1.
LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Câu 1: Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và ý nghĩa của việc thành lập Đảng.
a) Bối cảnh lịch sử
* Thế giới
- Từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa đế quốc
- Các nước tư bản đế quốc gia tăng các hoạt động xâm lược và áp bức nhân dân các dân tộc thuộc địa
- Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân ngày càng gay gắt
- Bên trong các nước tư bản thì tăng cường bóc lột nhân dân lao động, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa
- Năm 1917, Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, chủ nghĩa Mác – Lênin từ lý luận trở thành hiện thực, là nguồn cổ vũ to lớn cho các dân tộc bị áp bức giải phóng dân tộc, giai cấp, con người.
- Tháng 3 – 1919, Quốc tế cộng sản ra đời thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
* Trong nước
- Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta và thi hành chính sách cai trị thực dân ở Việt Nam, biến nước ta từ một quốc gia phong kiến thành một nước thuộc địa nửa phong kiến
- Thực dân Pháp cấu kết với giai cấp địa chủ để thực hiện chính sách bóc lột tàn bạo, cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền, ra sức vơ vét tài nguyên, cùng nhiều hình thức thuế khóa nặng nề và tiến hành chính sách ngu dân.
=> Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam lúc này là mâu thuẫn giữa nhân dân, chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ và phong kiến, mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược
=> Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, các cuộc khởi nghĩa và các phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra mạnh mẽ và liên tục nhưng chưa thành công. Xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước
b) Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu nước và chuẩn bị thành lập ĐCSVN
- Ngày 5/6/1911 Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước theo phương thức mới
- Đến tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản " Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa" của Lênin đã giải đáp cho Người con đường đấu tranh giành độc lập tự do thực sự cho dân tộc mình.
- Tháng 12/1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp với tư cách đại biểu Đông Dương, đã bỏ phiếu tán thành thành lập ĐCS Pháp và trở thành người Cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt Nam
- Từ năm 1921 – 1930, Nguyễn Ái Quốc vừa tiếp tục hoạt động trong ĐCS Pháp, nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện tư tưởng cứu nước, vừa tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
- Năm 1925, Người lập ra Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, tổ chức nhiều lớp đào tạo cán bộ tại Quảng Châu, đồng thời gửi cán bộ đi học tại trường Đại học Phương Đông ( Liên Xô) và trường Lục quân Hoàng Phồ ( Trung Quốc)
=> Từ bối cảnh quốc tế, trong nước, việc tìm ra con đường cứu nước cho nhân dân ta, dân tộc ta, tìm ra lý luận cách mạng Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc và công tác chuẩn bị về tổ chức, cán bộ mà từ cuối năm 1920, đầu năm 1930, những điều kiện cho sự ra đời của một Đảng vô sản ở Việt Nam đã chín muồi
c) Thành lập ĐCSVN
* Các tổ chức Cộng sản ra đời
+) Đông Dương Cộng sản Đảng (1929)
+) An Nam Cộng sản Đảng (8-1929)
+) Đông Dương Cộng sản liên đoàn ( 9-1929)
* Hội Nghị thành lập Đảng
+) Thời gian: 6/1 – 7/2/1930
+) Địa điểm: bán đảo Cửu Long, Hương Cảng
+) Thành phần: Quốc tế cộng sản 1 đồng chí, Đông Dương cộng sản Đảng 2 đồng chí, An Nam cộng sản Đảng 2 đồng chí
* Nội dung:
- Xóa bỏ thành kiến xung đột vũ trang
- Hội nghị nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành lập một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam
- Hội nghị thông qua các văn kiện: Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng và Lời kêu gọi của đồng chí Nguyễn Ái Quốc
- Định kế hoạch việc thống nhất trong nước
- Bầu Ban chấp hành Trung Ương lâm thời
d) Ý nghĩa của việc thành lập Đảng
- ĐCSVN ra đời đã chấm dứt sự khủng hoảng bế tắc về đường lối cứu nước, đưa cách mạng Việt Nam sang một bước ngoặt lịch sử vĩ đại: cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản thế giới
- Sự ra đời của ĐCSVN là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
- ĐCSVN ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam, trở thành nhân tố hàng đầu quyết định đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Câu 2: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (10/1930)
a) Hoàn cảnh ra đời
- Cương lĩnh chính trị đầu tiên của ĐCSVN được đề ra tại Hội nghị hợp nhất của tổ chức Cộng sản trong nước
- Do đồng chí Nguyễn Ái Quốc, đại biểu Quốc tế Cộng sản triệu tập và chủ trì, cùng với sự tham dự chính thức của hai đại biểu Đông Dương Cộng sản Đảng, hai đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng và một số đồng chí Việt Nam hoạt động ngoài nước
- Địa điểm: trên bán đảo Cửu Long
- Thời gian: từ ngày 06/06/1929 – 07/02/1930
b) Nội dung của Cương lĩnh chính trị
* Mục đích lâu dài
- Chính cương của Đảng đã nêu " chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản"
* Mục tiêu trước mắt
- Về xã hội: làm cho nhân dân được tự do hội họp, nam nữ bình quyền, phổ thông giáo dục cho dân chúng
- Về chính trị: đánh đổ đế quốc chủ nghĩa thực dân Pháp và bọn phong kiến làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, lập chính phủ, quân đội của nhân dân (công, nông, binh)
- Về kinh tế: xóa bỏ các thứ quốc trái, bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo, thu hết sản nghiệp lớn của đế quốc giao chính phủ nhân dân quản lý, thu hết ruộng đất chiếm đoạt của đế quốc làm của công chia cho dân cày nghèo, phát triển công, nông nghiệp và thực hiện lao động 8 giờ.
* Lực lượng cách mạng
- Lực lượng cơ bản: công nhân, nông dân. Trong đó giai cấp công nhân lãnh đạo, đồng thời chủ trương đoàn kết tất cả các giai cấp, các lực lượng tiến bộ, yêu nước để tập trung chống đế quốc và tay sai
- Thu phục được đại bộ phận dân cày,.. hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông... để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp
- Đối với bọn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập
=> Là cơ sở của tư tưởng chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng khối đại đoàn kết rộng rãi trên cả nước
* Phương pháp tiến hành cách mạng
- Cương lĩnh khẳng định phải bằng con đường bạo lực cách mạng của quần chúng, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được thỏa hiệp
- Có sách lược đấu tranh cách mạng thích hợp để lôi kéo tiểu tư sản, trí thức, trung nông về phía giai cấp vô sản, nhưng kiên quyết " bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ"
* Xác định tinh thần đoàn kết quốc tế
- Cương lĩnh chỉ rõ trong khi thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc, đồng thời tranh thủ sự đoàn kết, ủng hộ của các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới, nhất là gia cấp vô sản Pháp
- Cương lĩnh nêu rõ cách mạng Việt Nam liên lạc mật thiết và là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới
=> Ngay từ khi thành lập, ĐCSVN đã nêu cao chủ nghĩa quốc tế và mang bản chất quốc tế của giai cấp công nhân
* Vai trò lãnh đạo của Đảng
- Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng
c) Ý nghĩa của Cương lĩnh
- Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là một cương lĩnh đúng đắn và sáng tạo theo con đường cách mạng Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới, đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử, nhuần nhuyễn quan điểm giai cấp và thấm nhuần tinh thần dân tộc.
- Thể hiện bản lĩnh chính trị độc lập, tự chủ, sáng tạo trong việc đánh giá đặc điểm, tính chất xã hội thuộc địa nửa phong kiến Việt Nam
Câu 3: Luận cương chính trị của ĐCS Đông Dương (10/1930)
a) Hoàn cảnh ra đời
- Thời gian: từ ngày 14 đến ngày 31 – 10 – 1930
- Địa điểm: Ban Chấp hành Trung ương họp Hội nghị lần thứ nhất tại Hương Cảng (Hồng Kông, Trung Quốc)
- Đồng chí Trần Phú được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng
- Quyết định đổi tên ĐCSVN thành ĐCS Đông Dương
b) Nội dung của Luận cươnng chính trị
- Về mâu thuẫn giai cấp ở Đông Dương: một bên là thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ với một bên là địa chủ, phong kiến, tư bản và đế quốc chủ nghĩa.
- Tính chất của cách mạng Đông Dương: lúc đầu "là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền... có tính chất thổ địa và phản đế" sau đó phát triển bỏ qua thời kỳ tư bản tiến thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa.
- Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền: đánh đổ các di tích phong kiến để thực hành thổ địa cách nạng triệt để và đánh đổ đế quốc làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.
=> Hai nhiệm vụ này có quan hệ khăng khít với nhau, trong đó "Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền".
- Về lực lượng cách mạng: trong cuộc cách mạng tư sản dân quyền, vô sản giai cấp và nông dân là hai động lực chính, nhưng vô sản có cầm quyền lãnh đạo thì cách mạng mới thắng lợi được.
+) Các giai cấp và tầng lớp khác: tư sản thương nghiệp và công nghiệp đứng về phía đế quốc; bộ phận thủ công nghiệp trong giai cấp tiểu tư sản có thái độ do dự, tiểu tư sản thương gia không tán thành cách mạng, tiểu tư sản trí thức có xu hưỏng cải lương.
- Về phương pháp cách mạng: Luận cương nhấn mạnh sự cần thiết phải sử dụng bạo lực cách mạng: "võ trang bạo động".
- Về vai trò lãnh đạo của Đảng: Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, lấy chủ nghĩa Các Mác và Lênin làm gốc.
- Về mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới: Luận cương chính trị nhấn mạnh: vô sản Đông Dương phải liên lạc mật thiết với vô sản thế giới, nhất là vô sản Pháp, với quần chúng cách mạng ở các nước thuộc địa, bán thuộc địa, nhất là Trung Quốc và Ấn Độ. Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới.
c) Ý nghĩa
- Khẳng định lại nhiều vấn đề căn bản thuộc chiến lược cách mạng mà chính cương vắn tắt và sách lược vắn tắt đã nêu ra.
d) Hạn chế
- Không nêu rõ mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam thuộc địa
- Không nhấn mạnh nhiệm vụ giải phóng dân tộc, mà nặng nề đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất
- Không đề ra được một chiến lược liên minh dân tộc và giai cấp rộng rãi trong cuộc đấu tranh chống đế quốc xâm lược và tay sai
Câu 4: So sánh Cương lĩnh đầu tiên và Luận cương chính trị 10/1930
* Giống nhau
- Về phương hướng chiến lược của cách mạng, cả hai văn kiện đều xác định được tính chất của cách mạng Việt Nạm là Cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa để đi tới xã hội cộng sản.
- Về nhiệm vụ cách mạng: Chống đế quốc, phong kiến để lấy lại ruộng đất và giành độc lập dân tộc.
- Về lực lượng cách mạng: chủ yếu là công nhân và nông dân - hai lực lượng nòng cốt và cơ bản đông đảo trong xã hội góp phần to lớn vào công cuộc giải phóng dân tộc nước ta.
- Về phương pháp cách mạng, sử dụng sức mạnh của số đông dân chúng Việt Nam cả về chính trị và vũ trang nhằm đạt mục tiêu cơ bản của cuộc cách mạng là đánh đổ đế quốc và phong kiến, giành chính quyền về tay công nông.
- Về vị trí quốc tế, cách mạng Việt Nam là một bộ phận khắng khít với cách mạng thế giới đã thể hiện sự mở rộng quan hệ bên ngoài, tìm đồng minh cho mình.
- Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân thông qua Đảng Cộng sản Việt Nam.
* Khác nhau
Tiêu chí
CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ
LUẬN CƯƠNG CHÍNH TRỊ
Phạm vi
Cương lĩnh chính trị xây dựng đường lối của cách mạng Việt Nam
Luận cương chính trị xây dựng đường lối cách mạng cho Việt Nam nói riêng và các nước Đông Dương nói chung.
Tính chất xã hội
Xã hội Việt Nam là xã hội thuộc địa nửa phong kiến, bao gồm hai mâu thuẫn:
- Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp (mâu thuẫn cơ bản nhất, gay gắt nhất).
- Mâu thuẫn giữa nhân dân lao động (chủ yếu là nông dân) với địa chủ phong kiến.
Xã hội Đông Dương gồm hai mâu thuẫn dân tộc và giai cấp, trong đó mâu thuẫn giai cấp là cơ bản nhất.
Tính chất cách mạng
Cách mạng trải qua hai giai đoạn: Cách mạng tư sản dân quyền và Cách mạng thổ địa để tiến lên chủ nghĩa cộng sản.
Cách mạng Đông Dương lúc đầu là cách mạng tư sản dân quyền, sau khi thắng lợi tiến lên XHCN không qua giai đoạn phát triển TBCN.
Xác định kẻ thù
Cương lĩnh chính trị xác định kẻ thù, nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ giặc Pháp sau đó mới đánh đổ phong kiến và tay sai phản cách mạng.
Luận cương chính trị xác định kẻ thù là Đế quốc và phong kiến.
Nhiệm vụ cách mạng
Làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, nhân dân được tự do, dân chủ, bình đẳng, tích thu ruộng đất của bọn đế quốc Việt gian chia cho dân cày nghèo, thành lập chính phủ công nông binh và tổ chức cho quân đội công nông, thì hành chính sách tự do dân chủ bình đẳng phổ thông giáo dục theo hướng công nông hoá.
Luận cương chính trị xác định phải tranh đấu để đánh đổ các di tích phong kiến, đánh đổ các cách bóc lột theo lối tiền tư bản và để thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để; đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.
Vai trò lãnh đạo
Giai cấp công nhân thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam
Giai cấp vô sản với đội tiên phong là Đảng Cộng sản Đông Dương
Lực lượng cách mạng
Cương lĩnh chính trị xác định lực lượng cách mạng là giai cấp công nhân và nông dân nhưng bên cạnh đó cũng phải liên minh đoàn kết với tiểu tư sản, lợi dụng hoặc trung lập phú nông, trung nông, tiểu địa chủ.
Luận cương chính trị xác định giai cấp vô sản và nông dân là hai động lực chính của cách mạng tư sản dân quyền, trong đó giai cấp vô sản là động lực chính và mạnh, là giai cấp lãnh đạo cách mạng, nông dân có số lượng đông đảo nhất, là một động lực mạnh của cách mạng.
Câu 5: Hội nghị Trung ương 8 (5/1941) của Đảng. Mối quan hệ giữa đường lối cách mạng của HNTW8 (5/1941) với Cương lĩnh chính trị đầu tiên (2/1930)
a)Hội nghị Trung ương 8 (5/1941)
* Hoàn cảnh lịch sử
- Sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, Người triệu tập và chủ trì Hội nghị
- Thời gian: từ ngày 10 đến ngày 19/5/1941
- Địa điểm: Pác Bó, Cao Bằng
- Chủ trì: lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc
- Đồng chí Trường Chinh được bầu làm Tổng Bí thư
* Nội dung
- Vấn đề chính là nhận định cuộc cách mạng trước mắt của Việt Nam là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, lập Mặt trận Việt Minh, khẩu hiệu chímh là; Đoàn kết toàn dân, chống Nhật, chống Pháp, tranh lại độc lập, hoãn cách mạng ruộng đất
- Hội nghị Trung ương nêu rõ:
+) Hết sức nhấn mạnh mâu thuẫn chủ yếu đòi hỏi phải được giải quyết cấp bách là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc phát xít Pháp – Nhật bởi vì dưới hai tầng áp bức Nhật – Pháp, quyền lợi tất cả các giai cấp bị cướp giật, vận mạng dân tộc nguy vọng không lúc nào bằng.
+) Khẳng định dứt khoát chủ trương phải thay đổi chiến lược đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, tạm gác nhiệm vụ cách mạng ruộng đất. (Để thực hiện nhiệm vụ đó, Hội nghị quyết định tiếp tục tạm gác khẩu hiệu đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày thay bằng khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo, chia lị ruộng đất công cho công bằng, giảm tô, giảm tức.)
+) Chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương, thi hành chính sách dân tộc tự quyết; sau khi đánh đuổi Pháp – Nhật, các dân tộc trên cõi Đông Dương sẽ tổ chức thành liên bang cộng hòa dân chủ hay đứng riêng thành lập một quốc gia tùy ý.
+) Tập hợp rộng rãi mọi lực lượng dân tộc, không phân biệt thợ thuyền, dân cày, phú nông, địa chủ, tư bản bản xứ, ai có lòng yêu nước thương nòi đều có thể cùng nhau tham gia vào mặt trận Việt Minh cứu nước, giành độc lập tự do cho dân tộc.
+) Chủ trương sau khi cách mạng thành công sẽ thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa theo tinh thần tân dân chủ, một hình thức nhà nước của chung cả toàn thể dân tộc.
+) Hội nghị xác định khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và nhân dân để khi thời cơ đến, với lực lượng sẵn có, ta có thể lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc.
Câu 6: Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp gia đoạn 1946 – 1950
- Đường lối quân sự của Đảng là đường lối khởi nghĩa vũ trang toàn dân
- Tính chất kháng chiến: trường kì kháng chiến, toàn diện kháng chiến.
- Nội dung của đường lối kháng chiến là: Kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế.
+) Mục đích kháng chiến: kế tục và phát triển sự nghiệp Cách mạng Tháng Tám, "đánh phản động thực dân Pháp xâm lược; giành thống nhất và độc lập".
+) Nhiệm vụ kháng chiến: "Cuộc kháng chiến này chính là một cuộc chiến tranh cách mạng có tính chất dân tộc độc lập và dân chủ tự do...nhằm hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc và phát triển dân chủ mới".
+) Phương châm tiến hành kháng chiến: tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, thực hiện kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.
* Kháng chiến toàn dân: "Bất kì đàn ông, đàn bà không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, bất kì người già, người trẻ. Hễ là người Việt Nam phải đứng lên đánh thực dân Pháp", thực hiện mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài.
* Kháng chiến toàn diện: đánh địch về mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, ngoại giao. Trong đó:
Về chính trị: thực hiện đoàn kết toàn dân, tăng cường xây dựng Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân; đoàn kết với Miên, Lào và các dân tộc yêu chuộng tự do, hòa bình.
➢ Về quân sự: thực hiện vũ trang toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, tiêu diệt địch, giải phóng nhân dân và đất đai, thực hiện du kích chiến tiến lên vận động chiến, đánh chính quy, là "triệt để dùng du kích, vận động chiến. Bảo toàn thực lực, kháng chiến lâu dài... vừa đánh vừa võ trang thêm; vừa đánh vừa đào tạo thêm cán bộ".
➢ Về kinh tế: tiêu thổ kháng chiến, xây dựng kinh tế tự cấp, tập trung phát triển nền nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và công nghiệp quốc phòng.
➢ Về văn hóa: xóa bỏ văn hóa thực dân phong kiến, xây dựng nền văn hóa dân chủ theo ba nguyên tắc: dân tộc, khoa học, đại chúng.
Về ngoại giao: thực hiện thêm bạn, bớt thù, biểu dương thực lực. "Liên hiệp với dân tộc Pháp, chống phản động thực dân Pháp", sẵn sàng đàm phán nếu Pháp công nhận Việt Nam độc lập,...
* Kháng chiến lâu dài (trường kì): là để chống âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp, để có thời gian phát huy yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" của ta, chuyển hóa tương quan lực lượng từ chỗ ta yếu hơn địch đến chỗ ta mạnh hơn địch, đánh thắng địch.
* Dựa vào sức mình là chính: "phải tự cấp, tự túc về mọi mặt", vì ta bị bao vây bốn phía. Khi nào có điều kiện ta sẽ tranh thủ sự giúp đỡ của các nước, song lúc đó cũng không được ỷ lại.
* Triển vọng kháng chiến: mặc dù lâu dài, gian khổ, khó khăn song nhất định thắng lợi.
=> Ý nghĩa
– Ý nghĩa trong nước:
+) Việc đề ra và thực hiện thắng lợi đường lối kháng chiến, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân đã làm thất bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp được đế quốc Mỹ giúp sức ở mức độ cao, buộc chúng phải công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các nước Đông Dương
+) Làm thất bại âm mưu mở rộng và kéo dài chiến tranh của đế quốc Mỹ, kết thúc chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương; giải phóng hoàn toàn miền Bắc
+) Tạo điều kiện để miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội làm căn cứ địa, hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh ở miền Nam
+) Tăng thêm niềm tự hào dân tộc cho nhân dân ta và nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Câu 7: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9/1960) của Đảng
a) Hoàn cảnh
- Thời gian: từ ngày 5 đến 10/9/1960
- Địa điểm: Thủ đô Hà Nội
- Chủ tịch Đảng được bầu: Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Bí thư được bầu: Đồng chí Lê Duẩn
- Nhiệm vụ chính: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà ở miền Nam.
b) Nội dung
* Về đường lối chung của cách mạng Việt Nam
- Đại hội xác định nhiệm vụ là phải thực hiện đồng thời hai chiến lược cách mạng khác nhau ở hai miền
+) Một là, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc
+) Hai là, tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước
* Về mục tiêu chiến lược
- Đại hội cho rằng, cách mạng ở miền Bắc và cách mạng ở miền Nam thuộc hai chiến lược khác nhau, có mục tiêu cụ thể riêng, song trước mắt đều hướng vào mục tiêu chung là giải phóng miền Nam, hòa bình, thống nhất đất nước
* Về vai trò, vị trí, nhiệm vụ cụ thể
- Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có nhiệm vụ xây dựng tiềm lực và bảo vệ căn cứ địa của cả nước => Giữ vai trò quyết định nhất
- Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miềm Nam giữ vai trò quyết định trực tiếp
* Về hòa bình thống nhất Tổ quốc
- Đại hội chủ trương kiên quyết giữ vững đường lối hòa bình để thống nhất nước nhà
* Về triển vọng của cách mạng
- Đại hội nhận định cuộc đấu tranh nhằm thực hiện thống nhất nước nhà là nhiệm vụ thiêng liêng của nhân dân cả nước
* Về xây dựng chủ nghĩa xã hội
- Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa được xem là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ ở nước ta nhằm xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội
=> Hoàn chỉnh đường lối chiến lược chung của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới, đường lối tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ hai chiến lược cách mạng khác nhau ở hai miền
=> Đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
Câu 10: Những bài học lớn về sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng nước ta
a) Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
- Cơ sở lý luận: Học thuyết cách mạng, khoa học Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
- Cương lĩnh chính trị đầu tiên của ĐCSVN (2-1930) xác định rõ mục tiêu: Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập và để đi tới xã hội cộng sản. Suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng luôn luôn nắm vững và kiên định các mục tiêu chiến lược đó
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top