LSD Câu 1: Tại sao nói ĐCSVN ra đời là 1 tất yếu lịch sử?
Câu 1: Tại sao nói ĐCSVN ra đời là 1 tất yếu lịch sử?
v Tất yếu lịch sử: là sự kiện, hiện tượng lịch sử xảy ra 1 cách khách quan, đúng quy luật, nó ko phụ thuộc vào mong muốn của bất kỳ cá nhân nào.
v Nói ĐCSVN ra đời là 1 tất yếu lịch sử vì đến lúc này những điều kiện cần và đủ cho sự ra đời của Đảng đã xuất hiện. Điều kiện nói như Bác Hồ: ĐCSVN ra đời là kết quả của sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa CN Mác – Lênin với phong trào CN và phong trào yêu nước ở VN những năm đầu thế kỷ XX. Như vậy, ĐCSVN ra đời, thực tế lịch sử cho thấy có 3 điều kiện (2 điều kiện cần và 1 điều kiện đủ).
+ Điều kiện cần (2);
Sự du nhập của CN Mác – Lênin và phong trào CN.
Phong trào CN tiếp thu CN Mác - Lênin làm nền tảng cho mình làm nền tảng chính trị cho mình để GCCN có vũ khí tư tưởng, có hệ tư tưởng độc lập. Có lý luận của CN Mác - Lênin dẫn đường thì mới có thể lãnh đạo các giai cấp cần lao, LĐ khác đi theo mình để đấu tranh GPDT, GP giai cấp, GP con người.
+ Điều kiện đủ:
Ở các nước tư bản phát triển, ĐCS ra đời chỉ cần sự kết hợp cảu CN Mác - Lênin và phong trào CN. Ở VN là nước thuộc địa nửa phong kiến, phong trào yêu nước đấu tranh giành chủ quyền cho đất nước, độc lập cho dân tộc là 1 phong trào vốn có, truyền thống lâu đời của dân tộc VN. Vì vậy ở đây xuất hiện thêm 1 điều kiện nữa: Phong trào yêu nước ở VN đầu thế kỷ XX cũng tiếp thu CN Mác - Lênin và dần dần ngả theo khuynh hướng CMVS, dần dần chấp nhận “muốn cứu nước và GPDT, ko còn con đường nào khác ngoài con đường CMVS” . Bởi vì, đầu thế kỷ XX, lịch sử VN cho thấy: Phong trào yêu nước VN đang gặp khủng hoảng về đường lối cứu nước và tổ chức lãnh đạo. Từ đó cho thấy nhu cầu lịch sử của VN đầu thế kỷ XX đòi hỏi phải giải quyết cuộc khủng hoảng này nghĩa là đòi hỏi phải có 1 tổ chức CM tiên tiến với đường lối CM đúng đắn và khoa học để giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước và tổ chức lãnh đạo của CMVN.
v Nói về yếu tố du nhập CN Mác - Lênin vảo VN:
+ Tháng 6/1911, Người thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc đã xuống tàu ở bến cảng Nhà rồng – Sài Gòn ra đi tìm đường cứu nước. Và sau nhiều năm bôn ba qua nhiều châu lục(Á, Âu, Mỹ, Phi) để nghiên cứu, học tập và tìm đường cứu nước, cho đến 7/1920 khi hoạt động chính trị ở nước Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã gặp được CN Mác - Lênin qua “Đề cương các vấn đề dân tộc thuộc địa”. Sau khi đọc và hiểu được bản đề cương ấy, Nguyễn Ái Quốc đã rút ra kết luận: “Muốn cứu nước và GPDT, ko còn con đường nào khác ngoài con đường CMVS”. Từ đó Người tin theo CNCS, tin theo CN Mác - Lênin và tin theo Quốc tế III.
+ Tháng 12/1920, Nguyễn Ái Quốc là 1 trong số 200 Đảng viên Đảng XH Pháp đã giơ tay biểu quyết lập ĐCS Pháp và đồng ý gia nhập Quốc tế CS. Đây là 1 mốc son quan trọng trong lịch sử VN, ghi dấu lần đầu tiên lịch sử VN có 1 người chấp nhận CNCS, tiếp thu CNCS và trở thành người CS. Từ đó, Người tìm mọi cách truyền bá CN Mác - Lênin về VN và các nước thuộc địa thông qua làm báo, viết báo, truyền bá sách báo yêu nước, mang tư tưởng CS về VN và Đông Dương.
+ 1921 – 1924 là thời kỳ Nguyễn Ái Quốc truyền bá gián tiếp CN Mác - Lênin về VN.
+ 1925 trở đi, Nguyễn Ái Quốc truyền bá trực tiếp CN Mác - Lênin về VN thông qua Hội VNCM thanh niên. Từ 1925, thông qua tổ chức này, tư tưởng yêu nước mới của HCM, thực chất là vận dụng tư tưởng Mác - Lênin vào điều kiện VN đã được truyền bá ngày càng rộng rãi khắp Đông Dương và VN, làm cho phong trào yêu nước của VN có bước phát triển nhày vọt cả về lượng và chất. Nói 1 cách cụ thể hơn: CN Mác - Lênin và tư tưởng yêu nước của Nguyễn Ái Quốc đã tạo nên đường CM mới ở VN. Nó góp phần quan trọng giải quyết khủng hoảng về đường lối cứu nước ở VN.
v Về phong trào CMVN:
+ CN VN ra đời gắn liền với sự du nhập CNTB kiểu Pháp vào VN. Từ cuối thế kỷ XIX, đặc biệt là trải qua 2 cuộc khai thác thuộc địa đầu thế kỷ XX, CN VN cho đến đầu 1939 đã có 22 vạn người. Từ cuối chiến tranh thế giới I, nó đã thật sự trở thành 1 giai cấp mới, thật sự trở thành 1 lực lượng chính trị mới nổi lên ở VN. Cho tới 1925, sau khi tổ chức Công hội đỏ ra đời, sau khi Hội VNCM thanh niên ra đời và phát triển về VN, phong trào CN ở VN đã có bước phát triển nhảy vọt. Đặc biệt sau phong trào VS hóa năm 1928 của tổ chức Hội VNCM thanh niên, CMVN đã thật sự tiếp thu CN Mác, chuyển từ đấu tranh tự phát thành đấu tranh tự giác.
+ CN VN từ khi tiếp thu CN Mác - Lênin đã trở thành 1 lực lượng CM đứng ở trung tâm của phong trào CMVN bởi vì CN VN có đầy đủ các phẩm chất CM của CN quốc tế cũng như những đặc điểm riêng của CN VN.
+ Cho tới đầu 1929, phong trào CN VN đã chuyển hẳn từ đấu tranh từ phát sang đấu tranh tự giác.
v Nói về phong trào yêu nước VN:
+ Dân tộc ta là 1 dân tộc có truyền thống yêu nước và từ khi đế quốc Pháp xâm lược nước ta (1858), phong trào yêu nước VN đã bùng lên mạnh mẽ, lúc đầu đi theo ngọn cờ phong kiến. Từ 1884 đến 1885 đi theo ngọn cờ Cần Vương mà đứng đầu là vua Hàm Nghi nhưng cũng chỉ đến 1897 thì ngọn cờ phong kiến VN đã gãy đổ hoàn toàn.
+ Sang đầu thế kỷ XX, phong trào yêu nước VN đã hướng theo các tư tưởng DCTS được du nhập từ bên ngoài vào. Từ 1897 đến 1926, phong trào yêu nước VN đi theo ngọn cờ TS và có nhiều đóng góp tích cực cho cuộc đấu tranh GPDT ở VN. Nhưng ngọn cờ TS lúc này đang lỗi thời trên thế giới.
+ Từ 1926, sau khi tổ chức Hội VNCM thanh niên truyền bá đường CM mới, phong trào yêu nước VN đã bắt đầu tiếp thu CN Mác - Lênin và dần dần ngả theo con đường cứu nước VS. Tiêu biểu là tổ chức Đảng Tân Việt ở miền Trung (Vinh), họ đã đi từ lúc lập trường yêu nước chưa rõ ràng đến khi tiếp thu đường CM mới của Nguyễn Ái Quóc, và dần dần đã tự cải tổ mình thành tổ chức CS.
3 điều kiện cần và đủ đã nêu ở trên từ cuối 1929 đến đầu 1930 được kết hợp nhuần nhuyễn với nhau trong thực tiễn CMVN và nó dẫn đến sự ra đời 3 tổ chức CS ở VN.
v Sự ra đời của ĐCSVN:
+ Sự phát triển sôi nổi của phong trào CMVN cuối 1929 với sự lớn mạng của phong trào CN và phong trào yêu nước tiếp thu CN Mác - Lênin và con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc đã dẫn đến sự ra đời của 3 tổ chức CS: Đông Dương CS Đảng (17/6/1929, chủ yếu ở miền Bắc) – An Nam CS Đảng (8/1929) – Đông Dương CS Liên đoàn (9/1929)
+ Sự xuất hiện của 3 tổ chức CS này chứng tỏ phong trào CMVN đã đòi hỏi phải có Đảng lãnh đạo nhưng sự tồn tại cùng lúc 3 tổ chức CS có nguy cơ kìm hãm sự phát triển và gây chia rẽ phong trào CMVN. Bản thân phong trào CMVN lúc này có 1 đòi hỏi khách quan là phải thống nhất 3 tổ chức CS, phải đi đến một ĐCS thống nhất ở VN.
+ Quốc tế CS đã nhận rõ điều này và đã chỉ thị cho những người CS VN sớm thành lập một ĐCS duy nhất. Nhận được chỉ thị này, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc bằng uy tín của mình đã chủ động triệu tập hội nghị hợp nhất 3 tổ chức CS thành 1 Đảng duy nhất.
+ Hội nghị đã họp bí mật ở Hương Cảng – Trung Quốc từ 6/1/1930 đếm 8/2/1930. Hội nghị có đại diện của 2 tổ chức: An Nam CS Đảng và Đông Dương CS Đảng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chủ trì cùng với đồng chí như: Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Thiệu, Nguyễn Châu Liêm. Hội nghị thống nhất hợp nhất 3 tổ chức CS thành 1 Đảng duy nhất lấy tên là ĐCS Đông Dương. Hội nghị đã thông qua những văn kiện quan trọng đầu tiên của Đảng: Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc còn ra lời kêu gọi nhân ngày thành lập Đảng.
Như vậy, từ 2/1930 ĐCSVN đã ra đời đánh dấu quá trình kết hợp nhuần nhuyễn CN Mác – Lênin, phong trào CN và phong trào yêu nước. Sự ra đời của ĐCSVN là kết quả vận động khách quan của CMVN nhưng ko thể tách rời hoạt động chủ quan, ko thể tách rời vai trò cá nhân của 1 người thanh niên VN yêu nước. Đó là Nguyễn Ái Quốc.
v Ý nghĩa lịch sử của ĐCSVN ra đời:
+ ĐCSVN ra đời là 1 bước ngoặt vĩ đại của CMVN, thể hiện 1 trang sử mới của CMVN và sự kiện này có ý nghĩa lịch sử to lớn:
+ Đối với dân tộc VN: Sự kiện này đã giải quyết hoàn toàn cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, về tổ chức CM những năm đầu thế kỷ XX. Từ đây, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của ĐCSVN, con đường GPDT VN, GP giai cấp và con người VN đã được xác định trên lập trường của GCCN VN. Đó là điều duy nhất đúng, phù hợp với những điều kiện của đất nước VN.
+ Đối với GCCN: Chứng tỏ từ đây GCCN VN đã thật sự trưởng thành, trở thành giai cấp tự giác. Từ đây, CN VN đã có đội tiên phong, bộ tham mưu chiến đấu là ĐCSVN với đường lối CM đúng đắn, đủ sức gánh vác sứ mệnh lịch sử, lãnh đạo CM GPDT ở VN tiến tới GP giai cấp, GP ND LĐ và GP con người ở VN.
+ Ý nghĩa quốc tế: Sự kiện ĐCS ra đời ở VN và gánh vác sứ mệnh lãnh đạo đã đưa phong trào GPDT VN vào quỹ đạo phong trào CMVS và phong trào GPDT trên thế giới, mở rộng trận địa của CNCS. Từ đây, phong trào CMVN trở thành 1 phần gắn bó hữu cơ với phong trào CM thế giới. Cũng từ đây, phong trào CMVN sẽ giành được sự ủng hộ của Quốc tế CS, của các ĐCS anh em để kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại đưa CMVN tiến lên.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top