LSHTKT6 - Trường phái chính hiện đại (1 phần)
7. Trường phái chính hiện đại - Samuellson
*Đặc điểm.
Cùng thời với trường phái tự do KT, đại biểu là Samuellson, chiếm vị trí chính thống vào những năm 70.
- Lý thuyết khan hiếm chiếm vị trí trung tâm trong toàn bộ học thuyết KT của Samuellson. Thực ra đặc điểm này được kế thừa từ trường phái Tân cổ điển. Nguồn lực XH là giới hạn => khan hiếm
- Công cụ toán học cũng được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong học thuyết của Samuellson.
- Thể hiện ra như là sự xích lại gần nhau giữa 2 trường phái: Tân cổ điển & Keyness, dung hòa 2 trường phái.
- Vai trò của cơ chế thị trường tự do KT & của nhà nước được xác định ở mức độ cân bằng nhau trong sự điều tiết sự vận động của nền KT.
a. Lý thuyết nền KT hỗn hợp.
Nền KT hỗn hợp theo quan điểm của Samuellson là nền KT vận động chịu sự điều tiết của cả 2 yếu tố: cơ chế thị trường & nhà nước. Hai yếu tố này giữ vai trò ngang nhau.
1. Cơ chế thị trường.
Là 1 hình thức tổ chức KT trong đó cá nhân NTD & các nhà KD tác động qua lại lẫn nhau thông qua thị trường để giải quyết 3 vấn đề trung tâm của tổ chức KT là SX ra cái gì? ntn? cho ai?
- Cơ chế thị trường mang nặng yếu tố tự phát, nhưng lại không phải là 1 sự hỗn độn. Mà trái lại, cơ chế thị trường là 1 cơ chế hết sức tinh vi để mà phối hợp 1 cách khách quan, phối hợp 1 cách không tự giác hoạt động của NTD & các nhà KD để giải quyết vấn đề SX cái gì? ntn? cho ai?
- Thị trường là 1 quá trình mà trong đó người mua & người bán 1 thứ hàng hóa tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả & sản lượng hàng hóa.
- Sự vận hành của cơ chế thị trường.
+ Yếu tố giá cả: Giá cả chính là phương tiện phát tín hiệu, nó có chức năng thông tin. Mọi sự phân tích đánh giá tình hình của thị trường bắt đầu từ giá cả. Thông qua sự vận động của giá cả trên thị trường mà các nhà KD tự định hướng cho mình trong việc giải quyết các vấn đề SX cái gì? ntn? cho ai? NTD cũng thông qua sự vận động của giá cả mà đưa ra những quyết định lựa chọn. Hai ông vua thống trị nền KT thị trường: Ông vua thứ nhất là NTD. Bởi NTD nắm trong tay công cụ, phương tiện của trao đổi. NTD bao giờ cũng ở thế chủ động & có quyền lựa chọn. Ông vua thứ 2 là kĩ thuật. Bởi kĩ thuật có ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất, chất lượng, chi phí, hình thức, mẫu mã SP.. Mà trong nền KT thị trường, các hãng cạnh tranh với nhau bằng giá cả, mẫu mã. Kĩ thuật có ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của các DN trên thị trường. Các DN phải chạy theo NTD, phải đổi mới về kĩ thuật.
+ Lợi nhuận: được xác định là động lực trực tiếp của các nhà KD. Vì lợi nhuận, các nhà KD sẵn sàng cung cấp & SX bất kì loại SP nào mà thị trường có nhu cầu. Cũng vì nó mà họ thường xuyên phải lao vào cạnh tranh để đổi mới kĩ thụât, hiện đái hóa SX. Trong nền KT thị trường, các nhà KD luôn phải dùng lợi nhuận, dùng lỗ lãi để giải quyết 3 câu hỏi.
+ Cạnh tranh là động lực của nền KT thị trường. Cạnh tranh cũng được xem là môi trường của nền KT thị trường. Thông qua cạnh tranh thì các DN có thể trưởng thành lên mà cũng có thể thất bại. Song nền KT sẽ trở nên cơ động hơn, linh hoạt hơn, có khả năng thích ứng cao hơn. Cạnh tranh được chia ra làm 2 loại: cạnh tranh hoàn hảo & không hoàn hảo. Cạnh tranh không hoàn hảo là tình trạng cạnh tranh trong đó có sự khác nhau về khối lượng hàng hóa bán ra, khối lượng hàng hóa mua vào giữa những người bán & mua. Người nào chiếm thị phần lớn thì sẽ có khả năng chi phối về giá cả.
- Ưu điểm : Một nền KT vận động theo cơ chế thị trường sẽ cho nó đạt được những thành tựu to lớn về tăng trưởng & phát triển, về thỏa mãn nhu cầu, về tính cơ động & linh hoạt của nền KT. Mà những thành tựu này khó có thể đạt được ở trong 1 nền KT không phải là thị trường.
- khuyết điểm :
+ Nó có xu hướng dẫn tới những hậu quả khó tránh. Đó là khủng hoảng, thất nghiệp, lạm phát, phân hóa giầu nghèo.
+ Nền KT thị trường lấy cạnh tranh làm động lực, song cạnh tranh lại có xu hướng chuyển hóa thành mặt đối lập với nó là độc quyền. Độc quyền lại là 1 hạn chế đối với cạnh tranh, tức là hạn chế đối với động lực phát triển KT.
+ Nền KT vận động theo cơ chế thị trường có xu hướng kích thích việc sử dụng tài nguyên 1 cách bừa bãi, tàn phá môi trường, môi sinh & phá hoại sự cân bằng sinh thái.
2.Vai trò của nhà nước trong KT thị trường.
- 4 Mục tiêu KT vĩ mô: tăng trưởng, hiệu quả, ổn định & công bằng.
- 4 Chức năng:
+Thiết lập khuôn khổ pháp luật. Chính phủ phải ban hành được qui tắc trò chơi KT, yêu cầu cả chính phủ, DN, NTD phải tuân theo. Những qui tắc trò chơi KT thực chất là hệ thống pháp luật KT.
+ Sửa chữa những thất bại của thị trường <4 n.vụ>
Bảo vệ cạnh tranh & chống độc quyền.
Hạn chế & ngăn ngừa những ảnh hưởng bên ngoài dẫn đến tính không hiệu quả của hoạt động KT thị trường.
SX & KD hàng hóa công cộng.
Đánh thuế: mọi cá nhân, DN phải đặt lên vai mình trách nhiệm, nghĩa vụ về thuế đối với chính phủ. Song ngược lại, họ lại được tiêu dùng những hàng hóa công cộng cho chính phủ cung cấp.
+ Ổn định KT vĩ mô: mục đích nhằm giảm bớt những biến động thăng trầm trong 1 chu kì KT. Chính phủ phải ban hành những chính sách KT thích ứng với từng giai đoạn của chu kì thông qua những quyền lực về tài chính, tiền tệ của nhà nước. Cơ sở về lý thuyết để hình thành quyền lực về tài chính của nhà nước là của lý thuyết Keyness. Còn cơ sở về lý thuyết để hình thành quyền lực về tiền tệ của nhà nước là của lý thuyết tiền tệ của Friedman. Vì vậy, chính sách về tiền tệ, tài chính có thể nới lỏng hoặc thắt chặt là tùy từng giai đoạn KD.
+ Đảm bảo sự công bằng XH: theo Samuellson chỉ có nhà nước mới có chức năng này. Thị trường không có chức năng công bằng XH. Để thực hiện công bằng XH thì phải sử dụng những công cụ, chính sách về thuế: thuế thu nhập, thuế lũy tiến.. thông qua các khoản hỗ trợ của nhà nước, thông qua các quĩ bảo hiểm, phúc lợi.
- Công cụ: thuế, các khoản chi tiêu, những qui định, luật lệ, hoạt động kiểm soát của nhà nước. Nhưng trong quá trình thực hiện vai trò KT, chính phủ phải đưa ra những quyết định lựa chọn. Lựa chọn của nhà nước gọi là những phương án lựa chọn công cộng, phải dựa trên cơ sở những phương án lựa chọn cá nhân. Trên thực tế, không phải lúc nào nhà nước cũng lựa chọn đúng. Điều đó chứng tỏ vai trò KT của nhà nước cũng có những giới hạn. Để bổ sung, khắc phục những giới hạn này thì vai trò KT của nhà nước cần được kết hợp với cơ chế thị trường.
b. Lí thuyết cái “vòng luẩn quẩn” & cú huých từ bên ngoài của Samuellson.
- Samuellson cho rằng 1 quốc gia muốn đạt được tới sự tăng trưởng & phát triển cần phải có 4 nhân tố: nhân lực, tài nguyên, tư sản, kĩ thuật. Trong đk cụ thể của các quốc gia nghèo thi cả 4 nhân tố này đều ở trong tình trạng khan hiếm & chất lượng thấp.
+Về nhân lực. Ở các nước nghèo, tuổi thọ TB thấp, tỉ lệ người biết chữ thấp, mức sống thấp, chỉ số HDI thấp. Lao động tập trung quá nhiều ở trong ngành nông nghiệp, tình trạng thất nghiệp trá hình cao. Vì vậy, những nước này cần phải đầu tư cho hệ thống y tế giáo dục, đa dạng hoá việc làm ở nông thôn để khắc phục tình trạng thất nghiệp trá hình.
+Về tài nguyên. Ở các nước nghèo, tài nguyên cũng nghèo, lại phân chia cho 1số dân đông đúc, khả năng phát huy được hiệu quả KT của tài nguyên là rất thấp. Tài nguyên quan trọng nhất đối với những nước này là tài nguyên đất nông nghiệp. Vì vậy, cần có chế độ canh tác & sử dụng hợp lí đất đai. Phải có đầu tư nước ngoài để khai thác những nguồn tài nguyên tiềm năng.
+Về tư bản. Nhìn chung, các nước nghèo ít tư bản. Muốn có tăng trưởng thì phải có đầu tư, muốn có đầu tư phải có tư bản. Để đáp ứng những nhu cầu về vốn đầu tư thì trước đây các nước nghèo thường đi vay. Nhưng trong đk hiện tại thì hầu hết các nước nghèo đều là những con nợ khổng lồ, khả năng vay vốn là khó khăn. Để đáp ứng nhu cầu đầu tư, các nước nghèo chỉ còn 1 giải pháp là thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
+Về kĩ thuật. Các nước nghèo cũng ở trong tình trạng lạc hậu về kĩ thuật, nhưng lại có lợi thế của 1 nước đi sau. Nên có thể tranh thủ thành tựu của các nước đi trước để tìm được những cơ hội đi tắt, đón đầu.
- Samuellson cho rằng các quốc gia này đang ở trang cái vòng luẩn quẩn: Tiết kiệm & đầu tư thấp à tốc độ tích lũy vốn thấp à năng suất thấp à thu nhập bình quân thấp à tiết kiệm & đầu tư thấp.. Các nước nghèo không thể tự thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn này, phải có 1 cú huých từ bên ngoài. Cú huých có tính đột phá này là cú huých đầu tư FDI.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top