lsdangc2

Câu 2: Sự ra đời của ĐCS

a. Các phong trào yêu nước của VN

Khuynh hướng PK

+ Phong trào Cần Vương (1885-1896) do Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi đứng đầu đây là phong trào yêu nước đi theo ý thức hệ PK với khẩu hiệu phò vua cứu nước tuy nhiên đã bị TDP đàn áp thất bại.

+ Cuộc khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám ở Bắc Kỳ (1885-1913) không thành công chấm dứt thời kỳ đấu tranh phong kiến.

Khuynh hướng dân chủ TS

+ Phong trào Đông Du đi theo xu hướng bạo động (1906-1908)

+ Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục (1907) dưới hình thức tuyên truyền cải cách VH-XH, đả phá tư tưởng và lề thói PK tuy nhiên bị thất bại.

+ Phong trào Duy Tân (1906-1908) do các sỹ phu yêu nước như Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng…đây là phong trào đi theo hướng cải lương thực hiện những cải cách tiến bộ nhưng cũng thất bại.

     Nhìn chung các phong trào yêu nước đầu thế kỷ 20 không thể tìm được một phương hướng giải quyết chính xác cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc nên chỉ sau một thời ký phát triển ngắn đã bị dập tắt. Yêu cầu đặt ra là phải tìm một con đường mới để giải phóng dân tộc.

b.HCM ra đi tìm đường cứu nước (1911-1920)

+ Ngày 15-6-1911 với tên gọi Văn Ba đã xuống một tàu buôn P ra đi tìm đường cứu nước

+ Năm 1917 NAQ tập hợp những người VN yêu nước tạo thành lập hội những người VN yêu nước.

+ Năm 1918 NAQ tham gia ĐCS P

+ Tháng 6/1919 nhân dịp các nước thắng trận mừng thắng trận trong chiến tranh thế giới lần thứ hai NAQ thay mặt những người VN yêu nước gửi tới hội nghị bản yêu sách của nhân dân An Nam nhằm tố cáo tội ác của TDP và đòi quyền tự do cơ bản của dân tộc.

+ Tháng 7/1920 NAQ được tiếp cận với bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc thuộc địa”. Chính ở đó người đã tìm thấy con đường cứu nước giải phóng dân tộc, người nhận thức được muốn cứu nước không có con đường nào khác là con đường CMVS.

+ Tháng 12/1920 NAQ bỏ phiếu tán thành ra nhập tổ chức quốc tế III (quốc tế CS) là một trong những người sáng lập ĐCS P đây là sự chuyển biến có tính chất bước ngoặt trong quá trình tìm đường cứu nước của mình.

c. HCM chuẩn bị các ĐK cho việc thành lập ĐCSVN (1920-1930)

- Chuẩn bị về mặt chính trị

+HCM đã viết nhiều bài báo, xuất bản nhiều tác phẩm trong đó có hai tác phẩm lớn: Bản án chế độ TDP và tác phẩm đường cách mệnh (1927) nhằm lên án tố cáo tội ác của chủ nghĩa đế quốc và tuyên truyền giác ngộ CN M-L.

- Chuẩn bị về mặt tổ chức

+Năm 1921 được sự giúp đỡ của ĐCS P NAQ cùng một số chiến sỹ cách mạng của nhiều nước quyết định thành lập “hội liên hiệp thuộc địa” và cho ra đời tờ báo “người cùng khổ” đây là tổ chức quốc tế đầu tiên mà NAQ tham gia sáng lập.

+Tháng 12-1924 NAQ tham gia sáng lập hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở A Đông.

+Tháng 6-1925 NAQ đã quyết định thành lập hội VN CM thanh niên (tại Quảng Châu-TQ)

d. Sự ra đời của ĐCSVN

- Sự xuất hiện 3 tổ chức cộng sản đầu tiên ở nước ta

+ Từ hội VNCMTN đến Đông Dương CSĐ và An Nam CSĐ: Tháng 3/1929 một số đồng chí tiên tiến của hội VNCMTN ở Bắc Kỳ đã quyết định thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên để tiến tới thành lập ĐCS.

  Ngày 17-6-1929 bộ phận hội viên ở Bắc Kỳ đã quyết định thành lập ra Đông Dương CSĐ.

  Tháng 8-1929 số hội viên còn lại đã tuyên bố giải tán hội và thành lập ra An Nam CSĐ.

+ Từ Tân Việt CM đảng đến Đông Dương cộng sản liên đoàn

+Sự ra đời của Đông Dương CSĐ và An Nam CSĐ đã tác động mạnh mẽ tới tổ chức Tân Việt, một số hội viên Tân Việt đã thành lập ra chi bộ CS để tiến tới thành lập CSĐ

+Tháng 1/1930 Tân Việt giải tán và công bố sự ra đời của Đông Dương CS liên đoàn. Hiện tượng chia rẽ những người cộng sản, hiện tượng tranh giành quần chúng giữa các tổ chức dẫn tới các phong trào CM thiếu tính thống nhất. Đó là nguy cơ thất bại đối với cách mạng yêu cầu đặt ra là phải hợp nhất thành một ĐCS

+Ngày 3/2/1930 ĐCSVN được thành lập tại Hương Cảng Trung Quốc.

e. ý nghĩa của sự kiện thành lập đảng.

+ ĐCSVN ra đời ro giai cấp công nhân lãnh đạo chứng tỏ giai cấp CNVN đã phát triển từ tự phát lên tự giác với ý nghĩa đó có thể khẳng định sự ra đời của ĐCS đã chấm dứt sự khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo CM trong lịch sử CM nước ta.

+ ĐCSVN ra đời chính cương sách lược vắn tắtđược thông qua hội nghị Đ là bản cương lĩnh đúng đắn, sáng tạo phù hợp với thực tiễn của dân tộc vì vậy đã chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối lãnh đạo CM trong lịch sử nước ta.

+ ĐCSVN ra đời do giai cấp CN lãnh đạo theo học thuyết M-L trực thuộc quốc tế CS vì vậy CMVN trở thành 1 bộ phận CMTG có thể tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ quốc tế đồng thời đóng góp trách nhiệm với tiến trình CMTG.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: