lshtkt bài thêm
Phân tích lý thuyết giá trị lao động của Sir William Petty và sự phát triển của lý thuyết này của tác giả A.Smith
* Lý thuyết giá trị lao động của W. Petty
- Công lao to lớn của W.Petty là ở chỗ, ông là người đầu tiên xây dựng học thuyết về giá trị lao động. W. Petty đã có nhận xét đúng đắn khi vạch rõ vai trò của lao động trong việc tạo ra giá trị, tức nguồn gốc thật sự của của cải. Chỉ riêng điều này có thể nói ông là người khai sinh ra lý luận giá trị lao động.
- Khi nghiên cứu về giá trị lao động, ông dùng thuật ngữ "giá cả" và chia thành "giá cả chính trị" và "giá cả tự nhiên". Theo ông, giá cả tự nhiên do lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa quyết định. Như vậy, W.Petty đã hiểu đúng giá trị - lao động với thuật ngữ "giá cả tự nhiên" và có giá cả chính trị chính là giá cả thị trường, nó thường thay đổi theo những điều kiện chính trị, do đó khó hiểu rõ được nó.
- W.Petty cũng đã thấy được mối quan hệ giữa năng suất lao động với "giá cả tự nhiên", nó tỷ lệ nghịch với năng suất lao động. Ông đã so sánh khối lượng lao động hao phí để sản xuất lúa mì. Nếu năng suất lao động sản xuất ra bạc tăng lên thì giá trị của nó giảm. Ông có đề cập đến lao động giản đơn và lao động phức tạp nhưng chưa phân tích đầy đủ.
- Tuy nhiên, ông còn chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa trọng thương khi cho rằng chỉ có lao động khai thác bạc (tiền tệ) mới tạo ra giá trị, lao động trong các ngành khác chỉ tạo nên của cải khi so sánh với lao động tạo ra tiền. Theo ông giá trị của hàng hóa là sự phản ánh giá trị của tiền, giống như ánh sáng Mặt trăng là sự phản chiếu ánh sáng Mặt trời vậy. Ông còn cho rằng lao động thương nghiệp có năng suất cao hơn nông nghiệp và ngành thương nghiệp là ngành kinh tế có lợi nhất. Đồng thời W. Petty đã đưa ra nguyên lý nỗi tiếng "Lao động là cha và đất là mẹ của của cải". Mặc dù phát triển này tạo ra sự thừa nhận đầu tiên và sâu sắc về hai "yếu tố nguyên thủy trong sản xuất", nhưng ít có giá trị phân tích. Chắc chắn nó không tạo ra thuyết giá trị. Quan trọng hơn là nguyên cứu của W.Petty nhắm vào việc phát hiện "sự ngang hàng tự nhiên" giữa đất đai và lao động với nhau bằng việc xác định cần phải có bao nhiêu đất để sản xuất "lương thực cho một người trong một ngày", xem giá trị của sản lượng như thế ngang bằng với giá trị lao động trong một ngày. Mục đích trong nỗ lực của W.Petty là phải hình thành một đơn vị đánh giá qua đó nhằm giảm bớt số lượng giá trị của hai yếu tố, đất đai và lao động, với số lượng đồng nhất của "sức sản xuất" sau đó dùng những tiêu chuẩn giá trị tuyệt đối, nỗ lực này cũng chứng tỏ là ngõ cụt phân tích, nhưng tạo cảm hứng cho Cantillon tiến hành những nghiên cứu theo cùng hướng.
• Sự phát triển Lý thuyết giá trị lao động của A.Smith
- A.Smith phân tích giá trị bắt đầu từ việc phân tích giá cả biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa. Vì theo ông thì trao đổi là dấu hiệu quan trọng nhất nói lên tính chất của sản xuất, xã hội là một khối liên hiệp của sản xuất và trao đổi sản phẩm.
- Khi nói về bản chất của trao đổi, A.Smith đã phê phán chủ nghĩa trọng thương đã đánh giá quá cao vai trò của tiền, ông khẳng định tiền là phương tiện kỹ thuật trao đổi, làm cho trao đổi thuận tiện. Như vậy A.Smith đã coi tiền chỉ là vật môi giới giản đơn thôi.
- Để chống lại những người trọng thương, A.Smith tìm cách làm giảm tác dụng của tiền đúc. Ông đã phân tích sự thay thế tiền đúc bằng tiền giấy. Ông tán dương tiền giấy, cho rằng tiền giấy không kém phần tiện lợi so với tiền vàng, song ông cũng chống lại việc giảm giá tiền đúc. Ở đây A.Smith đã rơi vào mâu thuẫn: muốn làm giảm vai trò của tiền đúc nhưng lại lo tiền đúc bị mất giá. Cần chú ý rằng lúc này chưa có lạm phát tiền giấy nên A.Smith đã ca ngợi tiền giấy.
- A.Smith cũng chống lại thuyết số lượng tiền tệ. Khi giải thích về số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông, ông cho rằng: "không phải số lượng tiền tệ quyết định giá cả mà chính giá cả quyết định số lượng tiền tệ"
- Đây là nhân tố hợp lý, khoa học trong lý luận về tiền của A.Smith.
- Từ phân tích tiền tệ - hình thức biểu hiện giá trị của hàng hóa, A.Smith chuyển sang phân tích về giá trị. A.Smith co công lớn khi phân biệt đuợc giá trị sử dụng và giá trị trao đổi. Ông khẳng định giá trị sử dụng không quyết định giá trị trao đổi. A.Smith đã kịch liệt phê phán lý luận về ích lợi, một trường phái phổ biến rộng rãi ở thế kỷ XVIII, ông khẳng định ích lợi không có liên hệ gì tới giá trị trao đổi, A.Smith đã nói rằng, không khí chẳng có chút giá trị gì, mặc dù nó rất có ích.
- A.Smith có hai định nghĩa về giá trị hàng hóa:
+ Thứ nhất, giá trị do lao động trong tất cả các ngành sản xuất vật chất tạo ra và nó được được đo bằng chi phí lao động. Ở đây, ông có đề cập đến lao động giản đơn và và lao động phức tạp. Ông khẳng định rằng trong một đơn vị thời gian, lao động có chuyên môn tạo ra một giá trị lớn hơn lao động giản đơn. Với định nghĩa này ông được xem là cha đẻ của lý luận giá trị lao động.
+ Thứ hai, giá trị được quyết định bởi số lượng lao động có thể mua được hàng hoá này. Theo A.Smith, định nghĩa này không mâu thuẫn với định nghĩa trên.
Nguyên tắc của trao đổi hàng hóa là ngang giá: Hai hàng hóa đựơc trao đổi ngang bằng nhau vì số lao động đã chi phí để sản xuất ra chúng là ngang nhau. Người sản xấut hàng hóa này mua hàng hóa khác, nghĩa là, lao động hao phí của anh ta đã ngang bằng với hao phí lao động của ngừơi bán. Ông cho rằng, trong xã hội trước chủ nghĩa tư bản thì toàn bộ giá trị do người lao động tiêu dùng hết. Nó bằng tiền lương của người lao động. Nhự vậy, giá trị do lao động tạo ra chỉ đúng trong nền kinh tế hàng hóa giản đơn.
A.Smith cho rằng, trong chủ nghĩa tư bản, quy luật giá trị đã bị vi phạm, nguyên tắc ngang giá đã không được tuân thủ giữa người công nhân và nhà tư bản . Ông thấy rằng nhà tư bản chỉ trả cho người công nhân một phần giá trị, phần khác của giá trị được nhà tư bản giữ lại với tư cách là lợi nhuận. Từ đó, ông cho rằng, trong chủ nghĩa tư bản, giá trị đuợc quyết định bởi thu nhập, nó bao gồm tiền lương, lợi nhuận và địa tô. "Tiền lương, lợi nhuận, địa tô là ba nguồn gốc đầu tiên của mọi thu nhập cũng như là của bất kỳ giá trị trao đổi nào". Đây là giáo điều của A.Smith đã lẫn lộn giữa sự hình thành giá trị và phân phối giá trị. Ông đã xem thường yếu tố tư liệu sản xuất trong việc hình thành giá trị (chỉ có V + M mà thiếu C). Ông đã biến các bộ phận thu nhập từ giá trị nguồn gốc của giá trị. Như vậy, ông đã xa rời lý luận giá trị - lao động.
Tóm lại, A.Smith có nhiều cống hiến đối với lý luận về giá trị-lao động. Nhưng trong phân tích đã có những mâu thuẫn do tính hai mặt của ông, trong lý luận giá trị lao động còn những vấn đề mâu thuẫn.
2. Phân tích lý thuyết tiền lương của W.Petty và quan điểm trả lương của A.Smith và Ricardo
• Lý thuyết tiền lương của W.Petty
- Dựa trên lý luận giá trị - lao động W.Petty phân tích lý luận tiền lương. Ông coi tiền lương là một hiện tượng hợp quy luật, bởi vì đây là một hiện tượng kinh tế mới xuất hiện trong thời kỳ này, mà trong thời đại phong kiến không hề có.
- Về bản chất của tiền lương, ông đã nắm đuợc mối quan hệ giữa công của người với giá trị những tiêu dùng của họ. Tiền lương là khoản sinh họat tối thiểu cần thiết cho công nhân và không vượt quá mức này. Ông phản đối việc trả lương cao, nếu lương cao người công nhân không muốn làm việc mà chỉ thích uống rượu. Điều này là hợp lý trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản chưa phát triển, năng suất lao động còn thấp, chỉ có hạ thấp tiền lương của công nhân xuống mức tối thiểu cần thiết mới đảm bảo lợi nhuận cho nhà tư bản. Như vậy, Petty là người đầu tiên đề cập đến "quy luật sắt và tiền lương" .
- Petty thấy đuợc mối quan hệ giữa tiền lương và lợi nhuận. Đây là một quan hệ nghịch, một khi tiền lương tăng thì lợi nhuận giảm. Như vậy, ông đã thấy đuợc tính mâu thuẫn và đối lập giữa lợi ích của người công nhân và nhà tư bản. Theo ông, việc tăng lương trực tiếp gây thiệt hại cho xã hội, tức là thiệt hại cho các nhà tư bản. Thực sự thì tiền lương là một phần của giá trị thặng dư do chủ sở hữu chiếm lấy.
Nhìn chung, lý luận tiền lương của W.Petty còn rời rạc nhưng dù sao ông cũng đã đưa ra đuợc một số nguyên lý đúng đắn về tiền lương.
• Quan điểm trả lương của A.Smith và Ricardo
A.Smith cho rằng, tiền lương là thu nhập của bất kỳ người lao động nào. Nó là sự bồi hoàn nhờ công lao động. Trong xã hội tư bản tiền lương là thu nhập của giai cấp công nhân làm thuê. Như vậy, tiền lương là thu nhập có lao động, nó gắn liền với lao động. Theo ông, trong sản xuất hàng hóa giản đơn cũng có tiền lương, nó bằng toàn bộ sản phẩm của lao động. Còn trong chủ nghĩa tư bản, tiền lương cần phải đủ để đảm bảo người công nhân mua phương tiện sống, tồn tại và phải cao hơn mức đó. Ông cho rằng tiền lương không thể thấp hơn chi phí tối thiểu cho cuộc sống của công nhân. Nếu quá thấp họ sẽ không làm việc và bỏ ra nước ngoài. Tiền lương cao sẽ kích thích tiến bộ kinh tế bởi vì nó làm tăng năng suất lao động. Ông thấy được các nhân tố tác động tiền lương. Đó là điều kiện kinh tế - xã hội, truyền thống văn hóa, thói quen tiêu dùng; quan hệ cung cầu trên thị trường lao động; tương quan lực lượng giữa nhà tư bản và công nhân trong cuộc đấu tranh của công nhân đòi tăng lương.Ông nói rằng công nhân ít được đảm bảo, họ gặp khó khăn trong việc duy trì thời gian bãi công, còn các nhà tư bản lại dễ dàng cấu kết với nhau, luật pháp của nhà nhà nước thì lại dễ dàng cấu kết với nhau, luật pháp của nhà nước thì lại bênh vực cho nhà tư bản. A.Smith còn tuyên bố rằng lương cao là điều hay, ông không đồng ý với một số nhà kinh tế cho rằng lương cao là sự kích thích đối với người lao động. Ông nói rằng bao giờ người ta cũng thấy thợ thuyền đuợc trả công cao, lanh lẹ hơn là công xá thấp.
- Để xác định đuợc mức tiền lươngA.Smith đã tính đến những đặc điểm cụ thể về lao động của con người. Theo ông chỉ trong những ngành khó khăn thì cần phải trả lương cao, A.Smith còn nói tới mối quan hệ giữa tăng tiền lương và tăng cung về lao động, tăng sự cạnh tranh giữa công nhân.
- A.Smith phân biệt 3 loại quốc gia: loại quốc gia thứ nhất, tiền lương tăng lên cùng với việc tăng thêm tư bản - đó là loại quốc gia tiến bộ; lọai quốc gia thứ hai tiền lương không thay đổi vì số tư bản không đổi; lọai quốc gia thứ ba tiền lương sụt xuống thấp hơn mức tối thiểu. Như vậy là mức tiền lương phụ thuộc vào mức tăng của cải đất nước, nhà tư bản càng tích lũy thì công nhân càng có lợi. A.Smith cho rằng qui mô của tư bản giữ vai trò quyết định trong việc quy định tiền lương. Đó là những kết luận tương đối khách quan trong thời kỳ công trường thủ công. Vì lúc đó tích lũy tăng thì nhu cầu về lao động sẽ tăng lên.
Tuy nhiên, Smith không hiểu được bản chất của tiền lương. Ông chỉ thấy đuợc sự khác nhau về số lượng giữa tiền lương trong sản xuất hàng hóa giản đơn và trong chủ động bởi vì ông không hiểu phạm trù sức lao động. Đây là một hạn chế lớn của Smith khi phân tích tiền lương.
• Quan điểm trả lương của Ricardo
Ông coi lao động cũng như các hàng hóa khác có giá cả thị trường và giá cả tự nhiên. Giá cả thị trường của lao động là tiền lương, nó lên xuống chung quanh giá cả tự nhiên của lao động. Giá cả tự nhiên của lao động bằng với giá trị tư liệu sinh họat cần thiết cho cuộc sống của người công nhân và gia đình anh ta. Nó phụ thuộc vào điều kiện lịch sử, trình độ phát triển, thuyền thống và hình thức tiêu dùng của mỗi dân tộc.
Ricardo ủng hộ "quy luật sắt về tiền lương", tiền lương phải ở mức tối thiểu và không được cao hơn mức đó. Ông cho rằng, người công nhân không nên than phiền về tiền lương thấp vì đây là quy luật tự nhiên. Ông giải thích sự xung đột của tiền lương là phụ thuộc vào độ màu mỡ của tự nhiên và sự tăng dân số. Ông chống lại sự can thiệp của nhà nước vào thị trường lao động và không nên giúp đỡ người nghèo, vì vậy sẽ vi phạm quy luật tự nhiên.
Như vậy, lý luận tiền lương của Ricardo có những tiến bộ nhất định tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế. Thứ nhất. Ricardo coi lao động là hàng hóa nên chưa hiểu đuợc bản chất của tiền lương tư bản chủ nghĩa; thứ hai, khi nói về giá cả những tư liệu sinh họat tối thiểu ông chỉ đề cập đến nhu cầu tối thiểu về mặt sinh lý. Do đó, ông không thể giải thích được sự giảm sút của tiền lương một cách có hệ thống; thứ ba, vì cho rằng sự tăng dân số tự nhiên là nhân tố điều tiết tiền lương, nên ông không hiểu được tiền lương phụ thuộc vào số công nhân có việc làm và số công nhân bị thất nghiệp.
3. Phân tích lý thuyết giá cả của A. Marshall và cho biết ý nghĩa của việc nghiên cứu lý thuyết này
Trung tâm nghiên cứu của Marshall là thị trường và cơ chế hình thành giá cả thị trường. Thị trường là tổng thể những người có quan hệ mua bán hay là nơi gặp gỡ của cung và cầu. Khi nghiên cứu cô chế thị trừơng, Marshall cho rằng một mặt trong điều kiện cạnh tranh hoàn toàn thì cung cầu phụ thuộc vào giá cả. Mặt khác cơ chế thị trường tác động làm cho giá cả phù hợp với cung và cầu, nghĩa là giá cả được quyết định bởi cung, cầu.
Ông đề ra khái niệm "giá cung" và "giá cầu". Giá cung là giá cả mà ngừơi SX có thể tiếp tục sản xuất ở mức đương thời. Giá cung đuợc quyết định bởi chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất bao gồm chi phí ban đầu và chi phí tăng thêm. Chi phí ban đầu là chi phí mà doanh nghiệp phải chịu bất kể có hay không có sản lượng. Chi phí tăng thêm bao gồm chi phí về nguyên liệu, tiền lương công nhân, nó tăng khi gia tăng sản lựơng.
Giá cầu là mức giá mà người mua có thể mua số lượng hàng hóa hiện tại. Giá cầu vận động theo nguyên lý ích lợi cận biên. Nghĩa là giá cầu sẻ giảm dần khi số lựơng hàng hóa tăng lên khi các nhân tố khác không đổi.
Khi giá cung và giá cầu gặp nhau thì hình thành nên giá cả cân bằng và số lượng tại mức giá đó gọi là số lượng cân bằng. "Khi giá cung và giá cầu bằng nhau, thì sẽ chấm dứt cả khuynh hứơng tăng lẫn khuynh hướng giảm lựơng hàng hóa sản xuất, thế cân bằng đuợc thiết lập"
Marshall cho rằng yếu tố thời gian có ành hưởng quan trọng đến cung, cầu và giá cả cân bằng. Trong giời gian ngắn thì cầu có tác động đến giá cả còn trong thời gian dài thì chi phí sản xuất tác động quan trọng đến giá cả.
Ngoài ra theo Marshall sự động quyền cũng có tác động đến giá cả. để có lợi nhuận cao, các nhà độc quyền thừơng giảm sản lượng để nâng giá bán. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là độc quyền quyết định đuợc tất cả bởi vì trên thị trường còn chịu sự tác động của sự co dãn của cầu.
Marshall đưa ra khái niệm "sự co dãn giá cả của cầu". Khái niệm này diễn tả sự tác động của mức giá cả đối với cầu. Khi giá cả hàng hoá thay đổi thì cầu của hàng hóa cũng thay đổi họăc rất mạnh, hoặc rất nhẹ, họăc thay đổi một cách bình thừơng.
Để đo độ co dãn của cầu, Marshall dùng công thức "sự co dãn giá cả của cầu". Theo ông đó là tỉ lệ phần trăm của sự thay đổi số lượng tiêu thụ chia cho tỷ lệ phần trăm của sự thay đổi giá cả.
Biểu diễn bằng đại số định nghĩa trên như sau:
Ed=
Trong đó:
Ed: hệ số co dãn của cầu đối với giá cả
%DQ: phần trăm thay đổi trong số lựơng cầu
%DP: phần trăm thay đổi trong giá cả hàng hóa
Hệ số co dãn đánh giá sự thay đổi củ số lựơng cầu đối với mỗi phần trăm thay đổi của giá, nó thay đổi từ 0 đến vô cực, thông thường nó có các dạng sau đây:
- Khi mỗi phần trăm thay đổi của giá thì phù hợp với nó là 1 phần trăm thay đổi của cầu (Ed=1)
- Khi số cầu thay đổi nhỏ hơn mức độ thay đổi của giá (Ed <1)
- Khi số cầu thay đổi lớn hơn mức độ thay đổi của giá (Ed >1)
- Khi số lượng cầu không thay đổi trong bất cứ sự thay đổi của giá (Ed=0)
- Khi số lượng cầu thay đổi hoàn tòan khi giá cả không thay đổi (Ed=¥)
Theo Marshall sự co dãn giá cả của cầu còn phụ thuộc vào các nhân tố: Giá cả các hàng hóa khác có liên quan, sức mua và nhu cầu của dân cư.
Tóm lại, lý thuyết giá cả của Marshall là cơ sở lý luận của kinh tế học vi mô hiện đại trong phân tích thị trường, cung, cầu và giá cả.
Ý nghĩa của việc phân tích lý thuyết giá cả: Với tính phê phán và đứng trên cơ sở lý luận giá trị-lao động của chủ nghĩa Mác thì có thể nhận xét lý thuyết giá cả của Marshall như sau: Trong thời gian ngắn thì t1nh lợi ích cận biên quyết định giá trị, điều này lại mắc phải sai lấm mà thuếyt ít lợi đã gặp phải. Còn trong thời gian dài chi phí sản xuất quyết định giá cả thì không giải thích được trong giá cả đó bao gồm cả lợi nhuận của nhà tư bản chứ không chỉ có chi phí sản xuất. Nhà tư bản không thể bán hàng hóa với giá bằng chi phí sản xuất được. Nếu cho rắng quan hệ cung cầu quyết định giá cả thì cũng không có căn cứ vững chắc vì giá cả thay đổi cũng tác động làm cung cầu thay đổi. Điều này thể hiện sự lẫn quẩn trong lý luận của Marshall : Cung, cầu quyết định giá cả, sau đó giá cả lại quyết định cung, cầu. Thực ra quan hệ cung, cầu về một hàng háo nào đó trên thị trường chỉ làm cho gaa1 cả lao động xung quanh giá trị chứ không tạo ra giá trị (giá trị chỉ đuợc tạo ra trong quá trình sản xuất chứ không phải trong trao đổi).
4. Phân tích lý luận chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ của J.M.Keynes (chủ yếu mô hình số nhân và vai trò của Nhà nước :
Nội dung của lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ của J.M.Keynes bao gồm nhiều lý thuyết:
• Lý thuyết "khuynh hướng tiêu dùng cận biên": Trong lý thuyết của mình, Keynes chia thu nhập làm 2 phần: phần co tiêu dùng và phần tiết kiệm. Từ đó, sẽ có hao khuynh hướng xảy ra đối với việc sử dụng thu nhập: Khuynh hướng tiêu dùng và khuynh hướng tiết iệm. khuynh hứơng tiêu dùng là mối quan hệ giữa thu nhập và phần chi tiêu cho tiêu dùng còn khuynh hướng tiết kiệm là mối quan hệ giữa thu nhập và phần tiết kiệm.
• Tiêu dùng và tiết kiệm phụ thuộc vào các nhân tố: Thu nhập; những nhân tố khách quan ttác động đến thu nhập: tiền công danh nghĩa, lãi suất, thuế khóa.....; những nhân tố chủ quan, những khuynh hứơng tâm lý.
• Những khuynh hướng kích thích tiêu dùng: xa hoa, hào phóng, thiển cận, phô trương....Trong đó có những khuynh hướng tâm lý tác động đến sự tiết kiệm: thận trọng, nhìn xa, tính toán, hà tiện.....Ngoài ra còn có các động lực ảnh hướng đến tiết kiệm xã hội: Động lực kinh doanh, tiền mặt, cải tiến, thận trọng về tài chính.
Khuynh hướng tiêu dùng cận biên(MPC) là mối quan hệ giữa sự gia tăng tiêu dùng với sự gai tăng thu nhập. MPC=
Khuynh hướng tiết kiệm cận biên là mối quan hệ giữa gia tăng tiết kiệm so với sự gia tăng thu nhập (MPS). VD: với một đồng thu nhập tăng thêm dành 0.8 đồng cho tiêu dùng thêm và 0.2 đồng cho tiết kiệm thêm thì ta có MPC = 0.8 còn MPS = 0.2.
Theo Keynes, quy luật tâm lý cơ bản của con người là cùng với sự gia tăng của thu nhập, khuynh hướng tiết kiệm cận biên sẽ ngày càng tăng, đồng thời khuynh hướng tiêu dùng cận biên sẽ giảm tương đối so với sự gia tăng của khuynh hướng tiết kiệm cận biên. Đó là nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp.
* Lý thuyết "số nhân đầu tư"
Gắn liền với lý thuyết khuynh hướng tiê dùng cận biên là lý thuyết số nhân đầu tư.
Số nhân đầu tư thể hiện mối quan hệ giữa gia tăng đầu tư với gia tăng thu nhập. Nó chỉ rõ sự gia tăng đầu tư sẽ kéo theo sự gia tăng thu nhập lên bao nhiêu. "Nó cho chúng ta biết rằng khi có một lượng thêm về đầu tư tổng hợp thì thu nhập sẽ tăng thêm một lượng bằng k lần mức gia tăng đầu tư"
Ta có: k=
Từ đó ta có thay đổi về thu nhập = số nhân x thay đổi đầu tư
Xác định trị số k như sau: theo Keynes thu nhập được chia thành tiêu dùng và tiết kiệm, đồng thời thu nhập cũng có thể chia thành tiêu dùng và đầu tư
. Như vậy:
Thu nhập = tiêu dùng + tiết kiệm
Y= C + S
Thu nhập = tiêu dùng + Đầu tư
Y= C + I
Từ đó: Tiết kiệm = đầu tư
S = I
Nếu xét dưới phương diện cận biên thì :
Suy ra:
Nên: k===
Như vậy trị số k sẽ là: k=hay =
Qua sự phân tích trên ta thấy khuynh hướng tiêu dùng cận biên có vai trò quan trọng trong số nhân và đến lượt mình số nhân làm khuyếch đại thu nhập khi có sự gia tăng đầu tư. Khuynh hướng tiêu dùng cận biên càng tăng thì số nhân đầu tư càng lớn, do đó độ khuyếch đại của gia tăng đầu tư đối với thu nhập, sản lượng và công ăn việc làm ngày càng lớn và ngược lại, khuynh hướng tiết kiệm cận biên càng tăng thì sự rò rĩ trong chi tiêu càng lớn nên số nhân càng nhỏ, do đó, độ khuyếch đại thu nhập, sản lượng công ăn việc làm của gia tăng đầu tư càng nhỏ.
Theo Keynes, mỗi sự gia tăng của đầu tư đều kéo theo cầu bổ sung về công nhân và tư liệu sản xuất, có nghĩa là việc làm gia tăng, thu nhập gia tăng. Thu nhập tăng sẽ là tiền đề cho tăng đầu tư mới. Như vậy, số nhân có tác động dây chuyền, nó khuyếch đại thu nhập lên.
Ở đây cần chú ý là Keynes sử dụng khái niệm số nhân để chứng minh những hậu quả tích cực của một chính sách đầu tư của nhà nước vào các công trình công cộng để giải quyết việc làm. Ví dụ nếu nhà nước đầu tư 2 tỷ xây dựng một cảng biển. Giả sử khuynh hướng tiêu dùng cận biên trong xã hội là 0,75 thì số nhân là k=1/1-0.75=4. Lúc này thu nhập trong xã hội sẽ khuyếch đại lên 8 tỷ( tỷ).
* Lý thuyết lãi suất
Lãi suất có ý nghĩa rất lớn đối với đầu tư, do đó tác động đến công ăn việc làm và thu nhập trong xã hội.
Về bản chất, Keynes cho rằng lãi suất là số tiền trả cho vi6ẹc không sử dụng tiền mặt trong 1 khoảng thời gian nhất định. Có 2 nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất
+ Thứ nhất, khối lượng tiền tệ đưa vào lưu thông. Nếu khối lựơng tiền tệ đưa vào lưu thông càng tăng thì lãi suất càng giảm và ngược lại. Đây là một công cụ quan trọng để đưa ra chính sách điều chỉnh kinh tế của Nhà nước. Để kích thích đầu tư cần hạ lãi suất, muốn ạh lãi suất thì phải tăng số lượng tiền trong lưu thông. Thực ra, Keynes phân tích thị trường tiền tệ ở đó lãi suất là giá cả. Khi cung tiền tệ gặp cầu tiền tệ thì hình thành nên lãi suất thị trường. Cung tiền tệ phụ thuộc vào chính sách cung tiền của ngân hàng Trung ương. Nếu lượng cung tiền tăng mà cầu tiền không thay đổi hoặc tăng theo không kịp tốc độ tăng của cung tiền thì lãi suất thị trường sẽ giảm xuống
+ Thứ hai, sự ưa thích tiền mặt. Đây chính là mức cầu tiền tệ. Theo Keynes người ta có thể giữ tài sản với nhiều hình thức như giữ dưới dạng tiền, dưới dạng ácc lọai chứng khóan có giá dưới dạng hiện vật. Trong đó, Keynes cho rằng của cải ở dưới dạng tiền là thuận lợi nhất. Do vậy con người có khuynh hứơng gắn liền với nó mà lãi suất là phần thưởng cho sự xa rời đối với tiền mặt. Lãi suất là chi phí cơ hội cho việc giữ tiền mặt. Lãi suất cao, tức chi phí cơ hội cho việc giữ tiền mặt cao nên người ta giảm việc giữ tiền mặt và ngược lại. Vì vậy, ưa thích tiền mặt là một khuynh hướng ấn định khối lượng tiền mặt mà người ta muốn giữ lại theo lãi suất nhất định.
Với những phân tích trên Keynes cho rằng cần phải giảm lãi suất để kích thích đầu tư. Vịec gảim lãi suất được thực hiện bằng chính sách tiền tệ mở rộng, tạo ra lạm phát và từ đó kích thích người ta giữ tiền mặt để tiêu dùng, để đầu tư kinh doanh, nhất là mở rộng thị trường chứng khoán cho họat động đầu tư gián tiếp phát triển. Qua đó sẽ kích thích nền kinh tế tăng trưởng.
* Lý thuyết về vai trò điều chỉnh kinh tế của nhà nước tư sản:
Trong logic phân tích cảu mình, Keynes cho rằng để thoát khỏi khủng hoảng và thất nghiệp cần có sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế để tăng tổng cầu, gia tăng việc làm và thu nhập. Sự can thiệp của nhà nước thông qua các công cụ sau:
+ Thứ nhất, chương trình đầu tư nhà nước: để duy trì tổng cầu, nhà nước phải ssử dụng ngân sách để kích thích đầu tư của tư nhân và nhà nước thông qua các đơn đặt hàng của nhà nước, hệ thống mua của nhà nước.
+ Thứ hai, chính sách tài chính, tín dụng và lưu thông tiền tệ: Keynes chủ trương sử dụng hệ thống tài chính, tín dụng, tiền tệ để kích thích lóng tin, sự lạc quan và tích cực đầu tư của nhà đầu tư. Ông chủ trương bù đắp thâm hụt ngân sách bằng cách in tiền để duy trì đầu tư nhà nước và bảo đảm chi tiêu cho chính phủ. Điều tiết thu nhập thông qua thuế.
+ Thứ ba, mở rộng việc làm bằng cách mở rộng đầu tư thậm chí cả vào các ngành thuộc lĩnh vực quân sự.
+ Thứ tư, khuyến khích tiêu dùng cá nhân.
Theo Keynes, sự tham gia của nhà nước vào kinh tế giữ một vai trò quan trọng trong việc làm nền kinh tế tăng trưởng. Nó kích thích làm tăng đầu tư tư nhân cũng như tăng tiêu dùng nhà nước. Nhờ vậy, nó làm tăng việc làm, thu nhập và đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng và thất nghiệp.
Tóm lại, các lý thuyết kinh tế của Keynes đón vai trò không kém phần quan trọng trong lịch sử các học thuyết kinh tế. Đây được xem là một cuộc cách mạng trong lý luận kinh tế tư sản lcú bấy giờ, nó góp phần làm thay đổi những quan điểm vế hoạt động kinh tế, nhất là quan điểm coi trọng vài trò nhà nước trong điều tiết kinh tế. Nhà nước thông qua công cụ lãi suất, có thể tác động để duy trì sự phồn vinh, tạo ra công ăn việc làm, vượt qua được tình trạng khủng hoảng kinh tế mà các nước tư sản gặp phải trong những năm 30 của thế kỷ XX. Nó được nhiều nhà lý luận kinh tế tư sản tiếp thu, truyền bá và phát triển thành các trường phái Keynes: trường phái Keynes cánh hữu, ủng hộ độc quyền, chạy đau vũ trang và quân sự hóa nền kinh tế; những ngưởi theo trường phái Keynes tự do, ủng hộ độc quyền nhưng chống chạy đua vũ trang; những người theo trường phái Keynes cánh tả, ủng hộ lợi ích của tư bản vừa và nhỏ, chống độc quyền.
5. Phân tích nội dung lý thuyết trọng tiền hiện tại của M. Friedman và lý thuyết trọng cung của A.Laffer?
Chủ nghĩa tự do mới ỡ mỹ có tên gọi là chủ nghĩa bảo thủ mới, nổi bật nhất là phái trọng tiền hiện đại hay trường phái Chicago với các đại biểu nội tiếng như: M.Friedman, Henry Simon.....
Từ những công trình của M.Friedman, có thể rút các lý thuyết kinh tế chủ yếu sau đây:
Lý thuyết về thái độ ứng xử của người tiêu dùng và thu nhập
Trước hết, về thái độ ứng xử của ngừơi tiêu dùng, theo M.Friedman trong điều kiện ổn định sẽ có hai nguyên nhân al2 cho tiêu dùng cao hơn thu nhập là : Sự ổn định chi và các khoản thu nhập tăng lên. Sự tiêu dùng thông thường phụ thuộc vào thu nhập, lãi suất và thu nhập từ tài sản vật chất.
Thứ hai, về thu nhập, theo M.Friedman , thu nhập (Y) trong một thời kỳ nhất định bao gồm: thu nhập thường xuyên Yp và thu nhập tức thời (Yt)
Y=Yp+Yt
Yp: của cải mà cá nhân nhận đuợc do nghề nghiệp mang lại ;
Yt: thu nhập do các nhân tố khác.
Tiêu dùng (C) là tổng số của tiêu dùng thường xuyên (Cp) và tiêu dùng nhất thời(Ct)
C= Cp+ Ct
Giữa tiêu dùng thường xuyên và thu nhập thường xuyên có mối quan hệ với nhau. Mối quan hệ này được thể hiện bằng đẳng thức sau:
Cp = k(i,w,u)Yp
Trong đó:
k: Hệ số chỉ tương quan giữa tiêu dùng thường xuyên và thu nhập thường xuyên.
i: lãi suất
w: Tương quan giữa tài sản vật chất với thu nhập thường xuyên
u: Sự phân chia thu nhập cho tiêu dùng và tiết kiệm.
Qua đẳng thức trên, M.Friedman cho rằng tiêu dùng thường xuyên phụ thuộc vào lãi suất, tương quan giữa tài sản vật chất với thu nhập thường xuyên và sự phân chia thu nhập cho tiêu dùng và tiết kiệm là chính chứ không phải là thu nhập thường xuyên.
a) Lý thuyết tiền tệ và thu nhập quốc dân
Đây là lý thuyết nổi tiếng của Friedman và của phái trọng tiền. Nội dung cơ bản của lý thuyết này có thể khái quát thành những điểm dưới đây:
+ Thứ nhất, nhân tố quyết định sự tăng trưởng của sản lượng quốc gia là mức cung tiền tệ. Theo M.Friedman và những người theo phái trọng tiền hiệc đại, các biến số vĩ mô như: gái cả, sản lượng, công ăn việc làm phụ thuộc vào mức cung tiền tệ chứ không phải vào chính sách tài chính(thuế và chi tiêu ngân sách) của trường phái Keynes
Mức cung tiền tệ thường không ổn định và phụ thuộc váo quyết định chủ quan của chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương. Nếu ngân hàng trung ương phát hành không đủ tiền thì dễ dẫn đến khủng hoảng kinh tế, cònnếu páht hành thừa tiền thị lại bị lạm phát.
Mức cầu tiền tệ có tính ổn định cao, nó được quyết định bởi thu nhập. Mức cầu danh nghĩa về tiền đuợc xác định bởi công thức:
Md = f(Yn,i)
Trong đó:
- Md: mức cầu danh nghĩa về tiền tệ
- Yn: thu nhập danh nghĩa
- I" Lãi suất danh nghĩa
Qua công thức trên, những người tọng tiền hiện đại cho rằng sự thay đổi cầu về tiển tệ phụ thuộc vào sự thay đổi của thu nhập, còn lãi về tiền là nhân tố ngọai sinh của nền kinh tế.
Từ đó có thể trình bày công thức cầu về tiền dưới dạng đơn gaỉn sau:
Md=f(Yn)
Như vậy, nếu so sánh với phái Keynes M=L(i) thì có sự khác nhau. Đối với phái Keynes thì mức cầu về tiền biểu hiện hàm lãi suất(i), còn đối trường phái trọng tiền hiện đại thì là hàm thu nhập (Y)
Qua những phân tích trên, M.Friedman cho rằng cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 diễn ra ở Mỹ là do Hệ thống dự trữ liên bang(FED) đã phát hành một số tiền ít hơn mức cung tiền tệ. Tứ đó, ông đề nghị thực hiện chu kỳ tiền tệ và thu nhập quốc dân nhằm chủ động điều tiết mức cung tiền tệ trong từng thời kỳ phát triển. Trong thời kỳ khủng hoàng thì tăng mức cung tiền tệ để đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng, còn trong thời kỳ phồn vinh thì giảm mức cung tiền để kìm hãm bớt mức phồn vinh. Theo ông, để giữ sự ổn định trong nền kinh tế cần tăng khối lượng tiền hàng năm ổn định mức từ 3-4%
+ Thứ hai, giá cả àhng góa phụ thuộc vào khối lượng tiền tệ. Từ công thức M.V = P.Q, ta có . Nếu V,Q không đổi thì P phụ thuộc vào M. Khối lượng tiền tệ càng nhiều thì giá cả hàng hóa càng tăng cao. Do đó, các nhà trọng tiền hiện đại quan tâm đến việc ổn định tiền tệ và chống lạm phát. Theo họ, vấn đề cần quan tâm trong nền kinh tế là lạm phát chứ phái phải là vấn đề thất nghiệp như phái Keynes. Thất nghiệp là một hiện tượng bình thường, tự nhiên còn làm phát mới là căn bệnh nan giải của xã hội cần phải giải quyết. M.Friedman đã đưa ra khái niệm thất nghiệp tự nhiên, từ đó trở thành khái niệm cơ bản trong phân tích thị trường lao động theo lý thuyết tự do. "Ở bất cứ thời điểm nào cũng luôn luôn có một mức thất nghiệp mang đặc tính là tương hợp với thế cân đối trong cơ cấu tỷ lệ lương thực tế.....Tỷ lệ thất nghiệp nếu thấp hơn mức ấy tức là cầu quá lớn về lao động do đó sẽ gấp sức ép vào sự giảm tiền lương thực tế" (Vai trò của chính sách tiền tệ, American Economic Review, tháng 3-1968).
+ Thứ ba, trường phái trọng tiền hiện đại ủng hộ và bảo vệ quan điểm tự do kinh doanh và ủng hộ chế độ tư hữu.
Tóm lại, vào những năm 1973-1974, chủ nghĩa trọng tiền đuợc vận dụng ở mỹ và Anh. Ở mỸ chính quyền Nixon, nói chung là chính phủ của Đảng Cộng hòa đều coi trọng các ý kiến của trường phái trọng tiền Chicago, ngay cả FED cũng họach định chính sách tiền tệ từ năm 1978 đến năm 1982 trên cơ sở quan điểm của trường phái này. Nhưng việc vận dụng nó mang lại kết quả hạn chế: sự giảm gái gạy ra tình trạng trì trệ và thất nghiệp ở mức cao. Việc giảm chi phí nhà nước và giảm thâm hụt ngân sách dẫn đến giảm cầu tín dụng nhà nước. Điều đó hạn chế tăng giá, nhưng lại kéo theo giảm kích thích đầu tư làm cho nền kinh tến xấu đi. Nó làm tăng gảim mâu thuẫn trong xã hội tư bản: thất nghiệp tăng, cắt giảm chi phí xã hội, mức sống người lao động giảm.........
• Lý thuyết trọng cung của A.Laffer
Vào những năm 1980, trường phái trọng cung ở Mỹ xuất hiện, với các đại biểu là A. Laffer , J, Winniski, n. Ture, P.C. Roberto.....
Trường phái trọng cung ra đời nhằm tìm kiếm con đuờng giải quyết nhịp độ tăng trưởng và duy trì năng suất lao động.
Luận điểm cơ bản của trọng cung là cung sẽ tự tạo ra cầu . Để giải quyết khủng hoảng thì không phải kích cầu mà làm tăng năng suất lao động. Muốn tăng năng suất thì phải kích thích lao động, đầu tư và tiết kiệm. Theo họ tiết kiệm là quan trọng nhất, chỉ có tiết kiệm mới có thể đảm bảo cho đầu tư bù đắp đuợc thâm hụt ngân sách. Họ phê phán những quan điểm của pahí trọng cầu và của phái Keynes khi các phái này phân tích nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế là do thiếu cầu và do tiết kiệm quá lớn.
Theo những người trọng cung, tiết kiệm là thu nhập tương lai và thuế suất cao sẽ làm giảm tiết kiệm, do đó, giảm đầu tư và cuối cùng nó làm giảm thu nhập tương lai. Theo họ, thuế giảm sẽ kích thích họat động tích cực của con người, do dó sẽ làm tăng sản phẩm, tăng thu nhập, kinh tế tăng trưởng và thuế sẽ thu đuợc nhiều hơn để bù đắp thâm hụt ngân sách.
50%
100%
0%
Đường công Laffer
Mức thuế
Thu nhập
Trường phái trọng cung dùng lý thuyết đừờng cong Laffer làm công cụ phân tích kinh tế:
Qua đồ thị ta thấy, nếu mực thuế là 0 khi không có thu nhập và khi mức thuế 100% thì không ai muốn làm việc nữa và do đó, thu nhập cũng bằng không. Khi tổng thu nhập tăng lên thì mức thuế cũng tăng theo.Thuế càng tăng thì người ta bắt đầu làm việc ít đi, do đó thu nhập cũng giảm dần. Tại điểm M, tổng thu nhập đạt mức tối đa tại mức thuế 50%. Nếu mức thuế tăng cao hơn 50% thì thu nhập bắt đầu giảm. Từ đó, những người trọng cung đề nghị cắt giảm thuế để làm tăng thu nhập và sản lượng quốc gia.
Trong thự tế, lý thuyết trọng cung có ảnh hưởng đến chính sách kinh tế của chính quyền Reagan, Reagan đã đề nghị Quốc hội Mỹ cắt gảim 25% đối với tất cả các khoản thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên có nhiều tranh cãi, bởi vì có nhiều người cho rằng việc cắt gảim thuế sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top