LSKT
Mục lục
Kiến trúc sư Norman Foster Trang 2
Kiến trúc sư Kenzo Tange Trang 4
Kiến trúc sư Santiago Calatrava Trang 6
Kiến trúc sư Bevor Rem Koolhass Trang 8
Kiến trúc sư Zaha Hadid Trang 10
Kiến trúc sư Frank Lloyd Wright Trang 12
Kiến trúc sư Maya Ying Lin Trang 14
Kiến trúc sư Eero Saarinen o Trang 16
Kiến trúc sư Antoni Gaudi o Trang 18
Kiến trúc sư Renzo Piano o Trang 19
Hà Nội ngày 6 tháng 5 năm 2012
Kiến trúc sư Norman Foster
Norman Foster là KTS vĩ đại của nền kiến trúc công nghệ cao toàn thế giới. Ông không chỉ góp phần to lớn vào việc tạo diện mạo cho kiến trúc cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI mà còn của nền nghệ thuật kiến trúc ngày mai.
Norman Foster sinh ngày 1/6/1935 tại Reddish- Stockport nước Anh. Xuất thân từ một gia đình lao động. Ông sớm bộc lộ năng khiếu và niềm say mê kiến trúc một cách hết sức tự nhiên. Đặc biệt là sự say mê với các tác phẩm của kiến trúc sư Franhk Lloyyd Wright và Le Corbusier.
Rời khỏi trường học năm 16 tuổi, ông làm việc cho một kho bạc ở Manchester trước khi gia nhập không quân Hoàng gia Anh. Sau đó ông trở thành sinh viên ngành kiến trúc và thiết kế đô thị Trường Đại học Tổng hợp Manchester. Một thời gian sau, ông nhận được học bổng Henry cho khóa học thạc sĩ ở trường Yale. Tại đây ông đã gặp người đồng sự hết sức quan trọng cho khởi đầu sự nghiệp vĩ đại của mình, đó là Richar Rogers. Vào năm 1962, ông quyết định thành lập nhóm thiết kế "Team 4"- với Richar Rogers và Sue Rogers. Họ đã nhanh chóng đi theo một trường phái thiết kế hết sức hiện đại với các công nghệ kỹ thuật cao được gọi là trường phái High-tech. Sau khi nhóm "Team 4" chia tay, năm 1967 Foster và Cheesman thành lập tập đoàn Foster, sau này đổi tên thành Foster và Cộng sự. Năm 1968, ông bắt đầu hợp tác lâu dài với Richard Buckminster Fuller ở Mỹ cho đến khi Fuller mất vào năm 1983. Những dự án hai người hợp tác thực hiện đã trở thành điển hình và là nhân tố thúc đẩy việc công trình phải gắn với môi trường, không làm tổn hại đến môi trường. Một trong những dự án đó là nhà hát Samuel Beckett.
Foster có rất nhiều công trình lớn tại Anh, công trình nổi tiếng nhất là trụ sở chính của Công ty bảo hiểm Willis Faber &Dumas ở Ipswich với 1200 nhân viên.
Công trình hết sự hiện đại này là một minh chứng cho kỹ thuật khoa học tiên tiến của thời đại và đã được coi như một kỳ quan đặc biệt và là niềm tự hào của thành phố. Mặt đứng công trình được phủ toàn kính, đối ngược với khung cảnh và không gian của những công trình cổ kính chung quanh. Những ngôi nhà cổ soi bóng trên nền kính long lanh. Là một tấm gương phản ánh toàn bộ các hoạt động của khu vực vào ban ngày nhưng lại hoàn toàn trong suốt vào ban đêm, bộc lộ không gian nội thất gồm hai tầng trên làm văn phòng và một bể bơi ở tầng dưới. Đồ án này được xem như một hình mẫu cho sự đáp ứng cũng như hiệu quả về mặt môi sinh. Và khi ánh sáng màu hoàng hôn hắt ra từ những mảnh kính của công trình thì quả là một vẻ đẹp huy hoàng.Ngay từ những công trình đầu tiên ông thiết kế đã phản ánh rõ nét việc hướng tới một nền kỹ thuật hiện đại và công nghệ cao.
Phong cách thiết kế của ông đã mở ra một trường phái kiến trúc mới. Trường phái coi trọng việc dùng công nghệ và kỹ thuật cao phục vụ nhân loại. Ông đã từng nói: "Kiến trúc gắn với con người và với chất lượng sống. Kiến trúc không thể tự tồn tại tách rời. Chúng ta phải tạo nên những công trình sao cho đó chính là công nghệ và văn hóa".
Ngày nay Norman Foster và Cộng sự triệt để sử dụng mối liên kết chặt chẽ giữa hệ thống máy tính điều khiển và quy luật vật lý cơ bản, chẳng hạn như sự đối lưu không khí nhằm tạo ra một tổ hợp chặt chẽ, thông minh hiệu quả cho công trình như nhà số 30 phố Mary- Hay còn gọi là "Quả dưa chuột" vì hình dáng độc đáo của nó. Toàn bộ mặt đứng của công trình với thiết kế đặc biệt, độc đáo đã có thể tự làm mát và làm ấm không khí mà không cần bất cứ một năng lượng nhân tạo nào.
Ông là kiến trúc sư thứ hai của nước Anh được giải Stirling hai lần. Lần thứ nhất là Nhà để máy bay Mỹ ở Bảo tàng Chiến tranh đế quốc tại Duxfosd, năm 1998. Lần thứ hai là tòa nhà 30 phố Mary, năm 2004. Và rất nhiều giải thưởng lớn, đặc biệt là Giải thưởng Kiến trúc Pritker, năm 1999.
Foster được nhân loại biết đến như một thiên tài trong nền kiến trúc thế giới. Các nhà phê bình nhận xét: Ý tưởng thiết kế của ông còn hơn cả sự không tưởng, nó như một giấc mơ kỳ diệu về không gian. Gần đây nhất ông giành giải thưởng Aga Khan, một trong những giải thưởng lớn về kiến trúc thế giới cho thiết kế Trường đại học Tổng hợp Dầu khí và kỹ thuật ở Bandrar Seri- Malaysia.
Foster có một cuộc sống hôn nhân không phẳng lặng. Ông đã mất người vợ đầu. Bà để lại cho ông bốn người con trai. Sau đó ông lần lượt kết hôn với hai người phụ nữ nổi tiếng khác. Ông có một gia đình với cả thảy 6 người con. Ông thường lái máy bay trực thăng riêng từ nhà đến Công ty ở London.
Norman Foster đã được Hoàng gia Anh phong tặng tước Hiệp sĩ vào năm 1990. Năm 1997 nhận được Huân chương danh dự của Hội đồng Anh. Năm 1999, được phong Nam tước danh dự vùng sông Thame.
Kiến trúc sư Kenzo Tange
Tange Kenzo (Nhật: 丹下健三 Tange Kenzō?, Đan Hạ Kiện Tam) (4 tháng 9, 1913 – 22 tháng 3, 2005) là một kiến trúc sư người Nhật. Ông được coi là một trong số những người làm nên bộ mặt của kiến trúc thế kỉ 20.
Tange sinh ra tại một làng quê nhỏ tại Imabari, đảo Shikoku, Nhật bản. Bị quyến rũ bởi những bản vẽ của Le Corbusier, ông theo học khoa kiến trúc, Đại học Tokyo. Năm 1946, Tange trở thành trợ lí giáo sư tại Đại học Tokyo và thành lập xưởng thực nghiệm Tange. Trong số những sinh viên của ông có Maki Fumihiko, Kamiya Koji, Isozaki Arata, Kurokawa Kisho và Taneo Oki. Năm 1951, Tange thắng cuộc thi tái thiết thành phốHiroshima. Công trình công viên Hòa bình và Trung tâm là biểu tượng cho sự hòa bình lâu dài của thành phố. Năm 1959, ông hoàn thành luận ántiến sĩ với đề tài "Cấu trúc không gian một đô thị lớn", một diễn giải cho cấu trúc đô thị dựa trên nền tảng của lộ trình giao hoán của con người từ nhà đến nơi làm việc và ngược lại.
Đồ án "Vịnh Tokyo 1960" của nhóm Tange là một câu trả lời hợp lí cho các vấn đề trên, thông qua việc xem xét bản chất tự nhiên của cấu trúc đô thị, từ đó cho phép phát triển và thay đổi. Đồ án này nhận được sự quan tâm trên toàn thế giới, với những ý tưởng mới về việc phát triển đô thị trên mặt vịnh Tokyo, cùng với việc sử dụng các cầu, các đảo nhân tạo, các bãi đỗ xe nổi... Tất cả được tích hợp trong một cấu trúc hạ tầngkhổng lồ với các đối tượng là các modun cài cắm (plug-in). Đồ án "Vịnh Tokyo 1960" được xem là một mẫu mực điển hình cho sự phát triển của học thuyết Siêu cấu trúc giai đoạn đó (Megastructure) và được coi là đồ án kinh điển của chủ nghĩa không tưởng.
Năm 1961, Tange Kenzo thắng giải trong cuộc thi thiết kế nhà thi đấu quốc gia Yoyogi cho Thế vận hội Mùa hè 1964 tại Tokyo. Công trình này được coi là một trong số những công trình đẹp nhất thế kỉ 20.
Phong cách kiến trúc của ông là sự pha trộn hài hòa giữa kiến trúc hiện đại và kiến trúc cổ truyền Nhật Bản. Ông là giáo sư thỉnh giảng của nhiều trường đại học Âu - Mỹ như Học viện kĩ thuật Massachusetts (Massachusetts Institute of Technology), Đại học Yale, Đại học Princeton, Đại học Harvard, Học viện kỹ thuật Illinois (Illinois Institute of Technology), Đại học California tại Berkeley, Đại học Alabama, Đại học Toronto...
Với những cống hiến của mình, ông được tặng thưởng giải thưởng Pritzker vào năm 1987.
"Tôi đã chọn kiến trúc cho mình khi tôi thấy thiết kế của Le Corbusier (kiến trúc sư Thụy Sĩ) trên một tạp chí Nhật Bản vào những năm 1930", một lần ông đã nói với Reuters. Những ảnh hưởng thẩm mỹ khác gồm bậc thầy nghệ thuật Phục Hưng Italia Michelangelo và kiến trúc sư Mỹ gốc Đức của thế kỷ 20 Walter Gropius. Sau khi tốt nghiệp khoa Kiến trúc Đại học Tokyo, ông làm việc 4 năm tại văn phòng của Kunio Maekawa, một học trò quan trọng của Le Corbusier. Năm 1942, ông trở lại Đại học Tokyo và trở thành trợ giảng từ năm 1946. Ông thành lập xưởng Tange nơi các kiến trúc sư trẻ như Sachio Otani, Takashi Asada, Taneo Oki, Fumihiko Maki, Koji Kamiya, Arata Isozaki, và Kisho Kurokawa trao đổi rất nhiều ý tưởng. Giảng dạy và trao đổi ý tưởng một cách chủ động với nhiều người trên toàn thế giới, Kenzo Tange đã thấm nhuần động lực sống Nhật Bản và thế giới. Quan hệ của ông với c ác học giả và nghệ sĩ đã tạo cảm hứng cho công việc sáng tạo xuyên suốt sự nghiệp trải dài gần ba phần tư thế kỷ của mình.
Mặc dù được ca ngợi nhiều về những thiết kế, Kenzo Tange đã không thiết kế ngôi nhà của chính mình, ngôi nhà rộng 2150 feet vuông gần trung tâm Tokyo.
"Tôi quyết định không thiết kế ngôi nhà của mình bởi vì vợ con tôi có thể sẽ phàn nàn về nó", có lần ông đã nói.
Ông đã ra đi, theo những tiếng chuông ngân từ Hiroshima, để lại người vợ Takako và con trai, kiến trúc sư Noritaka, 47 tuổi
Kiến trúc sư Santiago Calatrava
Kiến trúc sư Santiago Calatrava sinh năm 1951 tại Valencia, Tây Ban Nha. Ông học nghệ thuật và kiến trúc tại trường Đại học Kiến trúc Valencia (1968-1973), sau đó làm tiến sĩ kỹ thuật tại Đại học ETH Zurich, Thuỵ Sỹ năm 1981 và mở văn phòng riêng vào cùng năm 1981.
Thời gian đầu, ông chủ yếu hành nghề ở Thuỵ Sỹ và Tây Ban Nha, giờ đây, ông có công trình trên hầu hết các nước châu Âu và Mỹ La tinh.
Phong cách kiến trúc Calatrava nằm ở sự kết hợp uyển chuyển và chưa từng có ở nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc và kết cấu công trình. Calatrava dùng các đường nét kết cấu để biểu hiện một hình ảnh kiến trúc mà hình ảnh kiến trúc đó luôn mang một ý nghĩa. Kiến trúc của ông được ví như “bài thơ của kiến trúc đương đại”, kết hợp nhuần nhuyễn ba lĩnh vực quan trọng của nghệ thuật kiến trúc, không gian kiến trúc và kết cấu công trình. Mỗi tác phẩm kiến trúc của ông được tạo hình như một tác phẩm điêu khắc hiện đại. Chất thơ cảu tạo hình kiến trúc cô đọng trong biểu hiện và ngôn ngữ điêu khắc. Những biểu hiện kiến trúc của ông đều dựa trên tính hợp lý của kết cấu, sự tận dụng ánh sáng hay sử dụng vật liệu. Điều dễ nhận thấy là trong kiến trúc của ông xuất hiện nhiều loại đường nét và mặt cong bậc hai. Các nét vận động theo một quỹ đạo nhất định làm nên hiệu ứng động ảo. Bạn có thể nhận thấy hiệu ứng này khi quan sát lồng chắn của quạt máy đang quay.
Không gian kiến trúc của Calatrava thường là phi hình học. Khó có thể nhận thấy rõ ràng giới hạn của các phần tường, trần, sàn, mái…Sự đan quyện của các không gian chức năng, sự xâm nhập của ánh sáng bên ngoài làm cho không gian nội thất bên trong biến hoá, tạo thành một mảng không gian liên tục, liên thông thị giác trong và ngoài. Vật liệu xây dựng được ông sử dụng dù là bêtông, kim loại hay kính đều vượt khỏi các giới hạn vật lý vốn có. Các trụ, các dầm bêtông, các mặt cong bêtông đều nhẹ và có cảm giác như thể có thể bay lên khỏi mặt đất. Các thanh thép trong cấu trúc mái dù to hay nhỏ đều chuyển động khi hiện diện trước mắt ta.
Trên thế giới, không có nhiều kiến trúc sư sáng tạo được nhiều hình thức kết cấu mới. Trước đây, các kỹ sư – kiến trúc sư như Edourdo Torroja, Pier Luigi Nervi, Feliz Candela hay kiến trúc sư Eero Saarinen đã tạo ra các hình thức kiến trúc bêtông nhẹ và biểu hiện tự do. Từ những năm 70 của thế kỷ XX đến nay, các kiến trúc sư lớn như Kenzo Tange, Renzo Piano, Richard Rogers, Norman Foster cũng đã ứng dụng các thành tựu kết cấu công trình để sáng tạo các hình thức kiến trúc mới. Nhưng nhuần nhuyễn và đầy ma thuật như Santiago Calatrava thì chỉ có ông là người duy nhất. Không có kiến trúc sư nào thiết kế nhiều cây cầu nổi tiếng như ông. Với hơn chục cây cầu có hình dạng động và khẩu độ lớn ở hầu hết các nước châu Âu và Nam Mỹ, ông thực sự là kiện tướng trong việc thiết kế cầu. Calatrava cho ta thấy tạo hình công trình là không có giới hạn, dù đó là công trình kiến trúc hay cây cầu, đập chứa nước, bờ kè hay con mương và cả những con tàu vượt đại dương. Các công trình dưới bàn tay ma thuật của Calatrava đều đầy cảm xúc và ấn tượng. Trung thành với ngôn ngữ tạo hình kiến trúc động ảo, kết hợp logic giữa tạo hình kiến trúc và tuyển hình kết cấu, Calatrava đã xoá nhoà ranh giới giữa điêu khắc động và kiến trúc động ảo, được mệnh danh là “Chủ nghĩa Biểu hiện duy lý”.
Quần đảo Canary thuộc Tây Ban Nha là một quần đảo ở Bắc Phi, gần Maroc. Thành phố lớn nhất của Canary là Santa Cruz, vốn là một đô thị công nghiệp phát triển. Đây cũng là một địa danh du lịch nổi tiếng châu Âu. Người ta đến đây để tắm nắng và tiêu tiền trong các vũ trường. Chính quyền thành phố đã bỏ ra 75 triệu USD để thuê tư vấn thiết kế quy hoạch và kiến trúc nhằm biến Canary thành một đô thị văn hoá trong thế kỷ XXI. Calatrava nhận được hợp đồng thiết kế nhà hát Tenerife năm 1992.
Nhà hát gồm 2 thính phòng: thính phòng giao hưởng với 1600 chỗ và thính phòng nhạc nhẹ gồm 428 chỗ. Phòng đợi chính có diện tích 1.170m2 với ba lối tiếp cận chính từ thành phố, trên núi và ngoài biển. Ngoại cảnh nhà hát còn có một quảng trường rộng 15.570m2, một công viên hải dương. Gần đó là bến cảng và khu phố Cabo Llanos cũ kỹ.
Điều đáng nói ở công trình này là ma lực tạo hình của Calatrava. Người ta ví nhà hát này là con mắt khổng lồ đang chớp mi trước đại dương, là những cánh buồm đang chuẩn bị ra khơi, là chiếc lá huyền thoại trong cổ tích xa xưa…mỗi cảm nhận đều nói lên sự tinh tế và mê hoặc trong sáng tác của ông. Calatrava mê những biến ảo động sinh ra từ các khối cong, tròn, lồi lõm, được ánh sáng mặt trời vẩy nhuộm sáng tối, tạo nên nhịp động ảo đầy ma lực. Ông tạo cho nhà hát các khối cong bêtông uốn quyện nhau, tiếp nối nhau trong các quỹ đạo phát triển, để lại trong cảnh quan những biến điệu tạo hình mới lạ. Calatrava giải phóng các mặt cong nội thất bằng một hệ thống phản âm dạng gấp nếp. Phần trên các gấp nếp là hệ các mặt tam giác trổ đều các băng ánh sáng. Tất cả chụm lại trên đỉnh và ánh sáng ùa vào nội thất, bùng ra như pháo hoa. Đây là một kiệt tác nghệ thuật dành cho Canary.
Kiến trúc sư Bevor Rem Koolhass
Bevor Rem Koolhaas được thế giới biết đến không chỉ bởi những công trình kiến trúc của ông xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới, mà còn bởi những cống hiến của ông đối với vị trí ngành kiến trúc trong sự thay đổi cấu trúc xã hội của thời đại thông tin.
Bevor Rem Koolhaas sinh năm1944 tại Rotterdam, Hà Lan. Koolhaas bắt đầu sự nghiệp của mình với cương vị một phóng viên của Haagse Post ở Hague. Năm 1968, ông theo học ngành kiến trúc tại Architectural AssociationSchool, London. Ở châu Âu, Koolhaas đã hoàn thành nhiều công trình như khu nhà ở Bordeaux (Pháp), Educatorium – một toà nhà đa chức năng của trường đại học Utrecht, Hà Lan; quy hoạch tổng thể của Grand Palais, Lille (Pháp)… đều được đánh giá cao, nhưng ông thực sự được biết đến bởi những quan điểm mới về kiến trúc của mình. Ông là kiến trúc sư đầu tiên biểu đạt một cách có hệ thống các vấn đề xã hội và kiến trúc liên kết chặt chẽ với nhau, kiến trúc không chỉ đơn thuần là một cái hộp vô tri vô giác, mà là điểm giao của vô số sự kiện hỗn độn, mâu thuẫn lẫn nhau. Cuốn sách “Delirious New York” phát hành vào năm 1978 tạo ra tiếng vang lớn và được xem như là bản tuyên ngôn của Kiến trúc trong xã hội đương đại mà ảnh hưởng của nó được đánh giá tương đương với “Vers une Architecture” của Le Corbusier vào đầu thế kỉ 20, mặc cho chủ nghĩa anh hùng mà Le Corbusier từng sống không còn tồn tại. Gần 20 năm sau, năm 1996, Koolhaas cho ra đời cuốn sách “S, M, L, XL”, và lần này cuốn sách được xem như là “kinh thánh” của tầng lớp kiến trúc sư trẻ. Năm 2000, với những cống hiến của mình, ông đã được trao giải thưởng Pritzker Architecture Prize: “…Koolhaas thực sự phản ánh được sự ảnh hưởng của công nghệ thông tin đối với cấu trúc xã hội… Trong suốt 20 năm qua thông qua những công trình cả về lí luận và thực tiễn của mình Koolhaas đã nêu ra một khái niệm mới về mối quan hệ giữa kiến trúc và bối cảnh văn hoá , xã hội. Những cống hiến của Koolhaas đối với ngành kiến trúc và với xu thế phát triển của kiến trúc là vô cùng to lớn…”. (Hội đồng giải thưởng Pritzker Prize)
Với tốc độ phát triển thành thị ở mức gần như không khống chế được cộng thêm sự cạnh tranh về mọi mặt giữa các thành phố lớn ở Trung Quốc hiện nay, sự hội nhập WTO đã mở ra cơ hội xâm nhập thị trường kiến trúc Trung Quốc – một thị trường hấp dẫn đối với các kiến trúc sư phương Tây, nơi mà hiện nay các cây đại thụ cũng chỉ nhận được các công trình chủ yếu về nới rộng, sửa sang với quy mô nhỏ và trong một khuôn phép nghiêm ngặt. Về phía Koolhaas, ông cho rằng kiến trúc sẽ phát triển theo xu hướng toàn cầu hoá trong tương lai với mức độ khác nhau tuỳ theo từng khu vực. Trong đó, châu Phi và châu Á là những nơi hứa hẹn nhiều sự thay đổi lớn. Ông đặc biệt quan tâm đến Trung Quốc không chỉ đơn thuần bởi thị trường đầy hấp dẫn này, mà bởi sự thay đổi chóng mặt trong những năm gần đây và một tiềm năng rất lớn. “Ở vùng tam giác Châu Giang, Trung Quốc, mỗi năm lại có 500 km vuông thành thị mọc lên” – Koolhaas đã từng nói khi được hỏi về những gì ông thấy ở Trung Quốc – “Tôi đã tận mắt nhìn thấy một toà nhà 40 tầng được 3 con người và 3 cái máy tính xách tay hoàn thành trong vòng 10 ngày, và đó hoàn toàn không phải là một trường hợp đăc biệt”. Phương án đầu tiên của Koolhaas ở Trung Quốc là Nhà hát lớn thành phố Quảng Châu, ông đã thực sự táo bạo khi tách rời khu sàn diễn và khu thính giả – khác hẳn với cấu trúc truyền thống của kiến trúc nhà hát, điều này đã tạo nên sự kinh ngạc và khâm phục trong giới chuyên môn, tuy nhiên cũng vì vậy mà phương án của ông đã không được bình chọn. Năm 2002, Koolhaas đã từ chối không tham gia vào cuộc thi thiết kế phương án mới cho Trung tâm thương mại thế giới mà tập trung cho phương án thiết kế toà nhà chính Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) và dành thắng lợi. Ở công trình này, Koolhaas nêu ra một khái niệm mới về quan hệ không gian ba chiều giữa kiến trúc và môi trường, khác hẳn mối quan hệ tuyến tính hai chiều truyền thống. Nằm trong vị trí trung tâm khu CBD (Central Business District) của Bắc Kinh, CCTV là một trong những công trình Bắc Kinh chuẩn bị cho Olympic 2008, với tổng số vốn đầu tư 585 triệu USD, CCTV là một trong những công trình kiến trúc tốn kém nhất của Bắc Kinh trong 10 năm qua. Toà nhà gồm hai chữ Z khổng lồ giao nhau, phần thứ nhất bao gồm một khách sạn 5 sao và các không gian công cộng lớn như phòng triển lãm tranh, phòng biểu diễn… Phần thứ hai chủ yếu là nơi làm việc cũng như các bộ phận kĩ thuật khác chia thành từng khu độc lập được nối kết với nhau một cách logic, tạo nên môi trường làm việc hiệu quả.
Toàn cầu hoá đang là xu hướng phát triển của kiến trúc đương đại, Koolhaas xác định sự đa dạng, mâu thuẫn và phức tạp của kiến trúc mới thực sự là chủ đề lâu dài của thời đại, và cũng là điểm khiến cho kiến trúc không bị thời gian bào mòn cũng như giúp kiến trúc tránh khỏi sự đào thải của lich sử. Koolhaas đã sáng lập ra chủ nghĩa hiện thực lạc quan trong kiến trúc, luôn sẵn sàng thích nghi với mọi biến đổi của xã hội và “một sự vật tồn tại đủ để chứng tỏ tính hợp lí của nó”.
Kiến trúc sư Zaha Hadid o
Bà Zaha Hadid sinh năm 1950, ở Baghdad, Iraq, theo học khoa kiến trúc trường Architectural Association ở London, Anh Quốc năm 1972 và nhận bằng tốt nghiệp năm 1977. trong thời gian này bà được mời làm thành viên của The Office for Metropolitan Architecture, một cơ quan chuyên khảo sát những công trình kiến trúc ở Anh. Sau đó vài năm, bà đi dạy ở Trường Đại học Harvard, Yale, Hoa Kỳ và nhiều trường khác. Bà hiện thời đang dạy ở Trường Đại học Applied Arts ở Vienna, Áo. Bà đã từng là thành viên danh dự của Academy of Arts and Letters và là hội viên của Institute of Architecture, Hoa Kỳ và giám đốc Commander of the British Empire, Anh Quốc từ năm 2002.
Pritzker Architecture Prize, giải thưởng về kiến trúc hàng đầu thế giới, lần đầu tiên trong lịch sử 25 năm hình thành và tồn tại đã được trao cho một người phụ nữ. Người phụ nữ đã làm việc hết sức mình để sáng tạo ta những công trình vĩ đại và vinh dự đạt đoạt được danh hiệu cao quý trên trong năm 2004 là Zaha Hadid, nữ kiến trúc sư người Anh gốc Iraq.
Khi nghe hội đồng chấm giải công bố tên người đoạt giải Pritzker Architecture Prize năm nay là một người phụ nữ, cả mọi người đều không khỏi bất ngờ và thán phục. Trong 24 năm qua, giải thưởng trên chỉ dành trao cho nam giới, thế nhưng, Zaha Hadid đã đạp bằng những lớp rào cản để trở thành người phụ nữ đầu tiên và trẻ nhất được nhận giải thưởng uy tín này. Trong buổi lễ công bố kết quả chọn lựa, ông Thomas J. Pritzker, chủ tịch The Hyatt Foundation, tổ chức sáng lập giải thưởng Pritzker, không tìm được lời ca ngợi nào hay hơn thế: "Mặc dù toàn bộ các công trình của bà tương đối nhỏ nhưng bà ấy đã đạt được sự ủng hộ và thừa nhận rất lớn lao từ công chúng và lòng quyết tâm lẫn những ý tưởng sáng tạo mới lạ cho thấy rằng những công trình này còn đạt nhiều tiềm năng tốt đẹp hơn thế nữa trong tương lai".
Giải thưởng kiến trúc Pritzker Architecture Prize được thiết lập vào năm 1979 nhằm tôn vinh những kiến trúc sư, những người đã tạo nên những công trình kiến trúc thể hiện sự sáng tạo, tài năng, tầm vóc lớc lao, thể hiện sự đóng góp hết mình vì cộng đồng và xây dựng mội trường sống tốt đẹp hơn. Ban giám khảo đã bị thuyết phục trước những công trình thể hiện đầy đủ những tiêu chí trên mà bà Zaha Hadid xây dựng thành công, đó là các công trình nổi tiếng như: Trung tâm nghệ thuật đương đại Rosenthai (Rosenthal Center for Contemporary Ar) (năm 2003) ở Cincinnati, Ohio, Hoa Kỳ; công trình The Bergisel Ski Jump (năm 2002) ở Innsbruck, Áo; The Vitra Fire Station (năm 1993) và The LFone Landesgartenschau (năm 1999) ở Weil am Rhein, Đức; The Terminus and Car Park (năm 2001) in Strasbourg, Pháp.
Ngoài các công trình nổi tiếng trên, bà Zaha Hadid còn có nhiều dự án kiến trúc khác đang xây dựng ở Đức, Ý, Tây Ban Nha, Đài Loan, Pháp và Hoa Kỳ. Sức sáng tạo của bà là vô tận. Chủ tịch hồi đồng chấm giải Pritzker, ngài Rothschild, đã nhận xét về bà như sau: "Ở cùng một thời gian và cùng làm một công trình từ lý thuyết đến học thuật, nữ kiến trúc sư Zaha Hadid rất kiên định (unswerving) trong thể hiện tính hiện đại và sáng tạo trong công trình của mình. Cô ấy luôn luôn sáng tạo, luôn luôn làm mới và biến đổi linh hoạt, sáng tạo từ những vật thể hình học kiến trúc hiện hữu và áp dụng những kỹ thuật công nghệ cao".
Đối với Zaha Hadid, kiến trúc thật sự là một ngành nghệ thuật tuyệt vời và ý tưởng. Chỉ một vài thập kỷ trước, một số ý tưởng của bà bị coi là quá xa lạ nhưng nay đã được nhiều thành phố và các tổ hợp công ty lớn trên toàn thế giới công nhận. Bà đãthiết kế nhiều tòa nhà với các phong cách khác nhau như: nhà cứu hỏa ở Đức, khu trượt tuyết ở Áo và một trung tâm hội họa ở Cincinnati (Mỹ), ga tàu điện ở Strasbourg (Pháp). Công ty của bà ở London là một trong 5 công ty được vào vòng chung kết tranh giải thiết kế Làng Olympic 2012 ở New York.
Phần lớn các công trình của bà được thiết kế bằng không gian nổi, hoàn hảo về mặt hình học và vật liệu xây dựng nhưng thường đi trước thời đại. Từ nhiều năm nay bà đã thắng thầu trong các cuộc thi thiết kế uy tín để xây dựng những tòa nhà chưa từng có. Điển hình là công trình kiến trúc Rosenthal Center for Contemporary Art ở Cincinnati, được khánh thành năm ngoái. Đây là nơi cung cung cấp không gian dành để phục vụ các cuộc trưng bày, triển lãm, ngoài ra thiết kế các trang thiềt bị hiện đại phục vụ cho việc giảng dạy và quản lý. Công trình là những khối vật liệu cắt lớp đen trắng làm bằng kính trong, tọa lạc trên một khu có diện tích nhỏ, trông giống như một khối rubik hình vuông và chữ nhật với một cầu thang xoắn ốc ở giữa.
Kiến trúc sư Frank Lloyd Wright o
Kiến trúc sư Frank Lloyd Wright trong suốt quá trình sáng tác kiến trúc hơn 70 năm của mình, đã thiết kế nhiều loại công trìnhkiến trúc như nhà ở, trường học, nhà thờ... Ông được đánh giá là một trong số những kiến trúc sư đại tài nhất của nước Mỹ.
Viện nghiên cứu kiến trúc Hoa kỳ trong một cuộc khảo sát gần đây, đã công nhận Frank Lloyd Wright được coi là biểu tượngcủa nền kiến trúc Hoa Kỳ trong nửa đầu thế kỷ 20.
Frank Lloyd Wright (1867-1959) là một trong những kiến trúc sư có ảnh hưởng nhất trong thế kỷ 20. Phong cách kiến trúc của ông thể hiện rõ nhất qua kiến trúc của Viện bảo tàng Guggenheim ở New York . Phong cách của ông được xác định một phong cách kiến trúc mang lại nhiều cảm xúc và sự nhạy cảm với môi trường xung quanh.
Một trong những người sáng lập của kiến trúc hiện đại ở Bắc Mỹ, Frank Lloyd Wright chú trọng vào việc sử dụng các công nghệ mới, nguyên vật liệu và kỹ thuật để tạo nên công trình, đây là hình mẫu cơ bản của các công trình xây dựng trong thế kỷ 20. Trong suốt cuộc đời ông đã thiết kế trên 1000 đồ án trong đó có 400 đồ án đã được đưa vào xây dựng.
Wright phát triển một ngôn ngữ kiến trúc mà không dựa trên kiến trúc truyền thống của Âu Châu, đó là kiến trúc mang phong cách Hoa Kỳ. Các công trình của ông luôn có sự hoà nhập với thiên nhiên và môi trường xung quanh. Đó chính là sự khác biệt giữa ông với các kiến trúc sư hiện đại cùng thời, chẳng hạn như Le Corbusier và Mies van der Rohe.
Sinh năm 1867, Wright là con của William Russell Cary Wright, một giáo viên âm nhạc, và Anna Lloyd Jones Wright. Cha ông đã cung cấp một tình yêu âm nhạc, nhưng mẹ ông đã khuyến khích ông trở thành một kiến trúc sư. Bà đã mua cho ông một bộ đồ chơi vào năm 1876, gồm một bộ giấy màu, thước toạ độ và một bộ đồ gỗ viên gạch. Sau đó Wright đã viết "những khối gỗ đã chảy trong máu của ông cho đên ngày nay”. Sự vui tươi hoà đồng với thiên nhiên, sự kết hợp đơn giản nhưng hợp lý chính là cốt lõi của các công trình của ông.
Năm 18 tuổi, Wright ghi danh theo học kỹ thuật tại Đại học Wisconsin, Madison nhưng do đam mê kiến trúc, ông đã bỏ học và chuyển đến Chicago nơi ông đã làm việc và tiếp xúc với kiến trúc vững chắc của Joseph Lyman Silsbee. Ông đã sớm tiếp xúc vớí các kiến trúc sư tiến bộ tại Chicago như Adler và Sullivan.Louis Sullivan là một ảnh hưởng quan trọng,ông ta đã giao cho Wight thiết kế cho các khu dân cư, trụ sở làm việc...Ông cũng cho anh ta vay tiền để mua 1889 trong đất để xây dựng một ngôi nhà cho mình và vợ mới của mình, Catherine Lee Tobin, trong Oak Park- Chicago .Năm 1893 Wright cảm thấy việc tích kuỹ kinh nghiệm đã đủ, ông quyết định làm riêng theo cách của mình.
Trong thời gian tới 16 năm sau đó Wright phát triển phong cách kiến trúc qua một số lượng lớn các ban cho nhà tư nhân trong Chicago, đặc biệt là ở Oak Park. Đa số các khách hàng của mình đã rất hài lòng với các nhà Wright xây dựng. Các phong cách của ông đã tạo ra một kiến trúc thật sự Bắc Mỹ, Trong các công trình của mình ông cũng láy nhiều cảm hứng từ kiến trúc Châu Âu. Ông cũng đã có nhiều kiến thức về nghệ thuật và kiến trúc của Nhật Bản và các nền văn hóa của tiền Columbian.
Năm 1906 công trình Robie House của Wright tại Chicago đã được dành giải thưởng công trình mang phong cách tiêu biểu. Frederick Robie, một kỹ sư công nghiệp , muốn có một căn nhà đầy ánh sáng với quan điểm của các đường phố, nhưng lai phải riêng biêt với xung quạnh, vật liệu sử dụng là gạch, bê tông, sắt thép và kính. Nó cũng tạo ra một phong cách mới so với hình dạng của nhà truyền thống. Tất cả các thông tin chi tiết nội thất, bao gồm cả việc thiết kế đồ đạc, ánh sáng và quan trọng kính nghệ thuật - cũng đã được thiết kế bởi Wright.
Wright cũng đã đã thiết kế và xây dựng đền thờ Unity 1905, một nơi thờ cúng cho Giáo Hội trong Universalist Oak Park. Vì giáo hội, ông chấp nhận hoa hồng rất mỏng trên một ngân sách $ 45000. Dù gặp nhiều khó khăn về tài chính nhưg đền thờ 400 chỗ cho người dân vẫn được hoàn thành và tạo nên 1 không gian cầu nguyện đẹp. Để nâng cao hình ảnh nhà thờ, hai cấu trúc đã được nối với nhau bằng một lối vào khiêm tốn với trần thấp. Những mái nhà của các tòa nhà đã được hỗ trợ bởi các bức tường đổ bê tông, đục lỗ cửa sổ như là màn hình với kính cửa sổ ở trên.
Kiến trúc sư Maya Ying Lin o
KTS. Maya Ying Lin đã đạt giải thưởng kiến trúc của Viện Hàn lâm nghệ thuật và Văn chương Mỹ, Giải thưởng Thiết kế của Tổng thống và Giải thưởng Danh dự của Viện Kiến trúc sư Hoa Kỳ cũng như được phong tặng Tiến sĩ Danh dự về Mỹ thuật của Đại học Harvard, Yale, Brown, Smith...
Maya Ying Lin sinh ngày 5/10/1959, trở thành một nhân vật gây tranh cãi ở tuổi 21, khi cô thắng giải thưởng đầu tiên trong Cuộc thi thiết kế Đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam tại Washington, D.C. Cô vẫn nhớ nỗi phẫn nộ và sự cay đắng của mình khi một nhóm cựu binh lên án thiết kế như một "vết cắt đen đúa đầy ô nhục". Tuy nhiên, sự chỉ trích ban đầu đó không còn là vấn đề nữa. Sau đó, tượng đài kỷ niệm của sinh viên Kiến trúc, Đại học Yale đã trở thành một tượng đài được yêu mến và thăm viếng nhiều nhất tại Hoa Kỳ, một kiệt tác kiến trúc được công nhận.
Hàng trăm ngàn du khách viếng thăm đều xúc động cũng như được an ủi khi họ đọc tên của những người tử trận hoặc mất tích, được khắc trên bức tường đá granit màu đen có hình chữ V. Nhìn thấy khách viếng và những vật kỷ niệm mà họ để lại bên cạnh tên của những người mà họ yêu quý, bất cứ người quan sát nào cũng sẽ đồng ý rằng mục đích thiết kế của Lin đã thành công: "Đài tưởng niệm dành cho những người đã tử trận trong chiến tranh cũng như nhắc nhở chúng ta".
Với đồ án nổi tiếng đầu tiên đó, Lin - sinh tại Athens, Ohio, có cha mẹ là người nhập cư Trung Quốc - đã thiết kế nhiều công trình có ý nghĩa khác mà thường kết hợp các kỹ năng của cô, vừa là một kiến trúc sư lại vừa là một nhà điêu khắc. Đài tưởng niệm Nhân quyền của cô tại Montgomery, Alabama, dưới dạng của một bức tường và một đĩa dẹt có nước chảy trên đó, được gợi cảm hứng bởi bài diễn văn "Tôi có một ước mơ" của Martin Luther King Jr. Lin đã sử dụng nước như một đặc tính chủ đạo, rút ra từ câu nói của King: "Chúng tôi không thỏa mãn và chúng tôi sẽ không được thỏa mãn cho đến khi nào công lý lăn xuống như tưới nước và sự chính trực như một dòng suối hùng mạnh". Thư viện Langston Hughes tại Clinton, Tennessee; Bảo tàng nghệ thuật Châu Phi tại thành phố New York; dòng nội thất cho Công ty Knoll được gọi "Trái đất (Không) Phẳng"; và một số tượng đài kỷ niệm khác, Bàn ăn của Phụ nữ ở Đại học Yale là một số trong các công trình khác của cô.
Cô đã thắng giải thưởng kiến trúc của Viện Hàn lâm nghệ thuật và Văn chương Mỹ, Giải thưởng Thiết kế của Tổng thống, và Giải thưởng Danh dự của Viện Kiến trúc sư Hoa Kỳ cũng như được phong tặng Tiến sĩ Danh dự về Mỹ thuật của Đại học Harvard, Yale, Brown, Smith và Williams. Năm 2003, Lin là một trong những giám khảo của Cuộc thi thiết kế Tượng Đài kỷ niệm tại địa điểm của Trung tâm Thương mại Thế giới. Trong năm 2005, Lin được bầu chọn vào Tòa nhà danh vọng dành cho những phụ nữ nổi tiếng tại New York. Một phim tài liệu đoạt giải thưởng nói về cuộc đời của cô, Maya Lin: Một tầm nhìn rắn rỏi, trong sáng, đã lấy nhan đề từ một bài diễn văn của cô nói về quá trình thiết kế tòa nhà lịch sử này.
Trong các cuộc phỏng vấn, Lin đã nói rằng những ngọn đồi đất nhỏ Hopewell của Ấn độ, khu vườn cát dốc của Nhật Bản và những nghệ sĩ sáng tạo tác phẩm từ đất của Hoa Kỳ trong hai thập niên 60 và 70 đã ảnh hưởng đến các sáng tác của cô. Công việc của Lin luôn gắn liền với cảnh quan, quan tâm đến môi trường, cuộc sống, sử dụng các vật liệu tái chế và thiên nhiên trong các công trình.
Hình ảnh về công trình Đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam tại Washington, D.C
Kiến trúc sư Eero Saarinen o
Eero Saarinen (1910 - 1961) là KTS người Mỹ gốc Phần Lan - con trai của KTS nổi tiếngEliel Saarinen. Là một trong những hiện tượng độc đáo và tài năng nhất của KTTG TK XX.
Thành công sớm với nhiều giải thưởng kiến trúc. Từ những năm 50, ông đã được tạp chí Architectural Forum coi là “Kiến trúc sư trẻ nổi tiếng nhất nước Mỹ”.
Hầu hết các phẩm của ông đều mới lạ, kịch tính, khác biệt hoàn toàn với đồng nghiệp cùng thời.
1923: Cùng bố đến sống tại Hoa Kì
1937: Bắt đầu làm việc cùng bố là KTS Eliel Saarinen
1948: Thắng trong cuộc thi thiế kế đài tưởng niệm Jefferson ở Saint Louis, Missouri
1950-1955: Cùng bố thiết kế Trung tâm kĩ thuật hãng General Motors ở Warren, bang Michigan – Hoa Kì
1955: Thiết kế Viện công nghệ Massachusettes – Hoa Kì
1957: Nhà tưởng niệm World Memorial – Hoa Kì
1958: Nhà thi đấu khúc côn cầu trên băng ở ĐH Yale – Hoa Kì. Nhà máy IBM ở Roschester
1959: Sứ quán Mĩ ở Luân Đônvà lãnh sự quán Mĩ ở Oslo – Na Uy
1960: Trường luật ở Chicago – Hoa Kì
1961: Thiết kế ga hàng không TWA tại sân bay Kennedy – NewYork
1961: Mất tại Hoa Kì
Saarinen mất sớm, khi ông mới 51 tuỏi, tuổi đang độ rực rỡ sáng tạo. Nhiều công trình, bản thiết kế của ông vẫn được xây dựng mới hoặc hoàn thiện tiếp ngay cả nhiều năm ông qua đời như: Ga hàng không Dulles – Washington, các trường học Morses và Stiles ở ĐH Yele, toà nhà hành chính hang John Deere ở Moline – Hoa Kì, nhà hát Vivian Beaumant ở trung tâm Lincoln
Hầu hết các phẩm của ông đều mới lạ, kịch tính, khác biệt hoàn toàn với đồng nghiệp cùng thời.
Thời gian đầu hành nghề, từ khi ra trường đến năm 1950, dưới sự dìu dắt của cha nên ông chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa công năng.
Trung tâm nghiên cứu có dạng hình hộp với kết cấu khung kim loại và tường kính. Kiến trúc của các công trình trong quần thể trung tâm mang ngôn ngữ của chủ nghĩa công năng Châu Âu, và loại nhà hộp bằng kính, thép của KTS Mies Van der Rohe.
Nhưng ngay sau đó, ông đã tìm ra con đường riêng của mình. Ông trở thành thủ lĩnh tiên phong đầy uy tín của chủ nghĩa Biểu hiện mới.
Ông đã xử lý hoàn hảo mối quan hệ giữa yêu cầu kĩ thuật và nghệ thuật qua cấu trúc mái vỏ mỏng uốn cong đẹp mắt.
Trong thiết kế ga hàng không quốc tế Dulles này Saarinen có cách xử lí phần nào giống giảng đường lớn ĐH MIT, ông đã dung hoà được các đòi hỏi kĩ thuật, công năng và yếu tố biểu tượng thẩm mỹ.
Nếu như ga hàng không Dulles còn có sự cân đối nhất định giữa hình thức và công năng thì thì nhà ga TWA, sân bay Kenedy (1956-1962) lại theo đuổi hình thức biểu hiện một cách tuyệt đối.
Có thể coi công trình này là một tác phẩm điêu khắc khổng lồ bằng bê tông, tuyên ngôn của chủ nghiã biểu hiện mới.
Dáng vẻ bên ngoài và không gian nội thất có phần vị lai đầy chất viễn tưởng đến từng chi tiết cho người đến sân bay cảm giác được chuyển động bồng bềnh, bay bổng.
Saarinen đã tìm ra món ăn tinh thần cần thiết trong KT hiện đại cho giới chuyên môn và công chúng Koa Kì. Ông là người phất cao lá cờ của chủ nghiã Tân Biểu Hiện của nền Kiến trúc hiện đại thế giới.
Kiến trúc sư Antoni Gaudi o
Antoni Gaudí là một kiến trúc sư Tây Ban Nha, người xứ Catalan. Ông là một kiến trúc sư theo phong cách Tân nghệ thuật của trong dòng kiến trúc Hậu Hiện đại, nổi tiếng bởi những thiết kế độc đáo theo phong cách cá nhân.
Gaudi được sinh ra tại tỉnh Tarragona phía Nam Catalonia, Tây Ban Nha vào năm 1852. Có một vài tranh cãi về nơi sinh thực của Gaudi. Văn bản chính thức ghi lại rằng ông được sinh tại thành phố Reus trong khi một vài nguồn khác cho rằng ông được sinh tại Riudoms, một làng nhỏ nằm cách Reus 3km. Tuy nhiên, có một diều chắc chắn rằng Gaudi được rửa tội tại Reus một ngày sau khi đựoc sinh ra. Francesc Gaudí Serra và Antònia Cornet Bertran, tên của cặp vợ chồng nghệ sĩ sinh ra Gaudi, đều lớn lên từ những gia đình thợ rèn.
Gaudi là em út trong gia đình gồm năm con, cậu tự thấy mình khó tham gia được vào những trò chơi cùng bạn bè bởi bênh thấp khớp. Do đó, cậu bé rất ít khi đi lại và sử dụng hầu hết thời gian rảnh của mình vào tìm tòi sự sáng tạo tuyệt vời của thiên nhiên. Đây là một giả thuyết giải thích cho hai khả năng vĩ đại của Gaudi: quan sát và phân tích thiên nhiên, vun đắp từ tuổi thơ gắn bó với thiên nhiên..
Gaudi, khi là sinh viên Kiến trúc tại trường cao đẳng Tècnica Superior d'Arquitectura, Barcelona từ 1873 đến 1877, xuất sắc trong môn "Trial drawings and projects" trái ngược với điểm loại xoàng của những môn học khác. Sau năm năm làm việc, ông đạt được chứng chỉ như một kiến trúc sư thực thụ năm 1878. Khi kí tên trên chứng chỉ của Gaudi, Elies Rogent tuyên bố, "Qui sap si hem donat el diploma a un boig o a un geni: el temps ens ho dirà" ("Ai biết được chúng ta trao chứng chỉ này cho một thằng đần hay một thiên tài. Thời gian sẽ trả lời.")
Chàng kiến trúc sư trẻ ngay lập tức bắt tay vào thiêt kế, qui hoạch và duy trì mối liên hệ với ngôi trường này đến những ngày cuối cùng trong sự nghiệp của mình.
Kiến trúc sư Renzo Piano o
Renzo Piano sinh tại Genoa (Ý) vào ngày 14/09/1937, được nhận giải thưởng Pritzker năm 1998 và là Đại sứ thiện chí của Liên Hiệp Quốc. Ông được biết đến qua những công trình nổi tiếng như Trung tâm Georges Pompidou, Paris; Cảng hàng không quốc tế Kansai, Osaka, Nhật Bản...
KTS. Kenzo Piano tốt nghiệp khoa Kiến trúc trường Đại học Bách khoa Milan năm 1964. Khi còn là sinh viên, ông làm việc dưới sự hướng dẫn của Franco Albini. Song song đó, ông thường xuyên tham gia làm việc tại công trường xây dựng của cha mình, nơi ông tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tế đáng giá. Những đóng góp của ông cho ngành kiến trúc đủ để xem ông là một trong những kiến trúc sư làm nên bộ mặt kiến trúc của thế kỷ 20.
Renzo Piano sinh ra trong một gia đình có truyền thống hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Sau khi tốt nghiệp khoa Kiến trúc trường Đại học Bách khoa Milan năm 1964, ông bắt đầu làm việc tại công ty của bố mình một thời gian. Trong những năm 1965 đến 1970 ông làm việc cùng với Louis Kahn và Makowsky. Cũng trong thời gian này, sau những chuyến đi thực tế tại Anh và Mỹ, Piano đã hoàn chỉnh dần cho mình phong cách cá nhân trong thiết kế. Cũng trong thời điểm ấy ông đã gặp Jean Prouvé, một người có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống cũng như sự nghiệp của ông sau này.
Piano cộng tác với Richard Rogers từ 1971 đến 1977 và đã sáng lập nên hãng "Piano & Rogers". Họ đã thực hiện công trình nổi tiếng Trung tâm văn hóa Georges Pompidou (còn gọi là Trung tâm Beaubourg) ở thủ đô Paris của Pháp vào năm 1977. Đây là công trình mang một vẻ đẹp mới về công nghệ, cấu trúc, thang máy, đường ống được thể hiện một cách nổi bật làm công trình mang một nét riêng đầy sức sống. Điểm lý thú nhất của công trình này chính là ba màu của quốc kỳ Pháp được ẩn sau khung thép và ống của công trình. Đây cũng là công trình mà nhóm Archigram xem như để thể hiện những ước mơ của mình.
Đến năm 1977, Piano và kỹ sư Peter Rice - một chuyên gia cộng tác với ông trong rất nhiều dự án cho đến khi ông này mất (năm 1993) - đồng sáng lập ra hãng "I'Atelier Piano & Rice". Sau đó ông thành lập xưởng xây dựng Renzo Piano, văn phòng đặt tại Paris và Genoa. Khoảng 100 người (trong số đó bao gồm các kiến trúc sư, kỹ sư, chuyên gia...) đã làm việc gắn bó nhiều năm với ông cùng một số kiến trúc sư phụ (trợ lý, đồng nghiệp) khác.
Trong khoảng thời gian này, ông thực hiện nhiều công trình lớn, bao gồm Nhà phức hợp Rue de Meaux, Paris; Sân vận động đá bóng San Nicola tại Bari, Italy; Cảng hàng không quốc tế Kansai, Osaka, Nhật Bản; Năm 1992 với dự án 500 triệu USD để khôi phục lại cảng Genoa, vốn là một trung tâm văn hóa xã hội của Đức thời trước thế chiến thứ II.
Năm 2002, một tuyệt tác của ông được hoàn thành là Phòng biểu diễn nhạc thính phòng ở Rôma. Công trình này với 3 phòng biểu diễn có sức chứa 2800, 1200 và 700 khán giả, cùng với một nhà hát ngoài trời và một công viên. Đây là công trình biểu diễn nghệ thuật lớn nhất châu Âu. Năm 2003, công trình nhà thờ Padre Pio Pilgrimage được hoàn thành. Đây là công trình có sức chứa tới 6500 người bên trong và 30000 người bên ngoài. Ông còn là tác giả của nhiều cầu, sân vận động và xa lộ.
Tháng 9 năm 2008, Bảo tàng mới của Viện koa học California (tại San Francisco, Mỹ) do ông thiết kế đã được mở cửa. Đây là một công trình kiến trúc thân thiện với môi trường, với những ngọn đồi nhấp nhô, độ rộng cây che phủ đến 10.000 m2, hài hòa với không gian bao quanh. Nó cũng giúp bảo tồn năng lượng với lớp mái được lợp bằng 50.000 khay có thể phân hủy sinh học, làm bằng vỏ dừa.
Từ năm 1978 đến nay Renzo Piano đã được trao khoảng trên 30 giải thưởng. Nhất là giải thưởng uy tín Pritzker mà Renzo Piano đã nhận được vào năm 1998 tại Nhà Trắng, Washington, Hoa kỳ và giải thưởng The Wexner năm 2001 cũng ở Mỹ cho công trình Trung tâm nghệ thuật ở Ohio. Mới đây nhất là Huy chương vàng của Nghiệp đoàn Kiến trúc sư Mỹ (AIA) trao tặng năm 2008.
Những giải thưởng lớn và danh vị Ông đã đạt được
1989 R.I.B.A. Huy chương vàng Hoàng gia về Kiến trúc, Anh
1990 Giải thưởng Tokyo, Tổ chức Inamori, Tokyo, Nhật bản
1994 Đại sứ thiện chí về Kiến trúc của Unesco
1998 Giải thưởng Kiến trúc Pritzker, Nhà trắng, Washington, Mỹ
2002 Giải Medaille D- Or UIA (Hiệp hội Kiến trúc Quốc tế), Berlin
2008 Huy chương vàng Nghiệp đoàn Kiến trúc sư Mỹ
Tài liệu tham khảo
www.adkientruc.com
www.wikipedia.com
www.ttvnonl.com
www.vn-zoom.com
www.3d4a.vn
www.google.com
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top