LP 2007-2011

Năm 2007 chỉ số lạm phát là 12,63% . 

Năm 2008 chỉ số lạm phát là 19,89% . 

Năm 2009 chỉ số lạm phát là 6,52% . 

Năm 2010 chỉ số lạm phát là 11,75% .

NĂM 2007

Năm 2007 lạm phát của Việt Nam tăng cao ở mức hai con số 12,63%. Nếu so sánh với mức lạm phát của một số nước trong khu vực và trên thế giới như Trung Quốc: 6,5%; Indonesia: 6,59%; Mỹ: 4,08%, Thái Lan: 3,21%, Khu vực đồng Euro: 3,07%, Nhật Bản: 0,7% thì lạm phát của Việt Nam có phần cao hơn. Bước sang Quý I/08 lạm phát của Việt Nam đạt 9,19%, vẫn cao hơn so với mức 3,02% của Quý I/07 và bằng khoảng trên 70% so với mức tăng của cả năm 2007. Đây là mức tăng cao trong vòng 12 năm trở lại đây. Vậy thì đâu là nguyên nhân dẫn đến lạm phát của Việt Nam tăng cao? Có thể đề cập đến hai nhóm nguyên nhân: các nhân tố tác động từ kinh tế toàn cầu, và các nhân tố từ nội tại nền kinh tế Việt Nam, cụ thể như sau:

* Các nguyên nhân chính từ bối cảnh kinh tế toàn cầu:

Thứ nhất: Giá dầu và giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào của sản xuất liên tục gia tăng: Trong 4 năm từ 2003-2006 kinh tế toàn cầu liên tục tăng trưởng cao, đặc biệt là nhóm các nước "mới nổi" ở khu vực Châu á, nhất là Trung Quốc đã đẩy nhu cầu năng lượng toàn cầu tăng cao đột biến, cùng với những bất ổn và xung đột chính trị quân sự tại khu vực Trung Đông là các nguyên nhân trực tiếp đẩy giá dầu lên cao chưa từng có trong lịch sử 110 USD/thùng trong tháng 3/2008, đồng thời giá các nguyên vật liệu đầu vào khác như sắt thép, phân bón, xi măng cũng liên tục gia tăng. Như vậy, giá dầu đã tăng 72%, sắt thép tăng 114%, phân bón tăng 59,6%, khí hoá lỏng tăng 95% kể từ đầu năm 2007 đến tháng 3/2008 và đây cũng là mức tăng cao nhất từ trước tới nay.

Thứ hai: Giá lương thực, thực phẩm liên tục gia tăng: xuất phát từ quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai dịch bệnh diễn ra liên tiếp, cùng với những năm tăng trưởng kinh tế mạnh trên thế giới - là những năm quá trình công nghiệp hoá được đẩy mạnh khiến diện tích đất sử dụng cho trồng trọt, chăn nuôi bị thu hẹp. Tất cả những điều trên làm sản lượng lương thực - thực phẩm ngày càng giảm mạnh. Ngoài ra, giá năng lượng tăng cao đã khiến nhiều nước sử dụng một sản lượng lớn ngũ cốc chuyển sang sản xuất nhiên liệu sinh học càng làm cho nguồn cung lương thực đã giảm càng giảm sút.

Thứ ba: Một khối lượng tiền lớn được đưa ra nền kinh tế toàn cầu: Trước việc giá dầu và giá lương thực - thực phẩm liên tục leo thang đã tạo nên cú sốc cung rất lớn đẩy lạm phát toàn cầu tăng cao, tình hình này đã buộc các NHTW phải tăng các mức lãi suất chủ chốt để kiềm chế lạm phát, cụ thể: Nhật Bản tăng 1 lần từ 0,25%- 0,5%/năm; khu vực đồng Euro tăng 2 lần từ 3,5%-3,75%-4,0%/năm; Anh tăng 3 lần từ 5%-5,5%/năm (trong đó có 1 lần giảm); Thuỵ Điển tăng 4 lần từ 3,0%-4,0%/năm; Trung Quốc tăng 6 lần từ 6,12-7,47%/năm.

Việc các nước thực hiện thắt chặt tiền tệ thông qua tăng lãi suất chủ đạo cùng với việc giá dầu, giá lương thực - thực phẩm tiếp tục tăng cao chính là nguyên nhân cơ bản đã đẩy nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái vào những tháng đầu năm 2008, mà biểu hiện là cuộc khủng hoảng cho vay dưới tiêu chuẩn của Mỹ bắt đầu từ tháng 7/2007. Trước bối cảnh lạm phát gia tăng và kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái, các NHTW không còn cách nào khác là phải bơm một lượng tiền khổng lồ để cứu vãn nền kinh tế, trong đó riêng Mỹ từ tháng 8/2007 đến nay đã phải đưa ra nền kinh tế trên 2.300 tỷ USD, trong đó có 800 tỷ USD tiền mặt để cứu vãn hệ thống ngân hàng, NHTW Châu Âu, Nhật Bản, Anh cũng phải đưa một lượng tiền lớn để cứu vãn nền kinh tế cũng như hệ thống ngân hàng; cùng với việc một số NHTW phải thực hiện cắt giảm lãi suất từ tháng 8/2007 trở lại đây như Mỹ, Anh, Canada. Việc cứu vãn nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái bằng biện pháp đưa hàng nghìn tỷ USD ra nền kinh tế lại càng đẩy lạm phát toàn cầu tiếp tục tăng cao.

Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là cùng một bối cảnh thế giới như nhau, tại sao các nước khác như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia lại có mức lạm phát thấp hơn so với lạm phát của Việt Nam? Vậy, mức lạm phát của Việt Nam tăng cao trong thời gian vừa qua ngoài những yếu tố thế giới thì còn những nguyên nhân nào khác?

* Các nguyên nhân chính từ nội tại nền kinh tế Việt Nam:

Thứ nhất: Chi phí sản xuất tăng cao: Trước bối cảnh lạm phát toàn cầu gia tăng đã tác động làm giá hầu hết các nhóm hàng nhập khẩu của Việt Nam gia tăng mạnh mẽ như xăng dầu, sắt thép, phân bón, thuốc trừ sâu - là những nguyên nhiên vật liệu đầu vào chính của sản xuất. Mặc dù Chính phủ đã cố gắng kiểm soát giá xăng dầu, nhưng từ đầu năm 2007 đến hết Quý I/08 giá xăng dầu đã phải điều chỉnh tăng 4 lần, tính chung giá xăng dầu đã tăng tới 38%, giá thép tăng 91%, giá điện tăng 7,6%; giá than tăng 30%; giá xi măng tăng 15%; giá phân bón tăng 58%. Điều này đã tác động làm chi phí sản xuất tăng cao.

Thứ hai: Giá lương thực, thực phẩm tăng cao: biến đổi khí hậu toàn cầu trên thế giới không những tác động đến nhiều quốc gia mà Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Chỉ trong tháng 10/2007, miền Trung phải hứng chịu 5 cơn bão liên tiếp, trong khi đó dịch bệnh trong chăn nuôi, trồng trọt như cúm gia cầm, lợn tai xanh, lở mồm long móng ở lợn, vàng lùn ở lúa cùng với rét đậm, rét hại khiến cho nguồn cung lương thực - thực phẩm bị sụt giảm.

Mặc dù Chính phủ đã ban hành Công văn 639/BTM-XNK ngày 16/8/2007 và Công văn số 266/TTg-KTTH ngày 21/2/2008 để khống chế lượng gạo xuất khẩu tối đa nhằm kiểm soát lạm phát và đảm bảo an ninh lương thực trong nước, nhưng việc giá lương thực, thực phẩm thế giới tăng cao đã khiến giá gạo xuất khẩu và giá một số mặt hàng thực phẩm xuất khẩu khác như thuỷ hải sản gia tăng cộng với chi phí sản xuất tăng cao đã đẩy giá lương thực, thực phẩm trong nước tăng cao ở mức 18,92% năm 2007 và 14,45% trong QI/2008, cao gấp 5 lần so với mức tăng 4,18% của quý I/2007, trong khi nhóm này có quyền số 42,85%, lớn nhất trong rổ hàng hoá CPI, có thể nói đây là nguyên nhân chủ yếu tác động làm CPI tăng mạnh.

Thứ ba: Chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ liên tục mở rộng từ 2001-2006 nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Trong vòng 3 năm trở lại đây kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng ở mức rất cao trên 8%, và mục tiêu của giai đoạn này đối với Chính phủ Việt Nam là ưu tiên tăng trưởng kinh tế. Với mục tiêu này đã khuyến khích cho "chính sách tài chính, tiền tệ nới lỏng đã thực hiện trong nhiều năm liền nhưng quản lý chưa chặt chẽ" nhằm mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, và đây cũng là nhân tố góp phần khiến lạm phát bình quân từ 2005 đến 2007 tăng trên 8,01%. Tín dụng ngân hàng cho nền kinh tế tăng mạnh trong một thời gian dài nhằm phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế là một nguyên nhân quan trong làm gia tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế. Các ngân hàng cũ mở rộng tín dụng bằng việc nới lỏng điều kiện cho vay, cạnh tranh nhau bằng giảm lãi suất cho vay, tăng lãi suất huy động để tìm kiếm nguồn vốn cho vay,chuyển đổi mô hình, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp, tập đoàn để tăng vốn điều lệ, mở rộng mạng lưới nhanh chóng vượt quá khả năng quản trị, cho thành lập thêm các ngân hàng mới và tất cả các ngân hàng chủ yếu đua nhau tìm kiếm lợi nhuận từ nghiệp vụ cho vay nên càng làm cho tín dụng của hệ thống ngân hàng tăng cao trong suốt năm 2007 và 3 tháng đầu năm 2008, đó là nguyên nhân rất quan trong gây sức ép rất lớn làm gia tăng lạm phát trong thời gian qua.

Thứ tư: Luồng vốn nước ngoài vào Việt Nam gia tăng mạnh: bắt đầu từ cuối năm 2006 khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), cùng với những cải cách về cơ chế chính sách và môi trường đầu tư đã tạo điều kiện cho các luồng vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam tăng mạnh. Năm 2007 luồng vốn FDI tăng 20,3 tỷ USD vốn đăng ký, cao hơn nhiều so với mức 10,2 tỷ USD của năm 2006, đặc biệt là luồng vốn đầu tư gián tiếp gia tăng mạnh mẽ khoảng trên 6 tỷ, gấp 5 lần con số của năm 2006 mà chủ yếu đổ vào thị trường chứng khoán, trái phiếu đặc biệt là đổ vào IPO các doanh nghiệp nhà nước lớn. Đứng trước bối cảnh này, Ngân hàng nhà nước đã phải cung ứng một lượng lớn tiền VND để mua ngoại tệ vào nhằm mục tiêu ổn định và phá giá nhẹ tỷ giá để hỗ trợ xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và điều này làm cho tổng phương tiện thanh toán tăng cao, tác động làm lạm phát gia tăng.

* Các giải pháp kiểm soát lạm phát mà NHNN đã thực hiện:

Trước việc lạm phát tăng quá cao ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của dân chúng, NHNN đã thực hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ với mong muốn nhanh chóng đưa chỉ số giá tiêu dùng giảm xuống, bao gồm: tăng Dự trữ bắt buộc (DTBB) 2 lần từ 5%-10%-11% đối với VND và từ 8%-10%-11% đối với ngoại tệ, đồng thời mở rộng kỳ hạn tiền gửi phải thực hiện DTBB từ <24 tháng thành tất cả các kỳ hạn; Tăng tất cả các mức lãi suất cơ bản từ 8,25%-8,75%, lãi suất tái cấp vốn từ 6,5%-7,5%, lãi suất tái chiết khấu từ 4,5%-6%; liên tục hút tiền về trên Thị trường mở; NHNN phát hành tín phiếu bắt buộc khoảng trên 20 nghìn tỷ đồng bắt đầu từ 19/3/2008 với kỳ hạn 12 tháng, lãi suất 7,58%; Tiếp tục thực hiện chuyển khoảng 50 nghìn tỷ đồng từ tiền gửi kho bạc về Ngân hàng Nhà nước; Trong quý IV/2007, NHNN thực hiện hạn chế tối đa mua ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng để hạn chế tổng phương tiện thanh toán tăng cao; Thắt chặt cho vay chứng khoán ở mức 3%/tổng dư nợ, sau đó tiếp tục kiểm soát mức cho vay đầu tư chứng khoán không vượt quá 20% vốn điều lệ, đồng thời tăng hệ số rủi ro đối với cho vay đầu tư chứng khoán từ 150% lên 250% theo Quyết định 03 ngày 1/2/2008 của NHNN.

Việc NHNN liên tục thực hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ trong thời gian qua, không ít ý kiến cho rằng NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ chưa thật sự linh hoạt, gây nên những "nổi sóng" nhất định trên thị trường tiền tệ. Có thể đánh giá vấn đề này như sau:

Trước bối cảnh Việt Nam bắt đầu trở thành thành viên của WTO nên lần đầu tiên phải đối mặt với tình hình đầu tư gián tiếp nước ngoài gia tăng mạnh mẽ, trong khi kinh nghiệm thực tế chưa có nhiều nên việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN có phần chưa linh hoạt, thể hiện việc NHNN "đã thực hiện đồng thời nhiều giải pháp mạnh vào cùng một thời điểm, nhưng lại thiếu đồng bộ với các biện pháp khác, tuy có góp phần ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực trên thị trường tiền tệ, nhưng cũng gây khó khăn cho NHTM, tạo nên việc chạy đua nâng lãi suất huy động vốn, gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh và xuất khẩu, ảnh hưởng đến tâm lý xã hội" .

Do đó, các giải pháp của NHNN tiếp theo sẽ linh hoạt hơn trong điều hành chính sách tiền tệ theo chỉ đạo của Chính phủ, nhưng vẫn là ưu tiên kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội.

* Các giải pháp trong thời gian tới:

Thứ nhất: Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ một cách chặt chẽ, thận trọng; sử dụng linh hoạt và hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ: xem xét việc tăng dự trữ bắt buộc; tiếp tục áp dụng biện pháp mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước bắt buộc đã công bố; kiểm soát tốc độ tăng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán một cách hợp lý, trong đó mức tăng trưởng tín dụng tối đa 30%; kiểm soát cho vay bất động sản, kinh doanh chứng khoán và cho vay tiêu dùng.

Thứ hai: Thực hiện hỗ trợ vốn cho các ngân hàng thương mại để đảm bảo khả năng thanh toán.

Thứ ba: Tiếp tục mua ngoại tệ của các nhà đầu tư trên cơ sở nguồn cung ứng đã được Chính phủ phê duyệt một mặt để bổ sung dự trữ ngoại hối nhà nước, mặt khác nhằm đáp ứng đủ vốn cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.

Thứ tư: Tiếp tục điều hành tỷ giá giữa đồng tiền Việt Nam với đồng Đô la Mỹ nói riêng và các loại ngoại tệ nói chung theo hướng cân đối các mục tiêu xuất nhập khẩu, sản xuất trong nước và nhập siêu; mở rộng biên độ giao động của tỷ giá lên ±2%.

Thứ năm: Nghiên cứu trình Chính phủ về cơ chế kiểm soát luồng vốn gián tiếp và vấn đề các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài mua cổ phiếu bằng ngoại tệ; Tiếp tục triển khai Quyết định số 98/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Để án nâng cao tính chuyển đổi của đồng Việt Nam, khắc phục tình trạng đô la hoá trong nền kinh tế; Dự báo tình hình cung cầu ngoại tệ trên thị trường trong và ngoài nước và đề xuất các giải pháp phòng ngừa các rủi ro trong trường hợp luồng vốn đảo chiều.

Thứ sáu: Xây dựng phương án điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng trong 3 quý cuối năm 2008 để cả năm đạt được mục tiêu tăng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán không quá 30%, tránh những cú sốc trên thị trường tiền tệ; Tiếp tục bổ sung hoàn thiện cơ chế điều hành dự trữ bắt buộc, lãi suất, tái cấp vốn, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ khác, kể cả các công cụ trực tiếp để sử dụng trong trường hợp cần thiết; NHNN phối hợp với các NHTM tổ chức thị trường repo giữa các NHTM để tổ chức hệ thống thanh toán các giao dịch này và nắm thông tin để can thiệp thị trường với tư cách là người cho vay cuối cùng.

NĂM 2009

Năm 2009, lạm phát 6,88%

Thứ Sáu, 25/12/2009 00:36 

(NLĐ) - Theo công bố của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12-2009 tăng 1,38% so với tháng trước

Như vậy, CPI của cả năm 2009 dừng ở mức 6,88%, đúng mục tiêu của Chính phủ đề ra là kiểm soát lạm phát dưới hai con số.

Tăng giá mạnh nhất là nhóm giao thông: 2,47%, tiếp theo là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống: 2,06%. Trong nhóm này, riêng mặt hàng thực phẩm tăng đột biến: 6,88%. Đứng thứ 3 là nhóm nhà ở - vật liệu xây dựng, tăng 1,40%.

Các nhóm hàng hóa còn lại đều tăng 1% hoặc thấp hơn. Tăng giá ít nhất là nhóm thiết bị đồ dùng gia đình: 0,25%.

Chỉ số giá USD và vàng biến động mạnh. Giá vàng chỉ tăng thêm 0,49% trong tháng 12 nhưng cả năm 2009 đã tăng đến 9,16%. Chỉ số giá USD tháng 12 tăng 3,19% khiến mức tăng cả năm lên đến 9,17%.

NĂM 2010

Trong Báo cáo do Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra sáng nay (7/12) tại Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ (CG-2010), WB nhận định lạm phát cả năm 2010 ở mức 10,5% - cao hơn nhiều so với mục tiêu 8% mà Quốc hội đề ra trước đó.

Ngân hàng Thế giới khuyên Việt Nam cần có những chính sách thân thiện với thị trường hơn để đạt mục tiêu bình ổn giá, trong đó bao gồm việc sử dụng nhiều hơn chính sách cạnh tranh và chính sách tiền tệ

Báo cáo do Ngân hàng Thế giới nhận định tỷ lệ lạm phát của Việt Nam đột ngột dâng cao hơn dự kiến trong tháng 10 và 11. Cụ thể, đến cuối tháng 11, tỷ lệ lạm phát 11 tháng đứng ở mức gần 9,6%. Lạm phát giá lương thực hàng năm lên đến 14,8%, cao nhất kể từ tháng 4/2009. Trước thực tế lạm phát tại Việt Nam thường gia tăng trong giai đoạn từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau, Ngân hàng Thế giới đưa ra dự báo lạm phát cho cả năm 2010 sẽ ở mức 10,5%.

Về nguyên nhân, WB cho rằng, giá hàng hóa và sản phẩm công nghiệp tăng vẫn là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng lạm phát tăng cao trong những năm gần đây. Tỉ trọng thương mại so với GDP lên đến gần 150% và VNĐ đang mất giá cùng với sự tăng giá hàng hóa trên thế giới chắc chắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới mặt bằng giá trong nước.Ngoài ra, các cú sốc nguồn cung như lụt lội nghiêm trọng tại các tỉnh miền Trung cũng góp phần gây ra lạm phát.

Theo WB, khác với câu chuyện lạm phát năm 2007, 2008, tình hình lạm phát gia tăng gần đây không đi đôi với sự tăng giá của mọi loại hình tài sản. Tính đến tháng 11, chỉ số VN Index đã giảm 8,8% kể từ đầu năm khiến chứng khoán Việt Nam trở thành một trong những thị trường ảm đạm nhất khu vực. Giá bất động sản năm nay cũng tăng không đáng kể.

Nhìn nhận từ góc độ lịch sử, Việt Nam luôn có tỷ lệ lạm phát cao hơn các nước láng giềng. Ví dụ, lạm phát trung bình ở Việt Nam trong 10 năm vừa rồi là khoảng 8,8%, so với con số 2,7% của Thái Lan và 5,1% của Philippines.

"Ở một mức độ nào đó, điều này có thể cho thấy mục tiêu chính sách của Việt Nam có sự thiên vị cố hữu, coi trọng mục tiêu tăng trưởng cao hơn duy trì ổn định kinh tế vĩ mô. Đến khi phải đối mặt với tỷ lệ lạm phát cao hơn dự kiến, Chính phủ lại phải viện đến các cơ chế hành chính như kiểm soát giá cả, lập quỹ bình ổn giá" - Ngân hàng Thế giới nhận định.

Trước những thực tế này, Ngân hàng Thế giới khuyên Việt Nam cần có những chính sách thân thiện với thị trường hơn để đạt mục tiêu bình ổn giá, trong đó bao gồm việc sử dụng nhiều hơn chính sách cạnh tranh và chính sách tiền tệ.

NĂM 2011

Chỉ trong quý một năm 2011, lạm phát ở Việt Nam đã lên tới 6,1%. Thực trạng này đã khiến mục tiêu kìm chân lạm phát ở mức 7% của Quốc hội trở thành một nhiệm vụ bất khả thi trong năm nay. Vậy đâu là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình hình lạm phát đáng báo động ở Việt Nam hiện nay?

Trước hết, lạm phát, theo kinh tế học, là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. Thông thường theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu là lạm phát của đơn vị tiền tệ trong phạm vi nền kinh tế của một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu là lạm phát của một loại tiền tệ trong phạm vi thị trường toàn cầu.

Ở một mức độ vừa phải và trong tầm kiểm soát thì lạm phát có ảnh hưởng tích cực đối với nền kinh tế. Nhà kinh tế đoạt giải Nobel James Tobin nhận định rằng lạm phát (tỷ lệ tăng giá mang giá trị dương) vừa phải sẽ có lợi cho nền kinh tế. Ông dùng từ "dầu bôi trơn" để miêu tả tác động tích cực của lạm phát. Mức lạm phát vừa phải làm cho chi phí thực tế mà nhà sản xuất phải chịu để mua đầu vào lao động giảm đi. Điều này khuyến khích nhà sản xuất đầu tư mở rộng sản xuất. Việc làm được tạo thêm. Tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm.

Tuy nhiên, khi lạm phát với tỉ lệ cao và nằm ngoài tầm kiểm soát của chính phủ và các tổ chức kinh tế thì nó trở thành một vấn nạn đáng lo ngại. Tình trạng lạm phát cao và kéo dài sẽ dẫn đến sự suy thoái kinh tế trầm trọng và sự phân phối của cải lại một cách độc đoán làm tăng hố sâu ngăn cách giữa người giàu và người nghèo, giữa các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển.

Ở Việt Nam, song hành với tăng trưởng nóng là lạm phát cao. Trong năm 2010, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam đã vượt ngưỡng 10%. Và sang năm 2011, tình hình có vẻ như không có dấu hiệu khả quan hơn.

Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng hiện nay đó là sự kém hiệu quả của hoạt động đầu tư công. Báo cáo mới nhất của Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội khi thẩm tra tình hình thu chi ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2010 đã "đề nghị xem xét lại đầu tư công những năm qua có xu hướng tăng cao và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn so với tổng đầu tư toàn xã hội". Năm 2007 chiếm 37,2%, năm 2008 chiếm 33,9%. Năm 2009 chiếm 40,6% và năm 2010 chiếm 46,2%. Tỷ lệ ngân sách chi cho các dự án đầu tư công dường như tỷ lệ nghịch với hiệu quả của các dự án trên. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản như đường xá, cầu cống, sân bay, hải cảng... là rất cần thiết để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Tuy nhiên, một thực trạng đáng buồn ở Việt Nam hiện nay đó là các dự án đầu tư công đang dàn trải, không có định hướng quy hoạch cụ thể. Các dự án đòi hỏi đầu tư với lượng vốn lớn nhưng hiệu suất sử dụng thu về thì không nhiều. Điều này tạo ra một sự mất cân đối trong nền kinh tế, khiến thâm hụt ngân sách của nước ta hàng năm tăng cao trong khi đó bộ mặt của nền kinh tế không có dấu hiệu cải thiện rõ rệt.

Nguyên nhân thứ hai dẫn đến tình trạng lạm phát ở Việt Nam đó chính là tâm lí của người tiêu dùng Việt Nam hay đúng hơn là lòng tin vào Việt Nam đồng của chính những người Việt. Điều này là một hệ lụy tất yếu của sự bất ổn tiềm tàng trong Việt Nam đồng. Từ khi ra đời đến nay, VN đồng liên tục mất giá so với vàng và đô la. Sức mua của VN đồng giảm sút nhanh càng khiến cho người dân hướng tới vàng và đô la như một phương tiện cất trữ tài sản. Tâm lý tích trữ vàng và đô la của một bộ phận lớn dân cư đã góp phần đẩy giá vàng và đô la lên cao, đồng thời ngày càng làm mất giá trị của VN đồng. Vòng luẩn quẩn ấy đã khiến cho tình hình lạm phát ở Việt Nam diễn biến ngày càng phức tạp. Chỉ trong 3 tháng đầu năm 2011, Việt Nam đồng đã mất giá 8.5%. Đặc biệt, ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định phá giá thêm tiền đồng, một đôla nay đổi được 20.900 VND, theo tỷ giá hối đoái chính thức trong khi giá chợ đen lên tới khoảng 21.500 VND. Và trong vòng một tuần qua giá vàng thì lên cao đột biến, đạt mức 37.11 triệu một lượng trong ngày 18/3/2011.

Thêm một nguyên nhân nữa đã đẩy tình hình lạm phát của Việt Nam đi xa hơn đó là sự tăng giá của một só mặt hàng thiết yếu. Mở màn cho việc tăng giá đó là ngày 24/02/2011, giá xăng trên thị trường nội địa Việt Nam tăng lên mức 19300 đồng/lít_ mức tăng mạnh nhất từ trước tới nay. Thực sự, việt tăng giá xăng lần này chịu ảnh hưởng đáng kể của sự bất ổn trên thị trường thế giới. Đầu tiên, nền kinh tế Mĩ phục hồi chậm chạp sau khủng hoảng, đồng đô la vẫn chưa tìm lại được vị thế vốn có của nó. Do đó, việc đô la mất giá cũng là nguyên nhân đẩy giá dầu thế giới lên cao. Và một vấn đề còn nghiêm trọng hơn đó chính là bất ổn chính trị tại quốc gia Bắc Phi_Libya. Xung đột vũ trang rồi biến thành một cuộc chiến tranh thực sự tại một trong những quốc gia xuất khẩu dầu mỏ nhiều nhất thế giới đã dẫn đến tình trạng một lượng lớn dầu bị tồn đọng. Chính sự kết hợp của hai nguyên nhân trên đã đẩy giá dầu trên các sàn giao dịch vượt ngưỡng 100$/ thùng. Sau cú huých tăng giá xăng thì thị trường Việt Nam còn phải chịu thêm gánh nặng của việc ngành điện quyết định tăng giá trong tháng 3/2011. Theo đánh giá của giới chuyên môn lần tăng giá này là cần thiết và hợp lí vì lâu nay ngành điện luôn phải bù lỗ để có một mức giá ưu đãi cho nhân dân. Tuy nhiên, trong tình trạng giá cả leo thang, các công trình thủy điện đang xây dựng dang dở cần huy động thêm vốn thì việc tiếp tục bù lỗ trở thành điều không thể đối với ngành điện. Với việc hai nguồn nguyên liệu chủ yếu của xã hội là xăng và điện cùng tăng giá thì việc các loại hàng hóa trong xã hội cũng dần dần tăng giá theo là một điều khó tránh khỏi. Điều này có thể khiến kinh tế Việt Nam chìm sâu hơn vào vòng xoáy lạm phát.

Trong năm 2010, chính phủ Việt Nam đã nỗ lực trong công cuộc kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 6.5%. Trong những nỗ lực đó, đáng chú ý nhất là Nghị quyết số 18 của Chính phủ ra ngày 06/04/2010 với sáu gói giải pháp nhằm ổn định nền kinh tế vĩ mô, hạn chế lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng :

" Thứ nhất, tập trung kiềm chế lạm phát. Chính phủ giao NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng; bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng khoảng 25% và tổng phương tiện thanh toán khoảng 20%. Điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường, bảo đảm phù hợp với mục tiêu phát triển và điều kiện thực tế của thị trường tài chính, tiền tệ và nền kinh tế. Sử dụng linh hoạt các công cụ lãi suất theo hướng giảm dần để tạo điều kiện giảm mặt bằng lãi suất thị trường.

Thứ hai, thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, cải thiện cán cân thanh toán. NHNN được giao điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối linh hoạt trong mối quan hệ với lãi suất giữa tiền VN và ngoại tệ, chỉ số giá tiêu dùng, cán cân thương mại và các kênh đầu tư khác theo hướng ổn định, góp phần khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, huy động được các nguồn ngoại tệ hiện chưa thu hút được từ DN và các tầng lớp dân cư, kiều hối, tiền gửi từ bên ngoài vào VN, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, tạo điều kiện để tăng dự trữ ngoại hối. Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập siêu theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng để bảo đảm tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 6% và tỷ lệ nhập siêu khoảng 20% trong năm 2010.

Thứ ba, bảo đảm nguồn lực thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Bộ Tài chính được giao tăng cường quản lý, bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả chi ngân sách nhà nước. Sử dụng linh hoạt các nguồn vốn để bảo đảm yêu cầu chi của ngân sách nhà nước. Rà soát, tổng hợp nhu cầu ứng vốn năm 2011 của các dự án, công trình quan trọng, cấp bách cần đẩy nhanh tiến độ để đưa vào sử dụng trong năm 2010 mà ngân sách năm 2011 nhất thiết phải bố trí vốn để thực hiện có nguồn hoàn trả vốn đã ứng.

Thứ tư, bảo đảm ổn định, an toàn của hệ thống tài chính - ngân hàng. Chính phủ giao NHNN kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng; tăng cường công tác thanh kiểm tra, giám sát để đánh giá được thực trạng hoạt động của từng ngân hàng thương mại tổ chức tín dụng và của toàn bộ hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng để có phương án xử lý kịp thời khi cần thiết.

Thứ năm, tiếp tục thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh. Thúc đẩy phát triển sản xuất, xuất khẩu hàng nông sản, chú ý những mặt hàng VN có thế mạnh như gạo, cà phê, thủy sản...

Thứ sáu, đẩy mạnh công tác tư tưởng, thông tin, tuyên truyền, tạo đồng thuận cao trong xã hội." ( Theo báo điện tử Diễn đàn doanh nghiệp )

Trong những tháng đầu năm 2011, kiềm chế lạm phát vẫn là ưu tiên hàng đầu trong các chính sách kinh tế của Việt Nam. Sáu gói giải pháp kiềm chế lạm phát vẫn đang được tiến hành và hiệu quả của chúng đi tới đâu thì chúng ta sẽ thấy trong một vài tháng nữa.

Lạm phát ở mức cao là một hiện trạng không thể tránh khỏi đối với một nền kinh tế đang trên đà phát triển như Việt Nam. Lạm phát giống như con dao hai lưỡi nếu biết cách sử dụng thì con dao ấy sẽ là vũ khí sắc bén để giúp Việt Nam hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế, công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước trong tương lai gần.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: