Long Trac An

Nêu và phân tích vấn đề đã được bổ sung và phát triển tại Đại hội toàn quốc lần thứ

X của Đảng về Chủ nghĩa xã hội và phương hướng xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở

nước ta?

Từ vị trí công tác của mình đồng chí phải làm gì để xây dựng, phát triển đóng góp

vào thành công xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta?

Trả lời:

Trên cơ sở tổng kết thực tiễn và những bài học kinh nghiệm được rút ra, Đại hội X đã

bổ sung một số nội dung của Cương lĩnh 1991 như sau:

a) Nhận thức về chủ nghĩa xã hội:

13

Đại hội X của Đảng đã bổ sung và xác định xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta

xây dựng có 8 đặc trưng:

Một là, “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội dân giàu,

nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”.

Trong Cương lĩnh 1991 chưa nói đến đặc trưng này. Đại hội VIII của Đảng ( 1996 )

đã xác định mục tiêu của cách mạng nước ta là “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,

văn minh”. Đến Đại hội IX đã bổ sung thêm từ “dân chủ”, thành “ Dân giàu, nước mạnh,

xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Đại hội X đã xác định đó là một đặt trưng của xã

hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng.

Hai là “do nhân dân làm chủ”.

Cương lĩnh 1991 viết : “do nhân dân lao động làm chủ”. Đại hội X đã điều chỉnh là

“do nhân dân làm chủ”. Nói nhân dân làm chủ vì chúng ta đã khẳng định xây dựng Nhà

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Đại đa số

nhân dân là người lao động. Hơn nữa, trong điều kiện phát triển nền kinh tế nhiều thành

phần và phát huy sức mạnh của toàn dân tộc, bao gồm nhiều giai cấp, tầng lớp, nói nhân

dân làm chủ phù hợp với thực tế hơn, có lợi hơn cho việc thực hiện đại đoàn kết toàn dân

tộc.

Ba là, “Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ

sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất”.

Trên cơ sở xác định ở nước ta có 3 chế độ sở hữu cơ bản ( toàn dân, tập thể và tư

nhân ), nhiều hình thức sở hữu và loại hình sản xuất, kinh doanh, nên quan hệ sở hữu

trong xã hội có sự đan xen phức tạp. Vì vậy, nói về quan hệ sản xuất trong thời kỳ quá độ

lên chủ nghĩa xã hội, Đại hội X điều chỉnh bỏ đoạn nói về “chế độ công hữu về tư liệu

sản xuất chủ yếu”.

Bốn là, “Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

Đặc trưng này giống như Cương lĩnh 1991.

Năm là, “Con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự

do, hạnh phúc, phát triển toàn diện”.

So với Cương lĩnh 1991, Đại hội X có điều chỉnh, bỏ cụm từ “bóc lột”.

14

Xét về bản chất, chế độ ta không phải chế độ bóc lột. Nhưng hiện tượng bóc lột vẫn

còn tồn tại do trình độ sản xuất quy định, và còn có ý nghĩa nhất định trong việc thúc đẩy

kinh tế phát triển.

Ngoài ra, trong đặc trưng này, Đại hội X còn sửa chữa cụm từ “có điều kiện phát

triển toàn diện cá nhân” thành “phát triển toàn diện” cho chặt chẽ và chính xác.

Sáu là, “Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ và

giúp đỡ nhau cùng tiến bộ”.

Đặc trưng này về cơ bản như Cương lĩnh 1991, nhưng có bổ sung thêm cụm từ

“tương trợ”, phù hợp hơn với thực tế phát huy lợi thế phát triển của từng vùng, từng dân

tộc.

Bảy là, “Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì

nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản”.

Cương lĩnh 1991 chưa nói tới việc xây dựng nhà nước pháp quyền, nhưng theo tư

tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta đã xây dựng nhà nước dân chủ mới và thực hiện quản lý xã

hội bằng pháp luật. Tại Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (1-1994) Đảng ta

chính thức đưa ra khái niệm “xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”. Các Đại

hội VIII, IX, X tiếp tục khẳng định quan điểm này.

Tám là, “Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới”.

Đặc trưng này giống như Cương lĩnh 1991.

b) Về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội :

Cương lĩnh năm 1991 đã nên bảy phương hướng cơ bản của quá trình xây dựng chủ

nghĩa xã hội. Đại hội X đã sắp xếp lại, điều chỉnh, bổ sung thành 8 quá trình tất yếu phải

thực hiện ở nước ta.

Một là, “Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Trong Cương lĩnh năm 1991 chúng ta chưa dùng khái niệm kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa, mà nói phát triển nền sản xuất hàng hóa nhiều thành phần, vận

hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ

nghĩa. Thực chất, nền kinh tế nước ta đã vận hành theo cơ chế thị trường.

15

Từ nhận thức rõ hơn, đi tới khẳng định kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao

của sản xuất hàng hóa, là quy luật phát triển chung của nhân loại, đến Đại hội IX chúng

ta coi kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát trên

con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đại hội X xác định đây là quá trình tất yếu để xây

dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Hai là, “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.

Công nghiệp hóa là một quá trình tất yếu khách quan của các nước từ nền sản xuất

nhỏ, kinh tế kém phát triển. Cương lĩnh 1991 nói công nghiệp hóa theo hướng hiện đại.

Từ Đại hội VIII, Đảng ta nói công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa. Đại hội X bổ

sung điều này so với Cương lĩnh 1991.

Ba là, “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng tinh

thần của xã hội”.

Quan điểm này nhắc lại nội dung Cương lĩnh 1991.

Bốn là, “Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân

tộc”.

Dân chủ xã hội chủ nghĩa được xác định vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát

triển kinh tế - xã hội. Đại hội X đã xác định: Đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên

minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của

Đảng, là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực

chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp

xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Lấy mục tiên giữ vững độc lập, thống nhất của Tổ Quốc, vì

dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng để đoàn

kết toàn dân tộc, quy tụ tất cả những người Việt Nam yêu nước ở cả trong và ngoài nước.

Năm là, “Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân

dân, vì nhân dân”.

Đây là nội dung được bổ sung so với Cương lĩnh 1991. Đại hội X chỉ rõ phải xây

dựng cơ chế vận hành của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm nguyên tắc

tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, có

16

sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp

và tư pháp.

Sáu là, “Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh”.

Đây là nhiệm vụ hết sức cơ bản và quan trọng, vừa thường xuyên, vừa cấp bách. Đại

hội X nhấn mạnh hơn nhiệm vụ nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng,

khắc phục bằng được tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, tệ

quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vì chúng đang là nguy cơ lớn liên quan đến sự sống còn

của Đảng, của chế độ.

Bảy là, “Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia”.

Tám là, “Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế”.

Đại hội X khẳng định: “Qua tổng kết lý luận – thực tiễn 20 năm đổi mới, chúng ta

càng thấy rõ giá trị định hướng và chỉ đạo to lớn của Cương lĩnh xây dựng đất nước

trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991), đồng thời cũng thấy rõ thêm

những vấn đề mới đặt ra cần được giải đáp. Sau Đại hội X, Đảng ta cần tiếp tục nghiên

cứu, bổ sung và phát triển Cương lĩnh, làm nền tảng chính trị, tư tưởng cho mọi hoạt

động của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong quá trình đưa nước ta đi lên chủ nghĩa xã

hội”.

Thế hệ trẻ Việt Nam nói chung và bản thân tôi nói riêng, thấy rất tự hào khi phấn

đấu để được đứng vào hàng ngũ của Đảng và thấy rõ đó là một trọng trách, một

nhiệm vụ cao cả và cũng đầy vinh quang xong cũng đầy thử thách, Với lòng quyết

tâm và bầu nhiệt huyết của mình và mong muốn được đứng vào hàng ngũ của Đảng

để đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng đất nước.

Chính vì vậy trong quá trình phấn đấu để trở thành Đảng viên tôi đã đề ra cho

mình phương hướng rèn luyện, luôn luôn phấn đấu vươn lên về mọi mặt.Là một

sinh viên đang còn ngồi trên ghế nhà trường tôi luôn đặt ra cho mình mục tiêu phấn

đấu học tập là học để có kiến thức.Tôi mong muốn sau khi tốt nghiệp có thể đóng

góp một phần sức lực trong việc phát triển đất nước. Tôi tin rằng trong một ngày

17

không xa tôi sẽ vinh dự trở thành một Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, trở

thành người chiến sỹ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt

Nam

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #01664674764