêm * CP gốc.
- Có 2 phương pháp định giá bán sp thông thường: theo giá thành sx toàn bộ (phương pháp định phí toàn bộ) dựa vào bp toàn bộ (phương pháp định phí trực tiếp).
Phương pháp toàn bộ( định phí toàn bộ) chi phí gốc là giá thành sx toàn bộ, cp cộng thêm đc xđ để đảm bảo bù dắp chi phí bán hàng, chi phí quản lý, và đạt lợi nhuận mong muốn.
Giá bán sp (dthu)= Zsx toàn bộ theo thực tế + CP cộng thêm
Giá bán đơn vị= DT/SL
Zsx toàn bộ thực tế = cphi nvltt thực tế + Cphi nctt thực tế + cphi sxc thực tế.
Chi phí cộng thêm = tỉ lệ chi phí cộng thêm * Zsx toàn bộ theo thực tế.
Tỷ lệ chi phí cộng thêm=[vốn đầu tư* tỷ lệ hoàn vốn mong muốn + CPbh nếu có + CPqldn nếu có]/ Zsx toàn bộ kế hoạch.
Phương pháp trực tiếp: chi phí gốc là bp toàn bộ, chi phí cộng thêm đc xđ nhằm để bù đắp biến phí bán hàng, BP quản lý, BP sxc, và đạt lợi nhuận mong muốn.
. Giá bán sp= BP toàn bộ thực tế + CP cộng thêm.
. BP toàn bộ thực tế = CP nvltt thực tế+ CP nctt thực tế + CP sxc thực tế + BP bh thực tế + BP qldn thực tế.
. CP cộng thêm= tỉ lệ CP cộng thêm * BP toàn bộ thực tế.
. Tỉ lệ cộng thêm=[vốn đầu tư * tỉ lệ hòa vốn mong muốn + ĐP sxc + ĐP bh + ĐP qldn theo kế hoạch]/BP toàn bộ kế hoạch.
Câu 10: định giá bán theo vật liệu và nhân công.
a. Đk áp dụng:
- Áp dụng với các DN cung cấp dịch vụ như: dv sửa chữa, kế toán, kiểm toán tư vấn.
- Áp dụng với DN sx theo đơn đặt hàng có khối lượng mặt hàng nhiều nhưng khối lượng sp ít.
b. Nội dung:
- Giá bán sp, dv đc định giá theo chi phí vật liệu và nhân công gồm 2 bộ phận: giá của chi phí nvl gồm:
+ Giá nvl theo hóa đơn, phần phụ phí về nvl đc xác định nhằm để bù đắp các chi phí khác có liên quan đến nvl.
+ Giá của chi phí nhân công bao gồm2 bộ phận: chi phí nhân công ttiep và phần phụ về nhân công.
. Phần bù đắp chi phí khác có liên quan đến nhân công. Vd chi phí bảo hộ lao động, lương các bộ phận khác.
. Lợi nhuận mong muốn về chi phí nhân công
Giá bán sp, dvu= giá của cp nvl + giá của nc.
Giá chi phí nvl= giá nvl theo hóa đơn + phụ phí về nvl.
Phụ phí nvl= tỉ lệ phụ phí về nvl * giá nvl theo hóa đơn= (tỉ lệ bù đắp chi phí khác + tỉ lệ mong muốn về vật liệu) * giá nvl.
Giá chi phí nhân công = cp nctt + phụ phí nhân công.
Phụ phí nhân công = phụ phí bù đắp chi phí khác liên quan đến nhân công + lợi nhuận mong muốn về nhân công.
Câu 11: định giá bán sp mới.
a. Điều kiện áp dụng: áp dụng để định giá bán sp mới, sp mới trong KTQT đc hiểu theo nghĩa rộng bao gồm sp chưa có, thị trường hoặc những sp đó có những thay đổi về mẫu mã chất lượng.
b. Nội dung: DN có thể lựa chọn 1 trong 2 cách định giá:
- Định giá bán sp mới cao rồi sau đó giảm giá dần khi thị trường đã mở rộng.
Vd: tivi, máy tính, điện thoại, đồ điện tử...
- Định giá bán sản phẩm mới thấp rồi sau đó tăng dần khi thị trường đã mở rộng.
Vd: thực phẩm...
c. Kết luận hoặc lưu ý liên quan đến định giá bán sp mới.
Lưu ý:
- Cả 2 phương pháp định giá bán sp mới đều nhằm đạt đc lợi nhuận tối đa tuy nhiên cách thức thực hiện là khác nhau, cũng như kết quả đạt đc là khác nhau. Do đó phải tùy thuộc vào đặc điểm của đơn vị vào loại sp mà đưa ra chính sách định giá cho phù hợp.
- Trên cơ sở định giá bán sp mà cần phái thu thập đc số liệu để làm cơ sở phân tích đánh giá về sp mới cũng như là xác định giá bán cho các kỳ tiếp theo.
- Việc định giá sp mới phải đc tiến hành dựa trên cơ sở tiếp thị quảng cáo và giới thiệu về sp để nhằm điều chỉnh và đưa ra đc chính sách định giá thích hợp.
Chương 4:
Câu 12: lãi/bphi, tỷ suất lãi/bphi, kết cấu chi phí đòn 7.
a. Lãi/ biến phí (LB: số dư đảm phí): là phần chênh lệch giữa giá bán và phần chi phí biến đổi của nó.
- Đặc điểm: sd để bù đắp chi phí cố định nên bù đắp đc đủ thì DN sẽ đạt hòa vốn và từ điểm này thu thập của DN sẽ tăng lên, ngược lại nếu ko bù đắp đủ định phí thì DN sẽ bị lỗ. Đc xác định cho từng mặt hàng, đc xđ cho 1 mặt hàng, hoặc nhiều mặt hàng.
- Lãi/ biến phí đơn vị:
. Xác định với 1 mặt hàng: LB= SL * lb; LB= DT- BP
. Dn kinh doanh nhiều mặt hàng:
LB= Tổng(n/i=1)Lbi=tổng(n/i=1)DTi- tổng(n/i=1)BPi; LN=LB-ĐP.
Kết luận: từ công thức trên cho thấy LN phụ thuộc vào tổng lãi/ biến phí. Do đó muốn tối đa hóa lợi nhuận thì ta phải tối đa hóa tổng lãi/ biến phí.
Với dn sx kd 1 mặt hàng khi ĐP ko đổi thì LB tăng bao nhiêu, LN này cũng tăng bây nhiêu.
b. Tỷ suất lãi / biến phí LB bình quân %: là tỉ lệ giữa LB với giá bán (dthu) phản ánh trong 1 đồng dthu thì lãi/ biến phí chiếm bao nhiêu.
- Đặc điểm :
. Đc xác định đối với từng mặt hàng và xđ cho bình quân các mặt hàng.
. Khác chỉ tiêu lãi / biến phí ứng dụng thích hợp với DN sxkd 1 mặt hàng thì chỉ tiêu lãi/ biến phí ứng dụng thích hợp với DN sxkd nhiều mặt hàng vì nó đã tỉ lệ hóa và tương đối hóa mqh của lãi/ biến phí với giá bán.
- Công thức:
. Với DN sxkd 1 mặt hàng:LB%=[lb/g]*100= [LB/DT]*100=[g-bp/g]*100
. Với DN sx nhiều mặt hàng: xđ tỉ suất lãi/bien phí bình quân.
LB_%=[tổng(n/i=1)Lbi/ tổng(n/i=1)Dti]*100
=> LB=DT*LB%
DT=LB/LB%
LN=DT*LB%-ĐP.
Câu 13: kết cấu chi phí
KN: là mqh tỉ trọng giữa biến phí và định phí trong tổng chi phí.
Công thức:
. Tỷ trọng biến phí=(BP/CP)*100=(BP/CP+ĐP)*100
. Tỷ trọng đinh phí=(ĐP/CP)*100=(ĐP/ĐP+BP)*100
Đặc điểm:
- Mỗi DN xác lập 1 kết cấu chi phí riêng trong quá trình hoạt động xuất phát từ đặc điểm kd và mục tiêu kd của DN.
- KO có mô hình kết cấu chi phí chuẩn nào để tất cả các DN có thể AD cũng như ko thể trả lời đc câu hỏi kết cấu chi phí nào là tốt nhất.
- Nghiên cứu kết cấu chi phí nhằm làm rõ kết cấu chi phí của DN đã hợp lý hay chưa, có phù hợp với đặc điểm của DN ko, có tương thích với tình hình hiện tại của DN ko? Vd như phù hợp với kế hoạch dthu, lợi nhuận mục tiêu dài hạn của DN.
- Để nghiên cứu kết cấu của DN là phù hợp hoặc ko phù hợp thì sd công cụ điểm ko chênh lệch, ko chênh lệch mà tại đó dthu như nhau, sản lượng như nhau, CP, LN như nhau nhưng có kết cấu CP là ngược nhau thì xuất phát tại điểm này sẽ xem xét biến động về LN và có thể đi đến kết luận là kết cấu đã phù hợp hay chưa phù hợp.
- Nhìn chung DN nào có kết cấu CP với phần định phí chiếm tỉ trọng cao hơn BP thì cũng có tỉ trọng số dư đảm phí cao hơn DN có kết cấu ngược lại.
Câu 14: Đòn 7 kinh doanh:
KN: còn đc gọi là đòn cân ĐP. Đây là công cụ để phán ánh mức độ sd ĐP trong DN. Đòn 7 có tác dụng tăng lợi nhuận với 1 tỉ lệ cao hơn tỉ lệ tăng của dthu.
CT:
ĐB=tốc độ tăng của LN/ tốc độ tăng của dthu.
ĐB=LB/LN
Tác dụng:
- phản ánh mức độ sd định phí.
- DN nào có kết cấu CP với phần ĐP chiếm tỉ trọng cao hơn BP thì cũng sẽ có ĐB lớn hơn và ngược lại. Khi đó với 1 tỉ lệ nhỏ tăng lên trong dthu thì DN có đòn bẩy kd lớn cũng sẽ thu đc 1 tỉ lệ tăng cao hơn rất nhiều về LN.
Câu 15: Điểm hòa vốn:
- Với DN sx kd 1 mặt hàng:
. Sản lượng hòa vốn: SLh=ĐP/lb
. Dthu hòa vốn: DTh=SLh*g; DTh=ĐP/LB%
. Thời gian hòa vốn: tgh=SLh/(sl/12)
. Công suất hòa vốn: h%=SLh/SLk
- Với DN sx nhiều mặt hàng
. B1: xác định kết cấu tiêu thụ của từng mặt hàng theo dthu.
. B2: xác định tỉ suất lãi/ biến phí.
. B3: xác định dthu hòa vốn chung.
. B4: xác định dthu và sản lượng hòa vốn của từng mặt hàng.
Câu 16: phạn vi an toàn( vùng an toàn)
KN: là phần thị trường có thể giảm bớt tới điểm trc khi bị lỗ, phạm vi an toàn có thể đc xác định về số tuyệt đối và số tương đối.
- số tuyệt đối:
. Mức an toàn về dthu= DT-DTh
. Mức an toàn SL= SL-SLh
- Số tương đối:
. tỉ lệ an toàn DT=(mức an toàn DT/DT)*100
. tỉ lệ an toàn SL=( mức an toàn SL/SL)*100.
Tdung của phạm vi an toàn: giúp DN xác định phạm vi hoạt động để khi hoạt động trong đó dù sản lượng or dthu giảm đến đâu thì DN vẫn chưa bị lỗ. Nếu nằm dưới phạm vi an toàn thì DN hoạt dộng chắc chắn bị lỗ.
Câu 17: đồ thị hòa vốn
Với sản lượng là 1 biến phí x độc lập. giá bán đơn vị, biến phí, tổng định phí là những đại lượng đã biết. ta có phương trình biểu diễn về dthu chi phí như sau:
yDT=gx
y ĐP= ĐP
yBP=bp*x
yCP=bpx+ĐP
Biểu diễn các đường này trên hệ trục tọa độ xoy, ta thu đc đồ thị hòa vốn. Trên đó thể hiện rõ SLh, DTh
- Cách vẽ: 2 cách
. Đồ thị hòa vốn dạng tổng quát: đồ thị này biểu diễn YDT, Y ĐP, YCP
. Đồ thị dạng phân biệt: đường dthu, BP và đường tổng phí.
Câu 18: quyết định ngắn hạn và dài hạn
a. Quyết định ngắn hạn
-Kn: là quyết định có liên quan đến thời gian <or= 1 lỳ kế toán. Nếu xét về mặt vốn đầu tư thì thường ko đòi hỏi vốn đầu tư lớn.
- Đặc điểm:
. Liên quan đến việc lựa chọn những phương án kdoanh mang lại lợi nhuận cho 1 năm hoặc dưới 1 năm.
. Liên quan đến việc khai thác, sd năng lực hiện có của DN.
. Quyết định này đảm bảo tính nhanh chóng, kịp thời, nó chỉ liên quan đến kì hạn ngắn.
- Tiêu chuẩn lựa chọn phương án cho quyết định ngắn hạn: là phương án mang lại LN cao nhất or phương án có chi phí bỏ ra là thấp nhất.
. Các loại quyết định ngắn hạn:
Định giá bán
Ứng dụng mqhC-V-P
Ứng dụng về điểm hòa vốn: khung giá bán quyết nhận or từ chối đơn đặt hàng
QĐ ngừng hay kinh doanh 1 bộ phận.
Q Đinh sx hay bán ngay nửa thành phẩm
Q Định tự sx hay mua ngoài
b. quyết định dài hạn: là quyết định có liên quan đến thời gian lớn hơn 1 kỳ kd và thường đòi hỏi vốn đầu tư lớn.
- Đặc điểm: quyết định dài hạn thường liên quan đến đầu tư TSCĐ, hoặc đầu tư thay đổi cấu trúc sx kd nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của DN. Quyết định dài hạn thường liên quan đến việc đầu tư 1 lượng vốn lớn và thường liên quan đến thời gian dài, LN mang lại trong nhiều năm. Để ra đc qđ dài hạn cần phải có quá trình thẩm định và đánh giá kỹ lưỡng để chọn đc dự án có tính khả thi cao nhất.
Câu 19: thông tin thích hợp và ko thích hợp
- thông tin thích hợp: là thông tin phải có liên quan đến tương lai và phải có sự khác biệt giữa các phương án đang xem xét lựa chọn.
- thông tin ko thích hợp: là thông tin ko có liên quan tới tương lai và ko có sự khác biệt giữa các phương án đang xem xét lựa chọn or ko thỏa mãn 1 trong 2 tiêu chuẩn nêu trên.
- Mục đich phân biệt:
. Giảm tình trang quá tải về thông tin để tập trung sự chú ý của nhà quản trị vào các vấn đề cần giải quyết.
. Giảm khối lượng công việc cho việc thanh toán đánh giá, tổng hợp và trình bày thông tin.
. Tránh sự lẫn lộn và phức tạp khi sd các thông tin ko phân loại có thể gây ra sự nhầm lẫn nếu nhà quản trị sd những thông tin ko thích hợp nhưng lại có độ tin cậy ko cao.
. Đáp ứng yêu cầu về tính kịp thời nhanh chóng, chính xác trong việc ra quyết định ngắn hạn.
. Để có thể vận dụng ra quyết định trong mọi tình huống kể cả tình huống thông tin sẵn có ko đầy đủ.
- Vận dụng thông tin thích hợp và ko thích hợp trong thực tế:
., 2 loại này tương đối khó phân biệt do đó trong thực tế muốn phân biệt 2 thông tin này thì phải dựa vào mục đích yêu cầu cụ thể của từng tình huống cũng như là thu thập nguồn tư liệu bổ sung bên cạnh tài liệu sẵn có để có thể xác định đc đâu là thông tin thích hợp đâu là thông tin ko thích hợp.
. Chi phí cơ hội:luôn là thông tin thích hợp vì thỏa mãn 2 đk.
. Chi phí chìm: là thông tin ko thích hợp.
. Chi phí đã chi và thu nhâp đã thu: luôn là thông tin ko thích hợp.
. Các khoản th nhập và chi phí ko chênh lệch giữa các phương án là thông tin ko thích hợp vì nó ko có sự khác biệt giữa các phương án.
., Quy trình phân tích thông tin để lựa chọn thông tin thích hợp.
. Tập hợp tất cả các thông tin có liên quan tới phương án đang xem xét, lựa chọn.
. Loại bỏ chi phí chìm.
. Loại bỏ các khoản thu nhập và chi phí giống nhau ở tất cả các phương án.
. Các thông tin còn lại sẽ là thông tin thích hợp.
Câu 20: chỉ tiêu thích hợp trong ra quyết dịnh dài hạn
- Tính NPV = cách lấy giá trị hiện tại của dòng tiền và thu nhập - giá trị hiện tại của vốn đầu tư.
- Tình IRR: đây là tỉ suất sinh lời tối thiểu của dự án. Tại đó NPV của dự án=0.
- Kỳ hòa vốn: là thời gian cần thiết để dự án bù đắp đc chi phí đầu tư ban đầu. Thường xác định bằng cách lấy vốn đầu tư ban đầu / giá trị hiên tại của dòng tiền thu nhập hàng năm.
- Chỉ số sinh lờiP/I): đây là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá về hiệu quả dự án, qua đó cho biết mỗi đồng vốn đầu tư thì sẽ thu đc bao nhiêu LN.
Câu 21: trình bày về dự toán sxkd
1/KN:là những dự kiến hoặc kế hoạch đc lập 1 cách cụ thể chi tiết về các chỉ tiêu sxkd trong dn.
2/Nội dung:
- Dự toán vốn bằng tiền
- Dự toán về hàng tồn kho.
- Dự toán về sản lượng sx.
- Dự toán về tiêu thụ.
- Dự toán về cp sxkd.
- Dự toán về cp bán hàng, chi phí qldn.
- Dự toán kết quả hoạt động sxkd.
- Dự toán bảng CĐKT
3/ Ý nghĩa tác dụng của dự toán:
- Cung cấp thông tin về kế hoạch sxkd ở từng thời điểm và cả quá trình.
- Căn cứ để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sxkd.
- Cơ sở để khai thác nguồn lực tiềm tàng về tài chính của DN.
Câu 22: trình bày về định mức chi phí.
a. Khái niệm: là chi phí sx dự kiến tính cho 1 đơn vị sp bao gồm định mức về chi phí NVLTT, chi phí nctt, và định mức chi phí sxc.
b. Yêu cầu về xây dựng định mức.
- Xây dựng phải phù hợp với đặc điểm sxkd, đặc điểm ql của dn.
- Đảm bảo tính khách quan trung thực.
- Tính đến sự tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài DN đối với định mức đã xây dựng trong kỳ.
c. Hình thức của định mức: ĐM lý tưởng và ĐM thực tế.
d. Tác dụng của ĐM: căn cứ để lập dự toán chi phí sx. Căn cứ để kiểm tra, giám sát quá trình sx.
e. Nội dung của ĐM
- ĐM cp nvltt.
ĐM cp nvltt tiêu hao cho 1 đơn vị sp= sản lượng nvl chính dự kiến tiêu hao cho 1 đơn vị sp * đơn giá dự kiến của nvl.
- ĐM cp nctt:
ĐM cp nctt tiêu hao cho 1 đơn vị sp= sản lượng giờ công lao động trực tiếp dự kiến tiêu hao của 1 đơn vị sp * đơn giá h công lao động tt dự kiến.
- ĐM cp sxc: đc xác định căn cứ vào đơn giá của cp sxc dự kiến xác định theo tiêu thức phân bổ cp sxc.
Câu 23: khái niệm đặc điểm báo cáo bộ phận:
1. Khái niệm: là báo cáo của 1 bộ phận or 1 mặt hoạt động trong DN nhằm cung cấp thông tin về chi phí và kết quả của bộ phận.
2. Đặc điểm:
- Bcbp đc lập nhằm mục đích sử dụng nội bộ
- Bcbp đc lập theo cách ứng xử của cp.
- Bcbp có thể đc lập theo nhiều phạm vi khác nhau
Vd: bcbp của xí nghiệp, phân xưởng, dây truyền sx, phạm vi tiêu thụ của dây truyền sx...
- Bcbp ở cấp quản lý càng thấp thì sẽ càng chi tiết ở cấp quản lý cao hơn sẽ giảm dần chi tiết.
- Bcbp ko chỉ phản ánh cp phát sinh tại bộ phận mà còn phán ánh phần định phí chung ở cấp quản lý cao hơn phân bổ cho bộ phận.
Câu 24: các chỉ tiêu của BCBP
- Dthu bộ phận xác định bằng tổng số thu nhập của các bộ phận.
- Chi phí khả biến: là tất cả các chi phí biến đổi có liên quan trực tiếp tới bộ phận.
- Số dư đảm phí của bộ phận= dthu bp-cp biến đổi của bộ phận.
- Định phí thuộc tính.
- Số dư bộ phận= số dư đảm phí bộ phận - Định phí thuộc tính.
- Định phí chung.
- Lãi bộ phận(thu nhập thuần túy của bộ phận)= số dư bộ phận- định phí chung.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top