Chap 11
Chap 11
Vũ Phong thứ 3, năm 536, chí hạ nóng bức.
Trường Xuân điện
Người ở trên long ỷ, ngự trên đài cao vọng trọng, bách quan tiến vào chầu như thường lệ.
– Nước ta sau khi chiếm được Mạc, Tề, quốc khố đã hụt đi không ít. Trẫm ban chỉ, thứ sử các châu khuyến nông, khuyến thương. Cả nước không để bất kì mảnh đất nào bỏ không. Nông dân nộp thuế bằng lúa thóc, thương nhân nộp thuế bằng bạc trắng. Tăng cường giao thương với các nước. Mở niềm hòa hiếu, giản giải hỏa khí.
– Hoàng Thượng vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế.
– Khởi bẩm Hoàng Thượng, Lai châu và Từ châu năm nay xảy ra hạn nặng. Thứ Sử đứng đầu mỗi châu đã dân tấu, xin viện ngân – hộ bộ thượng thư bước ra bẩm báo.
– Hoàng Thượng, Lai, Từ, hai châu này là đất Mạc cũ. Lần này Hoàng Thượng có thế đích thân chẩn tai ắt sẽ khiến tứ phương tử minh hết lòng kính trọng – Quân Vân, lại bộ thị lang, bước ra tâu.
– Thái phó, ái khanh nghĩ sao? – người kính trọng mời thái phó Quân Lĩnh cũng như là lão sư của mình góp phần ý.
– Khởi bẩm Hoàng Thượng, thần cảm thấy lời của Quân thị lang nói quả đúng. Hoàng Thượng lần này nếu có thể xa giá đến vùng nạn, nạn dân ắt sẽ thập phần cảm kích – Quân thái phó đáp.
– Hoàng Thượng tam tư. Khởi bẩm Hoàng Thượng, Ân quý nhân chỉ cần đôi tháng là sẽ lâm bồn, hài tử là huyết mạch liên giao hai nước, thần cho rằng Hoàng Thượng nên lưu tại cung trung, an tâm Ân quý nhân, an tâm đại Lý – một văn quan bước ra tâu.
– Khanh là đại học sĩ Hàn Lâm Viện mà trẫm đích thân sắc phong, khanh lại có thể giữa triều đường buông những lời như vậy. Há chẳng phải bôi nhọa mắt nhìn của trẫm? – người nắm chặt tay ghế đầu rồng – Khanh nghĩ đại Biện ta lúc này còn sợ đại Lý? Ý trẫm đã quyết, lệnh hộ bộ trích ba vạn bạc chẩn tai, ba vạn thạch lúa tiếp ứng nạn dân. Lệnh Trung doanh đô đốc Lâm Duẫn Nhi cùng một vạn trung doanh cấm quân, lệnh Vĩ đô vương, lệnh hộ bộ, công bộ thị lang theo sa giá của trẫm. Lúc trẫm không tại cung, Hoàng Hậu sẽ thay trẫm quản lý mọi chính sự, ý của Hoàng Hậu tức là ý của trẫm, Phiêu kỵ tướng quân Quyền Phúc Toàn được quyền tiền trảm hậu tấu kẻ dã tâm làm loạn triều cương, chống đối Hoàng Hậu chấp chính.
– Hoàng Thượng tam tư. Hậu cung không được can chính! – một văn quan khẩn thiết tấu.
– Việc trong triều đường được Hoàng Hậu can thiệp chẳng lẽ còn ít? Tấu chương chính sự Hoàng Hậu phê chuẩn còn chưa nhiều? Các khanh gia còn chưa tin tưởng được bậc mẫu nghi thiên hạ mà đích thân trẫm đã chọn lựa? Ý trẫm đã quyết, kẻ còn nhũng loạn triều cương, trảm!
...
Tháng 8 trời thu, đoàn sa giá của người cũng đã về đến nơi. Chuyến chẩn tai lần này sắp xếp rất ổn thỏa. Cả chặng đường không lọt nổi một bóng hắc y. Bách tín nhận được long ân của người liền dần dà nguôi ngoai nỗi vong quốc, thiên hạ tứ phương càng dõi mắt trong nhìn vào những tấc đất mà người có trách nhiệm gánh vác.
Ngày người về thì cũng là vài hôm sau khi Ân quý nhân hạ sinh hoàng duệ. Người cũng chẳng mảy may ngó đến, vừa hồi cung liền đến Tiêu Phòng điện của Mỹ Anh.
– Mỹ Anh – người bước nhanh vào, không ngại đông người, liền ôm chầm lấy cơ thể nữ nhân mà mình yêu thương – ta thật nhớ nàng, thật nhớ nàng.
Nàng không nói, chỉ dùng hành động thay lời. Cái ôm của nàng càng chặt, nàng muốn cảm nhận được hơi ấm, cơ thể, mùi hương của người. Hơn hai tháng ròng, một mình nàng đơn chăn chiếc bóng, nàng thật nhớ người.
Là yêu bao sâu, bao đậm để khiến nỗi tương tư cứ đêm đêm hành hạ, khiến bản thân đều chẳng thể để mắt đến ai? Dân gian đồn đại, đế vương đi đến đâu là trêu hoa ghẹo nguyệt, là hậu cung đong đầy, con cháu ắp bể. Người quả thật gặp rất nhiều mỹ nữ nhưng tiếc thay, người chẳng thể yêu ai khác ngoài nàng. Người đã yêu nàng nhiều đến nhường nào, chỉ có người biết...
Là rất nhiều...
– Nàng ốm quá! Không phải đã dặn đừng lao lực quá – người nhìn nàng lòng đau xót – Mấy tháng nay có bất kì ai làm khó nàng không? Dương nhi đâu rồi? Dương nhi dạo này sức khỏe như thế nào?
– Thiếp ổn, không sao cả. Không có chàng ở đây nhưng chàng đã để lại bao nhiêu người bảo vệ thiếp. Nào là tổng quản thị vệ, nào là phụ tử Quyền tướng, nào là phụ tử Quân thái phó, làm sao thiếp có bề gì được. Dương nhi rất khỏe mạnh, vẫn đang bập bẹ tiếng nói. Tiểu Huyền mang Dương nhi đến đây
Tiểu Huyền bế Dương nhi còn trong chăn đến. Hài nhi bụ bẫm, đôi má hồng hào nhìn thấy mà người như cảm nhận được niềm hạnh phúc tuyệt trần. Hài nhi mở mắt. Đôi mắt trong sáng đến không một vẩn đục.
– Ph ph phụ phụ hoàng – Dương nhi bập bẹ tiếng nói.
Người nghe con mình gọi, dù không phải lần đầu nhưng bao tháng không nghe thấy, lòng lại vô vàn xuyến xao.
– Thiếp cùng Dương nhi rất nhớ người.
Đợi nàng nói hết, người liền một nhịp ôm lấy nàng của Dương nhi vào lòng.
Hai người này chính là điều mà người trân quý nhất.
– Người.
Lời nàng bỏ lửng khi nhìn thấy vẻ cau mày của người.
Người thật sự không muốn nghe câu nói này của nàng.
– Ta nghe nói Ân quý nhân đã lâm bồn vào ngày 15 tháng này, là một hoàng nam.
– Phải, đứa bé rất kháu khỉnh. Chỉ mới được vài ngày tuổi
– Kim Hiệu An. Hàm ý là cái an bình to lớn. Ta muốn hài tử có thể sống an nhàn cả
Người nói đến đây rồi chững lại. Chỉ có người biết đứa bé này sinh ra vì mục đích gì. "Hiệu An" "Hiệu An" gạt được người, gạt được đời nhưng người không gạt được mình. Người một tay rắp đặt sinh mệnh cho hài tử, một sinh mệnh của một quân cờ... Một quân cờ há có thể an lành cả đời?
...
Người khởi giá đến Tiêu Dương điện. Từ hôm Ân quý nhân nhập cung, người chẳng bao giờ đến đây. Sự xuất hiện của bậc đế vương tại đây khiến nội thị tại cung một phen hết vía.
Người bước vào trong, Hạo Mi nằm trên giường, bên cạnh là Hiệu An. Tiến lại gần, sự trong sáng trong đáy mắt của hài tử khiến người không khỏi xót lòng.
– Thần thiếp tham kiến Hoàng Thượng. Thần thiếp – Hạo Mi gượng mình cố dậy
– Trẫm biết ái phi mới sinh. Trẫm miễn cho lễ.
Người vẫn như vậy, thật xa cách, thật lạnh lùng với Hạo Mi. Lỗi không tại Hạo Mi, lỗi tại Kim Thái Nghiên người chẳng thể yêu ai khác ngoài Hoàng Mỹ Anh.
– Tạ ơn Hoàng Thượng.
– Tạ ơn trẫm?
– Tạ ơn người đã ban cho thần thiếp một người thân – Hạo Mi nhìn lấy Hiệu An – người thân duy nhất của thần thiếp.
– Không cần như vậy. Hiệu An cũng là hài tử của trẫm.
– Thần thiếp nghĩ, chúng ta không cần phải diễn tiếp vở kịch này nữa – Hạo Mi nằm xuống, ngẩng đầu nói với người – Hoàng Thượng dù thế nào cũng như vậy lạnh lùng với thần thiếp. Thần thiếp không trách Hoàng Thượng vì đổi lại là y, y cũng sẽ như vậy. Ngoài nữ nhân mình yêu, chẳng bao giờ lén nhìn nữ nhân khác.
– Y?
– Phải. Y. Y đối với thần thiếp cũng như Hoàng Thượng đối với Hoàng Hậu nương nương vậy. Lúc đầu đến đại Biện ngoài nỗi đau chia lìa còn có sự an bình của đại Lý, thần thiếp không thể cư xử lãnh đạm với Hoàng Thượng, chỉ có thể giả vờ câu dẫn.
– Ái phi mạnh dạn nói như vậy, không sợ trẫm trị tội nàng?
– Bởi vì Hoàng Thượng là bậc đế vương duy nhất trong thiên hạ có tấm lòng nhân hậu và cũng vì y không có tại Biện cung.
– Trông ái phi quả thật không ngại chết.
– Thần thiếp không sợ chết. So với nỗi đau chia lìa xa cách, chết vạn phần tốt đẹp hơn. Nhưng thần thiếp không thể chết, thần thiếp phải sống vì bách tín đại Lý. Hoàng Thượng, giữa chúng ta không có gì ngoài người chơi cờ và quân cờ. Thần thiếp chỉ mong trong những thì thần mà thần thiếp còn sống có thể hảo hảo chăm sóc Hiệu An. Hoàng Thượng người yên tâm, mật thám của đại Lý, thần thiếp biết cách nào để xử lý. Hoàng Thượng có thể tháo lớp mặt nạ của mình xuống...
...
Nghe xong lời của Hạo Mi, người trên đường về Hồng Loan điện không khỏi bần thần. Người không nhìn thấu được tâm can của Hạo Mi. Rốt cuộc, nàng ta đang trù tính việc gì? Người không biết. Người chỉ biết ánh mắt của Hạo Mi tha thiết, ánh mắt của Hiệu An trong vắt.
Trong một lúc không rõ là thì thần nào, người đã tự vấn liệu bản thân đã còn giữ được nhẫn tâm lúc đầu...
Dù khoác lên long bào hay tố y, Kim Thái Nghiên người cũng chỉ là Kim Thái Nghiên, một con người thiện lương, nhân hậu. Những mưu tính trong hoàng quyền đòi hỏi một điều mà Thái Nghiên không có, đó chính là sự tàn nhẫn.
Đế vương không có tàn nhẫn, đế vương có thể là đế vương?
...
Ngày 20 tháng 8 Vũ Phong thứ 4, năm 537
Giữa thu gió se.
Hoàng Hậu đại Biện lâm bồn song thai, sinh một tam hoàng nữ kháu khỉnh Kim Hiệu Lý, một tứ hoàng nam ưu tứ Kim Hiệu Dư. Cả nước rộn ràng ăn mừng, khắp Biện cung cũng giăng đầy đèn hồng.
Đầy tháng của hai hoàng tự còn linh đình hơn cả. Người mở tiệc chiêu đãi trăm quan cả đêm lẫn ngày.
...
Vũ Phong thứ 8, năm 541, đại hoàng nam Kim Hiệu Dương, bảy tuổi, tự chọn tổ chức lễ định phận. Trong lễ Hiệu Dương chọn lấy phận nam tử. Thái Nghiên phong Hiệu Dương đại hoàng tử.
Đại hoàng tử thông minh lanh lợi, bốn tuổi đã thuộc được tứ thư ngũ kinh, là môn đệ đắc lực của Phiêu Kỵ tướng quân Quyền Phúc Toàn và Thái Phó Quân Lĩnh.
Vài tháng sau, tam hoàng nữ Kim Hiệu Lý, năm tuổi, cùng nhị hoàng nam Kim Hiệu An, sáu tuổi, tự chọn tổ chức lễ định phận. Trong lễ Hiệu Lý và Hiệu An chọn lấy phận nam tử, Thái Nghiên liền phong Hiệu An nhị hoàng tử và Hiệu Lý tam hoàng tử.
Hiệu Lý có phần thông tuệ hơn Hiệu Dương, bốn tuổi đã thuộc làu kinh sử, rèn luyện võ nghệ, được bách quan trong triều ai nấy đều khen ngợi.
Hiệu An thì hiền hòa, tuy không thông minh bằng Hiệu Dương và Hiệu Lý nhưng thiện tâm chân thật khiến mọi người đều phải đối xử tốt với y. Y lại thích thơ ca, thích cái đẹp phong cảnh. Mỗi khi người có chuyện khó, Hiệu An liền biết cách dùng thơ từ khiến người khuây khỏa.
Vào lễ mừng hai vị hoàng tự đã tự chọn phận nam tử, hoàng tộc ăn mừng, bách quan cũng được triệu vào cung thiết yến.
Trong buổi thiết yến thì cũng là lúc kế hoạch của Thái Nghiên bắt đầu.
Người cùng nàng ngồi trên long tọa của Trường Xuân điện. Cánh tả là bốn hoàng tự của người, cánh hữu là Ân quý nhân, bên dưới là bách quan.
Mọi người nâng rượu chúc mừng, lúc này nàng khẽ nhìn và nói:
– Chàng định như vậy thật?
– Nếu bây giờ không hành sự, sau này khi chiến dịch thống nhất nổ ra, Dịch Thao là một hiểm họa – nói với nàng xong rồi người quay sang nhìn Tú Anh đang đứng bên cạnh – Hành động.
Chốc chốc sau một đám hắc y nhân tiến vào điện. Thị vệ từ các hướng xông vào, co cum bảo vệ người cùng gia quyến.
– Bảo vệ Hoàng Thượng! – Tú Anh hô lên giương kiếm – Sát!
Người ở trên đài cao, lấy thân che chắn cho nàng, hai tay co cụm bảo vệ bốn hài tử còn non nớt.
– Phụ hoàng, nhi thần sợ – Hiệu An nhìn lên người, đôi mắt trong veo ấy chưa bao giờ thất bại trong việc làm người mềm lòng.
– Không sao, có phụ hoàng tại, không có ai sẽ làm hại được con – người khụy gối xuống, xoa đầu Hiệu An.
– An nhi yên tâm. Hoàng huynh được Quyền tướng quân dạy võ, hoàng huynh sẽ bảo vệ đệ – Hiệu Dương mạnh dạng vỗ ngực.
– Nhị ca yên tâm, có đệ ở đây, đệ cùng đại ca sẽ bảo vệ nhị ca – Hiệu Lý cười cười nhìn Hiệu An.
Rồi ba hài tử kháu khỉnh lại nhìn nhau gật đầu như đã ngầm thỏa thuận gì đó.
Hai bên giao chiến kịch liệt. Thị vệ cùng đám hắc y nhân giao đấu hồi lâu cuối cùng do chênh lệch quá lớn về lực lượng, hắc y nhân đã thất thế.
Xác của hắc y nhân cùng thị vệ nằm la liệt dưới thềm, thị vệ chỉ còn giữ lại được vài tên còn sống.
Tú Anh bắt lấy một tên, áp giải đến trước mặt người.
– Mau khai, kẻ nào là chủ mưu! – Tú Anh hét.
– Hoàng Thượng khai ân, Hoàng Thượng khai ân – hắn run sợ, lẩy bẩy cuối đầu – Là Dịch đại tư mã đã sai tiểu nhân! Hoàng Thượng tiểu, nhân cũng là thân bất do kỷ.
– Hoàng Thượng, lão thần không có! – Dịch Thao tức đến đỏ mặt, liền quỳ xuống – Lão thần một mực trung quân. Nào có cớ sự này. Hoàng Thượng minh tra, minh tra.
– Dịch tư mã, khanh là nguyên lão triều thần. Khanh thật khiến trẫm cùng tiên đế thất vọng – người đứng trên đài cao, tay chắp sau hông tặc lưỡi.
– Hoàng Thượng, lão thần không có. Hoàng Thượng minh tra!
– Người đâu lôi tên này ra trảm lập huyết, gia quyến tước tịch, đày ra biên ải.
– Tuân mệnh.
– Hoàng Thượng, Hoàng Thượng, Hoàng Thượng ! – lão không ngừng gào thét khi bị lôi đi, thậm chí là khi khuất bóng cũng nghe được tiếng vang của lão.
Cuối cùng, triệu cục đại Biện cũng có ngày lặng gió.
...
Người cùng nàng trở về Tiêu Phòng điện nghỉ ngơi. Trước khi hạ sàn, Hiệu Lý chạy đến.
– Nhi thần tham kiến phụ hoàng, mẫu hậu – Hiệu Lý quỳ xuống hành lễ.
– Miễn lễ – người phất tay rồi kéo Hiệu Lý lại ngồi vào lòng mình – Lý nhi có sự tìm phụ hoàng?
– Phải ạ.
– Vậy Lý nhi tìm phụ hoàng có việc gì? – người nhẹ nhàng xoa đầu y.
– Phụ hoàng, nhi thần cảm thấy Dịch tư mã có hàm oan – y nói theo suy nghĩ ngây ngô của mình – tự cổ, tử sĩ thề chết không phản chủ. Dịch tư mã lại là người có danh vọng trong triều, tự thân thu nhận tử sĩ không phải là không thể. Huống chi việc này là thích vương, Dịch tư mã tại sao lại dùng những kẻ ham sống sợ chết?
– Lý nhi con rất tinh tế tuy nhiên đối với chính trường con còn non kém – người nhìn sâu vào đôi mắt tò mò của y – Không phải ai cũng sẽ trả giá cho đúng việc sai mà mình đã làm vì không phải ai làm việc xấu đều để lại vết nhơ dễ dàng bị nắm thóp. Kẻ làm quân không phải đi đều tra bằng chứng đúng, sai mà là dùng tâm nhìn, dùng trí nhìn rồi định đoạt. Bắt nghịch tặc gánh một tội danh mà hắn không phạm với hình phạt tương đương cho tội danh hắn đã gây ra nhưng lại chưa có bằng chứng chứng thực. Há cũng không phải là sai. Ác nhân nào rồi cũng bị trừng trị, không vì tội danh này, cũng sẽ là tội danh khác.
Thái Nghiên cười rồi nói tiếp.
– Trị quốc cũng chính là phải mềm dẻo, không quá cứng nhắc khuôn khổ. Cũng giống như việc bắt một kẻ xấu vậy, thà dùng mọi cách để bắt được hắn còn tốt hơn để hắn tiêu diêu bên ngoài vì không đủ bằng cớ.
– Dùng lý lẽ để bắt người nhưng bắt người lại không bằng lý lẽ?
– Lý lẽ thước đo không phải là công cụ. Công cụ là của con người, vị nhân mà biến.
– Nhi thần hiểu rồi. Nhi thần xin phép cáo lui – Hiệu Lý hiểu được liền gật gù rời khỏi.
– Hổ phụ sinh hổ tử – nàng cười rồi ngả vào vai của người.
– Hiệu Dương có khí chất của mãnh tướng, Hiệu An có khí thơ tao nhã, Hiệu Lý có khí thế quân vương và Hiệu Dư có khí ngọc yêu kiều. Nàng nói xem, ta có phải tốt mệnh?
Nàng không trả lời chỉ gật gù. Người cũng không nói chỉ nghĩ về những gì mình vừa nói.
Đã từ khi nào người xem Hiệu An là thân sinh cốt nhục? Từ khi nào người đã chân tâm vứt bỏ niệm cũ? Hiệu An dù không phải là con người nhưng tình phụ tử không chỉ dừng ở huyết thống. Người thương Hiệu An là thật. Thương đến nỗi không nỡ sát hại thân phụ của y hay để phụ tử họ chia lìa. Nhưng sự thật này đâu thể chôn vùi mãi mãi, trừ khi ...
...
Hồng Loan điện:
– Hoàng Thượng, Thiếu úy Tiêu Dương điện cầu kiến – Tiểu Tru Tử khẽ thông truyền.
– Truyền.
– Nô tài Thần Vị Chi bái kiến Hoàng Thượng. Hoàng Thượng vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế – một thân giáp phục màu đen, mũ trụ với lông mao trắng quỳ xuống hành lễ.
– Bình thân. Các ngươi lui ra hết trừ Vị Chi.
– Tuân mệnh.
Mọi vấn đề nan giải của người chính là ở đây, Thần Vị Chi, thân phụ của Hiệu An.
Không.
Cái khó của người không nằm ở chỗ tình thương của người dành cho Hiệu An hay là sự hiện diện của Thần Vị Chi mà là sự lương thiện của người.
Sự lương thiện quá mức của bậc đế vương.
Người từng học và cũng đã hiểu, đế vương không được phép mềm lòng, không được lương thiện. Người có thể dứt khoát với kẻ ác nhưng với người vô tội, người chẳng thể xuống tay được.
– Nô tài xin được từ quan hồi hương – Vị Chi nói.
Người nhìn Vị Chi, nhìn thật kĩ những trù tính nhưng cái mà người nhìn được chính là cái vĩ đại của người làm cha, cái trung hiếu của kẻ làm thần.
– Nô tài biết bản thân là sự nghi kị của Hoàng Thượng. Hoàng Thượng càng sủng ái tam hoàng tử lại càng nghi kị nô tài. Nhưng Hoàng Thượng lại chưa bao giờ muốn diệt nô tài. Sự khoan hồng này của Hoàng Thượng, nô tài cảm thấu, cảm động. Nô tài không biết tại sao khi xưa Hoàng Thượng lại hạ lệnh nô tài làm như vậy, cũng không biết sự cớ sẽ như thế nào nếu nô tài còn tiếp tục ở lại.
– Thần Vị Chi
– Hoàng Thượng, nô tài hiểu Hoàng Thượng là người thiện tâm nhất thế gian nhưng nếu Hoàng Thượng tiếp tục như vậy chỉ sợ Hoàng Thượng khó thành nghiệp lớn. Nếu sự hiện diện của nô tài khiến tam hoàng tử trở thành một đoạn trù tính vậy thà để nô tài biến mất khỏi nơi đây.
– Trẫm làm saocó thể để phụ tử ngươi chia lìa? Cớ sự này cũng tại sự cố chấp của trẫm, làm sao lấy đời này của ngươi ra đền?
Lời người nói đến đây cảm giác không phải là cuộc đối thoại giữ quân thần mà là giữ hai bậc thân phụ vì tình yêu thương với Hiệu An mà bàn bạc với nhau.
Kim Thái Nghiên người vẫn là như vậy. Dù là ở trên ngôi cao, sống trong lòng những mưu tính, người vẫn không muốn để bất kì ai vô tội phải chịu thiệt.
Người như vậy có thể an được nước nhưng có thể giữ được ngôi?
– Hoàng Thượng, là tại ai đều không quan trọng nữa. Tương lai của tam hoàng tử mới là quan trọng nhất. Hoàng Thượng thương tam hoàng tử nên không giết nô tài cũng không đuổi nô tài. Hoàng Thượng, người có bao giờ sợ nô tài sẽ lật lọng hay một mai tam hoàng tử biết được mọi chuyện sẽ đối xử như thế nào với Hoàng Thượng? Thiên hạ có thể mất đi một Thần Vị Chi, thậm chí là hàng trăm Thần Vị Chi cũng không được mất đi một người như Hoàng Thượng.
Vị Chi quỳ xuống khấu như là bái biệt.
– Hoàng Thượng, để nô tài đi. Hoàng Thượng mong cho ước nguyện của người được thành hiện thực, mong cho tam hoàng tử có một cuộc sống ấm no. Hoàng Thượng đời này nô tài được làm thị vệ cho người là ân đức lớn nhất với nô tài.
...
Có một điều mà bất kì đế vương nào cũng phạm phải, đó chính là quá sợ mất đi quyền lực của mình. Từ đó họ trở nên đa nghi, độc đoán, khó gần, làm mất đi niềm tin của bao nhiêu trung thần.
Cái hay của đế vương đó chính là khiến bề tôi cam tâm tình nguyện phò trợ mình, hy sinh cho mình chứ không phải bắt họ phải trung thành với mình.
...
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top