LSD 8:mô hình KT tổng quát của thời kỳ quá độ lên CNXH ở VN?

Câu 8: Hãy trình bày mô hình kinh tế tổng quát của thời kỳ quá độ lên CNXH ở VN? Những đặc trưng cơ bản của mô hình kinh tế ấy?

 

v  Xác định mô hình kinh tế tổng quát:

+        Chỉ từ ĐH VI (12/1986), Đảng ta mới đưa khái niệm mô hình kinh tế tổng quát và muốn đưa ra mô hình kinh tế tổng quát thì phải đánh giá lại mô hình kinh tế cũ trước đổi mới: “mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp” (1974-1986).

+        Đến ĐH VI, Đảng ta đã xác định mô hình kinh tế của thời kỳ đổi mới, đó là mô hình kinh tế nhiều thành phần phát triển theo hướng thị trường định hướng XHCN.

+        Đến ĐH VII (6/1991) và ĐH VIII (6/1996), Đảng ta 1 lần nữa xác định rõ hơn mô hình kinh tế tổng quát của thời kỳ quá độ là phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN.

+        ĐH IX (4/2001) và ĐH X (4/2006) đều xác định mô hình kinh tế tổng quát là: phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh CNH-HĐH, XD nước VN XHCN, thực chất vẫn là phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước trong điều kiện CNH-HĐH.

v  Nội dung mô hình kinh tế thị trường theo định hướng XHCN trong thời kỳ quá độ ở VN:

Đảng ta quan niệm rằng kinh tế thị trường định hướng xhcnc là 1 kiểu tổ chức kinh tế tuân theo quy luật của thị trường vừa dựa trên cơ sở chịu sự chi phối của những nguyên tắc XHCN: “kinh tế thị trường ở VN đó ko phải là kinh tế kế hoạch hóa tập trung, cũng ko phải là kinh tế thị trường TBCN, nhưng cùng chưa phải là kinh tế thị trường XHCN”. Các thế mạnh của kinh tế thị trường được sử dụng để phát triển LLSX, phát triển nền kinh tế, phát triển mọi mặt của đời sống XH và nâng cao đời sống ND.

v  Đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở VN:

+        Mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, giải phòng mọi LLSX của XH nhằm tạo ra cơ sở vật chất cho CNXH ngay trong thời kỳ quá độ. Nước mạnh phải là nước tăng trưởng kinh tế ổn định và nâng cao đời sống ND về cả tinh thần lẫn vật chất, bảo vệ an ninh chủ quyền, giữ vững độc lập quốc gia.

+        Hướng phát triển: đa sở hữu, đa thành phần kinh tế. Các thành phần kinh tế đều là động lực đưa đất nước qua thời kỳ quá độ, các thành phần kinh tế có quyền bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước là thành phần kinh tế lớn nhất, kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân.

+        Phân phối: theo hiệu quả LĐ, theo mức đóng góp vốn và đóng góp nguồn lực trí tuệ, căn cứ vào hiệu suất tiến bộ và công bằng XH ngay trong quá trình phát triển để tăng trưởng kinh tế gắn liền với công bằng XH.

+        Quản lý: nhà nước phát huy vai trò làm chủ của ND và vai trò quản lý kinh tế của nhà nước thông qua Nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng để quản lý XH. Nhà nước ko can thiệp trực tiếp, thô bạo vào hoạt động của mỗi thành phần kinh tế mà chỉ điều tiết thông qua thuế, thuế trở thành nguồn thu chính của ngân sách.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: