Chương 4: Cẩm chướng
Những âm thanh nhẹ nhàng của thiên nhiên vẫn vang vọng khắp nơi. Những chú chim nhỏ bé đang cùng hoà âm mà tạo nên những bản nhạc du dương. Tất cả dường như đều im lặng mà lắng nghe quà tặng của thiên nhiên, kể cả con người cũng trầm ngâm mà tận hưởng khoãng không yên lặng. Tất cả mọi người ở nhà chính đều bất ngờ trước lời nói của Hách Tể mà trở nên trầm lặng. Không gian như ngưng động mà chờ đợi một điều kì diệu sẽ phá tan sự tĩnh lặng kia.
_Ân Nhi, con nói gì vậy? - Lý đại phu nhân cất giọng nhỏ nhẹ lên tiếng. Không khí đông cứng trong nhà chính bị lời nói của bà mà tan dần sự lạnh lẽo lúc ban nãy. Bà hiểu tính cách của Ân Hách rất cứng đầu, đôi khi chọc giận Lý lão gia. Dù người đứng đầu Lý gia không thể hiện ra ngoài, nhưng bà hiểu một khi lão gia tức giận thì chuyện sẽ không còn đơn giản nữa. Ở Lý gia, từ đại phu nhân như bà cho đến Đông Hải và hạ nhân đều sợ sự uy nghiêm của Lý lão gia.
_Ân Nhi muội muội nên nghĩ kĩ trước khi nói, một khi lời đã nói ra thì khó mà lấy lại được. - Trịnh tiểu thư cất giọng nhỏ nhẹ khuyên bảo Ân Hách. Dù từ nhỏ Ân Hách luôn tỏ rõ thái độ thù ghét Trịnh Tú Nghiên, nhưng Tú Nghiên vẫn luôn giữ thái độ nhu mì của nữ tử được dạy bảo kĩ càng mà đối lại. Bản thân Tú Nghiên cũng chẳng thích gì Ân Hách, nhưng nàng ta cũng chẳng thể thể hiện thẳng ra như Ân Hách được, nên chỉ biết dùng lời nói chứa đầy ám khí mà phóng thẳng vào Ân Hách.
Trịnh Tú Nghiên là người của Trịnh gia, là họ hàng xa của Lý đại phu nhân. Từ nhỏ được giáo dục kĩ lưỡng, từ công dung ngôn hạnh đến cầm kì thi hoạ nàng ta đều tinh thông. Được giáo dục với tư tưởng sau này trở thành một nàng dâu của Lý gia nên những việc như thêu thùa Tú Nghiên buộc phải học từ lúc nhỏ. Dù tài nghệ của Tú Nghiên không bằng Lý lão gia hay Đông Hải, nhưng cũng chẳng thua kém gì những nghệ nhân ở Mãn Đường.
Tất cả mọi người trên dưới Lý gia đều ngưỡng mộ và kính trọng Trịnh tiểu thư. Ngay đến cả Lý lão gia và đại phu nhân cũng rất vừa lòng nàng dâu tương lai này nên tất thảy sẽ có đôi phần yêu thương nàng ta. Vì tất cả tình yêu thương trong Lý gia đều nghiêng về phía của Tú Nghiên nên đâm ra Ân Hách rất không có thiện cảm với nàng ta. Từ nhỏ Ân Hách làm rất nhiều việc dù tốt dù xấu đều chỉ cầu sự quan tâm của mọi người, nhưng dường như tất cả việc Ân Hách làm đều trở thành những việc vô cùng xấu xa và đáng xấu hổ đối với Lý gia.
Do không được quan tâm chú ý nên mọi người không ai biết đến những tài năng hiếm có của Ân Hách. Ngay lúc còn nhỏ thì mẫu thân Ân Hách đã biết tiểu hài tử của bà rất tài giỏi. Nhưng bà lại không dám để mọi người biết được việc này. Vì Ân Hách là con của tiểu thiếp mà lại được thừa hưởng những tài năng thiên phú của phụ thân, lại là một hài tử thì chắc chắn Ân Hách không thể sống yên ở Lý gia.
Hách Tể cũng biết việc để lộ ra tài năng thì chẳng thể bảo đảm an toàn cho bản thân. Nhớ việc mẫu thân Ân Hách vì đâu mà chết, nhớ vì sao y lại có thể trở thành Ân Hách thì y biết, có rất nhiều người trong Lý gia muốn diệt trừ đứa con của tiểu thiếp này. Nhưng y ở ngoài sáng, bọn họ ở trong tối, nên y không thể vạch trần bộ mặt gian dối của họ. Không thể khiến họ bước ra sáng thì y đành làm bản thân mình tỏa sáng hơn nữa, để ánh sáng kia xóa tan bóng tối mà làm lộ ra những bộ mặt giả dối đã âm mưu hại Ân Hách.
Việc để lộ tài năng của Ân Hách lần này là một mồi câu tuyệt hảo, dùng để dụ đám người kia ra tay với y một lần nữa. Nhưng lần này y sẽ không đơn độc một mình mà chiến đấu, y nhất định phải dùng mọi cách để kéo theo cả người đứng đầu của Lý gia vào chuyện này. Ở Lý gia y không có chổ dựa, không có ai bảo vệ; mà chổ dựa vững chắc nhất, người có khả năng bảo vệ y tốt nhất chính là phụ thân Ân Hách, Lý Mẫn Hạo.
_Đây là chuyện riêng của Lý gia, mong Trịnh tiểu thư đừng nên xen vào. - Ân Hách cất giọng đầy kiên quyết mà nhìn thẳng vào đôi mắt đầy kinh ngạc của Trịnh Tú Nghiên. Nàng ta hơi chấn động với đôi mắt đầy sắc lạnh của Hách Tể mà cắn chặc đôi môi không dám lên tiếng, nàng ta chỉ biết đưa ánh mắt long lanh ánh lệ mà hướng Đông Hải.
_Ngươi tốt nhất nên ngậm miệng lại. Đừng tưởng là nữ nhi thì ta không dám động thủ. - Đông Hải chưa bao giờ kích động đến như vậy. Hắn là một nam nhân lạnh lùng, trầm tính, khó có ai làm hắn nổi giận được. Vậy mà giờ người mà hắn chưa bao giờ để vào trong mắt lại thách thức sự chịu đựng của hắn hết lần này đến lần khác.
_Nếu Ân Nhi nói gì sai mong đại huynh bỏ qua cho. Do không được giáo dục như một tiểu thư khuê các nên Ân Nhi chỉ biết nghĩ sao mà nói vậy. - Hách Tể dùng ánh mắt đầy nghiêm túc nhìn thẳng vào đôi mắt đen đầy lạnh lẽo của Đông Hải mà cất giọng. Bản thân Ân Hách từ nhỏ bị đối xử bất công như thế nào, y đều hiểu rõ. Nếu Trịnh Tú Nghiên dùng cái gọi là 'hiền lương thục đức' để châm chọc quá khứ của Ân Hách, thì y sẽ cho họ biết quá khứ của Ân Hách là như thế nào.
Quá khứ của một người không phải chỉ do một mình họ tạo nên, mà còn là sự gắn kết giữa người đó và những người xung quanh. Cả y và Ân Hách đều không muốn bản thân phải sống trong một quá khứ đau thương. Cả hai cũng đã cố gắng mà vươn lên, cố gắng mà tạo nên những kí ức đẹp cho bản thân. Nhưng những người khác thì sao, trong quá khứ của họ đâu phải chỉ có họ, mà còn biết bao nhiêu người được gọi là người thân, người đáng ra nên giúp họ tạo nên những khoảng thời gian tươi đẹp trong cuộc đời họ, lại nhẫn tâm đẩy họ vào vực sâu của đau thương.
_Điều kiện là gì? - Lý lão gia lại một lần nữa cất giọng đầy nghiêm nghị mà phá đi không gian đầy căng thẳng giữa Đông Hải và Hách Tể. Ông biết ý của Hách Tể là gì khi mà y liên tục nhắc đến và khẳng định dòng máu đang chảy trong y là của Lý gia, nhưng bản thân ông lại không muốn thuận theo điều mà Hách Tể mong muốn. Song ông cũng thật muốn biết tài nghệ của nữ tử ruột của mình tới đâu, liệu bức tranh thêu kia có thật sự do Ân Hách tạo nên hay không.
Mọi người trong Lý gia dù rất muốn lên tiếng nhưng chẳng dám cất thêm lời nào trước sự uy nghiêm của Lý Mẫn Hạo. Cả bầu không khí trong nhà chính lại đột ngột trở nên trầm lặng một lần nữa. Dường như mọi ánh mắt đều đổ dồn về phía một thân ảnh nhỏ bé đang đứng giữ giang nhà chính rộng lớn. Hách Tể với thân ảnh vô cùng thần bí với y phục trắng đầy tinh khiết mà nhìn thẳng vào Lý lão gia. Ánh mắt y vô cùng kiên quyết, đầy dứt khoát mà phản phất sự uy nghiêm như Lý lão gia. Gương mặt thanh tú không son phấn, mà mang một nét đẹp tự nhiên đầy giản dị song lại đầy thuần khiết đang toả sáng trong đêu tối.
_Ba... - Hách Tể vừa nói vừa đưa ba ngón tay lên mà hướng thẳng Lý lão gia. - ba bữa ăn mỗi ngày là điều kiện của Ân Nhi.
Câu nói lần này của Hách Tể lại gây chấn động một lần nữa ở nhà chính. Chưa bao giờ họ nghĩ đến điều kiện của Hách Tể lại là ba nữa ăn mỗi ngày. Họ cứ tưởng Hách Tể sẽ đưa ra những điều kiện vô cùng khó khăn, hoặc y sẽ đồi hỏi những điều vô cùng quá đáng, làm họ phải tức giận như trước đây. Chỉ trong một ngày thôi mà Hách Tể đã đưa những người ở Lý gia từ điều kinh ngạc này đến điều bất ngờ khác.
_Được, ta đồng ý. - Lý lão gia chỉ cần nghe điều kiện kia thì ông đã hiểu mọi chuyện. Người thông minh như ông thì không cần nói nhiều. Ngay từ nhỏ, ông cũng đã cảm nhận được ở Ân Hách có gì đó rất đặc biệt; dù mọi người luôn miệng nói Đông Hải tài giỏi rất giống ông, nhưng ông biết đứa trẻ mang tên Ân Hách lại mới thật sự là bản sau của ông. Ông chỉ không biết khả năng thêu thùa của Ân Hách có thật sự đã vượt luôn cả ông rồi hay không. Ân Hách từ nhỏ chưa từng được học thêu thùa thì khó mà thêu tranh, nhưng nếu thật sự không được dạy dỗ cẩn thận như Đông Hải và Tú Nghiên mà có thể thêu ra một tác phẩm đầy tinh tế thì y là một nhân tài hiếm có trong nhân gian.
_Tạ ơn phụ thân. - Hách Tể cuối nhẹ người mà cám ơn Lý lão gia. Y biết việc để xây dựng lòng tin ở phụ thân là điều khó khăn, nhưng y sẽ luôn nổ lực hết mình. Hách Tể biết điều kiện y đưa ra rất lạ, nhưng với y nó lại rất quan trọng. Cơ thể Ân Hách vẫn chưa khỏe hẳn nên việc ăn uống rất quan trọng. Cứ theo chế độ ăn một ngày một bữa thì chỉ e cơ thể Ân Hách không trụ nổi.
_Người đâu mang khung thêu ra đây. - Đông Hải cất giọng đầy uy nghiêm mà ra lệnh cho hạ nhân. Hắn dù không muốn quan tâm đến y thì việc bức tranh thêu kia lại rất quan trọng. Hắn là nam nhân nhưng với vai trò sau này sẽ trở thành người đứng đầu Mãn Đường thì hắn buộc phải học thêu, học chế tác trâm vàng vòng bạc,... Nếu mỗi một nghệ nhân thiên về một sở trường riêng, thì hắn buộc phải thông thạo hết tất thảy những kĩ thuật của nghệ nhân đó.
_Mang cả bức bình phong kia lại đây. - Hách Tể cũng thêm lời mà nhờ mang thêm bức bình phong màu trắng với hình hai chú hạt đang sải cánh bay. Lời vừa nói ra thì mọi người lại thắc mắc mà nhìn y. - Từ nhỏ Ân Nhi vốn quen thêu khi ở một mình, giờ lại thêu trước nhiều người nên Ân Nhi không quen.
_Hừ... - Đông Hải liết y một cái đầy chán ghét.
Hách Tể biết Lý lão gia và Lý Đông Hải đều muốn nhìn y thêu. Dưới đôi mắt tinh tường của họ thì chắc chắn sẽ biết kĩ thuật thêu của Ân Hách. Hách Tể không muốn họ đạt được ý muốn nên y nhất định không cho họ biết từng đường thêu của Ân Hách như thế nào. Y hiểu những người tài như họ chắc chắn khi biết phương thức thêu của Ân Hách sẽ truyền lại cho những nghệ nhân khác ở Mãn Đường mà quên đi Ân Hách.
Khi mọi thứ được mang ra, Hách Tể nhìn lướt qua khung thêu và chỉ thêu. Tất cả những thứ này của Mãn Đường đều thuộc hàng thượng phẩm. Dù tài y thêu giỏi đến bao nhiêu mà lại không biết sử dụng những nguyên liệu tốt này thì sản phẩm tạo ra cũng chỉ thuộc loại thường mà thôi.
Hách Tể nở một nụ cười nhẹ khi ngồi sau bức bình phong mà y bắt đầu nghĩ sẽ thêu thứ gì để chứng tỏ Ân Hách rất tài giỏi. Đôi mắt đen láy ánh lên một tia sáng nhỏ rồi lại trở về một màu đen huyền đầy lung linh trước ánh đèn dầu buổi tối. Đôi tay thon thả bắt đầu uốn lượn mà tạo nên những đường nét như ẩn như hiện trên nền lụa trắng.
Phía bên kia bức bình phong là những ánh mắt hồi hộp, mong chờ một điều kì lạ sẽ xuất hiện. Dù họ không tin Ân Hách đã chính tay thêu bức tranh kia, nhưng với ánh mắt đầy kiên quyết và thái độ ung dung của y thì mọi người có phần nghi ngờ.
Từ nhỏ Ân Hách chỉ sống một cách thầm lặng, như vô hình cùng với mẫu thân. Nhưng khi mẫu thân Ân Hách qua đời thì dường như tất cả đều thay đổi. Ân Hách ngày càng trở nên hoạt bát và có đôi phần bướng bỉnh. Chỉ cần nhìn thấy Tú Nghiên thì lập tức những trò quậy phá, chọc ghẹo nàng ta đều được Ân Hách áp dụng triệt để. Ân Hách không hề dấu sự ghét bỏ của bản thân đối với Tú Nghiên, nhưng khi bị hỏi tội và trừng phạt thì Ân Hách luôn nói bản thân làm đúng, không có gì là sai.
Không chỉ với Tú Nghiên, mà còn những người làm ở Mãn Đường cũng bị Ân Hách cho quay vòng vòng với những trò quậy phá. Điều mà Ân Hách làm khiến Lý lão gia giận nhất chính là những trò vô bổ kia được dùng lên những người khách làm ăn với Mãn Đường. Những người trong Lý gia được một phen kinh hồn khi phía bên kia đồi rút lại đơn hàng, may mà với tài ăn nói của Lý lão gia và Đông Hải thì đơn hàng kia không bị hủy, tránh cho Lý gia bị tổn thất lớn và mất đi danh dự.
Lần đó Ân Hách bị nhốt ơ tiểu viện riêng mà cấm ra ngoài trong một tháng. Tưởng rằng hình phạt đó là nhẹ nhất, nhưng với việc bị bỏ đối và hằng ngày phải chịu những trận đòn roi của đám gia nhân thì hình phạt này chẳng khác nào tra tấn. Khi vừa kết thúc một tháng thì Ân Hách chẳng khác nào một cái xác. Đám hạ nhận không cho ăn nhưng lại dìm Ân Hách vào nước, việc hằng ngày phải uống rất nhiều nước nên Ân Hách mới có thể cầm cự được một tháng đầy đau đớn.
Sau việc này thì Ân Hách lại biến mất khỏi Lý gia một tuần sau mới về. Tất cả mọi người cứ tưởng Ân Hách bỏ nhà đi chơi luôn mà không về nữa, nên bọn họ chẳng lo lắng mà còn mừng thầm trong lòng. Chỉ có Hách Tể mới biết một tuần đó Ân Hách sống như thế nào trong kí ức nhạt nhòa kia. Cả tháng không ăn gì làm Ân Hách gần như là kiệt sức khi chỉ vừa cố lê lết đến trước cửa nhà Lưu gia.
Người thật sự biết Ân Hách là nam nhân chỉ có ba người, nhưng trong đó mẫu thân Ân Hách và người hầu kia đã qua đời, chỉ còn lại một người duy nhất biết là Lưu đại phu. Lưu đại phu dù không phải người thân ruột thịt, nhưng ông vẫn luôn xem Ân Hách chẳng khác nào hài tử của ông mà luôn quan tâm và chăm sóc Ân Hách.
Khi thấy Ân Hách bị thương nặng thì Lưu đại phu lập tức chữa trị và chăm sóc suốt một tuần. Lưu ngự y biết Ân Hách phải chịu biết bao nhiêu là tủi nhục, ông cũng hiểu vì sao Ân Hách lại nghĩ ra những trò quậy phá kia; nên đã nhiều lần ông mong Ân Hách rời khỏi Lý gia mà đến ở cùng. Dù Lưu gia chẳng phải là đại phú hào như Lý gia, nhưng cũng đủ khả năng nuôi được Ân Hách. Mặc dù phải chịu tủi cực khi ở Lý gia nhưng Ân Hách vẫn một mực muốn ở lại Lý gia.
Lưu đại phu biết Ân Hách là người biết yêu thương gia đình, đặc biệt là người thân thì lại hết lòng quan tâm và bảo vệ. Chẳng thể cưỡng ép gì Ân Hách nên ông cũng nói nếu có gì khó khăn thì Lưu gia vẫn sẽ luôn giúp đỡ khi Ân Hách cần.
.
.
.
Tiếng chim ríu rít bên ngoài đã được thay bằng những âm thanh nhộn nhịp của dàn đồng ca mùa hạ. Những tia nắng yếu ớt của trời cao đã tự bao giờ được thay bằng những ánh sáng nhỏ bé của đèn lòng đang treo khắp phủ. Từ lối đi những ánh sáng lập loè của đèn đá mà làm hiện lên một con đường trãi dài trong đêm. Những cơn gió vô tình thổi qua làm những ngọn đèn đá toả ra một ánh sáng mập mờ mà làm nên con đường như thực như ảo dẫn đến nhà chính đầy uy nghiêm của Lý gia.
Những hình bóng đang ngồi cùng nhau uống trà mà chờ đợi một ánh sáng kì diệu sẽ xoá đen bóng đêm bên ngoài. Không cần chờ thêm nữa thì từ sau bức bình phong xuất hiện một nữ nhân vô cùng xinh đẹp với chiếc khăn trắng trên tay mà tiến lại gần nơi mọi người ngồi. Hách Tể nở một nụ cười đầy dịu dàng mà trao tận tay chiếc khăn y thêu cho Lý lão gia. Ngay khi nhận được chiếc khăn trắng kia thì mọi ánh mắt đều đổ dồn về nó, cả Lý lão gia cũng chăm chú mà xem xét tỉ mỹ tường đường thêu trên khăn.
Một đóa hoa cẩm chướng màu đỏ trên nền lụa trắng, đã tạo nên một sắc tươi mới cho chiếc khăn đơn giản. Màu đỏ của cánh hoa nhạt dần từ nhị hoa ra ngoài cánh, viền bên ngoài cánh hoa đỏ là màu hồng tươi tạo nên sự sống động như thật cho đoá hoa kia. Khi chạm tay vào tường đường nét trên bông hoa cẩm chướng kia thì gương mặt của Lý lão gia rất thư thái, cứ như đang thưởng thức một tuyệt tác hiếm có.
Đường chỉ thêu vô cùng tinh tế, tạo cảm giác mịn màng khi từng ngón tay lướt qua. Đông Hải cảm nhận được sự dịu dàng qua từng đường kim mũi chỉ, cả sự kiêu ngạo trong màu sắc hoa cũng nói lên sự tự tin của người tạo ra nó. Liếc nhìn bóng trắng trước mặt mà Đông Hải thầm đánh giá lại người đó. Cả Lý đại phu nhân và Trịnh tiểu thư cũng có đôi phần ngạc nhiên với tài nghệ của Ân Hách.
Nhưng trong toàn bộ ánh mắt đang nhìn y thì Hách Tể hiểu mọi người vẫn chưa tin vào tài năng của Ân Hách. Hách Tể nở một nụ cười đầy chua xót mà tiến lại gần cầm lấy chiếc khăn nhỏ có đóa hoa đang khoe sắc đỏ thắm lên tay. Y hiểu nếu thêu được đến mức này thì chứng tỏ Ân Hách cũng rất tài giỏi, nhưng vẫn chưa đủ để chứng minh bước tranh đầy hùng vĩ kia là do y tạo nên. Đóa cẩm chướng này không chỉ một mình y có thể thêu mà ngay cả Lý đại phu nhân và Tú Nghiên cũng có thể thêu được, thì như thế này vẫn chưa tạo nên điều bất ngờ.
Hai tay y nâng niu chiếc khăn kia rồi lật lại mặc khác mà đặt lên bàn. Tất cả ánh mắt đều tràn ngập vẻ bất ngờ đến khó tin. Người lạnh lùng như Lý lão gia và Đông Hải cũng để lộ vẻ mặt ngạc nhiên khi nhìn chiếc khăn kia.
Nếu mặc kia chiếc khăn là đóa cẩm chướng đỏ rực đầy kiêu kì, thì mặc còn lại là một đóa cẩm chướng trắng đầy tinh khiết với những đường sọc ngoài mép lá mang màu đỏ nhạt. Đóa hoa đỏ kia đầy kiêu ngạo bao nhiêu thì đóa hoa trắng lại đầy thuần khiết, xinh đẹp bấy nhiêu. Hai đoá hoa đầy đối lập được thể hiện trên một chiếc khăn tay trắng, mà lại là một đoá hoa là một mặt khăn. Chiếc khăn kia không hề để lộ bất kì một lỗi thêu nào, mà ngược lại nó rất đẹp với vẻ tinh tế và tự nhiên.
_Do thêu gấp nên chiếc khăn không được đẹp lắm, mong phụ thân đừng trách phạt. - Hách Tể cất giọng nhỏ nhẹ mà cắt đứt những ánh mắt đang nhìn chầm chầm vào y và chiếc khăn.
_Ân Nhi muội muội thật sự đã thêu chiếc khăn đó sao? - Tú Nghiên như không tin vào mắt mình mà nàng ta hỏi lại.
_Đúng thật là Ân Nhi đã thêu chiếc khăn này và cả bức tranh kia sao? - Lý đại phu nhân cũng ngạc nhiên không kém mà cất tiếng hỏi.
_Không biết như thế này thì phụ thân đã tin Ân Nhi chưa? - Hách Tể không quan tâm những người khác nói gì, y vẫn châm châm nhìn vào Lý lão gia mà mong chờ sự tin tưởng.
Lý lão gia nhìn Hách Tể rồi lại nhìn chiếc khăn một lần nữa thì ông vẫn trầm ngâm không nói gì. Nhìn biểu cảm của Lý đại phu nhân và Tú Nghiên thì ông hiểu cả hai đều không dám tin chiếc khăn kia do Ân Hách thêu. Nhưng ông và Đông Hải biết từng đường kim mũi chỉ trên chiếc khăn kia là do chính tay y làm. Sợ y sẽ giở trò nên ông và Đông Hải cho người mang tấm khăn lụa do Mãn Đường mới dệt theo cách mới đến cho y. Loại vải này mới được dệt thử, vẫn chưa ai biết đến sản phẩm này của Mãn Đường.
Khi sờ vào loại lụa mới này thì ở một góc nhỏ có thêu chìm một chữ Lý rất nhỏ. Khi nhìn vào thì chẳng thấy gì nhưng đã chạm vào rồi thì sẽ cảm nhận được sự mịn màng của lụa, lại có thể cảm nhận được những đường gợn sóng nhỏ theo hình chữ Lý ở mép khăn, nên Lý lão gia và Đông Hải có thể chắc rằng chính tay Ân Hách đã thêu hai đóa hoa xinh đẹp kia.
_Ngươi lui được rồi, yêu cầu của ngươi ta sẽ thực hiện. - Lý lão gia cất giọng đầy mạnh mẽ mà chấp nhận điều kiện của Hách Tể, song lại có ý đuổi khéo y.
Hách Tể nhìn Lý lão gia với đôi mắt đỏ hoe. Đỏ vì tức giận, đỏ vì uất hận. Y không hiểu, nếu Lý lão gia thông minh, tài giỏi như vậy thì sao không đoán ra ý nghĩa của bức tranh y thêu và cả hai đóa hoa kia. Chẳng lẽ y đã nhầm, nhầm rằng người đứng đầu Mãn Đường đáng ra phải hiểu những sản phẩm nghệ thuật này lại là người chẳng hiểu biết gì sao. Cố trấn tỉnh lại bản thân mà Ân Hách nghĩ lại chắc rằng Lý lão gia hiểu nhưng không nói. Người như ông có nhiều kinh nghiệm hơn y nên chắc chắn ông hiểu nhưng vì điều gì đó mà ông không nói ra.
_Phụ thân có hiểu ý nghĩa của bức tranh Ân Nhi tặng, và cả hai đóa hoa cẩm chướng này không? - Hách Tể cố nén sự tức giận đi mà cất giọng dịu dàng hỏi với chất giọng đầy đau thương.
_Hiểu thì làm được gì, mà không hiểu thì có làm sao. - Lý Mẫn Hạo cất giọng đầy lạnh lùng mà nhìn thẳng Hách Tể. Ông biết điều Hách Tể muốn hỏi là gì, và ông cũng hiểu ẩn sau từng đường kim mũi chỉ kia là những suy nghĩ mà Hách Tể thật lòng muốn gửi đến ông.
Hách Tể bất ngờ trước câu nói của Lý lão gia. Cả sự van xin nhỏ bé của y mà người được gọi là phụ thân cũng lạnh lùng cự tuyệt. Đôi mắt Hách Tể tràn ngập sự uất hận mà tiến tới đưa tay cầm lấy chiếc khăn mà xé đóa hoa đẹp đẽ kia làm hai. Tất cả mọi người đều bất ngờ trước hành động này của y. Kia là một tác phẩm đầy tuyệt vời mà y nhẫn tâm phá nát. Lê cái chân đầy đau đớn do đứng lâu đến nơi đặt bức tranh thêu được cho là kiệt tác kia mà Hách Tể cầm lên nói.
_Nếu không hiểu thì mãi mãi cũng chẳng thể hiểu, nếu đã hiểu thì thứ này cũng chẳng cần nữa. - Nói xong thì Hách Tể dùng lực xé bức tranh thêu kia. Cả câu thơ mừng thọ cũng bị chia cắt làm đôi ngay trong ngày mừng thọ Lý lão gia. Ngọn núi hùng vĩ cũng bị chia cắt làm đôi, những nhánh tùng trơ trọi giữa thiên nhiên hoang vắng cũng phải lìa cành. Hách Tể bước nhanh nhất có thể để thoát khỏi nơi đầy đau đớn này. Đôi mắt đen đầy xinh đẹp cũng bị che lấp bởi những hàng lệ nóng sắp tuôn trào.
~TBC~
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top