LSD 12:hoàn cảnh ls&nd đường lối đổi mới do ĐH Đảng VI (12/1986) đề ra

Câu 12: Trình bày hoàn cảnh lịch sử và nội dung đường lối đổi mới do ĐH Đảng lần thứ VI (12/1986) đề ra? Ý nghĩa lịch sử của ĐH VI?

 

v  Hoàn cảnh lịch sử:

+        ĐH VI của Đảng họp từ đầu tháng 12/1986 tại Hà Nội (ĐH nội bộ từ 5-14, ĐH công khai từ 15-18/12/1986).

+        Lúc này, đất nước ta bắt đầu lâm vào khủng hoảng KT-XH trầm trọng. Đặc biệt, sau những sai lầm của đợt cải cách giá – lương – tiền vào cuối 1985 làm cho nền kinh tế nước ta càng trở nên khó khăn, giá bán lẻ hàng hóa tăng 845%. Những mục tiêu KT-XH mà ĐH V để ra nhìn chung ko thực hiện được. Lạm phát lớn, đời sống ND vô cùng khó khăn, thiếu ăn. Lúc này, sự giúp đỡ của các nước XHCN ko còn nhiều như trước. Vì vậy, yêu cầu khách quan của cuộc sống, của CM đòi hỏi Đảng là người lãnh đạo phải xoay chuyển tình thế tạo ra sự chuyển biến cứu CM để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, để đưa CM tiến lên.

v  Nội dung đường lối đổi mới:

ĐH đã tổng kết nên 4 bài học lớn trong quá trình lãnh đạo CM nước ta:

+        Toàn bộ hoạt động của Đảng phải quán triệt tư tưởng lấy dân làm gốc.

+        Đường lối, chính sách của Đảng phải xuất phát từ thực tế, phải tôn trọng quy luật khách quan, ko được chủ quan, duy ý chí, nôn nóng, đốt cháy giai đoạn.

+        Biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

+        Phải chăm lo XD Đảng để Đảng đủ sức lãnh đạo ngang tầm Đảng cầm quyền và đặc biệt ngang tầm nhiệm vụ mà lịch sử đòi hỏi.

Từ những bài học trên, Đảng rút ra 1 phương pháp luận rất cơ bản: muốn đánh giá đúng sự thật phải nhìn vào sự thật, nói rõ sự thật. Trên cơ sở đó, Đảng đi sâu phân tích những khuyết điểm, tồn tại, những cái chưa làm được sau 10 năm đưa đất nước quá độ lên CNXH.

Từ bài học, phương châm đó, Đảng quyết định phát động công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, đổi mới Đảng trên các lĩnh vực:

+        Đổi mới tư duy: Nhận thức lại học thuyết CNXH, vì trước đây chúng ta nhận thức chưa đủ. Cụ thể, phải xóa bỏ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, xóa bỏ cách nhận thức CNXH theo mô hình các nước khác. Xác định con đường đi lên CNXH riêng có ở VN, ko áp dụng máy móc, giáo điều của nước khác. Trước hết là đổi mới tư duy kinh tế, nhưng phải mở rộng đổi mới tư duy trong toàn bộ các lĩnh vực đời sống XH.

+        Đổi mới tổ chức.

+        Đổi mới đội ngũ cán bộ.

+        Đổi mới phong cách lãnh đạo.

v  Nhiệm vụ, mục tiêu tổng quát:

+        Ổn định mọi mặt đời sống XH, tiếp tục XD những tiền đề cần thiết cho CNH XHCN trong chặng đường tiếp theo.

+        Mục tiêu KT-XH trong những năm còn lại của chặng đường đầu thời kỳ quá độ:

+        Sản xuất đủ tiêu dùng và có tích lũy.

+        Tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lý, đặc biệt chú trọng 3 chương trình kinh tế: chương trình lương thực, thực phẩm – chương trình hàng tiêu dùng – chương trình hàng xuất khẩu. Muốn thực hiện 3 chương trình kinh tế thì phải sử dụng mọi khả năng của các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Đảng chủ trương đẩy mạnh sản xuất, nâng cao kinh tế, tăng thu nhập cho người LĐ.

+        XD, hoàn thiện 1 bước QHSX phù hợp với LLSX.

+        Phải tạo ra chuyển biến lớn về mặt XH, tạo ra công ăn việc làm, đảm bảo công bằng XH, chống tiêu cực, mở rộng dân chủ, giữ vững kỷ cương phép nước.

+        Đảm bảo, củng cố quốc phòng, an ninh.

+        Chính sách đối ngoại phải phấn đấu để bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, tăng cường quan hệ với Liên Xô và các nước XHCN, tăng cường hợp tác với các nước Đông Nam Á và thế giới.

v  Ý nghĩa:

+        Có ý nghĩa lịch sử trọng đại, đánh dấu bước ngoặt to lớn trong con đường đi lên CNXH. Ở VN, bằng việc chủ trương đổi mới toàn diện đất nước, ĐH VI đã tìm ra lối thoát để GP khủng hoảng kinh tế ở VN bằng thừa nhận các thành phần kinh tế, thừa nhận nền sản xuất hàng hóa với các quan hệ thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước.

+        Từ ĐH VI, với đường lối đổi mới đã tạo ra 1 nền tảng lý luận để tìm ra con đường đi lên CNXH thích hợp với VN.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: