LSD HCM
Đề cương Lịch Sử Đảng Cộng Sản
Câu 1: Tìm hiểu về hệ thống những quan điểm, tư tưởng của NAQ về con đường cứu nước, giải phóng dân tộc ở thuộc địa cuối thế ky XIX - đầu thế kỷ XX. Liên hệ với nhận thức bản thân về đổi mới đất nước hiện nay?
Trả lời:
Chủ tịch Hồ Chí Minh – lãnh tụ vĩ đại của Đảng và dân tộc ta, một nhà yêu nước vĩ đại, một chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Tư tưởng của Người là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, bao hàm nhiều lĩnh vực và rất phong phú, trong đó có nội dung quan trọng là về hệ thống những quan điểm, tư tưởng của NAQ về con đường cứu nước, giải phóng dân tộc ở thuộc địa cuối thế ky XIX - đầu thế kỷ XX.
Việt Nam là một quốc gia hình thành sớm, có nền văn hiến lâu đời, có truyền thống chống ngoại xâm. Vào giữa thế kỷ XIX, đế quốc Pháp nổ súng xâm chiếm nước ta, biến nước ta, từ một nước phong kiến độc lập, thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở nước ta cho đến đầu thế kỷ XX đi vào con đường bế tắc, ở trong "tình hình đen tối như không có đường ra". Giải phóng dân tộc là yêu cầu căn bản của xã hội Việt Nam, Bối cảnh đó thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
Trước lúc ra đi tìm con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, Nguyễn Tất Thành đã tiếp thu sâu sắc truyền thống yêu nước của gia đình, quê hương, đất nước, am hiểu vốn văn hóa phương Đông, một phần văn hóa phương Tây. Đó là vốn quý, là cơ sở quan trọng để tiếp thu chân lý cách mạng, là nhân tố đầu tiên của quá trình hình thành nhận thức về con đường cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh.
Trải qua 1 cuộc hành trình đầy gian khổ, qua nhiều đại dương và lục địa, cuộc khảo sát vô cùng phong phú đã đem lại cho NAQ 1 tình cảm c/m sâu sắc, 1 vốn tri thức phong phú, làm cơ sở cho Ngừoi đi đến 1 sự lựa chọn đúng đắn con đường cứu nước, con đường c/m cuả Lênin. Từ đây NAQ đã dứt khoát đi theo con đường đó.
Những quan điểm cơ bản của Ngừoi:
- Ngừoi nêu rõ mối quan hệ giữa c/m vô sản và c/m giải phóng dân tộc ở thuộc địa thông qua hình tượng con đỉa 2 vòi => c/m giải phóng dân tộc và c/m vô sản ở các nước chính quốc phải thực hiện sự hợp tác chặt chẽ, hữu cơ để chống kẻ thù chung và giành thắng lợi cuối cùng. Đây chính là sự kết hợp chặt chẽ đoàn kết dân tộc với đoàn kết quốc tế để đánh đổ chủ nghĩa đế quốc.
- Người đề cao tinh thần tự lực, tự cường, tự giải phóng của nhân dân các nước thuộc địa.
- Ngừoi hướng c/m thuộc địa đi theo con đường của c/m vô sản.
- Người khẳng định c/m là sự nghiệp chung của cả dân chúng, chứ ko phải của 1, 2ngừoi.
- Ngừoi khẳng định c/m giải phóng dân tộc là 1 bộ phận của c/m vô sản. Đây chính là nền tảng của đường lối chiến lược tiến hành giải phóng dân tộc theo phương hướng tiến lên CNXH của HCM và của ĐCSVN.
- Người phân tích mối quan hệ giữa c/m VN và c/m thế giới. C/m giải phóng dân tộc ở VN là 1 bộ phận của cm/m thế giới, cần đc sự giúp đỡ của quốc tế. C/m giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và c/m vô sản ở các nước chính quốc có quan hệ khăng khít với nhau và ảnh hưởng thúc đẩy nhau trong quan hệ bình đẳng.
- Ngừoi nhấn mạnh vai trò cảu Đảng c/m. C/m muốn thắng lợi trước hết phải có Đảng cách mệnh. Đảng muốn vững phải có chủ nghĩa làm nền tảng, phải có đội ngũ cán bộ mạnh, đảng viên có lý tưởng c/m, có lập trường đúng đắn. Chủ nghĩa chân chính nhất alf chủ nghĩa Lênin.
ð Tóm lại:
Hệ thống quan điểm lý luận của NAQ về con đường c/m là tư tưởng c/m giai cấp- dân tộc theo chủ nghĩa Mac-lênin, tư tưởng giải phóng dân tộc theo khuynh hướng c/m vô sản.
Câu 2: Tại sao nói Hội nghị TW VIII có vai trò quyết định sự thành công của CMT8?
Trả lời:
1. Hoàn cảnh lịch sử:
- Chiến tranh diễn ra với quy mô ngày càng ác liệt.
- Nhật đã nhảy vào Đông Dương và nhân dân ta chịu cảnh “ 1 cổ 2 tròng”.
- NAQ về nước trực tiếp lãnh đạo c/m VN.
Từ ngày 10 đến 19-5-1941, HCM chủ trì hội nghị TW lần thứ 8 tại Cao Bằng.
2. Nội dung cơ bản:
- Nhận định vê tình hình thế giới: Phe phát –xít thất bại, phe đồng minh se chiến thắng. Chiến tranh thế giới 2 sẽ dẫn đến sự ra đời của nhiều nước XHCN.
- Nhận định về tình hình Đông Dương: Từ khi chiến tranh bùng nổ, quyền lợi của các tầng lớp đều bị cướp giật.Vì vậy, nhiệm vụ đánh Pháp, đuổi Nhật ko phải là nhiệm vụ riêng của các tầng lớp công nông mà là nhiệm vụ chung của toàn thể nhân dân Đông Dương.
- Chủ trương:
+ Hội nghị xác định chống đế quốc, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ duy nhất của c/m VN lúc này. Vì vậy, tính chất của c/m Đông Dương lúc này là c/m dân tộc giải phóng.
+ Hội nghị quyết định thành lập ở mỗi nước 1 mặt trận riêng: VN đọc lập đồng minh, Ai Lao ĐLĐM, Cao Miên ĐLĐM.
+ Sau khi đánh đuổi Nhật- Pháp, thì các dân tộc ở Đông Dương có thể thành lập Liên bang cộng hòa dân chủ Đông Dương hay thành lập quốc gia riêng tùy ý.
+ Đảng ta coi xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của giai đoạn hiện nay. Hội nghị TW 8 đã xác định dc hình thái khởi nghĩa ở nước ta sẽ là đi từ khởi nghĩa từng phần đến tổng khởi nghĩa trong ả nước.
+ Coi trọng công tác đào tạo cán bộ và nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, gấp rút đào tạo cán bộ, tăng thành phần vô sản trong Đảng.
Từ quan điểm chiến lược đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hang đầu, tháng 6/1941 Bác đã ra lời kêu gọi” trong lúc quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy, chúng ta phải đoàn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian đặng cứu giống nòi ra khỏi nước sôi lửa bỏng”.
ð Tóm lại: Tiến trình nhận thức và phát triển đường lối c/m của Đảng ta về vấn đề dân tộc và giai cấp, phản đế và phản phong ở 1 số nước phong kiến thuộc địa là 1 quá trình đấu tranh đầy khó khăn và phức tạp. Điều chỉnh lại chiến lược và phát triển nhận thức đúng với thực tiễn là 1 bước trưởng thành vượt bậc cảu Đảng ta. Việc nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc trong các kỳ Hội nghị TW trên là sự kế tục và phát triển hoàn chỉnh hơn tư tưởng c/m giải phóng của NAQ đã đề ra . Tư tưởng, đường lối đó trở thành ngọn cờ c/m phát huy mọi tiềm năng, sức mạnh của dân tộc ta đứng lên đánh đổ đế quốc Pháp- Nhật, giành thắng lợi trog cuộc c/m tháng 8- 1945.
Câu 3: Tại sao nói nghị quyết TW XV lại có vai trò quyết định trực tiếp làm xoay chuyển tình thế CM trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1854-1975). Liên hệ với nhận thức bản thân về công cuộc đổi mới hiện nay?
Trả lời:
Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 15 là một minh chứng điển hình thành công trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với cuộc đấu tranh cách mạng ở Miền Nam nói riêng và cách mạng Việt Nam nói chung.
1. Hoàn cảnh lịch sử:
- Sau khi ký Hiệp định Giơ-ne-vơ về lập lại hòa bình ở Đông Dương (20-7-1954), quân và dân ta nghiêm chỉnh thi hành các điều khoản của Hiệp định. Trái lại, cả Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm tìm mọi cách phá bỏ Hiệp định, cự tuyệt hiệp thương tổng tuyển cử, đàn áp đẫm máu những người cộng sản, cán bộ kháng chiến và người dân yêu nước sử dụng đấu tranh chính trị, đòi dân sinh, dân chủ, hòa bình. Tình hình này diễn ra trong một thời gian dài làm cho phong trào đấu tranh cách mạng bị tổn thất nặng nề.
- Trong hai năm 1957-1958, Đảng đã có những cuộc họp bàn về cách mạng Miền Nam nhưng chủ trương, biện pháp đấu tranh vẫn chưa thay đổi, phong trào cách mạng tiếp tục bị đàn áp và tổn thất nặng nề.
- Mặc dù bị chính quyền Ngô Đình Diệm thẳng tay khủng bố, song cán bộ, đảng viên, quần chúng yêu nước ở Miền Nam cơ bản vẫn nghiêm túc chấp hành chủ trương đấu tranh và sự chỉ đạo của Đảng, không manh động. Điều đó chứng tỏ đảng viên và quần chúng vẫn tin tưởng và chờ đợi một sự thay đổi nhanh chóng, mạnh mẽ về chủ trương, phương pháp đấu tranh của Đảng đối với kẻ thù.
- Nhận được những kiến nghị khẩn thiết của các tổ chức Đảng và của cán bộ, đồng bào, chiến sĩ Miền Nam yêu cầu phải nhanh chóng thay đổi hình thức đấu tranh, trên cơ sở xem xét thực tế tình hình, Bộ Chính trị đã cử ra một tổ tập trung nghiên cứu, đề xuất chủ trương, hình thức và phương pháp đấu tranh mới cho cách mạng Miền Nam để đưa phong trào cách mạng thoát khỏi tình thế hiểm nghèo, phát triển đi lên.
2. Nội dung:
Tháng 1-1959, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị (mở rộng) lần thứ 15, đã xác định con đường phát triển của cách mạng Miền Nam, vạch rõ mục tiêu và phương pháp cách mạng ở Miền Nam; xác định mối quan hệ giữa hai chiến lược cách mạng ở Miền Nam và Miền Bắc, giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới, nhằm giải phóng Miền Nam, bảo vệ Miền Bắc, thống nhất nước nhà.
- Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Miền Nam là giải phóng Miền Nam
- Nhiệm vụ trước mắt là đánh đổ tập đoàn thống trị Ngô Đình Diệm, tay sai của đế quốc Mỹ.
- Phương pháp cách mạng và phương thức đấu tranh là dùng bạo lực cách mạng, từ đấu tranh chính trị tiến lên kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang.
- Dự kiến xu hướng phát triển từ khởi nghĩa của nhân dân tiến lên cuộc đấu tranh vũ trang trường kỳ.
3. Ý nghĩa:
- Nghị quyết 15 ra đời đã đáp ứng đúng đòi hỏi của tình hình và nguyện vọng của đông đảo cán bộ, đảng viên, nhân dân, giải quyết kịp thời yêu cầu phát triển đi lên của cách mạng Miền Nam là phải dùng bạo lực cách mạng, phải chuyển hướng sang đấu tranh vũ trang, để đưa phong trào vượt thoát khỏi tình thế hiểm nghèo. Đây là một văn kiện có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu sự chuyển biến về tư tưởng chỉ đạo đấu tranh cách mạng ở cấp lãnh đạo cao nhất, sự chuyển hướng mạnh mẽ về hình thức và phương pháp đấu tranh.
- Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng chính là ngọn lửa châm ngòi cho cao trào Đồng khởi trên quy mô lớn tại các địa phương ở Nam Bộ và Khu 5. Điều đó báo hiệu một giai đoạn đấu tranh mới đang hình thành. Quá trình khởi nghĩa từng phần ở Miền Nam đã bắt đầu. Như thế, ý nghĩa, tác động của Nghị quyết 15 là trực tiếp, nhanh chóng và rõ rệt, mở ra hướng đi mới cho phong trào đấu tranh ở Miền Nam.
ð Như vậy, có thể thấy rằng Nghị quyết 15 ra đời là vô cùng cần thiết, đáp ứng đúng đòi hỏi của tình thế cách mạng, giải quyết kịp thời yêu cầu phát triển của cách mạng Việt Nam ở Miền Nam, khi tình thế đã đầy đủ và chín muồi, giải tỏa nỗi bức xúc bị kìm nén và nguyện vọng tha thiết của cán bộ, chiến sĩ, đồng bào Miền Nam. Nghị quyết 15 như ngọn đuốc soi sáng con đường phát triển của cách mạng Việt Nam ở Miền Nam, là cơ sở trực tiếp cho phong trào Đồng khởi nổ ra và giành thắng lợi. Kết quả to lớn và dễ nhận thấy của phong trào Đồng khởi là sự khôi phục hoạt động của Đảng bộ Miền Nam. Đội quân đấu tranh chính trị, đặc biệt là "đội quân tóc dài", một lực lượng đấu tranh độc đáo và hiệu quả của phụ nữ Nam Bộ ra đời. Cũng từ phong trào Đồng khởi, lực lượng vũ trang ba thứ quân từng bước củng cố, phát triển về số lượng và chất lượng. Phong trào Đồng khởi thực sự là một mốc son lịch sử đánh dấu bước chuyển giai đoạn cách mạng quan trọng, đẩy Mỹ và chính quyền, quân đội Sài Gòn vào thế bị động chống đỡ và thất bại. Với đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn, Đảng ta đã chỉ đạo nhân dân Miền Nam đứng lên tiến hành cuộc Đồng khởi vĩ đại, đánh một đòn chí tử vào hình thức thống trị thực dân mới của đế quốc Mỹ, tạo ra một bước ngoặt đi lên cho cách mạng Miền Nam, buộc Mỹ phải thay đổi chiến lược chiến tranh, chuyển sang tiến hành "chiến tranh đặc biệt" với sự dính líu và sa lầy ngày càng tăng ở Việt Nam. Nghị quyết 15 đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhiệm vụ đấu tranh cách mạng giải phóng Miền Nam, đánh đổ sự thống trị của Mỹ-Diệm, với nhiệm vụ xây dựng, củng cố bảo vệ Miền Bắc, hậu phương lớn và trực tiếp của cách mạng Miền Nam. Đồng thời, Nghị quyết 15 cũng góp phần xác định và giải quyết tốt mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và phong trào cách mạng, đấu tranh bảo vệ hòa bình, giải phóng dân tộc trên thế giới.
Câu4: Hãy:
- Nêu những thành tựu mà Đảng đạt được trong đường lối về: kinh tế-thị trường, văn hóa-xã hội, đối ngoại, công nghiệp hóa-hiện đại hóa?
- Đánh giá những thành tựu đó .
Trả lời:
Qua gần 20 năm đổi mới, nhờ đường lối đúng đắn của Đảng và tính cực, chủ động sáng tạo của nhân dân, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang từng bước được xây dựng. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa với Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân đã đựoc thiết định trên những đường nét cơ bản. Nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, sự thống nhất trong đa dạng đã hình thành. Khối đoàn kết toàn dân tộc mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức ngày càng được củng cố, thực sự trở thành một động lực quan trọng của đổi mới đất nước. Nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân với lực lượng vũ trang cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại ngày càng đủ mạnh để bảo vệ Tổ quốc và cuộc sống yên lành của nhân dân. Nền ngoại giao độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá với tinh thần Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình độc lập và phát triển, không ngừng mở rộng các quan hệ đối ngoại, nâng cao uy tín và vị thế của nước ta trên trường quốc tế đã phát huy vai trò to lớn của mình trong đổi mới đất nước. Công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã góp phần làm cho Đảng ta ngày càng vững mạnh, đủ sức gánh vác được sứ mệnh lịch sử mà dân tộc ta giao phó. Những thành tựu đó đã làm cho sức mạnh tổng hợp của đất nước được tăng lên nhiều; vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao.
Tất cả những thành tựu trên đây mà chúng ta đã đạt được chính là thành quả của sự lãnh đạo đúng đắn hợp lí của Đảng và Nhà nước ta, kết quả sự vận dụng đúng đắn đường lối đổi mới trong suốt tiến trình lịch sử, thể hiện qua các kì Đại hội của Đảng. Do vậy việc nghiên cứu tìm hiểu đường lối đổi mới của Đảng trong quá trình hình thành và phát triển của nó có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bởi lẽ có nắm chắc đường lối lãnh đạo của Đảng về đổi mới, có hiểu được tính tất yếu của quá trình này thì chúng ta mới có thể tiếp tục công cuộc đổi mới thành công, từng bước đưa nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top