Phần Không Tên 3
Câu 1
Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, cách mạng nước ta ở vào một tình thế vô cùng khó khăn và phức tạp. Chế độ thực dân - phong kiến đã để lại trên đất nước Việt Nam những hậu quả nặng nề: tài chính kiệt quệ, nạn đói nghiêm trọng, nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu, sản xuất đình đốn, thất nghiệp tràn lan, hơn 95% dân số mù chữ, các tệ nạn xã hội, hủ tục,... còn khá phổ biến. Song khó khăn lớn nhất là nạn ngoại xâm. Dưới danh nghĩa quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật, 20 vạn quân Tưởng và 2 vạn quân Anh lần lượt kéo vào nước ta, tìm mọi cách xoá bỏ thành quả Cách mạng tháng Tám. Ngày 23.9.1945, được sự giúp đỡ của quân Anh và quân Nhật, thực dân Pháp đã nổ súng gây hấn ở Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương lần thứ hai. Nhân cơ hội này, các thế lực phản động trong nước ra sức hoạt động, lăm le lật đổ chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Trong bối cảnh chung của cả nước, Quảng Ngãi cũng gặp nhiều khó khăn. Tàn dư của chế độ cũ để lại rất nặng nề: trình độ dân trí thấp kém, kinh tế nghèo nàn lạc hậu, nạn đói luôn đe dọa đời sống của nhân dân. Hệ thống chính quyền từ tỉnh đến cơ sở còn non trẻ, trình độ của cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa đáp ứng được yêu cầu mới của cách mạng. Lực lượng lãnh đạo của Đảng còn mỏng.
Nhiệm vụ của Đảng bộ và nhân dân Quảng Ngãi lúc này là phải củng cố, bảo vệ chính quyền nhân dân, trước tiên là ổn định tình hình chính trị, kiện toàn khối đoàn kết toàn dân, xây dựng chính quyền các cấp vững mạnh, chống giặc dốt, giặc đói, cải thiện đời sống người dân, tích cực chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu bảo vệ quê hương, chi viện cho các chiến trường đang bị thực dân Pháp xâm lược.
Mặc dù còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, nhân dân Quảng Ngãi vẫn giữ vững ý chí vì độc lập, tự do, một lòng đoàn kết xung quanh Đảng, Chính phủ và Mặt trận Việt Minh, ra sức củng cố, xây dựng chế độ mới, bảo vệ đất nước, vững tin vào thắng lợi.
Cùng với việc củng cố và xây dựng chính quyền cách mạng non trẻ, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã chăm lo phát triển thực lực cách mạng, ổn định và phát triển sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân lao động, giải quyết những tàn dư của chế độ cũ. Khối đoàn kết toàn dân không ngừng được củng cố và mở rộng. Mặt trận Việt Minh được xây dựng đều khắp từ tỉnh xuống xã, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân. Tháng 10.1945, nhiều hội cứu quốc mới thuộc Mặt trận Việt Minh tỉnh ra đời, như Công nhân Cứu quốc, Liên đoàn Văn hóa Cứu quốc, Công giáo Cứu quốc, Phật giáo Cứu quốc... Số lượng quần chúng tham gia Việt Minh trước ngày giành chính quyền là 120 nghìn người, đến đầu năm 1946 đã lên đến 250.000 người.
Trong điều kiện đất nước bị thù trong và giặc ngoài uy hiếp, không khí tòng quân và luyện tập quân sự của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, nhất là thanh niên, hết sức sôi nổi. Lực lượng vũ trang của tỉnh ngày càng phát triển. Các đội du kích và tự vệ được xây dựng rộng khắp. Mỗi huyện có một đơn vị vũ trang tập trung và từ một đến hai đại đội du kích tập trung. Phong trào tự mua sắm, chế tạo vũ khí diễn ra mạnh mẽ trong các tầng lớp nhân dân.
Theo lời kêu gọi của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, lớp lớp thanh niên Quảng Ngãi tình nguyện gia nhập Vệ quốc Đoàn đi chiến đấu bảo vệ đất nước. Ngay từ những ngày đầu Nam Bộ kháng chiến (tháng 9.1945) đến năm 1946, nhiều đơn vị của Đội Du kích Ba Tơ đã lên đường chiến đấu ở mặt trận phía Nam. Nhiều cán bộ, thanh niên được điều đi nhận nhiệm vụ chiến đấu ở các mặt trận, góp phần củng cố, xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng, chống thù trong, giặc ngoài. Tháng 9.1945, Ủy ban Quân chính Nam phần Trung Bộ được thành lập, có nhiệm vụ chỉ đạo kháng chiến, ngăn chặn địch ở mặt trận phía Nam (Khánh Hòa, cực Nam Trung Bộ và nam Tây Nguyên). Đồng chí Phạm Kiệt được cử làm Trưởng ban, đồng chí Trương Quang Giao làm Chính trị Ủy viên, đồng chí Nguyễn Đôn giữ nhiệm vụ Phó Trưởng ban. Nhiều cán bộ, chiến sĩ, đảng viên trải qua rèn luyện chiến đấu đã trở thành những cán bộ chỉ huy cốt cán của Quân đội Nhân dân Việt Nam như Trần Lương, Nguyễn Chánh, Phạm Kiệt, Nguyễn Đôn, Trần Quý Hai, Võ Thứ, vv.
Thực hiện nhiệm vụ cứu đói, nhân dân Quảng Ngãi đóng góp hàng trăm tấn gạo, muối, triệt để tiết kiệm lương thực để cứu giúp đồng bào bị nạn đói ở một số huyện miền núi, như Ba Tơ, Trà Bồng và vùng ven biển các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Đức Phổ. Nhờ vậy, nạn "thiếu cơm, lạt muối" được khắc phục, đời sống nhân dân từng bước được ổn định. Tinh thần "lá lành đùm lá rách" của nhân dân Quảng Ngãi không chỉ được thực hiện ở địa phương mà còn thể hiện đối với đồng bào miền Bắc. Phong trào tiết kiệm giúp đỡ đồng bào miền Bắc bị đói do Tỉnh ủy phát động diễn ra sôi nổi ở Quảng Ngãi. Chỉ trong ngày đầu tiên phát động, nhân dân toàn tỉnh đã đóng góp được 126.142 đồng và 70 tấn gạo. Sau một thời gian ngắn, 600 tấn gạo được gửi ra giúp đồng bào miền Bắc.
Mặt khác, để giải quyết triệt để nạn đói, cải thiện đời sống nhân dân, theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Quảng Ngãi hăng hái thi đua sản xuất, tiết kiệm, với khẩu hiệu: "không một tấc đất bỏ hoang, không một mảnh vườn bỏ phí", "tấc đất tấc vàng". Những biện pháp khoa học bước đầu được nhân dân áp dụng. Tinh thần tương trợ, giúp đỡ nhau trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm được phát huy. Tháng 10.1945, Hợp tác xã Nhân dân được thành lập. Các làng, xã đều có chi hội hợp tác xã để giúp đỡ nông dân tiêu thụ sản phẩm, cung cấp các mặt hàng thiết yếu trong sản xuất và đời sống, tránh được nạn đầu cơ tích trữ của tư thương. Tổ chức "Hội đồng canh" được thành lập vào đầu năm 1946, nhằm giúp nông dân đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống. Các ngành nghề thủ công như rèn, đúc, gốm, đan lát, dệt vải, dệt chiếu được khôi phục.
Cùng với phong trào "diệt giặc đói", phong trào "diệt giặc dốt" cũng diễn ra sôi nổi. Truyền thống hiếu học của nhân dân Quảng Ngãi được khơi dậy. Phong trào thi đua xóa nạn mù chữ diễn ra khắp nơi, từ thành thị đến nông thôn, miền núi, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Với khẩu hiệu "Đi học là yêu nước", các lớp Bình dân học vụ được mở khắp nơi trong tỉnh, thu hút từ các cháu thiếu niên đến các cụ già, phụ nữ. Đến cuối năm 1946, toàn tỉnh có 191.800 người theo học các lớp Bình dân học vụ và Bổ túc văn hóa. Từ tháng 9.1945 đến tháng 6.1946, toàn tỉnh có 94.839 người thoát nạn mù chữ.
Giáo dục phổ thông phát triển mạnh. Các thôn, xã đều có lớp học, trường học. Năm học 1944 - 1945, toàn tỉnh có 216 lớp Tiểu học với 11.246 học sinh, 252 giáo viên; năm học 1945 - 1946 có 314 lớp Tiểu học với 23.083 học sinh, 572 giáo viên.
Trong suốt chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp, khối đoàn kết toàn dân trong tỉnh ngày càng được củng cố và phát triển rộng khắp, đã thu hút được đông đảo các tầng lớp, các thành phần nhân dân tham gia, góp phần làm cho sức mạnh chiến đấu tăng lên gấp nhiều lần. Cuộc sống mới do Đảng đem lại làm cho nhân dân Quảng Ngãi càng thêm tin tưởng, yêu mến và đi theo Đảng đến cùng. Dù phải chiến đấu với kẻ thù dã man, tàn bạo, nhân dân vẫn một lòng đi theo Đảng, bền gan vững chí tin vào ngày mai tươi sáng của dân tộc. Đảng bộ tồn tại và phát triển ngày càng vững mạnh chính là nhờ hầu hết cán bộ, đảng viên anh dũng, kiên cường bền bỉ đấu tranh, bám chặt, đi sát quần chúng để phát động các phong trào cách mạng sâu rộng. Để chuẩn bị và tiến hành tham gia kháng chiến cùng với nhân dân cả nước, Đảng bộ Quảng Ngãi đã nhanh chóng chuyển cao trào tổng khởi nghĩa vào cuộc kháng chiến với tinh thần cách mạng và khí thế hào hùng, sẵn sàng vươn lên đạp mọi hiểm nguy, vượt qua mọi khó khăn thử thách, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chiến đấu, xây dựng quê hương, chi viện mọi mặt cho tiền tuyến.
Trong quá trình lãnh đạo phong trào cách mạng ở Quảng Ngãi, Đảng bộ không thể tránh khỏi những sai lầm, khuyết điểm, thậm chí có lúc, có nơi còn mắc phải một số sai lầm nghiêm trọng. Sau những sai lầm, Đảng bộ Quảng Ngãi dám nhìn thẳng vào sự thật, nghiêm túc và nghiêm khắc tự kiểm điểm. Chính vì vậy mà trong suốt chín năm kháng chiến, nhất là trong những tình huống khó khăn ngặt nghèo nhất, nhân dân Quảng Ngãi vẫn luôn tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng bộ, cùng nhau đoàn kết vượt qua mọi thử thách, góp phần đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng.
xứng đáng là hậu phương, căn cứ địa vững chắc của Liên khu V. Những thành tích mà Đảng bộ, nhân dân Quảng Ngãi đạt được trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp đã tạo ra những tiền đề quan trọng cơ bản về vật chất, tinh thần, là hành trang vô giá của nhân dân trong toàn tỉnh, củng cố sự bình tĩnh, tự tin của cán bộ, chiến sĩ, các tầng lớp nhân dân khi bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước với tư thế của người chiến thắng".
Câu2:
Trương Định (1820 - 1864): Trương Định sinh quán làng Tư Cung Nam, nay thuộc xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Năm 1844, ông theo cha vào Gia Định rồi lấy vợ và lập nghiệp ở Tân An, tỉnh Định Tường (nay thuộc tỉnh Long An). Hưởng ứng chính sách khẩn hoang của triều đình Nguyễn, Trương Định mộ dân nghèo, lập đồn điền (vừa làm ruộng vừa phiên chế thành quân dự bị) ở Gia Định, được phong chức Phó Quản cơ, rồi Quản cơ, nên thường được gọi là Quản Định. Khi quân Pháp tấn công vào Gia Định (1859), Trương Định đưa cơ binh ở đồn điền tham gia chống giặc, dùng chiến thuật du kích, tấn công bất ngờ, gây cho Pháp rất nhiều khó khăn. Một trong những chiến công nổi tiếng là phục kích giết chết tên đại úy Barbe, trừng trị nhiều tên tay sai của giặc Pháp, trong đó có Bá hộ Huy ở Đồng Sơn, tiến công các đồn giặc ở Gia Thạch, Rạch Gầm và nhiều lần đánh đồn Kỳ Hoà. Tháng 3.1862 quân Pháp rút chạy khỏi Gò Công.
Ngày 5.6.1862, triều đình nhà Nguyễn ký hoà ước Nhâm Tuất giao 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp, hạ lệnh cho Trương Định bãi binh và đi nhận chức Lãnh binh ở An Giang. Nhưng theo yêu cầu của nhân dân và các nghĩa sĩ, Trương Định đã khước từ lệnh của triều đình và nhận danh hiệu "Bình Tây Đại nguyên soái" do dân phong, tiếp tục lãnh đạo các cuộc chiến đấu chống giặc Pháp.
Ngày 20.08.1864, do sự phản bội của Huỳnh Văn Tấn, căn cứ của Trương Định bị bao vây chặt. Trong cuộc chiến đấu không cân sức, Trương Định bị trọng thương. Không để rơi vào tay giặc, ông đã dùng gươm tự sát để bảo toàn thanh danh, khí tiết của người anh hùng. Khi ấy ông 44 tuổi.
Phạm Văn Đồng (1906 - 2000): Phạm Văn Đồng bí danh là Tô, sinh ngày 1.3.1906 tại làng Thi Phổ Nhất, nay thuộc xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi; là nhà hoạt động chính trị, nhà văn hóa lớn của Việt Nam.
Ông là học trò, cộng sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1955 đến năm 1976 và Thủ tướng của nước Việt Nam thống nhất từ năm 1976 (từ năm 1981 gọi là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) cho đến khi nghỉ hưu năm 1987. Ngày 21.8.1998, Thủ tướng Phan Văn Khải ký quyết định số 746/QĐ - TTg bổ nhiệm ông làm Chủ tịch danh dự Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam. Ông đã được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng của Việt Nam và nhiều huân chương khác của Liên Xô, Lào, Campuchia, Cuba, Bulgaria, Ba Lan và Mông Cổ. Ông mất tại Hà Nội ngày 29.4.2000, hưởng thọ 94 tuổi.
câu 3
Chiến dịch Ba Gia hay còn gọi là chiến dịch Tây Sơn Tịnh diễn ra từ ngày 28/5 đến 20/7/1965, chia làm 3 đợt, trên địa bàn các huyện: Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa và thị xã Quảng Ngãi. Trong đó Ba Gia là điểm then chốt, nhằm tiêu diệt tiểu đoàn ngụy và cố vấn Mỹ, hỗ trợ cho phong trào đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang và Binh địch vận.
Kết thúc chiến dịch, ta tiêu diệt được 4 tiểu đoàn, đánh thiệt hại 2 tiểu đoàn; loại khỏi chiến đấu 2.200 tên; phá 15 xe quân sự, bắn rơi 18 máy bay, thu 973 súng; hỗ trợ cho phong trào đấu tranh của quần chúng ở 29 xã thuộc 6 huyện của tỉnh Quảng Ngãi; giải phóng 167.600 dân thoát khỏi sự kìm kẹp của địch.Chiến thắng Ba Gia là một trong những đòn quyết định, góp phần làm phá sản hoàn toàn chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của Mỹ ở Quảng Ngãi. Đồng thời đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của bộ đội ta, chỉ trong vòng hai ngày đêm, bằng một loạt trận chiến đấu vận động liên tục đánh địch dưới điều kiện phi pháo ác liệt, đã tiêu diệt hoàn toàn chiến đoàn hỗn hợp ngụy, đánh bại cuộc hành quân ứng cứu quy mô lớn.
Khởi nghĩa Ba Tơ
Câu 4:
Những năm gần đây, mặc dù tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp3, ngư dân Quảng Ngãi vẫn quyết tâm bám biển, khai thác các ngư trường truyền thống Hoàng Sa - Trường Sa, thực sự là cột mốc chủ quyền, quyền chủ quyền của Tổ quốc trên biển. Có được kết quả trên là do Quảng Ngãi không đơn thuần chỉ chăm lo phát triển kinh tế biển, đảo mà còn gắn với thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - an ninh trên biển. Trong đó, Tỉnh tập trung xây dựng nền quốc phòng, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, thế trận biên phòng toàn dân và lực lượng vũ trang địa phương vững mạnh, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc. Trên cơ sở quán triệt quan điểm, đường lối quân sự, quốc phòng của Đảng, tình hình của địa phương, cấp ủy, chính quyền các cấp từ Tỉnh đến cơ sở đã ban hành nghị quyết, chương trình hành động và kế hoạch thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng. Theo đó, Tỉnh ủy đã tập trung kiện toàn, nâng cao năng lực chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các cấp, các ngành thực hiện nhiệm vụ; đồng thời, phát huy vai trò tham mưu, đề xuất của cơ quan quân sự các cấp giúp cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác quân sự, quốc phòng, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. Từ năm 2010 - 2015, lực lượng vũ trang Tỉnh đã tham gia thẩm định 60 dự án kinh tế - quốc phòng, từng bước hoàn thiện thế trận phòng thủ biển, đảo; tham mưu, chủ trì phối hợp, tổ chức xây dựng, củng cố Sở Chỉ huy, thế trận quân sự gắn với kế hoạch phát triển kinh tế biển, đảo; xây dựng hệ thống công sự lâu bền các loại, đạt 100% kế hoạch, v.v. Đặc biệt, các công trình phòng thủ dọc tuyến ven biển và trên đảo Lý Sơn được đầu tư xây dựng khá kiên cố; việc tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ cấp Tỉnh, huyện (thành phố) và diễn tập trị an cấp xã (phường, thị trấn) được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đổi mới cả về nội dung, hình thức, sát thực tế, có trọng tâm, trọng điểm, đạt 100% kế hoạch, chất lượng được nâng lên. Tỉnh ủy chỉ đạo các đơn vị Quân đội, Công an và Biên phòng thực hiện nghiêm các chế độ, nền nếp huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, rèn luyện kỷ luật; tổ chức tốt công tác tuần tra, kiểm soát, nâng cao chất lượng phối hợp theo Nghị định 77/2010/NĐ-CP của Chính phủ; thường xuyên rà soát, bổ sung, hoàn thiện quyết tâm, kế hoạch, phương án tác chiến, phối hợp tác chiến trong khu vực phòng thủ, sẵn sàng xử trí tốt các tình huống.
Để việc phát triển kinh tế biển, đảo gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia phát huy hiệu quả hơn nữa, thời gian tới, Tỉnh xác định: về kinh tế - xã hội, tập trung xây dựng khu kinh tế Dung Quất và phát triển cảng nước sâu Dung Quất, hình thành Trung tâm năng lượng quốc gia tại Dung Quất; phối hợp với tỉnh Quảng Nam thu hút đầu tư nâng cấp sân bay Chu Lai thành trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế; xây dựng Lý Sơn thành huyện đảo du lịch mạnh về kinh tế, vững chắc về quốc phòng và an ninh. Điều chỉnh kế hoạch, giải pháp thực hiện Chiến lược Biển Việt Nam phù hợp với tình hình mới, phấn đấu đến năm 2020, kinh tế biển và các huyện ven biển, đảo đóng góp trên 75% tổng sản phẩm của Tỉnh, thu nhập bình quân đầu người cao gấp đôi bình quân của cả Tỉnh, v.v. Tăng cường đầu tư xây dựng hiện đại hóa các cảng biển gắn với nâng cấp hệ thống giao thông và đường cao tốc ven biển để phục vụ phát triển kinh tế biển kết hợp với tăng cường quốc phòng - an ninh; có chính sách hỗ trợ để phát triển, hiện đại hóa đội tàu công suất lớn, nâng cao hiệu quả khai thác dài ngày trên biển và chính sách đặc thù hỗ trợ ngư dân khai thác, đánh bắt hải sản ở ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa. Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh, chế biến, bảo quản thủy sản nhằm gia tăng giá trị sản xuất, chế biến các sản phẩm từ biển, thúc đẩy hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Về quân sự, quốc phòng, đẩy mạnh nâng cao chất lượng tổng hợp của lực lượng vũ trang địa phương, tăng cường đầu tư phương tiện kỹ thuật cho các lực lượng đấu tranh ngăn chặn các loại tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự vùng biển, bảo vệ ngư dân sản xuất trên biển, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong tình hình mới.
Học sinh, sinh viên (HSSV) là lực lượng trẻ, có tri thức trong xã hội, là tương lai của đất nước, là tầng lớp đi tiên phong trong các hoạt động thúc đẩy cộng đồng quan tâm và có trách nhiệm đối với những vấn đề liên quan đến môi trường, bảo vệ môi trường, phát huy tiềm năng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Chúng ta cần quán triệt lập trường nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là Việt Nam khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; chủ quyền đối với vùng nội thủy, lãnh hải; quyền chủ quyền và quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa theo quy định của Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Chủ trương của ta là giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp quốc, luật pháp và thực tiễn quốc tế, Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố giữa ASEAN và Trung Quốc về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002. Với lập trường và chủ trương đúng đắn đó, Việt Nam đã chủ động, tích cực triển khai đồng bộ một loạt công tác nhằm tạo cơ sở vững chắc cho việc bảo vệ chủ quyền và lợi ích của ta trên Biển Đông.
HSSV đi đầu trong việc tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam. Đồng thời tranh thủ các nguồn lực và sự ủng hộ từ hợp tác quốc tế với các nước bè bạn và các tổ chức quốc tế trên mọi lĩnh vực.
Tăng cường học tập, nghiên cứu, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo.
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển.
Xây dựng và quảng bá thương hiệu biển Việt Nam.
Góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị thế quốc gia biển và hội nhập quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.
Khuyến khích học sinh, sinh viên tham gia vào học các ngành nghề liên quan tới biển, đảo.
Câu 5:
Di tích cuộc khởi nghĩa ba Tơ
-Di tích chiếnthắng vạn Tường
-Di tích chién thắng Ba Gia
-Di tích của khởi nghĩa Trà Bồng
Lịch sử Việt Nam hiện đại ghi nhận Khởi nghĩa Ba Tơ là cuộc khởi nghĩa từng phần đầu tiên trong cả nước nổ ra và giành thắng lợi. Cuộc khởi nghĩa tạo đà cho phong trào cách mạng Quảng Ngãi phát triển mạnh mẽ, tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn tỉnh và có ảnh hưởng lớn đến phong trào cách mạng ở các tỉnh Nam Trung bộ, Thừa Thiên – Huế.
Từ sau những ngày tháng 3/1945, một số địa danh ở Ba Tơ đã đi vào lịch sử, tô thắm thêm truyền thống cách mạng của nhân dân Quảng Ngãi:
- Núi Cao Muôn (xã Ba Vinh), một trong những nơi đội du kích Ba Tơ đặt căn cứ trong những ngày đầu khởi nghĩa, xây dựng lực lượng, vun đắp tình đoàn kết Kinh - Thượng.
- Khúc sông Liêng phía sau đồn Ba Tơ, nơi các chiến sĩ cách mạng giả bệnh lao, đòi sống cách ly dưới thuyền, che mắt địch để in ấn truyền đơn, tài liệu tuyên truyền vận động cách mạng. Cũng tại khúc sông này, đêm 11/3/1945, du kích địa phương dùng thuyền chở vũ khí và chiến lợi phẩm ở đồn Ba Tơ về căn cứ.
- Hang Én (xã Ba Vinh), dưới chân núi Cao Muôn, là nơi vào đêm 14/3/1945, đội du kích Ba Tơ tổ chức tuyên thệ "Hy sinh vì Tổ quốc!".
- Khu căn cứ Giá Vụt, nơi các chiến sĩ cách mạng đặt trạm liên lạc, cải trang làm người buôn cau để tập hợp lực lượng, kết nối các cơ sở cách mạng miền tây Quảng Ngãi, tích trử vũ khí, lương thực, quần áo, thuốc men, chờ ngày thoát ly ra khỏi "căng an trí".
- Nhà ông Trần Quý Hai (thị trấn Ba Tơ), nơi Tỉnh ủy lâm thời tổ chức cuộc họp (10/3/1945) quyết định khởi nghĩa cướp chính quyền.
- Nha kiểm lý (thị trấn Ba Tơ) là nơi vào đêm 11/3/1945 các lực lượng nổi dậy vây bắt viên kiểm lý Bùi Danh Ngũ, thu toàn bộ hồ sơ, tài liệu, vũ khí.
- Đồn Ba Tơ, nơi trú đóng của đội lính do tên đồn trưởng người Phápchỉ huy, kiểm soát châu Ba Tơ, bị quân khởi nghĩa đánh chiếm trong đêm 11/3/1945
- Chòi canh Suối Loa (xã Ba Động), một địa điểm bị các lực lượng nổi dậy đánh chiếm trong đêm 11/3/1945.
- Sân vận động (thị trấn Ba Tơ) , nơi sáng ngày 12/3/1945 Ban chỉ huy cuộc khởi nghĩa tổ chức cuộc mittinh lớn, tuyên bố xoá bỏ chính quyền thực dân phong kiến, thành lập chính quyền cách mạng.
Ngoài ra còn có các địa điểm, Dốc ông Tài (thị trấn Ba Tơ), hang Voọt Rệp (xã Ba Vinh)...
Đề cập đến các di tích về cuộc khởi nghĩa Ba Tơ còn phải kể đến 2 chiến khu của đội du kích Ba Tơ, đó là chiến khu núi Lớn (nơi đóng quân của đại đội Hoàng Hoa Thám) ở vùng tây Mộ Đức và chiến khu Vĩnh Tuy (hay Vĩnh Sơn, nơi đóng quân của đại đội Phan Đình Phùng) ở vùng tây Sơn Tịnh. Hai chiến khu nầy có ý nghĩa rất quan trọng trong thời kỳ trưởng thành, lớn mạnh của Đội du kích giai đoạn sau cuộc khởi nghĩa Ba Tơ, chuẩn bị khởi nghĩa cướp chính quyền toàn tỉnh.
Quá trình xây dựng và củng cố chiến khu đã có tác động tích cực đến việc phát triển lực lượng du kích Ba Tơ và lực lượng vũ trang ở các địa phương trong tỉnh. Đội du lích Ba Tơ trở thành lực lượng nòng cốt của quần chúng cách mạng ở Quảng Ngãi trong những ngày tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Nhiều thành viên của đội du kích Ba Tơ về sau trở thành tướng lĩnh của Quân đội nhân dân Việt Nam, như các ông Phạm Kiệt, Nguyễn Đôn, Trần Quý Hai, Võ Thứ...
Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ là một trang ngời sáng trong lịch sử Quảng Ngãi và lịch sử Việt Nam.
muốn bảo vệ những di sản văn hóa thì phải có sự kết hợp giữa người dân, chính quyền và các tổ chức quản lý di sản văn hóa đó.
phải trông nom, giữ gìn cẩn thận
thường xuyên di tu bảo dưỡng, tôn tạo và nâng cấp
mỗi người, mỗi tổ chức cần phải có ý thức, trách nhiệm và tôn trọng di mọi di sản văn hóa kể cả vật thể hay phi vật thể. có như vậy ta mới có thể gìn giữ những di sản văn hóa từ đời này sang đời khác và luôn giữ được vẻ đẹp cùng với sự vững bền mãi với thời gian.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top