LSD câu 1,2,3

LỊCH SỬ ĐẢNG

Câu 1: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc thành lập ĐCSVN?

Trả lời:

Ngày 3 – 2 – 1930 ĐCS VN ra đời phần lớn là do công lao củaNguyễn Ái Quốc như:

* Chuẩn bị chính trị, tư tưởng, tổ chức để thành lập ĐCSVN:

- 1911 – 1920: Quá trình tìm kiếm chân lý cách mạng của Đảng

+ 1911: Ra đi tìm đường cứu nước qua các nước Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi…

+ Cuối 1917: Trở lại Pháp và gia nhập Đảng Xã Hội Pháp.

+ 1920: Người đọc bản sơ thảo lần thứ nhất Luận cương các vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê nin từ đó Người quyết định con đường cứu nước: “Kết hợp đấu tranh giải phóng DT và đấu tranh giải phóng giai cấp”. Và tham gia thành lập ĐCS Pháp.

=> Nguyễn Ái Quốc từ một người yêu nước đã trở thành chiến sĩ cộng sản đầu tiên của CMVN và đi theo con đường cách mạng vô sản để cứu nước cho dân tộc VN.

- 1921 – 1930: Nguyễn Ái Quốc nghiên cứu lý luận giải phóng DT theo học thuyết cách mạng vô sản và truyền bá lý luận vào nước ta từng bước chuẩn bị chính trị, tư tưởng, tổ chức cho việc TL một chính đảng cộng sản ở VN.

+ 1921 – 1923: Hoạt động ở Pháp

Tại đây Người lao vào cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân Pháp. Đồng thời Người viết sách, báo: “Người cùng khổ”, “Bản án chế độ TD Pháp”… nhằm phê phán bộ mặt thật của CNTD.

Tham gia thành lập Hội liên hiệp thuộc địa nhằm  tập hợp những người thuộc địa sống trên đất Pháp đấu tranh chống CNTD.

+ 1923 – 1924: Hoạt động ở Liên Xô

          Tháng 6 - 1923 Người rời Pháp đi Matsxocova để tham dự Hội nghị Quốc tế nông dân, đồng thời trực tiếp học tập nghiên cứu kinh nghiệm Cách mạng Tháng Mười và chủ nghĩa Lê Nin.

+ 1924 – 1930: Người hoạt động tại Quảng Châu Trung Quốc

          Tại đây Người cùng các nhà cách mạng của Trung Quốc, Triều Tiên, Thái Lan… thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức.

          Người sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Đây là một bước chuẩn bị có ý nghĩa quyết định về mặt tổ chức cho sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam.

          Mở nhiều lớp huấn luyện chính trị tại Quảng Châu, đào tạo một đội ngũ cán bộ cho cách mạng Việt Nam.

=> Trong khoảng thời gian này sự hoạt động của NAQ đã dẫn tới sự ra đời của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh niên và sau đó là 3 tổ chức cộng sản đầu tiên ở Việt Nam là: Đông Dương cộng sản Đảng, An Nam cộng sản Đảng,  Đông dương cộng sản Liên Đoàn. Do đó lịch sử đặt ra mọt yêu cầu là phải hợp nhất 3 tổ chức cộng sản này thành 1 chính đảng vô sản ở VN.

Vì vậy, 1930 Hội nghị thành lập đảng đã hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam và lấy ngày 3 – 2- 1930 là ngày TL Đảng, thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng.

          Tóm lại công lao của Nguyễn Ái Quốc là soạn thảo, vạch ra cương lĩnh cách mạng cho cách mạng Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản. Điều đó chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối, lãnh đạo của cách mạng Việt Nam.

Câu 2: Vì sao Đảng CSVN ra đời 3 – 2- 1930 là một tất yếu lịch sử? Ý nghĩa sự ra đời ĐCSVN?

Trả lời:

Vì lịch sử đòi hỏi, yêu cầu phải có một chính Đảng CSVN để lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

- Cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 TD Pháp xâm lược nước ta dẫn đến biến đổi lớn về kinh tế, chính trị và xã hội ở Việt Nam. Từ  một xã hội phong kiến thuần túy đã biến thành một xã hội thuộc địa.

* Về Chính trị: Là chế độ PK - TD

          TD Pháp thiết lập bộ máy thống trị dã man, chúng thi hành chính sách chuyên chế với bộ máy đàn áp nặng nề.

          Chúng biến vua quan Nam triều thành những kẻ bù nhìn, tay sai. Chúng bóp nghẹt tự do, dân chủ, thẳng tay đàn áp, khủng bố, dìm các cuộc đấu tranh của dân tra trong biển máu.

          Chúng thi hành chính sách chia để trị rất thâm độc, chia nước ta thành 3 kì với mỗi kì có một chế độ cai trị riêng.

* Về văn hóa – xã hội:

          Chúng thi hành triệt để chính sách văn hóa nô dịch, gây tâm lý tự ti, vong bản, khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan, đồi phong bại tục.

          Mọi hoạt động yêu nước của dân ta đều bị cấm đoán. Chúng thi hành chính sách ngu dân để dễ bề thống trị.

Sự phân hóa giai cấp diễn ra ngày càng sâu sắc hơn gồm:

Giai cấp địa chủ >< Giai cấp nông dân

Giai cấp Công nhân >< Giai cấp tư sản

Giai cấp tiểu tư sản

* Về Kinh tế:       

          Nền kinh tế bị kìm hãm trong vòng lạc hậu và phụ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp.

          Chúng thực hiện chính sách độc quyền kinh tế, mua rẻ bán đắt, tô cao, thuế nặng và cho vay nặng lãi…

=> Người dân việt Nam vô cùng khổ cực trong sự áp bức bóc lột của 2 chế độ do đó có tiềm ẩn sự đấu tranh giành độc lập tự do.

- Các phong trào yêu nước của Việt Nam chống TD Pháp:

Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến:

Phong trào Cần Vương do Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết lãnh đạo

Khởi nghĩa Ba Đình do Phạm Bành và Đinh Công Tráng lãnh đạo, Hương Khê của Phan Đình Phùng, Yên Thế của Hoàng Hoa Thám…

=> Sự thất bại của các phong trào khởi nghĩa trên đã chứng tỏ sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến trong việc giải quyết nhiệm vụ giành độc lập dân tộc do lịch sử đặt ra.

Phong trào Đông Du do Phan Bội Châu lãnh đạo

Cuộc vận động Duy Tân do Phan Châu Trinh lãnh đạo kết hợp với phong trào đấu tranh chống thuế

=> Do những hạn chế về lịch sử, về giai cấp, nên Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh cũng như các sĩ phu cấp tiến lãnh đạo phong trào yêu nước đầu thế kỉ 20 không thể tìm được một phương hướng giải quyết chính xác cho cuộc đấu tranh giải phóng của dân tộc và nhanh chóng bị kẻ thù dập tắt.

          Phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản

Phong trào quốc gia cải lương của bộ phận tư sản và địa chủ lớp trên

Phong trào yêu nước dân chủ công khai của tiểu tư sản thành thị và tư sản lớp dưới.

Phong trào cách mạng quốc gia tư sản của Việt Nam Quốc dân Đảng

Khởi Nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc dân Đảng.

=> Các phong trào tuy diễn ra sôi nổi, liên tục và lôi kéo được đông đảo quần chúng tham gia nhưng cuối cùng đều thất bại. Vì giai cấp tư sản VN rất nhỏ yếu cả về kinh tế và chính trị nên không đủ sức giương cáo ngọn cờ lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Một số phong trào của công nhân trong thời kì này diễn ra ở hình thức sơ khai, nhỏ lẻ.

 Kết luận: Tất cả các phong trào yêu nước trong thời gian này đều thất  bại do thiếu đường lối, lãnh đạo, đoàn kết và bị động trước thực tiễn. Hơn nữa tương quan lực lượng với quân thù là không đồng đều và chế độ phong kiến ở thời kì khủng hoảng trầm trọng. Nên cả hai lực lượng này đều không được lịch sử giao phó sứ mệnh giải phóng dân tộc.

- Trên thế giới phong trào cách mạng vô sản đang diễn ra sôi nổi và thành công. Đặc biệt là cuộc CM T10 Nga thành công đã dẫn đến sự ra đời của nhà nước Xô Viết, nhà nước đầu tiên đem lại quyền lợi, lợi ích thực sự cho nhân dân lao động, nhà nước do nhân dân lao động làm chủ. Đây là cuộc cách mạng triệt để nhất trong lịch sử nhân loại.

- NAQ chuẩn bị chính trị, tư tưởng, tổ chức cho TL ĐCS VN

Thấu hiểu được nỗi đau khổ của nhân dân, thấy được sự thất bại của các phong trào yêu nước bằng thiên tài trí tuệ và nhãn quan chính trị sắc bén NAQ đã ra đi tìm đường cứu nước năm 1911.

          1917 Cách mạng T10 Nga thành công từ đó người tin tưởng và đi theo con đường cách mạng vô sản, chỉ có con đường này mới đủ sức để lãnh đạo nhân dân ta giành độc lập tự do.

          1920 Người tham gia thành lập ĐCS Pháp. Chính thức trở thành chiến sĩ cộng sản đầu tiên của cách mạng Việt Nam.

          1920 – 1923 Người không chỉ tiếp cận về lý luận mà còn tìm hiểu thực tiễn về cách mạng vô sản do đó người quyết tâm, kiên trì đi theo con đường cách mạng vô sản dựa vào học thuyết của Mác – Lê nin.

          1924 – 1930: Tổ chức các lớp bồi dưỡng về chính trị cho đội ngũ các mạng Việt Nam đồng thời truyền bá chủ nghĩa Mác Lê nin về nước.

Điều đó dẫn đến sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản trong nước và yêu cầu của lịch sử là cần phải có 1 chính đảng để lãnh đạo nhân dân giành độc lập tự do. Do đó Hội nghị thành thành lập Đảng đã thống nhất các tổ chức cộng sản thành một chính đảng. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là một tất yếu của lịch sử.

* Ý nghĩa của việc thành lập ĐCS VN

- Đó là kết quả của cuộc đấu tranh DT và giai cấp ở việt Nam.

- Chứng tỏ giai cấp vô sản đã trưởng thành đủ sức lãnh đạo CM ở VN

- Chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối và lãnh đạo của các phong trào cách mạng nó mở ra thời kì tươi sáng cho cách mạng Việt Nam về đường lối và lãnh đạo.

- Kết hợp với phong trào CMVS trên TG.

Câu 3: Phân tích tính đúng đắn, sáng tạo của bản cương lĩnh chính trị đầu tiên của ĐCS Việt Nam?

Trả lời:

Nội dung cơ bản của bản cương lĩnh chính trị đầu tiên của ĐCSVN:

          Phương hướng chiến lược của CMVN là “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.

          Nhiệm vụ cụ thể của cách mạng:

* Về chính trị: Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập, dựng ra Chính phủ công nông binh và tổ chức quân đội công nông.

* Về kinh tế: Tịch thu toàn bộ các sản nghiệp lớn của bọn đế quốc giao cho Chính phủ công nông binh; tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc làm của công và chia cho dân cày nghèo, mở mang công nghiệp và nông nghiệp, miễn thuế cho dân cày nghèo, thi hành luật ngày làm tám giờ.

* Về văn hóa xã hội: dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, phổ thông giáo dục theo hướng công nông hóa.

Những nhiệm vụ trên đây bao gồm cả hai nội dung dân tộc và dân chủ, chống đế quốc, chống phong kiến, song nổi lên hàng đầu là nhiệm vụ chống đế quốc giành độc lập dân tộc.

* Về lực lượng cách mạng: Đảng chủ trương tập hợp đại bộ phận giai cấp công nhân, nông dân và phải dựa vào hạng dân cày nghèo, lãnh đạo nông dân làm cách mạng ruộng đất, lôi kéo tiểu tư sản, trí thức, trung nông… đi vào phe vô sản giai cấp; đối với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng (như Đảng Lập Hiến) thì phải đánh đổ.

          Chủ trương tập hợp lực lượng trên đây phản ánh tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh. “Trong khi liên lạc với các giai cấp, phải rất cẩn thận, không khi nào nhượng một chút lợi ích gì của công nông mà đi vào đường thỏa hiệp”.

          Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân thông qua Đảng Cộng sản. “Đảng là đội tiền phong của vô sản giai cấp phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng”.

          Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, “liên kết với những dân tộc bị áp bức và quần chúng vô sản trên thế giới nhất là với quần chúng vô sản Pháp”.

          Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là một cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo vì có cơ sở của CN Mác – Lê nin và nó đã vạch ra nhiều vấn đề cơ bản của CMVN như XĐ phương hướng, tổ chức, lực lượng….

Cương lĩnh đánh giá đúng mâu thuẫn trong XHVN, đặc biệt XĐ được mâu thuẫn nào là mâu thuẫn chủ chốt để đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, để đoàn kết giai cấp để đấu tranh giải phóng dân tộc

Cương lĩnh đánh giá đúng vai trò và khả năng cách mạng của các giai cấp trong XH:

Công nhân là lực lượng đi đầu, nông dân là bầu bạn của CM….

Dựa vào chủ nghĩa Mác – Lê nin, HCM đã sáng tạo thêm các lực lượng trung nông, tiểu tư sản… và vận dụng đúng vào tình hình, hoàn cảnh XH VN để phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử, nhuần nhuyễn quan điểm giai cấp và thấm đượm tinh thần dân tộc vì độc lập tự do và tính nhân văn sâu sắc.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: