ls c 5,6,9
Câu 5: những thuận lợi và khó khăn của CMVN sau CMT8 1945 và chủ trương của Đảng trong việc xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng trong giai đoạn 1945-1946
a) Hoàn cảnh lịch sử
· Thuận lợi
- Thế giới:
+ Sau chiến tranh TG thứ 2 chủ nghĩa đế quốc suy yếu nhưng vẫn điên cuồng chống phá cách mạng
+ CNXH đang từ 1 nước trở thành hệ thống TG
+ Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước thuộc địa và phụ thuộc
- Việt Nam
+ Đất nước được độc lập thoát khỏi sự lệ thuộc vào các nước bên ngoài
+ Nhân dân ta thoát khỏi xiềng xích nô lệ, trở thành người làm chủ quê hương đất nước
+ Tinh thần yêu nước của nhân dân được phát huy cao độ
+ Nhân dân VN có ĐCS và chủ tịch HCM lãnh đạo
· Khó khăn
- Kinh tế:
+ Nông nghiệp lạc hậu, đất đai hoang hóa -> nền kinh tế kiệt quệ, nạn đói hoành hành
+ Công nghiệp: trên cả nước có 200 nhà máy xí nghiệp
+ Tài chính: thâm hụt 562 triệu đồng Đông Dương nợ ngân hàng
- Văn hóa xã hội: 90% dân mù chữ, các hủ tục lạc hậu, các tệ nạn xã hội tràn lan trong xã hội
- Chính trị: chính quyền cách mạng mới được thành lập chưa được củng cố, chính phủ lâm thời chưa có kinh nghiệm lãnh đạo, các Đảng phái chính trị ráo riết hoạt động chống phá cách mạng
- Ngoại giao: cách mạng Việt Nam bị đế quốc bao vây cô lập, chưa nhận được sự giúp đỡ từ bên ngoài
- Quân sự: lực lượng vũ trang chưa được củng cố nên vừa ít về số lượng vừa thiếu về trang bị, kinh nghiệm chiến đấu
Khó khăn lớn nhất là sự hiện diện của quân đội nước ngoài trên đất nước ta, chúng vừa đông về số lượng vừa nham hiểm về dã tâm
b) Chủ trương của Đảng
Ngày 25/11/1945 Đảng ra chỉ thị kháng chiến kiến quốc xác định:
- Tính chất của cách mạng VN: tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc giải phóng
- Kẻ thù của dân tộc sớm vào nước ta, mâu thuẫn dân tộc lúc đó ngày càng gay gắt hơn.kẻ thù của cách mạng là thực dân Pháp: phải tập trung vào đấu tranh với thực dân Pháp
- Nhiệm vụ của cách mạng: 4 nhiệm vụ cần thiết
+ Củng cố chính quyền dân chủ nhân dân
+Chống thực dân Pháp xâm lược
+Bài trừ nội phản
+Cải thiện đời sống nhân dân
Trong 4 nhiệm vụ đó, nhiệm vụ củng cố chính quyền là nhiệm vụ bao trùm, nhiệm vụ trung tâm của cách mạng
- Xác định điều kiện để đảm bảo để đảm bảo thắng lợi của cách mạng
+ Củng cố xây dựng Đảng vững mạnh đủ sức lãnh đạo công cuộc kháng chiến kiến quốc
+ Dựa vào dân và nâng cao thực lực cách mạng của nhân dân
c) Kết quả ý nghĩa & bài học kinh nghiệm
Kết quả
· Chính trị
- Củng cố được chính quyền từ TW đến địa phương
6/1/1946 cuộc tổng tuyển cử vào quốc hội đã diễn ra thành công, đã xây dựng được chính phủ chính thức và thông qua được hiến pháp
4/1946 cuộc bầu cử HĐND cấp tỉnh & cấp xã được tổ chức đã bầu ra ủy ban hành chính chính thức thay thế cho UBND cách mạng lâm thời
- Tăng cường XD lực lượng vũ trang nhân dân để làm công cụ bảo vệ chính quyền & trấn áp kẻ thù
- Mở rộng củng cố mặt trận Việt minh & các đoàn thể quần chúng
- Đẩy mạnh XD Đảng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về mọi mặt
· Kinh tế - VH
- KT: khắc phục đc nạn đói, phục hồi sản suất, ổn định đời sống nhân dân, kêu gọi XD “hũ gạo cứu đói”, XD quỹ độc lập, thành lập ngân hàng quốc gia, phát hành giấy bạc=> giải quyết dc vấn đề tài chính
- VH: phát động PT bình dân học vụ. Cuối năm 1946, xóa mù cho 2,5 triệu dân, đẩy mạnh XD đời sống mới, xóa bỏ các tệ nạn XH & các hủ tục lạc hậu
· Thành công trong việc chống thù trong, giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng
- Gđ 1: Hòa hãn với Tưởng để chống Pháp ở miền Nam. Sách lược chính là lợi dụng mâu thuẫn kẻ thù để phân hóa kẻ thù, tránh phải đương đầu với kẻ thù cùng 1 lúc
- Gđ 2: Hòa hoãn với Pháp để gạt Tưởng về nước chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài
Ý nghĩa: Bảo vệ độc lập dân tộc, giữ vững chính quyền
Câu 6: hoàn cảnh lịch sử và nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954)
a) Hoàn cảnh lịch sử
- Đêm 22 – 23/9/1945 thực dân Pháp quay lại xâm lược VN
- 10/1945 về cơ bản Pháp đã chiếm được toàn Nam Bộ
- 28/2/1946 kí hiệp ước Trùng Khánh
- 6/3/1946 kí hiệp ước sơ bộ với Pháp
b) Quá trình hình thành và nội dung đường lối
Giai đoạn 1946 – 1950
· Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch HCM
· Chỉ thị toàn quốc kháng chiến 22/12/1946
· Trong tác phẩm “kháng chiến nhất định thắng lợi” của đồng chí Trường Chinh(1947)
· Nội dung đường lối kháng chiến
- Mục đích: đánh đổ thực dân Pháp xâm lược giành độc lập thống nhất dân tộc
- Tính chất của cuộc kháng chiến: giải phóng dân tộc & xây dựng nền dân chủ mới
- Nhiệm vụ: hoàn thành giải phóng dân tộc và phát triển chế độ dân chủ nhân dân
- Phương châm kháng chiến: kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì và dựa vào sức mình là chính.
+ Toàn dân: đoàn kết huy động 1 lực lượng toàn dân, mỗi người dân là 1 chiến sĩ, mỗi làng xã là 1 chiến hào
+ Toàn diện: kháng chiến trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị. . .
Chính trị: tăng cường xây dựng khối đoàn kết dân tộc, xây dựng Đảng chính quyền & đoàn kết quốc tế
Quân sự: xây dựng 1 lực lượng vũ trang toàn dân từ chiến tranh du kích lên chính quy, vừa kháng chiến vừa xây dựng lực lượng
Kinh tế: tiến hành tiêu thổ kháng chiến, tự cung tự cấp lương thực phục vụ cho kháng chiến
Văn hóa: xoá bỏ văn hóa thực dân, xây dựng nền văn hóa mới theo nguyên tắc dân tộc khoa học & đại chúng
Ngoại giao: thực hiên nguyên tắc thêm bạn bớt thù
+ Kháng chiến lâu dài (trường kì) là để chống âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp, để thời gian phát huy yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” của ta, chuyển hóa tương quan giữa lực lượng từ chỗ ta yếu hơn địch đến chỗ ta mạnh hơn địch, đánh thắng địch
+ Dựa vào sức mình là chính: “phải tự cấp, tự túc về mọi mặt”, vì ta bị bao vây bốn phía. Khi nào có điều kiện ta sẽ tranh sự thủ giúp đỡ của các nước, song lúc đó cũng không được ỷ lại
Giai đoạn 1951 – 1954: phản công
- Chiến dịch biên giới 1950 thắng lợi đã giáng 1 đòn nặng nề vào ý trí xâm lược của địch, quân ta dành được chủ quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ
- Đến đầu năm 1951 tình hình thế giới và cách mạng Đông Dương có nhiều chuyển biến mới. Đó là sự lớn mạnh của phe XHCN làm thay đổi tương quan lực lượng trên trường quốc tế có lợi cho hòa bình và cách mạng
- Báo cáo hoàn thành giải phóng dân tộc do đồng chí Trường Chinh trình bày tại đại hội của Đảng Lao động VN đã kế thừa và phát triển đường lối cách mạng trong cương lĩnh chính trị trước đây của Đảng thành đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Đường lối đó được phản ánh trong chính cương của Đảng Lao Động VN với nội dung cơ bản là:
+ Tính chất xã hội: xã hội VN hiện nay gồm 3 tính chất: dân chủ nhân dân, một phần thuộc địa và nửa phong kiến
+ Đối tượng CM có 2 đối tượng chính là chủ nghĩa đế quốc xâm lược (Mĩ, Pháp), phong kiến (phong kiến phản động)
+ Nhiệm vụ cách mạng: đánh đuổi đế quốc xâm lược, giành độc lập thống nhất cho dân tộc; xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho CNXH
+ Động lực của cách mạng: có 4 giai cấp: công nhân, nông dân, tiểu tư sản thành thị, tiểu tư sản trí thức và tư sản dân tộc; ngoài ra là những thân sĩ (địa chủ) yêu nước, tiến bộ. Những giai cấp, tầng lớp và phần tử đó hợp thành nhân dân. Nền tảng là công nhân, nông dân, lao động trí thức
+ Đặc điểm cách mạng: quyết những công việc cơ bản nói trên do nhân dân lao động làm động lực, công nông và trí thức làm nền tảng và giai cấp công nhân lãnh đạo
+ Triển vọng cách mạng: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân VN nhất định sẽ đưa VN tiến tới chủ nghĩa xã hội
+ Con đường đi lên CNXH: là con đường lâu dài trải qua 3 giai đoạn: giải phóng dân tộc, xóa bỏ di tích phong kiến và nửa phong kiến, xây dựng cho CNXH tiến lên thực hiện CNXH
+ Giai cấp lãnh đạo và mục tiêu của Đảng: người lãnh đạo là công nhân; mục đích là phát triển chế độ dân chủ nhân dân tiến lên CNXH ở VNđể thực hiện tự do hạnh phúc cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động và tất cả các dân tộc đa số, thiểu số ở VN
+ Chính sách của Đảng:với 15 chính sách lớn nhằm phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây mầm mống cho CNXH và đẩy mạnh kháng chiến thắng lợi
+ Quan hệ quốc tế: VN đứng về phía hòa bình và dân chủ, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước XHCN và nhân dân thế giới, của Liên Xô, Trung Quốc; thực hiện đoàn kết Việt-Trung –Xô và đoàn kết Việt-Miên-Lào
· 1953 Pháp thực hiện kế hoạch Nava
c) Kết quả , ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm
· Kết quả:
- Về chính trị: Đảng ra hoạt động công khai đã có điều kiện kiện toàn tổ chức, tăng cường sự lãnh đạo đối với cuộc kháng chiến. Bộ máy chính quyền 5 cấp được củng cố.mặt trận Liên hiệp quốc dân VN (Liên Việt) được thành lập.khối đại đoàn kết toàn dân phát triển lên 1 bước mới. Chính sách ruộng đất được triển khai từng bước thực hiện khẩu hiệu người cày có ruộng
- Quân sự :đến cuối năm 1952 lực lượng chủ lực đã có 6 đại đoàn bộ binh,1 đại đoàn công binh-pháo binh.
- Ngoại giao: khi biết tin Pháp có ý định đàm phán , thương lượng với ta ,ngày 27/12/1953, ban bí thư ra thông tư nêu rõ :”lập trường của nhân dân VN là kiên quyết kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng.song nhân dân và chính phủ ta cũng tán thành thương lượng nhằm mục đích giải quyết hòa bình về vấn đề VN”.ngày 8/5/1954, hội nghị quốc tế về chấm dứt chiến tranh Đông Dương chính thức khai mạc ở Gionevo.ngay 20/7/1954 các văn bản của hiệp định Gionevo chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương được kí kết, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân dân ta kết thúc thắng lợi
· Ý nghĩa lịch sử:
- Đối với nước ta: làm thất bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp buộc chúng phải công nhận độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các nước Đông Dương; làm thất bại âm mưu mở rộng và kéo dài chiến tranh của đế quốc Mỹ,kết thúc chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương; giải phóng hoàn toàn miền Bắc,tạo điều kiện để miền Bắc đi lên CNXH làm hậu phương vững cho miền Nam
- Đối với quốc tế: cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, mở rộng địa bàn, tăng thêm lực lượng cho CNXH và cách mạng thế giới; cùng với nhân dân Lào và Campuchia đập tan ách thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới, trước hết là hệ thống thuộc địa của thực dân Pháp
· Nguyên nhân:
- Có sự lãnh đạo vững vàng của Đảng với đường lối kháng chiến đúng đắn
- Có lực lượng vũ trang gồm 3 thứ quân do Đảng trực tiếp lãnh đạo ngày càng vững mạnh, chiến đấu dũng cảm, mưu lược, tài trí, là lực lượng quyết định tiêu diệt địch trên chiến trường
- Có chính quyền dân chủ nhân dân của dân do dân và vì dân được giữ vững, củng cố và lớn mạnh làm công cụ sắc bén tổ chức toàn dân kháng chiến và xây dựng chế độ mới
- Có sự liên minh chặt chẽ giữa 3 dân tộc anh em VN, Lào, Campuchia
· Bài học kinh nghiệm:
- Đề ra đường lối đúng đắn cho toàn Đảng , toàn quân và toàn dân thực hiện đường lối kháng chiến dựa vào sức mình là chính
- Kết hợp chặt chẽ đúng đắn nhiệm vụ chống đế quốc chống phong kiến và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân , gây mầm mống cho CNXH trong đó nhiệm vụ tập trung hàng đầu là chống đế quốc giải phóng dân tộc bảo vệ chính quyền cách mạng
- Thực hiện phương châm vừa kháng chiến vừa xây dựng chế độ mới xây dựng hậu phương vững mạnh để có tiềm lực mọi mặt đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cuộc kháng chiến
- Quán triệt tư tưởng chiến lược kháng chiến gian khổ và lâu dài đồng thời tích cực chủ động đề ra và thực hiện phương thức tiến hành chiến tranh và nghệ thuật quân sự sáng tạo, kết hợp đấu tranh quân sự với chiến tranh ngoại giao đưa kháng chiến đến thắng lợi
- Tăng cường công tác xây dựng Đảng , nâng cao sức chiến đáu và hiệu lực lãnh đạo của Đảng trong chiến tranh
Câu 9: Nội dung đường lối công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HDH) thời kì đổi mới(từ 1986 đến nay)
Từ 1986-1996
· Đại hội VI của đảng tháng 12/1986 đã xác định
- Đường lối CNH với nội dung bao chùm :chuyển trọng tâm từ phát triển công nghiệp nặng sang thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn là lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu
- Nhiệm vụ bao chùm và mục tiêu tổng quát của những năm còn lại trong chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế- xã hội,tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh CNH XHCN trong chặng đường tiếp theo
- Nội dung bước đi và phương thức tiến hành CNH:Đại hội VI đã có những điều chỉnh và đổi mới căn bản
+ Quá trình CNH phải được tiến hành từng bước
+ CNH phải xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn, coi trọng tính hiệu quả của các chương trình đầu tư.
+ Bố trí lại cơ cấu sản xuất, điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư, xác định rõ cơ cấu kinh tế lúc này chưa phải cơ cấu công nông nghiệp hiện đại mà là cơ cấu nông nghiệp-công nghiệp-dịch vụ.
+ Thừa nhận sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu trong quá trình CNH
· Hội nghị TW 7 khóa VII tháng 7/1994 đảng đã xác định: phát triển công nghiệp tới năm 2000theo hướng CNH,HDH đất nước trong đó xác định nội dung của CNH:CNH,HDH là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh,dịch vụ và quản lí kinh tế xã hội,từ sử dụng lao động thủ công là chủ yếu sang sử dụng 1 cách phổ biến sưc lao động cùng với công nghệ,phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học kĩ thuật công nghệ tạo ra năng suất lao động cao
- Điểm mới là:CNH gắn liền với HDH
- Đặt ra tầm nhìn mới về khả năng đưa nước ta bước sang thời kì phát triển mới-thời kì đẩy mạnh CNH,HDH
Từ 1996 đến nay
· Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII tháng 6/1996 đã đánh giá tình hình đất nước sau 10 năm đổi mới và đã nhận định: Đất nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội, nhiệm vụ đặt ra cho chặng đường đầu của thời kì quá độ là chuẩn bị tiền đề cho CNH đã cơ bản hoàn thành,cho phép chuyển sang thời kì đẩy mạnh CNH,HĐH và những nội dung cơ bản của CNH,HĐH trong những năm còn lại của thập kỉ 90
- thứ nhất,mở rộng quan hệ quốc tế trên nguyên tắc giữ vững độc lập tự chủ
- CNH,HĐH là sự nghiệp của toàn dân,của mọi thành phần kinh tế trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo
- Lấy phát huy quyền lực con người là cơ bản của sự phát triển bền vững
- Khoa học công nghệ là động lực của CNH,HĐH
- Lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chuẩn để xác định phương án phát triển và lựa chọn công nghệ.
- Kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh.
- Đại hội IX tháng 4/2010 Đảng đã chủ trương
- Đẩy mạnh CNH-HĐH,xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ,đưa nước ta trở thành 1 nước công nghiệp
- Ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng XHCN.
- Coi phát triển kinh tế CNH-HĐH là nhiệm vụ trung tâm xây dựng đồng bộ nền tảng cho 1 nước cong nghiệp là yêu cầu cần thiết.
- Đại hội IX cũng nhấn mạnh 1 số điểm mới trong đường lối CNH-HĐH
+ Con đường CNH-HĐH ở nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước đó là con đường vừa tuần tự vừa nhảy vọt kết hợp đi tắt đón đầu những công nghệ mới.
+ Lấy phát huy quyền lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững đặc biệt coi trọng phát triển giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ làm nền tảng và động lực phát triển của sự nghiệp CNH-HĐH.
+ CNH-HĐH đất nước phải đảm bảo xây dựng nền hinh tế độc lập tự chủ gắn liền với hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Phát triển kinh tế nhanh, có hiệu quả các sản phẩm, các lĩnh vực có lợi thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế,cơ cấu lao động theo hướng CNH-HĐH.
+ Tăng cường chỉ đạo và huy động các nguồn lực cần thiết để đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn
· Đại hội X tháng 4/2006 tiếp tục khẳng định đường lối đẩy mạnh CNH-HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức tạo nền tảng để đến năm 2020 đưa nước ta trở thành 1 nước công nghiệp theo hướng hiện đại
- Thực hiện CNH-HĐH rút ngắn dựa trên kinh tế tri thức, đẩy mạnh được ứng dụng thành tựu khoa học kĩ thuật vào tất cả các ngành trong lĩnh vực kinh tế.
- Đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn.
- CNH-HĐH phải gắn liền với quá trình phát triển bền vững trong tương lai
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top