lớp sờ to ry

Câu 1. So sánh công nghệ frame relay và x25

1. Mạng X25

Được CCITT công bố lần đầu tiên vào 1970 lúc lĩnh vực viễn thông lần đầu tiên tham gia vào thế giới truyền dữ liệu với các đặc tính:

X25 cung cấp quy trình kiểm soát luồng giữa các đầu cuối đem lại chất lương đường truyền cao cho dù chất lương đương dây truyền không cao.

X25 được thiết kế cho cả truyền thông chuyển mạch lẫn truyền thông kiểu điễm nối điểm.

Được quan tâm và tham gia nhanh chóng trên toàn cầu.

Trong X25 có chức năng dồn kênh (multiplexing) đối với liên kết logic (virtual circuits) chỉ làm nhiệm vụ kiểm soát lỗi cho các frame đi qua. Điều này làm tăng độ phức tạp trong việc phối hợp các thủ tục giữa hai tầng kề nhau, dẫn đến thông lượng bị hạn chế do tổng phí xử lý mỗi gói tin tăng lên. X25 kiểm tra lỗi tại mỗi nút trước khi truyền tiếp, điều này làm cho đường truyền chó chất lượng rất cao gần như phi lỗi. Tuy nhiên do vậy khối lượng tích toán tại mỗi nút khá lớn, đối với những đường truyền của những năm 1970 thì điều đó là cần thiết nhưng hiện nay khi kỹ thuật truyền dẫn đã đạt được những tiến bộ rất cao thì việc đó trở nên lãng phí

2. Mạng Frame Relay

Mỗi gói tin trong mạng gọi là Frame, do vậy mạng gọi là Frame relay. Đặc điểm khác biệt giữa mạng Frame Relay và mạng X25 mạng Frame Relay là chỉ kiểm tra lỗi tại

hai trạm gửi và trạm nhận còn trong quá trình chuyển vận qua các nút trung gian gói tin sẽ không được kiểm lỗi nữa. Do vậy thời gian xử lý trên mỗi nút nhanh hơn, tuy nhiên khi có lỗi thì gói tin phải được phát lại từ trạm đầu. Với độ an toàn cao của đường truyền hiện nay thì chi phí việc phát lại đó chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ nếu so với khối lượng tính toán được giảm đi tại các nút nên mạng Frame Relay tiết kiệm được tài nguyên của mạng hơn so với mạng X25.

Frame relay không chỉ là một kỹ thuật mà còn là thể hiện một phương pháp tổ chức mới. Với nguyên lý là truyền mạch gói nhưng các thao tác kiểm soát giữa các đầu cuối giảm đáng kể Kỹ thuật Frame Relay cho phép thông luợng tối đa đạt tới 2Mbps và

hiện nay nó đang cung cấp các giải pháp để tương nối các mạng cục bộ LAN trong một kiến trúc xương sống tạo nên môi trường cho ứng dụng multimedia.

Câu 2. Trình bày một số phương pháp kiểm tra và khắc phục sự cố trong mạng

Không có một hệ thống nào có thể đảm bảo an toàn tuyệt đối, mỗi một dịch vụ đều có những lỗ hổng bảo mật tiềm tàng. Người quản trị hệ thống không những nghiên cứu, xác định các lỗ hổng bảo mật mà còn phải thực hiện các biện pháp kiểm tra hệ thống có dấu hiệu tấn công hay không. Một số biện cụ thể:

1. Kiểm tra các dấu hiệu hệ thống bị tấn công: Hệ thống thường bị treo hoặc bị Crash bằng những thông báo lỗi không rõ ràng. Khó xác định nguyên nhân do thiếu thông tin liên quan. Trước tiên, xác định các nguyên nhân có phải phần cứng hay không, nếu không phải hãy nghĩ đến khả năng máy bị tấn công.

2. Kiểm tra các tài khoản người dùng mới lạ, nhất là ID của tài khoản đó bằng không.

3. Kiểm tra sự xuất hiện các tập tin lạ. Người quản trị hệ thống nên có thói quen đặt tên tập theo mẫu nhất định để dễ dàng phát hiện tập tin lạ. Dùng các lệnh Ls-l để kiểm tra thuộc tính Setuid và Setgid đối với những tập tinh đáng chú ý, đặc biệt là các tập tin Scripts.

4. Kiểm tra thời gian thay đổi trên hệ thống, đặc biệt là các chương trình Login, Sh hoặc các

Scripts khởi động ...

5. Kiểm tra hiệu năng của hệ thống: Sử dụng các tiện ích theo dõi tài nguyên và các tiến trình đang hoạt động trên hệ thống như Ps hoặc Top ...

6. Kiểm tra hoạt động của các dịch vụ hệ thống cung cấp: Một trong các mục đích tấn công là làm cho tê liệt hệ thống (hình thức tấn công DoS). Sử dụng các lệnh như Ps, Pstat, các tiện ích về mạng để phát hiện nguyên nhân trên hệ thống.

7. Kiểm tra truy nhập hệ thống bằng các Account thông thường, đề phòng trường hợp các Âccount này bị truy nhập trái phép và thay đổi quyền hạn mà người sử dụng hợp pháp không kiểm soát được.

9. Kiểm tra các file liên quan đến cấu hình mạng và dịch vụ như /etc/inetd.conf; bỏ các dịch vụ không cần thiết; đối với những dịch vụ không cần thiết chạy dưới quyền Root thì không chạy bằng các quyền yếu hơn; ví dụ Fingerd chỉ chạy với quyền Nobody.

10. Kiểm tra các phiên bản của Sendmail, /bin/mail, ftp, fingerd; tham gia các nhóm tin về

bảo mật để có thông tin về lỗ hổng của dịch vụ sử dụng

Cách khắc phục: tìm ra lỗ hổng bảo mật trong hệ thống mạng, từ đó có các biện pháp thay đổi chính sách bảo mật tương ứng.

Câu 3. Friewall là gì ưu nhược điểm, các loại

Khái niệm: firewall là rào chắn mà một số cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước lập ra nhằm ngăn chặn người dùng mạng Internet truy cập các thông tin không mong muốn hoặc/và ngăn chặn người dùng từ bên ngoài truy nhập các thông tin bảo mật nằm trong mạng nội bộ.

Ưu điểm:

ChủyếucủaviệcsửdụngFirewallđểbảovệmạngnộibộ.Chophépngườiquản trịmạngxácđịnhmộtđiểm khốngchếngănchặnđểphòngngừatintặc, kẻpháhoại,xâmnhập mạngnộibộ.Cấm khôngchocácloạidịchvụkémantoànravàomạng, đồngthờichốngtrả sự côngkíchđếntừcácđườngkhác.Tínhantoànmạng được củngcốtrênhệ thốngFirewallmà khôngphải phânbốtrêntấtcảmáychủcủamạng.Bảovệnhữngdịchvụ yếukém trongmạng. Firewalldễdànggiám sáttínhantoànmạngvàphátracảnhbảo.Tínhantoàntậptrung.Firewall cóthểgiảmđivấnđềkhônggianđịachỉvàchedấucấutrúccủamạngnộibộ.Tăngcường tính bảomật,nhấnmạnhquyềnsởhữu. Firewallđược sửdụng đểquảnlýlưulượng từmạngrangoài, xây dựngphươngán chống nghẽn.

Nhược điểm:

 Làhạnchếdịchvụcóích,vìđểnângcaotínhantoànmạng,ngườiquảntrị hạnchếhoặcđóngnhiều dịchvụcóíchcủamạng.Khôngphònghộđượcsự tấncôngcủakẻphá hoại trongmạng nội bộ,khôngthể ngăn chăn sự tấn côngthôngquanhững conđườngkhácngoài bứctườnglửa.FirewallInternetkhôngthểhoàntoànphòngngừađượcsựpháttánphầnmềm hoặctệpđã nhiễmvirus.

Các loại Firewall

Firewall lọc gói thường là một bộ định tuyến có lọc. Khi nhận một gói dữ liệu, nó quyết định cho phép qua hoặc từ chối bằng cách thẩm tra gói tin để xác định quy tắc lọc gói dựa vào các thông tin của Header để đảm bảo quá trình chuyển phát IP.

Firewall cổng mạng hai ngăn là loại Firewall có hai cửa nối đến mạng khác. Ví dụ một cửa nối tới một mạng bên ngoài không tín nhiệm còn một cửa nối tới một mạng nội bộ có thể tín nhiệm. Đặc điểm lớn nhất Firewall loại này là gói tin IP bị chặn lại.

Firewall che chắn (Screening) máy chủ bắt buộc có sự kết nối tới tất cả máy chủ bên ngoài với máy chủ kiên cố, không cho phép kết nối trực tiếp với máy chủ nội bộ. Firewall che chắn máy chủ là do bộ định tuyến lọc gói và máy chủ kiên cố hợp thành. Hệ thống Firewall có cấp an toàn cao hơn so với hệ thống Firewall lọc gói thông thường vì nó đảm bảo an toàn tầng mạng (lọc gói) và tầng ứng dụng (dịch vụ đại lý).

Firewall che chắn mạng con: Hệ thống Firewall che chắn mạng con dùng hai bộ định tuyến lọc gói và một máy chủ kiên cố, cho phép thiết lập hệ thống Firewall an toàn nhất, vì nó đảm bảo chức năng an toàn tầng mạng và tầng ứng dụng.

Câu 4. Trình bày hiểu biết của mình về các lỗ hổng và điểm yếu của mạng

Các lỗ hổng bảo mật hệ thống là các điểm yếu có thể tạo ra sự ngưng trệ của dịch vụ, thêm quyền đối với người sử dụng hoặc cho phép các truy nhập không hợp pháp vào hệ thống.

Các loại lỗ hổng bảo mật trên một hệ thống được chia như sau:

Lỗ hổng loại C: cho phép thực hiện các phương thức tấn công theo kiểu từ chối dịch vụ DoS (Dinal of Services). Mức nguy hiểm thấp, chỉ ảnh hưởng chất lượng dịch vụ, có thể làm ngưng trệ, gián đoạn hệ thống, không phá hỏng dữ liệu hoặc chiếm quyền truy nhập.

Lổ hổng loại B: cho phép người sử dụng có thêm các quyền trên hệ thống mà không cần thực hiện kiểm tra tính hợp lệ. Mức độ nguy hiểm trung bình, những lỗ hổng này thường có trong các ứng dụng trên hệ thống, có thể dẫn đến hoặc lộ thông tin yêu cầu bảo mật.

Lỗ hổng loại A: Các lỗ hổng này cho phép người sử dụng ở ngoài cho thể truy nhập vào hệ

thống bất hợp pháp. Lỗ hổng rất nguy hiểm, có thể làm phá hủy toàn bộ hệ thống.

Kẻ phá hoại có thể lợi dụng những lỗ hổng trên để tạo ra những lỗ hổng khác tạo thành một chuỗi những lỗ hổng mới. Để xâm nhập vào hệ thống, kẻ phá hoại sẽ tìm ra các lỗ hổng trên hệ thống, hoặc từ các chính sách bảo mật, hoặc sử dụng các công cụ dò xét (như SATAN, ISS) để đạt được quyền truy nhập. Sau khi xâm nhập, kẻ phá hoại có thể tiếp tục tìm hiểu các dịch vụ trên hệ thống, nắm bắt được các điểm yếu và thực hiện các hành động phá hoại tinh vi hơn.

Câu5. Trình bày hiểu biết về chất lượng dịch vụ QoS

QoS là khái niệm chỉ chất lượng dịch vụ bao gồm các thông số nhằm đánh giá chất lượng dịch vụ viễn thông, bao gồm: trễ, trượt, tỉ lệ mất gói...

Khác với mạng chuyển mạch kênh, trong mạng chuyển mạch gói có rất nhiều các gói tin thuộc các loại dữ liệu khác nhau được lưu chuyển hướng đích trên cùng một kênh truyền. Vì vậy cần phải có cơ chế ưu tiên đối với các dữ liệu thời gian thực như dữ liệu thoại. Ngoài ra mạng chuyển mạch gói sử dụng cơ chế lưu và chuyển tiếp (Store-and-Forward) để truyền thông tin nên gây trễ tại các nút chuyển mạch.

* Trễ (Delay): Trễ là một nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thoại. Mỗi hệ thống truyền thông chỉ cho phép một giới hạn trễ nhất định. Thời gian trễ có thể chấp nhận được trong khoảng từ 200ms đến 400ms. Chất lượng cuộc gọi tốt thì thời gian trễ yêu cầu không quá 200ms. Yêu cầu giảm trễ là rất cần thiết trong hệ thống VoPN để có thể nâng cao chất lượng dịch vụ. Nguyên nhân gây trễ khi truyền thoại qua mạng chuyển mạch gói có thể do:

- Trễ tích lũy hay trễ thuật toán: là trễ do chờ đủ khung dữ liệu để xử lý ở các bộ mã hóa.

- Trễ xử lý: thời gian mã hóa và đóng gói dữ liệu đã mã hóa để truyền qua mạng

- Trễ truyền qua mạng: trễ truyền dữ liệu qua mạng chuyển mạch gói hoặc do các bộ đệm chống Jitter ở phía thu.

Để giảm thiểu trễ, phải tăng tốc độ mạng, năng lực của các bộ xử lý, mã hóa, ngoài ra cần sử dụng các bộ triệt tiếng vọng Echo Canceller.

* Trượt (Jitter): Trượt là sự chênh lệch thời gian đến của các gói tin theo các đường khác nhau từ nguồn đến đích gây ra. Để có thể tái tạo tiếng nói một cách chính xác và trung thực bên thu cần phải loại bỏ Jitter bằng cách sử dụng bộ đệm (Buffer), các gói sau khi nhận sẽ được lưu trong bộ đệm và sẽ được xử lý lần lượt. Dùng bộ đệm sẽ tránh được những thời gian trễ lớn của các gói tin, nhưng làm tăng thời gian trễ trong hệ thống. Thời gian trượt càng lớn thì dung lượng của bộ đệm càng lớn. Bộ đệm càng lớn thì thời gian trễ gây ra càng tăng. Vì vậy việc tính toán dung lượng của bộ đệm thích hợp đối với từng hệ thống là rất cần thiết sao cho tránh được trượt mà thời gian trễ không làm giảm chất lượng của hệ thống.

* Mất gói (Packet Loss): Không thể đảm bảo tất cả các gói tin đều đến đích an toàn và đúng thứ tự, nhất là trong mạng IP. Các gói tin có thể bị mất khi mạng bị quá tải hay trong trường hợp nghẽn mạng hoặc do đường kết nối không đảm bảo. Yêu cầu chất lượng dịch vụ tỉ lệ mất gói là nhỏ hơn 10%. Do hạn chế của thời gian trễ nên các giao thức vận chuyển không liên kết giải quyết vấn đề này. Để duy trì chất lượng thoại ở mức chấp nhận được hoặc truyền lại các gói tin bị mất, hoặc thay thế các gói tin mất bằng các khoảng im lặng. Để nâng cao độ tin cậy của đường truyền cần tăng tốc độ kênh truyền, tăng dung lượng hệ thống thiết bị truyền dẫn (sử dụng các mạng tiên tiến như mạng Frame Relay, ATM).

Câu 6. Trình bày khái quát về đặc trưng cơ bản của đường truyền: băng thông, thông lượng, suy hao

Các khái niệm

Băng thông (Bandwidth): Băng thông của một đường truyền là miền tần số giới hạn thấp và tần số giới hạn cao, tức là miền tần số mà đường truyền đó có thể đáp ứng được. Ví dụ băng thông của cáp thoại từ 400 đến 4000 Hz, có nghĩa là nó có thể truyền các tín hiệu với tần số từ 400 đến

4000 chu kỳ/giây. Băng thông của cáp phụ thuộc vào chiều dài của cáp. Cáp ngắn băng thông cao và ngược lại. Vì vậy khi thiết kế lắp đặt cáp, chiều dài cáp sao cho không vượt qua giới hạn cho phép, vì có thể xẩy ra lỗi trong quá trình truyền.

Thông lượng (Throughput) Thông lượng của đường truyền là số lượng các bit (chuỗi bit) được truyền đi trong một giây. Hay nói cách khác là tốc độ của đường truyền dẫn. Ký hiệu là bit/s hoặc bps. Tốc độ của đường truyền phụ thuộc vào băng thông và độ dài của nó. Một mạng LAN Ethernet tốc độ truyền 10 Mbps và có băng thông là 10 Mbps.

Suy hao (Attenuation): Là độ đo sự suy yếu của các tín hiệu trên đường truyền. Suy hao phụ thuộc vào độ dài của cáp, cáp càng dài thì suy hao càng cao. Khi thiết kế cáp cũng rất cần quan tâm đến giới hạn chiều dài cho phép của từng loại cáp.

Câu 7. Trình bày cấu trúc kiểu điểm - điểm

Đường truyền nối từng cặp node lại với nhau theo một hình học xác định. Một kênh truyền vật lý sẽ được thiết lập giữa 2 node có nhu cầu trao đổi thông tin. Chức năng các node trung gian: tiếp nhận, lưu trữ tạm thời và gửi tiếp thông tin sang node tiếp theo khi đường truyền rỗi. Cấu trúc điểm- điểm gọi là mạng lưu và gửi tiếp (Store -  and - Forward).

Ưu điểm là ít khả năng đụng độ thông tin (Collision). Nhược điểm của nó là hiệu suất sử dụng đường truyền thấp. Chiếm dụng nhiều tài nguyên, độ trễ lớn, tiêu tốn nhiều thời gian để thiết lập đường truyền và xử lý tại các node. Vì vậy tốc độ trao đổi thông tin thấp.

Câu 8. Trình bày kiểu quảng bá

Tất cả các node cùng truy nhập chung trên một đường truyền vật lý. Một thông điệp được truyền đi từ một node nào đó sẽ được tất cả các node còn lại tiếp nhận và kiểm tra địa chỉ đích trong thông điệp có phải của nó hay không. Cần thiết phải có cơ chế để giải quyết vấn đề đụng độ thông tin (Collision) hay tắc nghẽn thông tin trên đường truyền trong các mạng hình BUS và hình RING.

Các mạng có cấu trúc quảng bá được phân chia thành hai loại: quảng bá tĩnh và quảng bá động phụ thuộc vào việc cấp phát đường truyền cho các node. Trong quảng bá động có quảng bá động tập trung và quảng bá động phân tán.

Quảng bá tĩnh: Chia thời gian thành nhiều khoảng rời rạc và dùng cơ chế quay vòng (Round Robin) để cấp phát đường truyền. Các node có quyền được truy nhập khi đến cửa thời gian của nó.

Quảng bá động tập trung: Một thiết bị trung gian có chức năng tiếp nhận yêu cầu liên lạc và cấp phát đường truyền cho các node. Kiểu cấp phát này giảm được tối đa thời gian chết của đường truyền, hiệu suất kênh truyền cao, nhưng thiết kế phức tạp và khó khăn.

Quảng bá động phân tán: Không có bộ trung gian, các node tự quyết định có nên hay không nên truy nhập đường truyền, phụ thuộc vào trạng thái của mạng.

Câu 9. Thế nào là giao thức? vai trò của giao thức trong truyền thông

Khái niệm: Các thực thể của mạng muốn trao đổi thông tin với nhau phải bắt tay, đàm phán về một số thủ tục, quy tắc... Cùng phải “nói chung một ngôn ngữ”. Tập quy tắc hội thoại được gọi là giao thức mạng (Protocols).

Vai trò:

Đóng gói: Trong quá trình trao đổi thông tin, các gói dữ liệu được thêm vào một số thông tin điều khiển, bao gồm địa chỉ nguồn và địa chỉ đích, mã phát hiện lỗi, điều khiển giao thức... Việc thêm thông tin điều khiển vào các gói dữ liệu được gọi là quá trình đóng gói (Encapsulation). Bên thu sẽ được thực hiện ngược lại, thông tin điều khiển sẽ được gỡ bỏ khi gói tin được chuyển từ tầng dưới lên tầng trên.

Phân đoạn và hợp lại: Mạng truyền thông chỉ chấp nhận kích thước các gói dữ liệu cố định. Các giao thức ở các tầng thấp cần phải cắt dữ liệu thành những gói có kích thước quy định. Quá trình này gọi là quá trình phân đoạn. Ngược với quá trình phân đoạn bên phát là quá trình hợp lại bên thu. Dữ liệu phân đoạn cần phải được hợp lại thành thông điệp thích hợp ở tầng ứng dụng (Application). Vì vậy vấn đề đảm bảo thứ tự các gói đến đích là rất quan trọng. Gói dữ liệu trao đổi giữa hai thực thể qua giao thức gọi là đơn vị giao thức dữ liệu PDU (Protocol Data Unit).

Điều khiển liên kết: Trao đổi thông tin giữa các thưc thể có thể thực hiện theo hai phương thức: hướng liên kết (Connection - Oriented) và không liên kết (Connectionless). Truyền không liên kết không yêu cầu có độ tin cậy cao, không yêu cầu chất lượng dịch vụ và không yêu cầu xác nhận. Ngược lại, truyền theo phương thức hướng liên kết, yêu cầu có độ tin cậy cao, đảm bảo chất lượng dịch vụ và có xác nhận. Trước khi hai thực thể trao đổi thông tin với nhau, giữa chúng một kết nối được thiết lập và sau khi trao đổi xong, kết nối này sẽ được giải phóng.

Giám sát: Các gói tin PDU có thể lưu chuyển độc lập theo các con đường khác nhau, khi đến đích có thể không theo thứ tự như khi phát. Trong phương thức hướng liên kết, các gói tin phải được yêu cầu giám sát. Mỗi một PDU có một mã tập hợp duy nhất và được đăng ký theo tuần tự. Các thực thể nhận sẽ khôi phục thứ tự các gói tin như thứ tự bên phát.

Điều khiển lưu lượng liên quan đến khả năng tiếp nhận các gói tin của thực thể bên thu và số lượng hoặc tốc độ của dữ liệu được truyền bởi thực thể bên phát sao cho bên thu không bị tràn ngập, đảm bảo tốc độ cao nhất. Một dạng đơn giản của của điều khiển lưu lượng là thủ tục dừng và đợi (Stop-and Wait), trong đó mỗi PDU đã phát cần phải được xác nhận trước khi truyền gói tin tiếp theo. Có độ tin cậy cao khi truyền một số lượng nhất định dữ liệu mà không cần xác nhận. Kỹ thuật cửa sổ trượt là thí dụ cơ chế này. Điều khiển lưu lượng là một chức năng quan trọng cần phải được thực hiện trong một số giao thức.

Điều khiển lỗi là kỹ thuật cần thiết nhằm bảo vệ dữ liệu không bị mất hoặc bị hỏng trong quá trình trao đổi thông tin. Phát hiện và sửa lỗi bao gồm việc phát hiện lỗi trên cơ sở kiểm tra khung và truyền lại các PDU khi có lỗi. Nếu một thực thể nhận xác nhận PDU lỗi, thông thường gói tin đó sẽ phải được phát lại.

Đồng bộ hoá: Các thực thể giao thức có các tham số về các biến trạng thái và định nghĩa trạng thái, đó là các tham số về kích thước cửa sổ, tham số liên kết và giá trị thời gian. Hai thực thể truyền thông trong giao thức cần phải đồng thời trong cùng một trạng thái xác định. Ví dụ cùng trạng thái khởi tạo, điểm kiểm tra và huỷ bỏ, được gọi là đồng bộ hoá. Đồng bộ hoá sẽ khó khăn nếu một thực thể chỉ xác định được trạng thái của thực thể khác khi nhận các gói tin. Các gói tin không đến ngay mà phải mất một khoảng thời gian để lưu chuyển từ nguồn đến đích và các gói tin PDU cũng có thể bị thất lạc trong quá trình truyền.

Địa chỉ hoá: Hai thực thể có thể truyền thông được với nhau, cần phải nhận dạng được nhau. Trong mạng quảng bá, các thực thể phải nhận dạng định danh của nó trong gói tin. Trong các mạng chuyển mạch, mạng cần nhận biết thực thể đích để định tuyến dữ liệu trước khi thiết lập kết nối.

Câu 10. Chức năng của router

Một thiết bị cung cấp các liên kết tại tầng mạng được gọi là một bộ định tuyến (Router). Chức năng chủ yếu của một Router là liên kết các mạng khác nhau về vật lý và chuyển đổi các gói tin từ một mạng này sang một mạng khác, quyết định đường đi của các gói tin đến node đích. à chống nghẽn mạng

Hiện nay một số thiết bị modem, switch wifi đều tích hợp chức năng của router nhưng những chức năng đó không chuyên sâu.

Câu 11. Trình bày nguyên tắc truyền thông đồng tầng

Để truyền thông đồng tầng, gói tin khi chuyển xuống qua các tầng sẽ được bổ sung thêm vào phần đầu bằng thông tin điều khiển của tầng. Việc thêm Header vào đầu các gói tin khi đi qua mỗi tầng trong quá trình truyền dữ liệu được gọi là quá trình Encapsulation. Quá trình bên nhận sẽ diễn ra theo chiều ngược lại, khi đi qua các tầng, gói tin sẽ tách thông tin điều khiển thuộc nó trước khi chuyển dữ liệu lên tầng trên.

Đơn vị dữ liệu được sử dụng trong các tầng bao gồm

- Thông tin điều khiển giao thức PCI (Protocol Control Information): Thông tin được thêm vào đầu các gói tin trong quá trình hoạt động truyền thông của các thực thể. Ký hiệu N_PCI là thông tin điều khiển tầng N.

- Đơn vị dữ liệu dịch vụ SDU (Service Data Unit): Là đơn vị dữ liệu truyền thông giữa các tầng kề nhau. Ký hiệu N_SDU là đơn vị dữ liệu truyền từ tầng (N+1) xuống tầng N chưa thêm thông tin điều khiển.

- Đơn vị dữ liệu giao thưc PDU (Protocol Data Unit) : Đơn vị dữ liệu giao thức tầng. Ký hiệu PDU = PCI + SDU, nghĩa là đơn vị dữ liệu giao thức bao gồm thông tin điều khiển PCI được thêm vào đầu đơn vị dữ liệu dịch vụ SDU.

Câu 12. Trình bày quan hệ giữa dịch vụ và giao thức

Mỗi một lớp giao thức có hai đặc trưng: đặc trưng dịch vụ và đặc trưng giao thức. Đặc trưng dịch vụ là các tham số dịch vụ trong các hàm nguyên thủy. Thông qua các tham số dịch vụ mà các tầng ở trên có thể giao tiếp với đồng tầng trong hệ thống khác. Đặc trưng giao thức bao gồm: Khuôn dạng PDU, các tham số dịch vụ sử dụng cho mỗi một loại PDU và phương thức hoạt của thực thể giao thức.

Dịch vụ và giao thức là những khái niệm khác nhau. Một dịch vụ là một tập các các thao tác của các thực thể (thủ tục..) của tầng cung cấp dịch vụ cho các hoạt động các thực thể của tầng trên kề nó. Dịch vụ tầng được định nghĩa trong suốt đối với đối tượng sử dụng dịch vụ. Ngược lại, một giao thức là một tập các quy tắc, quy ước về kết nối, ngữ nghĩa, định dạng, ý nghĩa của khung, gói hoặc bản tin… được các thực thể đồng tầng đàm phán, thương lượng với nhau. Các thực thể sử dụng giao thức để thực hiện sự xác định các dịch vụ.

Câu 13. Trình bày các quan hệ của dịch vụ hướng liên kết

a. Dịch vụ hướng liên kết (Connection Oriented): Các dịch vụ và giao thức trong các mô hình hệ thống mở thực hiện truyền thông 3 giai đoạn theo thứ tự thời gian như sau:

Thiết lập liên kết: Một kênh logic được thiết lập giữa các thực thể đồng tầng của hai hệ thống khác nhau. Chúng sẽ đàm phán, thương lượng với nhau về tập các tham số và sử dụng các tham số này như thế nào trong quá trình truyền số liệu.

Truyền dữ liệu: Dữ liệu được truyền giữa hai tầng đồng tầng theo cơ chế kiểm soát và quản lý quá trình truyền dữ liệu, thực hiện việc ghép kênh, cắt hợp dữ liệu... bảo đảm được thứ tự truyền, phát hiện lỗi, kiểm soát luồng dữ liệu, phát hiện tắc nghẽn thông tin...nhằm tăng cường độ tin cậy cao và hiệu suất truyền.

Giải phóng liên kết: Sau khi kết thúc quá trình truyền dữ liệu, các tài nguyên của hệ thống được cấp phát cho quá trình thiết lập liên kết và truyền dữ liệu sẽ được giải phóng, sẵn sàng cấp phát cho liên kết tiếp theo.

Câu 14 trình bày tổng quát mô hình kiến trúc TCP IP

            TCP/IP (Transmission Control Protocol/Internet Protocol) là chồng giao thức cùng hoạt động nhằm cung cấp các phương tiện truyền thông liên mạng. Năm 1981, TCP/IP phiên bản 4 (IPv4) được hoàn thành và sử dụng phổ biến trên máy tính sử dụng hệ điều hành UNIX, trở thành một trong những giao thức cơ bản của hệ điều hành Windows 9x. Năm 1994, một phiên bản mới IPv6 được hình thành trên cơ sở cải tiến những hạn chế của IPv4.

Câu 15. Trình bày chức năng mô hình  TCP IP

Tầng ứng dụng (Process/Application Layer): Ứng với các tầng Session, Presentation và Aplication trong mô hình OSI. Tầng ứmg dụng hỗ trợ các ứng dụng cho các giao thức tầng Host to Host. Cung cấp giao diện cho người sử dụng mô hình TCP/IP. Các giao thức ứng dụng gồm TELNET(truy nhập từ xa), FTP (truyền File), SMTP (thư điện tử),.......

Tầng vận chuyển Host to Host: Ưng với tầng vận chuyển (Transport Layer) trong mô hình OSI, tầng Host to Host thực hiện những kết nối giữa hai máy chủ trên mạng bằng 2 giao thức: giao thức điều khiển trao đổi dữ liệu TCP (Transmission Control Protocol) và giao thức dữ liệu người sử dụng UDP (User Datagram Protocol).Giao thức TCP là giao thức kết nối hướng liên kết (Connection - Oriented) chịu trách nhiệm đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy cao trong việc trao đổi dữ liệu giữa các thành phần của mạng, tính đồng thời và kết nối song công (Full Duplex). Khái niệm tin độ cậy cao nghĩa là TCP kiểm soát lỗi bằng cách truyền lại các gói tin bị lỗi. Giao thức TCP cũng hỗ trợ những kết nối đồng thời. Nhiều kết nối TCP có thể được thiết lập tại một máy chủ và dữ liệu có thể được truyền đi một cách đồng thời và độc lập với nhau trên các kết nối khác nhau. TCP cung cấp kết nối song công (Full Duplex), dữ liệu có thể được trao đổi trên một kết nối đơn theo 2 chiều. Giao thức UDP được sử dụng cho những ứng dụng không đòi hỏi độ tin cậy cao.

Tầng mạng (Internet Layer):Ưng với tầng mạng (Network Layer) trong mô hình OSI, tầng mạng cung cấp một địa chỉ logic cho giao diện vật lý mạng. Giao thức thực hiện của tầng mạng trong mô hình DOD là giao thức IP kết nối không liên kết (Connectionless), là hạt nhân hoạt động của Internet. Cùng với các giao thức định tuyến RIP, OSPF, BGP, tầng tầng mạng IP cho phép kết nối một cách mềm dẻo và linh hoạt các loại mạng "vật lý" khác nhau như: Ethernet, Token Ring, X.25... Ngoài ra tầng này còn hỗ trợ các ánh xạ giữa địa chỉ vật lý (MAC) do tầng Network Access Layer cung cấp với địa chỉ logic bằng các giao thức phân giải địa chỉ ARP (Address Resolution Protocol) và phân giải địa chỉ đảo RARP (Reverse Address Resolution Protocol). Các vấn đề có liên quan đến chuẩn đoán lỗi và các tình huống bất thường liên quan đến IP được giao thức ICMP (Internet Control Message Protocol) thống kê và báo cáo. Tầng trên sử dụng các dịch vụ do tầng Liên mạng cung cấp.

Tầng tầng truy nhập mạng (Network Access Layer): Tương ứng với tầng Vật lý và Liên kết dữ liệu trong mô hình OSI, tầng truy nhập mạng cung cấp các phương tiện kết nối vật lý cáp, bộ chuyển đổi (Transceiver), Card mạng, giao thức kết nối, giao thức truy nhập đường truyền như CSMA/CD, Tolen Ring, Token Bus..). Cung cấp các dịch vụ cho tầng Internet phân đoạn dữ liệu thành các khung.

Câu 16. Quá trình đóng gói dữ liệu encapsulation ?

Cũng như mô hình OSI, trong mô hình kiến trúc TCP/IP mỗi tầng có một cấu trúc dữ liệu riêng, độc lập với cấu trúc dữ liệu được dùng ở tầng trên hay tầng dưới kề nó. Khi dữ liệu được truyền từ tầng ứng dụng cho đến tầng vật lý, qua mỗi tầng được thêm phần thông tin điều khiển (Header) đặt trước phần dữ liệu được truyền, đảm bảo cho việc truyền dữ liệu chính xác. Việc thêm Header vào đầu các gói tin khi đi qua mỗi tầng trong quá trình truyền dữ liệu được gọi là Encapsulation. Quá trình nhận dữ liệu sẽ diễn ra theo chiều ngược lại, khi qua mỗi tầng, các gói

tin sẽ tách thông tin điều khiển thuộc nó trước khi chuyển dữ liệu lên tầng trên.

Câu 17. Dịa chỉ IP là gì ? trình bày cấu trúc địa chỉ IP

Địa chỉ IP : Mỗi một trạm (Host) được gán một địa chỉ duy nhất gọi là địa chỉ IP. Mỗi địa chỉ IP có độ dài 32 bit được tách thành 4 vùng (mỗi vùng 1 byte), có thể được biểu diễn dưới dạng thập phân, bát phân, thập lục phân hoặc nhị phân. Cách viết phổ biến nhất là dưới dạng thập phân có dấu chấm để tách giữa các vùng.

Địa chỉ IP được chia thành 5 lớp ký hiệu là A, B, C, D, E với cấu trúc mỗi lớp được xác

định. Các bit đầu tiên của byte đầu tiên được dùng để định danh lớp địa chỉ (0-lớp A, 10 - lớp B, 110 - lớp C, 1110 - lớp D, 11110 - lớp E).

- Lớp A cho phép định danh tối đa 126 mạng (byte đầu tiên), với tối đa 16 triệu Host (3 byte còn lại) cho mỗi mạng. Lớp này được dùng cho các mạng có số trạm cực lớn.

- Lớp B cho phép định danh tới 16384 mạng con, với tối đa 65535 Host trên mỗi mạng. Dạng địa chỉ của lớp B: (Network number. Network number.Host.Host).

- Lớp C cho phép định danh tới 2.097.150 mạng và tối đa 254 Host cho mỗi mạng.

- Lớp D dùng để gửi IP Datagram tới một nhóm các Host trên một mạng. Tất cả các số lớn hơn 233 trong trường đầu là thuộc lớp D.

- Lớp E dự phòng để dùng trong tương lai.

Lớp

Bit đặc trưng

Số lượng

Mạng

Số lượng

Host

Biểudiễnbằngsố

Thậpphân

A

0

127

16.777.214

0.1.0.0  ⎯126.255.255.255

B

10

16.383

65.534

128.1.0.0⎯191.255.255.255

C

110

2.097.151

234

192.1.0.0⎯223.255.255.255

D

1110

223.0.0.0⎯239.255.255.255

E

11110

240.0.0.0⎯247.255.255.255

Câu 18. Nêu quá trình thiết lập và kết thúc liên kết TCP ba bước

Thiếtlậpvàhuỷbỏliênkết:TCPlàmộtgiaothứchướng liênkết,tứclàcầnphảithiếtlập mộtliênkếtgiữamộtcặpthựcTCPtrướckhitruyềndữliệu.Saukhiliênkếtđượcthiếtlập, những giátrịcổng(Port)hoạt độngnhư mộtnhận dạng logicđượcsử dụngnhận dạng mạch ảo (VirtualCircuit).Trênkênhảodữliệu đượctruyềnsongcông(FullDuplex).LiênkếtTCPđược duytrìtrongthời giantruyền dữ liệu. Kết thúctruyền, liênkết TCPđượcgiải phóng,cáctài nguyên nhưbộ nhớ,các bảngtrạngthái.. cũng được giảiphóng.

Thiết lậpliênkếtTCP: Đượcthựchiệntrêncơsởphươngthứcbắttaybabước(Tree- WayHandsake):

Bước1:Nhưhình3.7yêucầuliênkếtluônđượctrạm nguồnkhởitạotiếntrìnhbằng cáchgửimộtgóiTCPvớicờSYN=1vàchứagiátrịkhởitạosốtuầntựISNcủaClient.Giá trịISN nàylà mộtsố 4 bytekhông dấuvàđượctăngmỗikhiliênkếtđượcyêucầu(giátrịnày quayvề0khinótớigiátrị232).Trong thông điệpSYNnàycònchứasốhiệucổngTCP của phầnmềmdịchvụ màtiếntrìnhtrạmmuốnliênkết.

Mỗithực thểliênkếtTCPđềucómộtgiátrịISNmới,sốnàyđược tăngtheothờigian. VìmộtliênkếtTCP cócùng sốhiệucổngvàcùng địachỉIPđược dùnglạinhiềulần,dođó việcthayđổigiátrịISNngănkhôngchocácliênkếtdùnglạicácdữliệuđãcũ(Stale)vẫn cònđượctruyềntừ mộtliênkếtcũvàcócùngmộtđịachỉliênkết.

Bước2: KhithựcthểTCPcủaphầnmềmdịch vụnhận đượcthôngđiệpSYN, nó gửilại góiSYNcùng giátrịISNcủanóvàđặtcờACK=1trong trường hợpsẵnsàngnhậnliênkết. Thông điệpnàycònchứagiátrịISNcủatiếntrìnhtrạm trongtrườnghợpsốtuầntựnhậnđể báorằngthựcthểdịchvụ đãnhậnđượcgiátrịISN củatiếntrìnhtrạm.

Bước 3:Tiếntrình trạmtrảlời lạigóiSYNcủathựcthểdịchvụbằngmộtthông báotrả lờiACK.Bằngcáchnày, cácthựcthểTCPtraođổimộtcáchtincậycácgiátrịISNcủanhau vàcóthể bắt đầutraođổidữ liệu. Khôngcó thôngđiệp nàotrongba bướctrênchứabấtkỳdữ liệugì, tấtcảthôngtintraođổiđềunằmtrongphầnHeadercủathôngđiệpTCP.

Kếtthúc liênkết: Khicónhucầu kết thúcliênkếtTCP,ví dụAgửi yêucầukếtthúcliênkết với FIN=1. Vìliên kết TCPlàsongcông(Full-Duplex) nên mặc dùnhận được yêucầukếtthúc liên kếtcủaA, thựcthểBvẫn cóthểtiếp tụctruyềncho đếnkhiBkhôngcònsốliệuđểgửivàthôngbáo cho A bằng yêu cầu kết thúc liên kết vớiFIN=1. Khi thựcthểTCP đã nhận đượcthôngđiệpFINvà saukhiđãgửithôngđiệpFINcủamình,liênkếtTCPthựcsụkếtthúc.Nhưvậycảhaitrạm phải đồngýgiảiphóngliênkếtTCP bằngcáchgửicờFIN=1trướckhichấmdứtliênkếtxẩyra,việcnày bảođảmdữliệukhôngbịthấtlạcdođơnphươngđộtngộtchấmdứtliênlạc.

Truyền vànhậndữliệu Saukhiliênkết đượcthiết lập giữamộtcặp thực thể TCP,cácthực thể truyền dữliệu. Liênkết TCPdữliệu cóthể đượctruyền theo haihướng.Khinhận mộtkhốidữ liệucầnchuyển đitừngười sửdụng,TCPsẽlưu trữtạibộđệm.NếucờPUSTđượcxáclậpthì toànbộdữliệutrongbộđệmsẽđượcgửiđidướidạngTCPSegment.NếuPUSTkhôngđượcxác lậpthì dữliệutrong bộ đệmvẫnchờ gửiđi khi có cơ hội thích hợp.

Bênnhận,dữliệusẽđượcgửivàobộđệm.Nếu dữliệutrongđệmđựợcđánhdấubởi cờ PUSTthìtoànbộdữliệutrongbộđệmsẽđượcgửilênchongười sửdụng.Ngược lại,dữliệuvẫn đượclưu trongbộđệm.Nếu dữ liệu khẩn cần phải chuyển gấp thìcờURGENTđược xáclập và đánh dấudữliệubằngbit URGđể báodữliệukhẩncầnđược chuyểngấp.

Câu 19. Trình bày giao thức IP V6 và phân loại địa chỉ IP V6

Giới thiệu về IPv6

Sự khác nhau đáng kể nhất giữa IPv4 và IPv6 là chiều dài của địa chỉ nguồn và địa chỉ của chúng. Việc chuyển sang sử dụng IPv6 là do ngày càng thiếu về số địa chỉ IP. Giao thức IPv6 này có một không gian địa chỉ lớn hơn so với giao thức IPv4.

iao thức IPv4 sử dụng một địa chỉ nguồn và địa chỉ đích là 32bit. Các địa chỉ này được biểu diễn thành bốn phần. Một địa chỉ IPv4 điển hình có dạng như 192.168.0.1.

Tương phản với IPv4, địa chỉ IPv6 có chiều dài là 128bit. Điều đó cho phép có thể biểu diễn đến 3.4x1038 (340.000.000.000.000.000.000.000.000.000.000.000.0 00) địa chỉ. Có một vài sự khác nhau trong cách biểu diễn địa chỉ của IPv6. Một địa chỉ IPv6 thường được viết thành 8 nhóm, mỗi nhóm gồm có 4 số hex và mỗi nhóm được tách biệt với nhau bằng dấu “:”. Ví dụ như sau thể hiện điều này 2001:0f68:0000:0000:0000:0000:1986:69af.

Bạn đang xem xét địa chỉ mẫu ở trên và nghĩ rằng việc đánh một địa chỉ IPv6 phải rất mất thời gian và công sức? Nhưng không phải như vậy, địa chỉ IPv6 chỉ có thể được viết vắn tắt bằng việc giảm thiểu các số 0. Có hai nguyên tắc phải tuân theo ở đây khi biểu diễn một địa chỉ IP. Đầu tiên, một dãy bốn số 0 liên tục có thể được thay thế bằng hai dấu “::”. Bằng cách đó địa chỉ IPv6 ở trên có thể được viết tắt như sau: 2001:0f68::0000:0000:0000:1986:69af.

Trong ví dụ ở trên, chúng ta chỉ có thể ước lượng một khối các chữ số 0 bởi vì nguyên tắc này phát biểu rằng chỉ có một cặp “::” trong một địa chỉ. Rõ ràng, địa chỉ mà đang ví dụ ở trên vẫn còn rất nhiều chữ số cần phải đánh. Tuy nhiên, nguyên tắc thứ hai sẽ cho phép bạn thực hiện địa chỉ này ngắn hơn. Nguyên tắc thứ hai nói rằng, các số 0 trong một nhóm có thể được bỏ qua. Nếu một khối 4 số bắt đầu của nó là số 0 thì số 0 này có thể được lược bỏ bớt để lại là 3 số 0 trong khối. Nếu khối ba số đó cũng lại bắt đầu với một số 0 đứng đầu thì ta có thể tiếp tục loại bỏ. Và cứ như vậy đến khi gặp số khác 0 trong nhóm thì dừng. Trường hợp nếu 4 số trong nhóm đều là 0 thì số được giữ lại cuối cùng là một số 0. Nếu cứ nói mãi mà không biểu diễn trong ví dụ cụ thể để các bạn dễ theo dõi thì đó là một thiếu sót. Dưới đây là những gì mà chúng ta có thể áp dụng cả hai nguyên tắc đó cho địa chỉ ví dụ:

2001:0f68:0000:0000:0000:0000:1986:69af

2001:f68:000:000:000:000:1986:69af

2001:f68:00:00:00:00:1986:69af

2001:f68:0:0:0:0:1986:69af

2001:f68::1986:69af

Lưu ý rằng trong mỗi dòng, chúng tôi đã lược bỏ bớt một số 0 trong mỗi nhóm. Khi mà các phần còn lại là các con số 0 chúng ta lại có thể áp dụng thay thế 4 số 0 liên tiếp bằng hai dấu “::”. Điều này chỉ có thể thực hiện được nếu bốn số 0 đi liền nhau mà thôi. Nếu không thỏa mãn điều kiện đó thì chúng ta phải để nguyên các số 0.

Sử dụng các địa chỉ IPv6 trong URL

Mặc dù các máy chủ DNS có thể truy cập vào một website bằng cách sử dụng tên miền thay cho sử dụng một địa chỉ IP, nhưng bạn vẫn có thể vào một địa chỉ IP thay cho một phần của một URL. Ví dụ, một website cá nhân sử dụng URL là www.tenmien.com, tương ứng với nó là địa chỉ IP 24.235.10.4. Với địa chỉ IP như vậy, tôi hoàn toàn có thể truy cập vào website bằng cách nhập vào URL: http://24.235.10.4

Hầu hết những người lướt web thường không sử dụng thói quen nhập vào địa chỉ IP. Tuy vậy, việc truy cập theo kiểu này vẫn tồn tại. Điều này đặc biệt đúng với các ứng dụng web riêng lẻ. Khi không liên quan đến một tên miền, một ứng dụng có khả năng tránh được người dùng trái phép dò dẫm và nhảy vào ứng dụng của bạn một cách tình cờ.

Khi một địa chỉ IP được sử dụng thay thế cho một tên miền, thì số cổng đôi lúc được chỉ định như một phần của địa chỉ. Nếu bạn chỉ đơn giản nhập vào sau HTTP:// sau đó là một địa chỉ thì trình duyệt sẽ thừa nhận rằng bạn muốn sử dụng cổng 80. Mặc dù vậy, bạn có thể chỉ định bất kỳ cổng nào để truy cập đến website, ví dụ nếu bạn muốn truy cập đến website www.tenmien.com bằng địa chỉ IP và cụ thể là cổng 80 được sử dụng thì lệnh nên dùng đó là http://24.235.10.4:80

Giao thức IPv6 cũng vậy, nó cũng được sử dụng như một phần của một URL. Nhưng nếu quan tâm đến định dạng IPv6 thì bạn nên lưu ý rằng một địa chỉ IPv6 gồm có rất nhiều dấu “:”. Điều này đã nảy sinh một vấn để khi trình duyệt của bạn xử lý bất cứ những cái gì đó phía sau dấu “:” như một số chỉ thị của cổng. Trong trường hợp đó, các địa chỉ IPv6 được phân biệt bên trong dấu ngoặc khi chúng được sử dụng như một phần của URL. Ví dụ: nếu bạn đã sử dụng địa chỉ IPv6 mẫu trong một URL thì nó sẽ giống như thế này:

Error! Hyperlink reference not valid.

Giống như có thể chỉ định số của cổng với địa chỉ IPv4, bạn cũng có thể chỉ định số cổng khi sử dụng địa chỉ IPv6. Số cổng phải đi sau cùng một định dạng bắt buộc như khi sử dụng IPv4. Và ở bên ngoài các dấu ngoặc. Ví dụ, nếu bạn muốn truy cập vào website tại địa chỉ IPv6 mẫu trên theo cổng 80 thì URL nhập vào sẽ như sau:

Error! Hyperlink reference not valid.

Một số dạng địa chỉ IPv6

Địa chỉ không xác định

Địa chỉ không xác định có dạng 0:0:0:0:0:0:0:0 . Địa chỉ này không thực sự được

gán cho Interface nào. Một Host khi mới khởi tạo có thể sử dụng địa chỉ này là địa chỉ nguồn trước khi được cấp địa chỉ thực. Địa chỉ này không bao giờ được làm địa chỉ đích của gói tin.

Địa chỉ Loopback

Địa chỉ Loopback có dạng 0:0:0:0:0:0:0:1 . Node có thể dùng địa chỉ này để gửi

gói tin cho chính nó. Do đó, một gói tin mang địa chỉ Looback không bao giờ ra khỏi Node đó.

Địa chỉ IPv6-embedded-IPv4

Loại địa chỉ này được sử dụng trong cơ chế Automatic Tunneling, một cơ chế sử

dụng trong quá trình chuyển đổi từ IPv4 lên IPv6 . Địa chỉ loại này cấu tạo bởi Prefix 96 bit 0, 32 bit còn lại lấy từ một địa chỉ IPv4 hoàn chỉnh. Khi Node IPv6 truyền thong với nhau qua Automatic Tunneling, địa chỉ IPv4 của Tunneling sẽ được tách ra từ địa chỉ IPv4-embedded-IPv6, (cơ chế này sẽ được trình bày ở phần sau).

.

Ngoài ra còn có một dạng thứ hai của loại địa chỉ IPv6 này gọi là IPv4-mapped

IPv6. Địa chỉ IPv6 này cũng mang thông tin về địa chỉ IPv4.

Phân bổ địa chỉ IPv6

Với kích thước 128 bit, IPv6 có một không gian địa chỉ khổng lồ. Tuy nhiên,

không phải toàn bộ các địa chỉ này đều được sử dụng. Để làm tăng hiệu quả của việc sử dụng địa chỉ và tăng hiệu quả định tuyến. Các hệ thống mạng thường được thiết kế theo mô hình phân cấp. IPv6 cũng tỏ ra phù hợp với xu hướng này với khả năng cấp của mình. Các cấp phân biệt nhau bởi định dạng Prefix FP (Format Prefix). FP được phân bố như sau:

Theo sự phân bổ này, có một phần địa chỉ dành cho NSAP, một phần dành cho

địa chỉ IPX. Phần còn lại sẽ được dự trữ dành cho tương lai. Những phần này có thể được dùng để mở rộng khoảng địa chỉ đang sử dụng (Ví dụ cấp cho các ISP mới thành lập hoặc cấp cho các tổ chức có nhu cầu).

Để quản lý và phân bổ không gian địa chỉ một cách có hiệu quả, các nhà thiết

kế giao thức IPv6 đã đưa ra hai cơ chế cấp phát địa chỉ như sau:

Cơ chế cấp phát chung

Rút kinh nghiệm từ việc phân bổ địa chỉ của IPv4, các nhà thiết kế IPv6 đã xây

dựng một cơ chế phân bổ địa chỉ hoàn toàn mở, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sửa đổi một vài điểm như cấu trúc các loại địa chỉ hoặc mở rộng một số loại địa chỉ trong tương lai. Điều này hoàn toàn phù hợp với một giao thức đang trong giai đoạn phát triển và ngày càng được hoàn thiện.

Phân loại địa chỉ IPv6 không chỉ để cung cấp đầy đủ các dạng khuôn mẫu và

dạng Prefix. Điều này không những cho phép các Host nhận dạng ra loại địa chỉ, mà còn cho phép Host có thể ứng xử khác nhau đối với mỗi loại địa chỉ. Ví dụ với địa chỉ có Prefix FE80::/16, Host sẽ nhận ra đây là địa chỉ Link-local, chỉ dùng để kết nối các Host trong cùng mạng. Hoặc đối với địa chỉ có Prefix 3FFE::/16 Host sẽ hiểu đây là địa chỉ của mạng 6BONE cung cấp.

Cấp phát địa chỉ theo nhà cung cấp

Theo cấu trúc bảng phân bổ địa chỉ ở trên, một trong số nhựng loại địa chỉ quan

trong nhất là dạng địa chỉ Global Unicast. Dạng địa chỉ này cho phép xác định một

Interface trên mạng Internet (mạng IPv6) có tính duy nất trên toàn cầu. Ý nghĩa của nó cũng giống địa chỉ Global IPv4 hiện nay. Không gian địa chỉ Global Unicast khá lớn, do đó, các nhà thiết kế IPv6 đã quy hoạch địa chỉ theo các cấp nhà cung cấp dịch vụ. Cơ chế cấp phát này đã được trình bày trong mục “Global Unicast Address”.

Cách viết địa chỉ IPv6

Địa chỉ IPv6 chiều dài 128 bit nên vấn đề nhớ địa chỉ là hết sức khó khăn. Nếu

viết thông thường như địa chỉ IPv4 thì mỗi địa chỉ IPv6 chia làm 16 nhóm theo cơ số 10. Do đó các nhà thiết kế đã chọn cách viết 128 bit thành 8 nhóm theo cơ số 16, mỗi nhóm ngăn cách nhau bởi dấu hai chấm (“:”).

Ví dụ: FE80:BA96:4367:BFFA:6784:3213:BAAC:ACDE.

Điểm thuận lợi của ký hiệu Hexa là gọn gàng và tường minh. Tuy nhiên, cách

viết này cũng gây không ít khó khăn cho những nhà quản trị mạng.

Một cách làm cho đơn giản hơn là quy tắc cho phép viết tắt. IPv6 trong giai

đoạn đầu phát triển, các địa chỉ IPv6 chưa được sử dụng nhiều, nên phần lớn các bit trong cấu trúc địa chỉ là 0.

Một cải tiến đầu tiên là cho phép bỏ qua những số 0 đứng trước mỗi thành phần

hệ 16, có thể viết 0 thay vì viết 0000. Ví dụ: với block 0008, ta có thể viết 8. với block 0800, ta có thể viết 800. Qua cách viết này, ta có thể có cách viết ngắn gọn hơn.

Ví dụ: 1080:0:0:0:8:800:200c:417A.

Ngoài ra còn có một quy tắc khác cho phép rút gọn, đó là quy ước về cách viết

dấu hai chấm đôi (Double-colon). Trong một địa chỉ, một nhóm liên tiếp các số 0 có thể được thay thế bởi dấu hai chấm đôi. Ví dụ ta có thể thay thế nhóm 0:0:0 trong Ví dụ trước bởi “::”. Ta có 1080::8:800:200c:417A..

Từ địa chỉ viết tắt này, ta có thể viết lại địa chỉ chính xác ban đầu nhờ quy tắc

sau: căn trái các số bên trái của dấu “::” trong địa chỉ, sau đó căn phải tất cả các số

bên trái của dấu “::” và đều lấy tất cả bằng 0.

Ví dụ: FEDC:BA98::7654:3210 =>FEDC:BA98:0:0:0:0:7654:3210.

FEDC:BA98:7654:3210::=>FEDC:BA98:7654:3210:0:0:0:0 .

::FEDC:BA98:7654:3210=>0:0:0:0:FEDC:BA98:7654:3210 .

Quy ước về cách sử dụng dấu “::”chỉ được dùng duy nhất một lần trong mỗi địa

chỉ IPv6.

Ví dụ: 0:0:0:BA98:7654:0:0:0 có thể được viết thành ::BA98:7654:0:0:0 hoặc

0:0:0:BA98:7654:: Trường hợp ::BA98:7654:: là không hợp lệ vì hệ thống sẽ không xác định được địa chỉ IPv6 chính xác.

Có một trường hợp đặc biệt cần lưu ý. Đối với loại địa chỉ IPv4-embedded IPv6

được hình thành bằng cách gán 96 bit 0 vào trước một địa chỉ IPv4. Để hạn chế khả năng nhầm lẫn trong việc chuyển đổi giữa ký hiệu chấm thập phân trong IPv4 với chấm thập lục phân trong IPv6. Các nhà thiết kế IPv6 cũng thiết lập một cơ chế để giải quyết vấn đề này.

Ví dụ: với một địa chỉ IPv4 10.0.0.1. Địa chỉ IPv4-embedded IPv6 có dạng

0:0:0:0:0:0:A00:1, ta vẫn có thể giữ nguyên chấm thập phân của phần cuối. Trong

trường hợp này, viết địa chỉ lại dưới dạng ::10.0.0.1 .

Câu 20. Trình bày phương pháp token bus và token ring

Mạng Token ring

Ngoài Ethernet LAN một công nghệ LAN chủ yếu khác đang được dùng hiện nay là Token Ring. Nguyên tắc của mạng Token Ring được định nghĩa trong tiêu chuẩn IEEE 802.5. Mạng Token Ring có thể chạy ở tốc độ 4Mbps hoặc 16Mbps. Phương pháp truy cập dùng trong mạng Token Ring gọi là Token passing. Token passing là phương pháp truy nhập xác định, trong đó các xung đột được ngǎn ngừa bằng cách ở mỗi thời điểm chỉ một trạm có thể được truyền tín hiệu. Điều này được thực hiện bằng việc truyền một bó tín hiệu đặc biệt gọi là Token (mã thông báo) xoay vòng từ trạm này qua trạm khác. Một trạm chỉ có thể gửi đi bó dữ liệu khi nó nhận được mã không bận.

1) Hoạt động của Token ring.

- Token ring bao gồm một số lượng các repeater, mỗi repeater được kết nối với 2 repeater khác theo một chiều truyền dữ liệu duy nhất tạo thành một vòng khép kín.

- Để một ring có thể hoạt động được thì cần phải có 3 chức năng đó là: chức năng đưa dữ liệu vào ring, lấy dữ liệu từ ring và gỡ bỏ gói tin, các chức năng này được thực hiện bởi các repeater.

- Trong ring các dữ liệu được đóng gói thành các frame. trong đó có một trường địa chỉ đích. khi gói tin đi qua các repeatert thì trường địa chỉ sẽ được copy xuống. và so sánh với đại chỉ của trạm, nếu giống nhau thì phần còn lại của frame sẽ được copy và gói tin tiếp tục được gởi đi.

- Việc gỡ bỏ một gói tin trong ring thì phức tạp hơn so với dạng bus. Để gỡ bỏ các gói tin ta có hai cách để lựa chọn.

   • Cách thứ nhất là sử dụng một repeater chuyên làm nhiệm vụ gỡ bỏ các gói tin nó được xác định rõ địa chỉ.

   • Cách thứ hai các gói tin được gỡ bỏ bàng chính trạm gởi gói tin đó.

Thông thường vẫn thường dùng cách thứ hai vì có hai ưu điểm đó là tạo ra một cơ chế trả lời tự động hai là có thể truyền một gói tin đến nhiều trạm đích.

Token bus network

Nguyên lý:

- Để cấp phát quyền truy nhập đường truyền cho cá trạm đang có nhu cầu truyền dữ liệu,một thẻ bài được lưu chuyển trên một vòng logic thiết lập bởi các trạm đó. - Thẻ bài là đơn vị dữ liệu đặc biệt dùng để cấp phát quyền truyền dữ liệu. - Các đối tượng có nhu cầu truyền dữ liệu sẽ "bắt tay" với nhau tào thành 1 vòng logic và thẻ bài sẽ được lưu truyền trong vòng logic này. - Sau khi truyền xong data hoặc hết thời gian cầm thẻ bài thì thẻ bài được chuyển sang trạm kế tiếp trong vòng logic. => phương pháp truy nhập có điều khiển.

Vấn đề quan trọng là phải duy trì được vòng logic bằng việc thực hiện các chức năng :

- Bổ sung một trạm vào vòng logic : các trạm nằm ngoài vòng logic cần được xem xét định kỳ để nếu có nhu cầu truyền dữ liệu thì bổ sung vào vong logic. - Loại bỏ một trạm khỏi vòng logic : khi một trạm không còn nhu cầu truyền dữ liệu cần loại bỏ ra khỏi vòng logic để tối ưu hoá việc điều khiển truy nhập bằng thẻ bài - Quản lý lỗi : một số lỗi có thể xảy ra như trùng địa chỉ,"đứt vòng"... - Khởi tạo vòng logic : khi cài đặt mạng hoặc sau " đứt vòng " , cần phải khởi tạo vòng.

Câu 21. Nêu thành phần mạng internet và đặc điểm của mạng internet

Các thành phần mạng internet bao gồm:

Các máy tính cá nhân, máy tính server, các thiết bị mạng, thiết bị kết nối các máy tính với nhau.

Đặc điểm mạng internet:

-         Là mạng toàn cầu

-         Nhiều máy tính liên kết với nhau tạo thành mạng

-         Có thể chia sẻ giữa các máy trạm, máy chủ

-         Tốc độ kết nối nhanh, và phạm vi kết nối rộng (toàn cầu)

Câu 22. Trình bày cấu trúc khung internet

Các chuẩn Ethernet đều hoạt động ở tầng Data Link trong mô hình 7 lớp OSI vì thế đơn vị dữ liệu mà các trạm trao đổi với nhau là các khung (frame). Cấu trúc khung Ethernet như sau:

Hình 1: Cấu trúc gói tin Ethernet

Các trường quan trọng trong phần mào đầu sẽ được mô tả dưới đây: 

preamble: trường này đánh dấu sự xuất hiện của khung bit, nó luôn mang giá trị 10101010. Từ nhóm bit này, phía nhận có thể tạo ra xung đồng hồ 10 Mhz.

SFD (start frame delimiter): trường này mới thực sự xác định sự bắt đầu của 1 khung. Nó luôn mang giá trị 10101011.

Các trường Destination và Source: mang địa chỉ vật lý của các trạm nhận và gửi khung, xác định khung được gửi từ đâu và sẽ được gửi tới đâu. 

LEN: giá trị của trường nói lên độ lớn của phần dữ liệu mà khung mang theo.

FCS mang CRC (cyclic redundancy checksum): phía gửi sẽ tính toán trường này trước khi truyền khung. Phía nhận tính toán lại CRC này theo cách tương tự. Nếu hai kết quả trùng nhau, khung được xem là nhận đúng, ngược lại khung coi như là lỗi và bị loại bỏ.

Câu 23. Nêu các chuẩn internet 100Mbps

Câu 24. ISDN là gì trình bày đặc điểm ?

Khái niệm cơ bản của ISDN

ISDN là gì?

Mạng số đa dịch vụ tích hợp ISDN là một tập các giao thức chuẩn được định nghĩa bởi tổ chức chuẩn quốc tế về Viễn thông ITU-T (CCITT), các giao thức này được tiếp nhận như những chuẩn cho các nhà cung cấp dịch vụ trên toàn thế giới.

ISDN tương thích với hệ thống mạng thoại truyền thống, trên một đôi dây đồng thông thường có thể truyền tải các tín hiệu thoại và phi thoại đồng thời. Nó là mạng số hoàn hảo cho tất cả các ứng dụng và thiết bị hoạt động dựa trên tín hiệu số.

Sự khác nhau cơ bản giữa mạng ISDN và mạng thoại truyền thống là số và tương tự. Với mạng ISDN tín hiệu được truyền dưới dạng các bít nhị phân. Hơn nữa, nó có thể truyền nhiều luồng bít của các tín hiệu khác nhau tại cùng một thời điểm, điều đó cho phép mạng cung cấp đến người dùng nhiều ứng dụng mà mạng thoại truyền thống PSTN rất hạn chế.

ISDN phục vụ cho tất cả các loại hình thông tin như thoại, số liệu, âm thanh chất lượng cao, truyền hình, tín hiệu truyền trên mạng dưới dạng số tốc độ cao.

ISDN có thể sử dụng nhiều thiết bị và nhiều số điện thoại trên cùng một đường dây. Nó cho phép tối đa đến 8 máy thoại, fax hoặc máy tính có thể liên kết trên một kênh ISDN băng tần cơ sở (BRI ~ 2B+D ~ 128+16Kbps) và có thể đặt cho 8 số khác nhau.

Một kênh cơ sở BRI có thể hỗ trợ đến 2 cuộc gọi đồng thời, có thể là thoại, fax hoặc kết nối PC thông qua một kênh ISDN.

Từ một kênh số ISDN, người dùng có thể thiết lập một cuộc gọi đến máy tương tự trên mạng PSTN và ngược lại. Cả hai mạng được liên kết bằng các tổng đài của nhà cung cấp dịch vụ, tương tự như vậy với kết nối giữa mạng ISDN và mạng di động.

Ứng dụng cho ISDN

Mạng số đa dịch vụ tích hợp sử dụng chính đôi dây cáp đồng của đường dây điện thoại truyền thống trước đây vẫn chỉ dùng kết nối một kênh thoại. ISDN có thể thực hiện nhiều kết nối trên đôi dây này tại cùng một thời điểm với tốc độ cao. Các ứng dụng bao gồm: Voice, Fax, Data, và email đồng thời; hội nghị truyền hình giá thấp; quảng bá từ xa và truyền audio chất lượng cao.

Mạng ISDN đưa đến cho người dùng kênh tốc độ như thế nào?

Có hai dạng kênh chính được hỗ trợ trong ISDN

Kênh tốc độ cơ sở BRA (Basic Rate Access)

Ðược cung cấp thông qua một kênh giao diện tốc độ cơ sở

Kênh này có thể gọi là kênh giao diện S0

Có 2 kênh người dùng có thể sử dụng đồng thời

Tốc độ kết nối tối đa 144Kbps (2B + D)

Tốc độ này được chọn do các công ty điện thoại lắp đặt

Kênh tốc độ sơ cấp PRA (Primary Rate Access)

Ðược cung cấp thông qua một kênh giao diện tốc độ sơ cấp

Kênh này có thể gọi là kênh giao diện S2

Có thể sử dụng đồng thời 30 kênh khác nhau (chuẩn Châu Âu) hoặc 23 kênh (chuẩn Bắc Mỹ, Nhật bản...)

Tốc độ tối đa 2048Kbps (E1: 30B + D) với chuẩn Châu Âu và 1536Kbps với chuẩn Bắc Mỹ và Nhật bản.

Kênh này thường được cài đặt cho các đường tốc độ cao đến thiết bị trước khách hàng.

Thông thường tốc độ cơ sở sử dụng cho các trạm thông tin ở xa hoặc văn phòng nhỏ, kênh sơ cấp sử dụng cho các Server lớn đặt tại trung tâm phục vụ truy cập từ xa, fax Server hoặc PBX cỡ vừa hoặc văn phòng cỡ lớn. Hiện tại hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ Internet ISP sử dụng kênh PRI cung cấp kết nối tương tự và ISDN cho các thuê bao

Các dịch vụ ISDN

Mạng ISDN cung cấp 2 loại hình dịch vụ chính :

Dịch vụ mạng

Dịch vụ mạng thực hiện chuyển giao giữa người dùng và mạng

Ví dụ: thiết lập cuộc gọi và kết thúc cuộc gọi

Dịch vụ mạng định nghĩa cách mà người dùng và mạng tương tác qua lại nhằm mục đích quản lý các kết nối

Người dùng có thể sử dụng các dịch vụ mạng để yêu cầu mạng thực hiện các chức năng như thiết lập và xoá cuộc gọi, chuyển giao cuộc gọi đến người dùng khác và một số các chức năng khác.

Chức năng này được xem như báo hiệu

Dịch vụ chuyển tải (Bearer)

Dịch vụ này thực hiện chuyển dữ liệu giữa hai người dùng

Ví dụ: thông tin thoại hoặc fax được mã hoá thành các dòng bit

Dịch vụ chuyển tải thực hiện các chức năng cuộc gọi mà người dùng đang thực hiện

Các dịch vụ bao gồm thoại, fax, kết nối modem và Internet.

Nói rộng hơn có hai loại hình dịch vụ chuyển tải :

§ Dữ liệu có cấu trúc (Structured Data): thông tin truyền trên dịch vụ này được quản lý dễ dàng bởi mạng, tín hiệu thoại là một ví dụ của dạng này. Do mạng nhận biết được kết nối, do vậy nó có thể chuyển dữ liệu sang tín hiệu tương tự trong trường hợp cuộc gọi được kết nối đến một máy thoại tương tự .

§ Dữ liệu không có cấu trúc (Unstructured Data): dạng của dữ liệu không được nhận biết qua mạng, nhưng được nhận biết qua hai người dùng tại các điểm đầu cuối của dịch vụ.

Như vậy

+ Dịch vụ chuyển tải cung cấp kết nối giữa các người dùng qua mạng

+ Dịch vụ mạng cung cấp điều khiển và báo hiệu giữa người dùng và mạng

+ Mạng ISDN cung cấp 2 kênh tốc độ chính: BRI và PRI

+ Kênh cơ sở BRI cung cấp 2 kênh người dùng

+ Kênh sơ cấp PRI cung cấp 30 kênh hoặc 23 kênh người dùng

Câu 25. Trình bày công nghệ DSL trên mạng cáp đồng

Công nghệ đường dây thuê bao số DSL cho phép tận dụng miền tần số cao truyền tín hiệu tốc độ cao trên đôi dây cáp đồng thông thường. Modem DSL biến đổi tín hiệu của người sử dụng như tín hiệu điện thoại, tín hiệu truyền hình, dữ liệu... thành các tín hiệu phù hợp với đường truyền DSL, có cấu trúc dữ liệu riêng, mã đường dây riêng và một số tín hiệu điều khiển nhất định của mạng. Đường dây thuê bao số được sử dụng đầu tiên với mạng số tích hợp đa dịch vụ ISDN (Integrated Services Digital Network) truyền số liệu giữa các đầu cuối. Nhiều phiên bản DSL sau này được thiết kế từ thực tế ISDN DSL. Các thế hệ DSL sau được cải thiện rất nhiều về công suất, cách thức hoạt động, khả năng cung cấp dịch vụ… Kỹ thuật DSL cho phép truyền chế độ song công đối xứng và bất đối xứng.

Phân chia tần số: Phổ tần cáp đồng từ 0 đến 1,1 Mhz được chia thành các khoảng tấn số để sử dụng cho các dịch vụ như sau:

- Từ 0 kHz đến 4 kHz: dùng cho điện thoại và các dịch vụ dữ liệu băng tần thấp.

- Từ 0 kHz đến 80 kHz: khoảng tần số dùng cho ISDN.

- Từ 80 kHz đến 94 kHz: đảm bảo sự an toàn phổ tấn thoại và đường lên của ADSL.

- Từ 94 kHz đến 106 kHz: khoảng tần số dùng cho đường lên của ADSL.

- Từ 106 kHz đến 120 kHz: an toàn phổ tần đường lên và xuống của ADSL.

- Từ 120 kHz đến 1,1 MHz: khoảng tần số dùng cho đường xuống của ADSL.

Việc phân tách phổ tần giữa thoại và ADSL cũng như giữa đường xuống và đường lên của ADSL được thực hiện nhờ bộ lọc Spilitter (bộ lọc này ngăn cản cả dòng DC không cho vào modem ADSL).

Câu 26. Trình bày giao thức X.25

X25 định nghĩa chuẩn giao diện giữa các thiết bị đầu cuối số liệu của người sử dụng DTE (Data Terminal Equipment) với thiết bị kết cuối kênh dữ liệu DCE (Data Circuit Terminating). X25 có chức năng vừa điều khiển giao diện DTE/DCE vừa thực hiện chức năng truyền dữ liệu giữa DTE với node của mạng chuyển mạch gói. Các mạng X.25 cung cấp các lựa chọn cho chuyển mạch ảo hoặc cố định. X.25 cung cấp các dịch vụ tin cậy cũng như điều khiển luồng dữ liệu từ node tới node (End to End).

Các mạng X25 có tốc độ tối đa 64 Kbps. Tốc độ này thích hợp với các tiến trình truyền thông chuyển giao tệp và các thiết bị đầu cuối có lượng lưu thông lớn. Tuy nhiên với tốc độ như vậy không thích hợp với việc cung cấp các dịch vụ đòi hỏi từ 1 Mbps trở lên. Vì vậy các mạng.

X25 không hấp dẫn khi cung cấp các dịch vụ ứng dụng LAN trong môi trường WAN. Năm 1976, CCITT công bố khuyến nghị loại X về giao thức X25 trong các mạng chuyển mạch gói công cộng

X25 hoạt động trên 3 tầng: tầng vật lý, tầng liên kết dữ liệu và tầng mạng.

Câu 27. Trình bày hoạt động của giao thức X.25

X25 hoạt động dựa trên cơ sở kênh cố định PVC (Permanent Virtual Chanel) và kênh ảo chuyển mạch SCV (Switch Virtual Chanel). PCV thay thế chức năng cho kênh liên kết điểm-điểm cố định giữa các thiết bị đầu cuối. Sử dụng loại kênh này, giao diện có hiệu quả hơn nhờ sự liên kết được đảm bảo và không bị trễ cuộc gọi. SVC sử dụng tối đa sự mềm dẻo linh hoạt của chuyển mạch gói trong thực tế.

Hoạt động của X25 theo các giai đoạn: giai đoạn thiết lập kênh ảo, giai đoạn trao đổi thông tin và giai đoạn giải phóng kênh ảo. Ngay sau khi thiết lập kênh ảo, một thông báo tóm tắt của cấu trúc gói tin sẽ được node nguồn gửi đi đến node đích. Nếu chấp nhận, node đích sẽ hiển thị và thông báo lại cho node nguồn. Đường truyền song hướng được thiết lập. Giai đoạn trao đổi dữ liệu: Node nguồn gửi khung thông tin, node đích sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lý của khung thông qua các bit FCS. Nếu không hợp lý thì loại bỏ khung và gửi thông báo lại cho node nguồn biết, yêu cầu truyền lại. Nếu khung là hợp lý thì node này tiếp tục các thủ tục truyền gửi khung tới node tiếp theo trong mạng, đồng thời thông báo lại cho node nguồn biết là đã nhận được thông tin. Node nguồn sau khi đã nhận được thông báo âm từ node đích, tiếp tục gửi gói tin tiếp theo...Sau khi kết thúc, kênh ảo sẽ được giải phóng.

Như vậy hoạt động của X25 cho phép sử dụng một cách có hiệu quả kênh thông tin liên kết giữa người sử dụng và các node mạng. Các thủ tục của tầng mạng đảm bảo trao đổi thông tin có tỷ lệ lỗi bit thấp, với xác suất lớn các gói tin được gửi tới đích không có lỗi, đúng thứ tự, điều này rất cần thiết đối với các đường truyền có độ tin cậy không cao.

Câu 28. Mô hình pppoE RFC 2516

Câu 29. VOIP là gì nêu các thành phần chư yếu của VOIP ?

VoIP là mô hình truyền thoại sử dụng giao thức IP Internet Protocol. VoIP là một công nghệ hấp dẫn nhất hiện nay. Các chuẩn giao thức của VoIP được đưa ra bởi ITU_T (International Telecomunication Union), ITMC (International Multimedia Telecommunications Consortium) và IETF (Internet Engineering Task Force).

* Các thành phần chủ yếu của VoIP gồm có:

- Internet Protocol IP: Định danh địa chỉ các thiết bị và định tuyến các gói tin lưu chuyển mạng. Các gói IP có phần Header 20 Bytes.

- Các chuẩn nén tín hiệu thoại : Chuyển đổi tín hiệu Analog - Digital và nén tín hiệu.

- Chuẩn H.323 hoặc SIP: Thiết lập cuộc gọi

- Real Time Transport Protocol (RTP): Quản lý các kết nối End to End để giảm thiểu mất gói và trễ.

Câu 30. Mạng chuyển mạch khung, cấu hình tổng quát mạng frame relay ?

Những năm cuối của thế kỷ XX các hệ thống viễn thông sử dụng công nghệ cáp quang có độ tin cậy cao, đảm bảo tốc độ và chất lượng truyền dẫn, giảm thiểu tình trạng nghẽn mạch và tỉ lệ lỗi dữ liệu. Các giao thức trước đây cho mạng chuyển mạch gói đặc tả các thủ tục quản lý lưu lượng, quản lý tắc nghẽn và xử lý lỗi, đảm bảo tính thống nhất, toàn vẹn thông tin trên đường truyền đã trở nên phức tạp, cồng kềnh, làm giảm thông lượng.

Frame Relay ra đời như là một công nghệ kế thừa những đặc điểm ưu việt của mạng chuyển mạch gói như tính tin cậy, mềm dẻo, khả năng chia sẻ tài nguyên. Đồng thời hạn chế tối đa thủ tục kiểm soát, hỏi đáp.. không cần thiết gây ra độ trễ lớn. Nó cho phép tận dụng các ưu thế về tốc độ truyền tải và tính ổn định của công nghệ truyền dẫn, thỏa mãn nhu cầu dịch vụ tốc độ cao, sử dụng nhiều thông lượng mạng diện rộng WAN trên đó truyền tải một lượng lớn dữ liệu với nhiều định dạng khác nhau.

Công nghệ Frame Relay tích hợp tính năng dồn kênh tĩnh và chia sẻ công nghệ X.25. Dữ liệu được tổ chức thành các khung có độ dài không cố định được đánh địa chỉ tương tự như X.25. Tuy nhiên, khác với X.25, Frame Relay loại bỏ hoàn toàn các thủ tục ở tầng 3 trong mô hình OSI. Chỉ một số chức năng chính ở tầng 2 được thực hiện. Vì vậy tốc độ truyền trong mạng Frame Relay cao hơn nhiều so với X.25 và mạng Frame Relay được gọi là mạng chuyển mạch gói tốc độ cao.

Cấu hình tổng quát mạng frame relay

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top