LSD - 2

Câu 2: Các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

1. Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản

Cuối thế kỷ XIX, mặc dù triều đình PK nhà Nguyễn ký các Hiệp ước Harmand năm 1883 và Patenôtre năm 1884, đầu hàng thực dân Pháp, song phong trào chống thực dân Pháp xâm lược vẫn diễn ra. Phong trào Cần Vương (1885-1896), một phong trào đấu tranh vũ trang do Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết phát động, đã mở cuộc tiến công trại lính Pháp ở cạnh kinh thành Huế (1885). Việc không thành, Tôn Thất Thuyết đưa Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị), hạ chiếu Cần Vương.

Vua Hàm Nghi bị bắt, nhưng phong trào Cần Vương vẫn phát triển, nhất là ở Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa: Ba Đình của Phạm Bành và Đinh Công Tráng (1881-1887), Bãi Sậy của Nguyễn Thiện Thuật (1883-1892) và Hương Khê của Phan Đình Phùng (1885-1895). Khởi nghĩa nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, kéo dài đến năm 1913.

Đầu TK XX, các sĩ phu yêu nước phát động các PT theo khuynh hướng DTDCTS: PT Đông Du (1906-1908) của Phan Bội Châu, PT của Phan Châu Trinh nhưng do hạn chế về lịch sử giai cấp nên họ không thể tìm ra một phương hướng giải quyết chính xác cho cuộc ĐTGPDT nên chỉ một thời gian phát triển đã bị dập tắt.

Sau WW1 mặc dù còn nhiều hạn chế về số lượng, về thế lực kinh tế và chính trị, nhưng với tinh thần dân tộc, dân chủ, GCTS Việt Nam đã bắt đầu vươn lên vũ đài đấu tranh với thực dân Pháp bằng một số cuộc đấu tranh cụ thể với những hình thức khác nhau, như: Năm 1919-1923, Phong trào quốc gia cải lương; Năm 1923 xuất hiện Đảng Lập hiến của Bùi Quang Chiêu ở Sài Gòn; Năm 1927-1930 Phong trào cách mạng quốc gia tư sản gắn liền với sự ra đời và hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng

Việt Nam Quốc Dân Đảng: Về tư tưởng, mô phỏng theo CN Tam Dân của Tôn Trung Sơn. Về chính trị, chủ trương đánh đuổi ĐQ, xóa bỏ chế độ vua quan, thành lập dân quyền, nhưng chưa bao giờ có một đường lối chính trị cụ thể, rõ ràng. Về tổ chức, chủ trương xây dựng các cấp từ TW đến cơ sở, nhưng cũng chưa bao giờ có một hệ thống tổ chức thống nhất. Đảng đã tổ chức một số hoạt động gây tiếng vang lớn như ám sát tên trùm mộ phu Badanh (Bazin) tại Hà Nội (9-2-1929), cuộc khởi nghĩa Yên Bái (9-2-1930).

Nhìn chung, các PTYN nước theo khuynh hướng DCTS ở Việt Nam đã diễn ra liên tục, sôi nổi, lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia với những hình thức đấu tranh phong phú, thể hiện ý thức dân tộc, tinh thần chống đế quốc của GCTS Việt Nam, nhưng cuối cùng đều thất bại vì GCTS Việt Nam rất nhỏ yếu cả về kinh tế và chính trị nên không đủ sức giương cao ngọn cờ lãnh đạo sự nghiệp GPDT.

2. Nguyễn Ái Quốc tìm đường giải phóng dân tộc và sự phát triển phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản

Trước yêu cầu cấp bách phải tìm một con đường cứu nước mới, tháng 6-1911 Nguyễn ái Quốc đã lên đường sang các nước phương Tây, nơi có KH-KT phát triển và những tư tưởng dân chủ tự do để rồi trở về nước giúp đồng bào cởi ách xiềng xích nô lệ.

Với tên gọi Văn Ba, Người đã qua nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là các nước TB phát triển như Mỹ, Pháp, Anh. Người nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn cách mạng đã có trên thế giới như CM Mỹ, CM Pháp, đồng thời tham gia lao động và đấu tranh trong hàng ngũ GCCN và NDLĐ thuộc đủ các màu da. Người nhận thấy các cuộc CMTS Mỹ và Pháp "chưa đến nơi" vì QCND vẫn đói khổ.

Vào cuối năm 1917, giữa lúc WW1 sắp kết thúc, Người trở lại nước Pháp. Tại đây, Người lao vào cuộc đấu tranh của GCCN Pháp, tham gia Đảng Xã hội Pháp, lập ra Hội những người Việt Nam yêu nước với tờ báo Việt Nam hồn để tuyên truyền giáo dục Việt kiều ở Pháp. Trong những ngày hoạt động cách mạng sôi nổi đó, cuộc CMT-10 Nga năm 1917 bùng nổ làm chấn động toàn cầu. Người hướng đến ánh sáng của CMT-10 và chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng của cuộc cách mạng vĩ đại đó.

Hội nghị Vécxay (1919). Thay mặt những người Việt Nam yêu nước sống ở Pháp, Người lấy tên là Nguyễn ái Quốc đưa đến Hội nghị này bản yêu sách đòi các quyền tự do, dân chủ và bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Bản yêu sách đó không được Hội nghị Vécxay chú ý đến, nhưng được báo chí tiến bộ Pháp công bố rộng rãi và gây ảnh hưởng chính trị vang dội. Đó là đòn tiến công trực diện đầu tiên của Nguyễn ái Quốc vào bọn trùm đế quốc.

Sau Cách mạng Tháng Mười Nga, PTCS và CNQT phát triển mạnh mẽ. Quốc tế Cộng sản do Lênin đứng đầu thành lập (1919) và tuyên bố kiên quyết ủng hộ PTGPDT ở các nước phương Đông. Tháng 7-1920, Nguyễn ái Quốc được đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin. Bản Luận cương đó đã đáp ứng đúng nguyện vọng tha thiết mà Nguyễn ái Quốc đang ấp ủ: độc lập cho Tổ quốc, tự do cho đồng bào.

Tháng 12-1920, tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp họp ở Tours đã nảy ra cuộc tranh luận gay gắt về việc gia nhập QT III hay ở lại QT II. Nguyễn ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập QT III và tham gia thành lập ĐCS Pháp. Sự kiện đó đánh dấu bước ngoặt quyết định trong cuộc đời hoạt động của Người, từ CNYN đến CNCS; mở đường giải quyết đúng đắn về đường lối GPDT của Việt Nam.

Năm 1921, nhờ sự giúp đỡ của ĐCS Pháp, Nguyễn Ái Quốc cùng một số chiến sĩ CM ở nhiều nước thuộc địa của Pháp lập ra Hội liên hiệp thuộc địa nhằm tập hợp tất cả những người ở thuộc địa sống trên đất Pháp đấu tranh chống CNTD. Hội quyết định xuất bản tờ báo Người cùng khổ (Le Paria), do Nguyễn ái Quốc làm chủ nhiệm kiêm chủ bút.

Cuối năm 1921, tại Đại hội lần thứ nhất của ĐCS Pháp họp ở Mácxây, Nguyễn ái Quốc trình bày dự thảo nghị quyết về vấn đề "CNCS và các thuộc địa" và kiến nghị thành lập Ban Nghiên cứu thuộc địa trực thuộc ủy ban TW ĐCS Pháp. Kiến nghị đó được Đại hội chấp nhận. Năm 1922, Ban Nghiên cứu thuộc địa được thành lập, Nguyễn ái Quốc được cử làm trưởng tiểu ban nghiên cứu về vấn đề Đông Dương.

Nguyễn ái Quốc viết nhiều bài đăng trên các báo Người cùng khổ, Nhân đạo của ĐCS Pháp, Đời sống công nhân của Tổng Liên đoàn Lao động Pháp. Người viết tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, xuất bản năm 1925.

Tháng 6-1923, Nguyễn ái Quốc đi Mátxcơva để tham dự Hội nghị Quốc tế nông dân, đồng thời trực tiếp học tập nghiên cứu kinh nghiệm CMT-10 và CNLênin. Người viết bài cho báo Sự thật của ĐCS Liên Xô và tạp chí Thư tín quốc tế của QTCS.

Năm 1924. tại Hội nghị Quốc tế nông dân và Đại hội lần thứ V của QTCS, Nguyễn ái Quốc đã đề cập hai vấn đề lớn: "Tăng cường MQH giữa PTCN ở các nước ĐQ với PTCM ở các nước thuộc địa" và "Vấn đề nông dân ở các nước thuộc địa".

Ngày 11-11-1924, Nguyễn ái Quốc đến Quảng Châu, tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức.

Tháng 6-1925, Người sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, hạt nhân là Cộng sản đoàn. Cơ quan tuyên truyền của Hội là tuần báo Thanh niên. Đây là một bước chuẩn bị có ý nghĩa quyết định về mặt tổ chức cho sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ năm 1925-1927, Người mở nhiều lớp huấn luyện chính trị tại Quảng Châu, đào tạo một đội ngũ cán bộ cho cách mạng Việt Nam.

Đầu năm 1927, xuất bản tác phẩm Đường kách mệnh.

Tháng 4-1927, Tưởng Giới Thạch phản bội cách mạng Trung Quốc, đàn áp những đảng viên cộng sản và những người cách mạng. Nguyễn ái Quốc phải rời Quảng Châu sang Liên Xô. Mùa thu năm 1928, Người về Thái Lan tiếp tục công việc chuẩn bị thành lập Đảng.

Năm 1928, HVNCMTN thực hiện chủ trương "Vô sản hóa", đưa hội viên của mình vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền trong nước, cùng sống và làm việc với công nhân, đồng thời cũng là phương thức truyền bá lý luận giải phóng dân tộc, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh. Nó đã dấy lên một phong trào DTDC ở Việt Nam ngày càng mạnh mẽ, đặc biệt là PTCN. Trong những năm 1919-1925 đã nổ ra 25 cuộc bãi công, đáng chú ý nhất là cuộc bãi công của hơn 1.000 công nhân Xưởng sửa chữa tàu thuỷ Ba Son, Sài Gòn (8-1925) do Tôn Đức Thắng tổ chức.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #lsd