CHƯƠNG 1: TƯỞNG LÀ TỐT BỤNG, HÓA RA LÀ NHU NHƯỢC
Sorry các bạn vì mình viết không đều đặn nhưng mình sẽ cố gắng thu xếp để viết xong cuốn này.
Please wait for me. Thank you for reading this.
"Nếu bạn đã quen chịu thiệt,
đã quen im lặng,
đã quen để mình ấm ức,
đã quen nhận lời mọi người,
thì bạn sẽ quên mất thật ra bạn có thể thái độ,
có thể có quan điểm,
có thể có năng lực,
có thể sống cuộc sống mà bạn mong muốn".
THAY VÌ SÁNG SUỐT GIỮ MÌNH, CHI BẰNG TỎ RA LẬP TRƯỜNG
Vấn đề nằm ở chỗ, chúng ta dần dần đã lẫn lộn ranh giới giữa "sáng suốt giữ mình" và "hèn nhát".
Tôi thường nghĩ, chúng ta sống trong xã hội loài người nên buộc phải hao công tổn sức giải quyết những vấn đề trong quan hệ giữa người với người.
Đúng ra giao tiếp là để xóa bỏ khoảng cách, thấu hiểu nhau hơn, bù đắp chỗ thiếu hụt của mỗi cá nhân thông qua hợp tác, nhằm phát huy sức mạnh đến mức tối đa. Thế nhưng thực tế chúng ta toàn thấy toàn sự trách móc lẫn nhau hoặc chướng ngại vật do con người dựng nên. Có những người dường như chẳng bao giờ biết đặt mình vào vị trí của người khác, không hề chú ý đến việc lời nói của mình thật ra chỉ khiến kẻ xấu càng thêm táo tợn, còn người tốt thì chọn cách nhắm mắt làm ngơ để được yên thân, ép tốt bụng trở thành hèn nhát.
Thế là, chúng ta thường đối mặt với hiện tượng cả đám người tốt bắt nạt một người tốt khác, những người tốt khác lại tỉnh bơ ngồi xem.
Ví như quan hệ căng thẳng giữa thầy thuốc và bệnh nhân khiến rất nhiều bác sĩ tử tế đành chọn cách làm ít sai ít, khi chữa bệnh thì sợ bóng sợ gió, không nâng cao được trình độ, kết quả cuối cùng chính là: không có lợi cho việc cứu chữa bệnh nhân kịp thời.
Một thời gian trước, tôi đọc được một bài viết về chứng trầm cảm cảm sau sinh trên mạng. Người đăng bài kể về bi kịch của một sản phụ mắc chứng trầm cảm giết con rồi tuyệt vọng tự sát. Khi đọc, tâm trạng tôi vô cùng nặng nề. Sau đó tôi thấy có rất nhiều người bình luận bên dưới, trong đó lẫn cả những lời trách móc vô nghĩa.
Có người bảo: "Chẳng phải chỉ là sinh con thôi sao, lắm chuyện thế? Hồi xưa tôi đẻ tọt cái là ra, còn chẳng kịp thấy gì."
Người lại trách sản phụ tự sát có vấn đề về tâm lý, vì bản thân cô ta trước đây khi sinh con thấy hoàn toàn vui vẻ.
Đứng trước những người này và những bình luận của họ, tôi thật sự cạn lời, lẽ ra chủ đề cần thảo luận là nên chú ý đến chứng trầm cảm trước hoặc sau sinh, hướng mọi người quan tâm đến nhóm đối tượng này. Nào ngờ lại dẫn đến cà đám người dung "cái đúng" của mình để chứng minh cho "cái sai" của sản phụ kia, có lẽ họ đúng thật, nhưng thái độ thờ ơ trước mạng sống con người thể hiện qua chuyện này lại là "cái ác" lớn nhất trong nhân tính.
Từ đó tôi còn nhìn thấy điều xót xa hơn.
Đầu tiên, không thể võ đoán rằng những người này bản tính xấu xa, không phải người tốt, chỉ có lẽ họ không thể thấu hiểu cảm nhận của người khác. Mỗi người một cảnh, những khó khan và tổn thương mà sản phụ kia từng trải qua trong cuộc sống, có lẽ không phải chuyện to tát đối với chủ nhân của bình luận này, vì thế họ suy ra nếu chuyện tương tự xảy đến với bản thân, cũng không gây ra tổn thương nào đáng kể, cho nên họ không thể thông cảm được.
Thế là, họ vô tư bình luận: " Tôi cũng đã trải qua những chuyện đó mà, đâu có khó khăn thế!" " Chúng ta cũng từng cảm thấy thế, làm gì đau đớn vậy!" Họ chỉ chịu tin vào cảm nhận của bản thân, nếu người khác không cảm nhận giống họ mà còn phản ứng mạnh hơn, họ liền cho rằng người ta có vấn đề, quá yếu đuối, cho rằng người ta dở hơi.
Lẽ ra tôi định bình luận vài lời, rằng điều chúng ta nên là hiện tượng trầm cảm sau sinh, chứ không phải ngang ngược trách móc người khác mắc chứng trầm cảm sau sinh, nhưng nghĩ đến sự cực đoan và cố chấp của những người đó, cảm thấy nói nhiều cũng vô ích, tôi bèn bỏ cuộc.
Thông qua câu chuyện này, tôi cũng ngẫm lại, vì sao trong cuộc sống mỗi người chúng ta luôn gặp phải những bế tắc âm thầm mãi không thể giải quyết dứt điểm.
Theo lý mà nói, xưa nay trí tuệ người Trung Quốc không thua kém chủng tộc khác, nhưng khó tránh vàng thau lẫn lộn, ở một số người ngoài bản tính cần cù tháo vát, tốt bụng bao dung mà trước giờ chúng ta lấy làm tự hào, không khó để nhận ra trong trí tuệ sinh tồn của họ còn lẫn những ý đồ trục lợi, triết học con buôn. Chẳng hạn "giấu tài" đây vốn là từ ngữ trí tuệ biết mấy, nhưng hiện nay đã trở thành một từ đồng nghĩa với chủ nghĩa yếm thế khi nên gầm lên giận dữ không gầm lên giận dữ, khi cần ra tay không ra tay.
Tôi cũng là một người như vậy, cho nên rõ ràng đọc những bình luận sai trái trong bài viết kia, nhưng cuối cùng vẫn chọn tránh voi chẳng xấu mặt nào, không dám dõng dạc bày tỏ lập trường cuả mình.
Từ xưa đến nay, phàm là nơi đông người đều phổ biến tình trạng "đồng tiền xấu đuổi đồng tiền tốt". Kết quả là kẻ bất cần quy tắc thì hoành hành ngang ngược, còn người tốt bụng thật sự lại không thể lên tiếng. Vì hễ lên tiếng, bất kể đúng sai sẽ bị đám người kia bài trừ.
Chúng ta lựa chọn theo lợi tránh hại để sinh tồn vốn không sai, vấn đề nằm ở chỗ, chúng ta dần dần đã lẫn lộn ranh giới giữa "sáng suốt giữ mình" và "hèn nhát". Chẳng hạn, thấy nữ tài xế bị đánh đập thô bạo trên phố, là người qua đường, bạn sẽ làm như thế nào? Thấy đứa bé bị bạn học vây quanh đánh, là người qua đường, bạn sẽ làm như thế nào?
Tuy khi được hỏi, chúng ta có thể dễ dàng đặt mình vào tình cảnh ấy để hình dung phản ứng cảm xúc và phản ứng sinh lý của bản thân, sau đó đưa ra câu trả lời nghiêng về tiêu chuẩn đạo đức. Nhưng sự thực là, hầu hết mọi người đều vờ như không thấy. Lúc chưa gặp, chuyện thì chẳng sao, song một khi đích thân đối mặt, có lẽ tất cả "tiết tháo" đều sẽ tan tác tơi tả.
Không phải tất cả những người tốt bụng đều chịu được thử thách áp lực, giống như trong phim truyền hình kẻ phản bội thường nói: " Tuy tôi đánh mất danh dự, nhưng tôi rốt cuộc vẫn sống." (Còn liệt sĩ thì nói: "Tuy tôi chết, nhưng tôi vẫn giữ được danh dự.")
Nếu chỉ bo bo giữ mình thì đừng trách người trong mắt người khác bạn dần dần đánh mất "lập trường". "Mr.Nice", "dễ tính" có lẽ sẽ là lời khen người xung quanh dành cho bạn. Vốn dĩ bạn cảm thấy như thế cũng không xoàng, bị hành hung đó là vợ bạn, đứa bé bị vây đánh là con trai bạn, liệu bạn còn muốn bưng mắt bịt tai nữa hay không? Liệu bạn có hy vọng những "Mr.Nice" kiểu này trong xã hội giảm bớt hay không?
Tôi tin rằng, chắc chắn trong lòng mỗi người có một bản thân bị đè nén, bản thân ấy nhất định đang khao khát: làm việc chỉ mong không thẹn với lòng. Bàn đúng sai, không bàn lợi hại; bàn thuận nghịch, không bàn thành bại; bàn cả đời, không bàn một lúc.
QUÁ DỄ TÍNH LÀ KHÔNG CÓ NGUYÊN TẮC
Bạn bị sai bảo chẳng qua là vì đã nhầm lẫn giữa thoải mái và khoan dung vô nguyên tắc.
Có lẽ từ bé bạn đã được khen là "tốt tính, hiền hòa, điềm đạm", tuy bạn không thích nghe lắm, nhưng cũng không quá bận tâm. Đi làm vài năm, sau nhiều lần bị tổn thương trong giao thiệp, có lẽ bạn sẽ cảm thấy, người bản tính tốt bụng nhưng rành mạch rõ ràng, lại biết nổi cáu, sẽ sống tốt hơn.
Tuy bạn luôn cố tránh nãy sinh mâu thuẫn với người khác, tuy bạn bè của bạn cũng nhiều, tuy có những việc người khác cảm thấy đáng giận, còn bạn thấy không sao, nhưng cuối cùng bạn sẽ từ từ nhận ra, bạn như thế khiến người khác không biết nguyên tắc của bạn ở đâu, dần dần trở nên không coi trọng và trân quý bạn nữa.
Quý Tiểu Đường gọi điện thoại cho đồng nghiệp cũ, đồng nghiệp nói: "Nhớ cậu thật đấy! Cậu đi rồi, trời nóng chảy mỡ cũng chẳng có ai mang Coca cho tớ."
Câu đó khiến tâm trạng Quý Tiểu Đường tụt dốc không phanh.
Khi Quý Tiểu Đường mới vào công ty, tính cách nhiệt tình thoải mái nên ai cũng thích nhờ anh giúp đỡ, và Quý Tiểu Đường cũng chưa từ chối ai cả.
Thường ngày anh luôn đến công ty thật sớm, thu dọn chỗ ngồi, quét tước sạch sẽ. Nghe ai đó nói "Chưa ăn sáng đói quá", anh liền chủ động lấy bánh quy của mình ra đưa cho. Có lúc, ngày nghỉ ngày lễ anh còn giúp đồng nghiệp nhận bưu phẩm chuyển phát nhanh hoặc giải quyết công việc. Ngày hè nóng nực, anh thường mang ít Coca ướp lạnh đến công ty chia cho mọi người uống.
Công việc dần dần nhiều lên, Quý Tiểu Đường không thể giúp các đồng nghiệp như trước nữa, những lời trách móc cũng theo đó mà đến, có người còn đùa cợt chỉ mặt : "Nhóc Đường Đường, mau đến kho lĩnh một gói in về, bọn tớ đang đợi đây!" Nể mặt, Quý Tiểu Đường vẫn lẳng lặng làm theo.
Rồi sau đó, người quản lí bắt đầu sai bảo Quý Tiểu Đường làm một số việc ngoài chức trách, chẳng hạn đến gara chuyển đồ giúp anh ta. Quý Tiểu Đường vừa ra khỏi cửa văn phòng liền bị giám đốc đi công tác về bắt gặp. Giám đốc hỏi Quý Tiểu Đường đi đâu. Để quản lí khỏi bị rầy rà, Quý Tiểu Đường bèn nói thác rằng đi mua văn phòng phẩm. Kết quả không biết giám đốc nghe được sự thật ở đâu, gọi Quý Tiểu Đường vào văn phòng xạc cho một trận, mắng anh là nhân viên hành chính phòng nhân sự mà ngay cả hai chữ "thành thật" cũng không làm được, thì làm sao có thể quản lí những người khác.
Quý Tiểu Đường không biết đáp lại như thế nào, đành nộp đơn xin nghỉ việc, kẻ đeo theo hai chữ người tốt như anh thế là mất việc.
Ở chốn công sở, rất nhiều người cũng gặp phải nỗi khỗ khó nói tương tự. Cấp trên giao cho bạn rất nhiều việc chạy vặt, bạn sẽ băn khoăn không biết sếp coi trọng mình, thân với mình, hay thấy mình dễ sai bảo? Đồng nghiệp cố ý châm chọc, bạn sẽ nghĩ liệu người ta cho rằng mình rộng lượng, mát tính, hay thấy mình dễ bắt nạt mà lợi dụng trút tức tối?
Có lúc, thậm chí bạn sẽ hoài nghi chính mình là kẻ nói nhẹ thì là tốt tính, hiền hòa, mà nói nặng thì là quá dễ dãi, không có chủ kiến.
Nếu lúc nào bạn cũng cười cho qua, người ta có thể cho là bạn hời hợt, và bắt đầu xem thường bạn một cách vô thức. Bạn luôn sẵn sàng vì bạn bè, từ bỏ cả kế hoạch của bản thân hễ họ có lời mời rủ rê, nhưng chỉ cần một lần nào đó bạn từ chối người ta liền cảm thấy bạn không hết lòng, bắt đầu ngấm ngầm nghi ngờ bạn. Bạn vô tư lự, nhiều lần cho đồng nghiệp vay tiền mà ngại đòi, kết quả bị đồng nghiệp tha hồ yên tâm, quen thói vay mãi, còn bạn bị ép vào cảnh tiến thoái lưỡng nan - đòi nợ thì bị sứt mẻ tình cảm; không đòi thì sợ mất tiền oan...
Giống như Quý Tiểu Đường, anh dễ bị sai bảo chẳng qua là nhầm lẫn giữa thoải mái và khoan dung vô nguyên tắc, do đó không biết cách từ chối. Chắn chắc anh là típ người thích khẳng định bản thân thông qua cảm giác chăm sóc người khác, nên thông thường vừa ngại từ chối người khác vừa rất sợ bị người ta từ chối. Để rồi khi trong lòng muốn nói không lại nghĩ một đằng nói một nẻo,đáp "vâng", sợ thẳng thừng nói ra chữ không sẽ hại đến "long tự tôn" của mình, đồng thời không phải với người người khác.
Thật ra "lòng tự tôn" được quết định bởi việc chúng ta có thể có thể có tiếp nhận bản thân hay không. Người không muốn nói "không", sợ làm tổn thương người khác, thông thường cũng rất để tâm chuyện bị người khác từ chối.Loại người này rất dễ xem chuyện "bị từ chối" như biểu hiện của người ta không thích, không xem trọng, thậm chí không tôn trọng mình, tệ hơn là sau đó cảm thấy bản thân thật không quan trọng đến thế hoặc không tốt đẹp đến thế.
Cảm giác yếu đuối và kém cỏi do bị từ chối khiến họ trào dâng nỗi tức giận, buồn bã. Họ tình nguyện chịu ấm ức để giúp người khác thoải mái nên chẳng trách sống lấn cấn như vậy.
Đằng sau việc chịu ấm ức, cưỡng ép mình nói "vâng" kiểu này, không phải cam tâm tình nguyện là sự thật, mà ẩn giấu tâm lý mong đợi " cậu cũng đừng từ chối tôi". Vì sợ bị người khác từ chối nên không dám từ chối người khác.
Lại vì xung quanh ai ai cũng hi vọng không bị từ chối, thế là chúng ta bắt đầu đánh mất nguyên tắc, thỏa hiệp với người và việc bên cạnh vô tôi vạ, thậm chí cuối cùng chúng ta sẽ chán ghét bản thân vì quá ân cần quan tâm người khác.
Cứ thế, trong quá trình giao thiệp, bạn dần đánh mất nguyên tắc, bị người ta gắn cho cái mác "người tốt", ngày càng khó nắm bắt việc nào cần cương quyết, việc nào có thể khoan dung. Sau đó, không dám nói "không", ngại nói "không", cũng không biết nói "không" một cách thỏa đáng, bạn bị cái gọi là "lòng tốt" bản tính cuốn đi, trở nên mù mờ, thiếu chủ kiến.
Khoan dung không đồng nghĩa với vô nguyên tắc, bạn nên thoải mái, nhưng cũng giữ giới hạn. Khi bạn biết bình thản từ chối người khác, bạn sẽ hiểu nhiều khi từ chối không phải cố ý gây tổn thương, mà chỉ là thành thật bày tỏ nguyện vọng của mình.
Ngẫm lại, khi người nhà hay bạn thậm chí yêu cầu gì ở bạn, bạn đã bao giờ nói "không" chưa? Có khi nào cho dù ngoài miệng không nói nhưng trong lòng vô cùng bực bội? Có phải bạn cho rằng, nếu từ chối họ thì chứng tỏ bạn không yêu thương hoặc không quan tâm đến họ?
Suy ngược lại cũng vậy, cho dù người khác từ chối bạn một việc nào đó, không có nghĩa là họ bận tâm hay không xem trọng bạn, chỉ là họ thật sự không muốn hoặc vốn dĩ không làm được.
Cho phép mình từ chối người khác, mới có thể thật sự chấp nhận người khác từ chối mình, giống như người nhận định bản thân có tội thường biết dung thứ hơn vậy. Một người biết tôn trọng nguyện vọng của bản thân cũng thường sẵn lòng dành cho người khác sự tôn trọng tương tự.
Khó lòng từ chối, có thể là bạn cảm thấy không ngừng thuận theo người khác mới chứng tỏ được giá trị bản thân. Nếu chúng ta quen khẳng định bản thân thông qua người khác, thì cũng sẽ phải sống trong cái nhìn và lời nói của người khác.
Khi sự khẳng định của người khác trở thành nhu cầu tất yếu, thì không phải chúng ta đang khẳng định cái tôi, mà đúng hơn là đang phủ định cái tôi, đến cuối cùng, bạn sẽ nhận ra mình chẳng còn đủ sức mạnh khẳng định bản thân nữa rồi.
Vạch rõ ranh giới cá nhân, xác lập nguyên tắc của mình, dám nói ra ý kiến chân thực. Làm vậy tuy ở một mức độ nhất định sẽ dẫn đến những chuyện không vui khi chúng ta bắt đầu giao thiệp với người khác, nhưng chỉ cần chúng ta chân thành, kiên định, sớm muộn gì họ cũng chấp nhận và tôn trọng nguyên tắc đối nhân xử thế của chúng ta.
Dựa trên tiền đề không đụng chạm giới hạn, tất cả đúng sai, tốt xấu, yêu ghét đều có thể đón nhận, bao dung, thấu hiểu. Bạn nên làm một "người tốt" thật sự khiến bạn vui vẻ người khác tán thưởng, chứ không phải là "người ba phải"
TỐT BỤNG, CÓ LÚC CHỈ LÀ CÁI CỚ CỦA KẺ YẾU.
Từ lúc nào tốt bụng đã trở thành cái cớ để không cần nói lí lẽ nhỉ?
Làm một người "tốt bụng", nhẹ nhàng hơn làm một người "có lý"
Tuy vô số người trên đời này đều có mặt ích kỷ, nhưng tôi phát hiện bên cạnh mình có quá nhiều người hoàn toàn không hỏi nguyên nhân phát sinh sự việc đã tự động đứng về bên trông yếu thế hơn, động một tí là giương chiêu bài "tốt bụng", sau đó tròng cho người ta một cái gông "Anh nên tử tế chút đi".
Tình cảnh dưới đây, có lẽ rất nhiều người đã từng nghe nói, thậm chí đích thân trải qua. Đang xếp hang mua đồ thì gặp một người lớn tuổi hơn chen lên trước, bạn tranh cãi với người đó, bên cạnh liền có người bảo, làm người đừng nên tính toán chi li, chuyện có gì to tát đâu, nhường anh ấy một chút chẳng phải là xong rồi ư.
Cộng sự của bạn làm việc không đến nơi đến chốn, gây nên khó khăn rất lớn cho bạn, nhưng khi bạn nổi nóng, cô ta gạt nước mắt chạy vụt ra ngoài. Vậy là chưa đến nửa ngày, cái tiếng mồm miệng ghê gớm, mắng người ta phát khóc của bạn có lẽ đã lan truyền khắp công ty, sau đó cả đám người đến nói với bạn, đều là đồng nghiệp với nhau cả, cậu độ lượng một chút đi.
Nếu vừa hay bạn đang sống sung tú, có nhà có xe, mà bị một người bạn từ quê lên thành phố làm công ăn lương xâm phạm lợi ích, bạn quyết định truy cứu trách nhiệm của anh ta, sẽ lại có cả đám người xúm vào hằn học mắng bạn nhà giàu mà bất nhân, nghiệt ngã ác độc.
...
"Anh ta đáng thương như thế rồi, anh không thể tử tế chút sao?"
"Tôi đã cười làm lành với anh rồi, anh còn muốn thế nào nữa?"
Thật kì lạ, từ lúc nào tốt bụng đã trở thành cái cớ để đạp lên lý lẽ nhỉ?
Năm xưa khi học đại học, tôi từng thuê nhà trọ ở ghép. Cô gái ở chung với tôi là con nhà giàu(nhà giàu mà phải ở nhà trọ à sao không thuê chung cư ở cho xứng với 2 tiếng nhà giàu đi ), nghe nói trước khi lên đại học đều sống ở nhà, thậm chí chưa đổ rác lần nào.
Do đó từ ngày đầu tiên thuê nhà chung, cô ấy chưa bao giờ quét nhà, không trả tiền gas và tiền điện nước, không rửa bát, cang không cọ rửa bồn cầu, cứ như đang ở khách sạn vậy, cô ấy là nàng công chúa kiêu ngạo, còn tôi chính là người hầu của cô ấy.
Sau đó, tôi bị ốm liệt giường một tuần, cô ấy liền để rác chất đống trong nhà cả tuần. Tôi quả thật không sao chịu nổi nữa, bò dậy quét dọn nhà cửa một lượt, vứt hết rác, rửa sạch mọi thứ trong chậu rửa bát. Kết quả cô ấy mang đồ ăn mua bên ngoài về, sau khi ăn xong, vẫn thường lệ chất toàn bộ chén đĩa khay trong chậu.
Trong thoáng chốc lửa giận bốc lên, tôi nổi cáu. Cô ấy bèn đi khắp nơi kể lể tôi không thấu tình người thế nào, cô ấy đáng thương ra sao, từng tuổi này lần đầu tiên rời xa cha mẹ, vốn chẳng biết gì cả, còn tôi từ bé đã sống độc lập, thứ gì cũng biết, vậy mà không chịu bao dung cô ấy đôi chút.
Thế là cũng có bạn học đến khuyên tôi: Cậu nên khoan dung một chút, tử tế một chút. Tôi dở khóc dở cười. Bạn có thể tưởng tượng, ngoài im lặng, tôi còn giải thích được gì với họ đây?
Sau này đi làm, bước ra xã hội, tôi cang phát hiện những chuyện như vậy càng lúc càng nhiều. Có những người hoàn toàn không có suy nghĩ độc lập, chỉ cần đứng về bên có vẻ trông đáng thương là được rồi, đơn giản biết mấy L ! Tôi nghĩ, sở dĩ họ phải rêu rao "tốt bụng", rồi tròng người ta "gông xiềng của lòng tốt", chỉ vì làm một người "tốt bụng" nhẹ nhàng hơn làm một người "có lí".
Tôi có cô bạn thân bị người yêu bắt cá hai tay trong lúc yêu nhau. Mấy năm sau, anh bạn trai cũ kết hôn với tình mới, hình như sốn g không hạnh phúc, hơn nữa còn chẳng may mắc bệnh gì đó.
Dù sao thì chuyện là anh ta đến tìm bạn tôi vay tiền, xin bạn tôi cứu mạng.
Bạn tôi chẳng buồn suy nghĩ lập tức từ chối anh ta. Sau đó cũng có người chạy đến khuyên cô ấy: " Cậu nên nhân ái một chút, cho dù lúc trước xảy ra chuyện gì thì hiện giờ suy cho cùng cũng là cứu một mạng người."
Sau khi kể chuyện này với tôi, cô bạn đập tức tối. Tôi biết vì sao anh ta bắt cá hai tay, hai người chia tay, trong lúc tuyệt vọng cô ấy tự tử, may được người nhà kịp thời phát hiện. Cái mạng này của cô ấy cũng là mạng người.
Hiện nay internet phát triển, càng đọc càng xem nhiều, tự nhiên bạn se hiểu rõ. Trong những bình luận tin tức luôn có người bảo: "Nếu đủ tiền thì ai còn đi cướp nữa chứ?" Thật ra những kẻ thấy người khác bị cướp, bị gạt, bị phản bội, bị bóc lột đều bảo nên khoan dung, thường là những kẻ nhảy đổng lên nhanh nhất khi lợi ích của bản thân bị xâm phạm.
Vài trong số người hi vọng trên thế gian này ngày càng nhiều người không biết dựa vào lí lẽ để tranh luận, như thế khi họ muốn đạp lên lí lẽ sẽ chẳng có ai phản kháng. Vài người khác cho rằng dù sao kẻ bị tổn thương cũng không phải là mình, vừa hay có thể thừa cơ khoe khoang tư tưởng sâu sắc và tâm hồn từ bi của bản thân.
Vô tri tức là ác. Trên đời này có những nguyên nhân quan trọng hơn kết quả, song có những việc, thật sự là kết quả quan trọng hơn nguyên nhân. Ví như làm tổn thương người khác, ví như trắng trợn xâm phạm lợi ích của người khác.
Sau khi nghĩ thông suốt đạo lí này, tôi quyết định không nên để những "kẻ yếu" không nói lí lẽ đem lòng tốt của mình ra làm cái cớ. Tôi không muốn nghe ai nói rằng, anh ta chỉ là không biết, không hiểu, do đó chúng ta nên thông cảm với anh ta, tha thứ cho anh ta, đối xử tốt với anh ta nữa.
Tôi chỉ muốn làm một người sáng suốt hiểu lí lẽ, tôi chỉ để tâm đến cái thiện thật sự, hay nói cách khác là sự thật. Tôi không muốn nghe lời khuyên nhủ của ai đó, rồi xuôi theo đám đông một cách vô nguyên tắc, làm một người vừa chịu thiệt, vừa dung túng cho kẻ "yếu tức là có lí". Chuyện nực cười nhất trên đời là người tốt bụng thật sự có trách nhiệm lại vì cái danh tốt bụng mà lúng túng khó xử.
MẤT LÒNG TRƯỚC ĐƯỢC LÒNG SAU ĐƯỢC LÒNG SAU KHÔNG PHẢI LÀ "MẤT"
Luôn cố gắng giúp người khác, mà quên mất người nên được giúp nhất chính là mình.
A Kỳ thu nhập hằng tháng không quá năm nghìn tệ, vậy mà người em gái muốn xe lại mở miệng vay những năm nghìn. A Kỳ không nỡ từ chối, bèn đi khắp nơi gom tiền cho em gái. Sau mỗi tháng A Kỳ đều phải thắt lưng buộc lưng, tính toán chi li để sống qua ngày. Khổ sở suốt một năm,
A Kỳ đã trả hết nợ nần. Không ngờ, em gái lại đến tìm cô vay tiền mua nhà.
Trong lúc tức giận, A Kỳ nói: "Tiền thì không có, có mạng đây thôi". Hai chị em cãi nhau gay gắt một trận, em gái giận dỗi bán xe, trả số tiền đã vay trả lúc trước cho A Kỳ. Sau đó, một thời gian rất dài em gái không nói chuyện với cô, nhưng A Kỳ lại nhẹ nhõm khó tả.
Phải chăng bạn cũng như vậy, luôn cố gắng giúp người khác, mà quên mất người nên được giúp đỡ là chính mình?
Hơn nữa, rõ ràng bạn có suy nghĩ riêng, nhưng vì cả nể nên không nói rõ từ đầu, dẫn đến cuối cùng thường là vừa tổn thương người vừa tổn thương mình.
Có lúc, mất lòng trước được lòng sau, lại có thể tránh được sự việc phát triển theo chiều hướng không kiểm soát.
Huống chi, bạn không phải đặt mình ở vị trí quá thấp, chuyện không muốn làm thì không cần ép bản thân, một mực nhường nhịn và lấy lòng không phải tốt bụng mà là nhu nhược.
Trong phạm vi khả năng của mình, bạn có thể giúp một tay; vượt khỏi khả năng của mình, bạn phải quyết đoán từ chối. Đây là một dạng xác nhận ranh giới trách nhiệm, chẳng ai nên nhân nhượng để giúp người khác đạt được mong muốn.
Trong đời thực, rất nhiều người không dám nói ra suy nghĩ thật của mình, không dám nói ra những lời "mất lòng trước được" với người khác. Giống như hai đồng nghiệp của tôi là Trương Thanh và Lý Ý Giai. Hai người vừa quen biết chưa được bao lâu, Trương Thanh đã nhờ Lý Ý Giai giúp mình làm ppt thuyết trình, mai nhờ Lý Ý Giai giúp mình viết bản kế hoạch, ngày mốt cùng ăn cơm còn để Lý Ý Giai thanh toán.
Thật ra Lý Ý Giai không muốn để người ta sai phái xoay mòng mòng như thế, nhưng khổ nỗi ngại mở miệng, lẳng lặng chịu đựng nửa năm, nhưng cuối cùng không còn cách nào khác, đến công ty đành cố gắng tránh mặt Trương Thanh. Kết quả là khiến Trương Thanh bất mãn, bắt đầu cố ý đối đầu với Lý Ý Giai, khiến Lý Ý Giai khốn đốn ở công ty.
Trong quan hệ giữa người với người, bao gồm cả quan hệ công việc, chúng ta nên trước tiểu nhân sau quân tử, nói rõ ngay từ đầu với đồng nghiệp về những áp lực mà mình không muốn gánh vác, ấm ức không muốn chịu đựng những vấn đề không muốn đơn độc đối mặt, có vậy sau này mới khỏi vì chuyện lặt vặt trong công việc mà dẫn đến mâu thuẫn.
Tuy rất nhiều lời nói ra trước có vẻ không dễ nghe cho lắm, nhưng có thể giúp cho quan hệ chúng ta quay về bản chất lý tính, loại bỏ những thất vọng và tức giận do thông tin không minh bạch giữa các bên mang lại.
Thật ra rất nhiều mâu thuẫn trong cuộc sống của chúng ta đều do "mất lòng trước".
Chúng ta đều nghĩ đến cảm nhận của người khác, không muốn để người ta khó xử, thất vọng, đây đương nhiên là một đức tính tốt đẹp hiếm có, song nếu một mực thuận theo người khác, sợ nói ra suy nghĩ trong lòng mình, chứng tỏ chúng ta quá đỗi phụ thuộc vào sự khẳng định và khen ngợi của người khác.
Nói cách khác là chúng ta thiếu khả năng tự khẳng định và khen ngợi.Vì khi không đạt được từ bên trong, chúng ta sẽ bất chấp tất cả để tìm lấy từ bên ngoài, thông qua liên tục nói "vâng" với người khác để duy trì một kiểu tự tôn giả thành nghiện.
Còn một trường hợp khác, chúng ta được người khác cảm kích và công nhận để đền đáp lại "ý tốt", qua đó khẳng định sự tồn tại của bản thân có giá trị.
Tuy nhiên, khi chúng ta quyết định thuận theo người khác, thật ra đã tồn tại một dạng ám thị tâm lý: chúng ta không cần chịu trách nhiệm cho hành vi của mình – bất kể quyết định như vậy có hợp lý hay không, có tỉnh táo hay không, có sinh ra hậu quả khó lương hay không.
Tiểu Lợi luôn hối hận vì đã thỏa hiệp trong lúc ấm ức tủi thân, cô nói, xưa nay chưa từng nghĩ tình yêu lãng mạn giũa mình và bạn trai lại có ngày đứng trên bờ vực thẳm.
Tiểu Lợi gia thế tốt, trong mấy năm qua lại với bạn trai, tình cảm đôi bên cũng rất thắm thiết. Nhưng đến khi bàn chuyện cưới hỏi, cô phát hiện cha mẹ đằng trai né tránh vấn đề nhà ở của hai người.
Vốn dự định cùng đằng trai bỏ tiền ra mua nhà, Tiểu Lợi nghĩ, dù sao mọi chuyện đều dễ nói. Do đó cô một mình cáng đáng khoản vay mua nhà và thanh toán đợt đầu, nhưng trên giấy chứng nhận quyền sở hữu vẫn ghi tên hai người, định sau này cùng gia đình bạn trai nghĩ cách trả nợ.
Gần đến đám cưới, Tiểu Lợi mới biết được, cha bạn trai làm ăn thất bát, nợ nần chồng chất, đã có tên trong danh sách đen của hệ thống tín dụng ngân hàng. Cô mong bạn trai đưa ra ý kiến nhà ở, nhưng bạn trai lại nói chắc chắn không thể trông mong vào gia đình, anh cũng nói chẳng còn cách nào.
Tiểu Lợi thấy bất lực và hoang mang, không ngờ bạn trai lại không chịu đứng trên lập trường của cô để xem xét vấn đề, vậy có nên kết hôn nữa không? Rốt cuộc có nên kết hôn nữa hay không? Rốt cuộc có đáng lấy anh ta hay không?
Tôi bèn đề nghị với Tiểu Lợi, việc cô nên làm nhất hiện giờ là xác định quyết tâm của bạn trai. Suy cho cùng, người cô muốn lấy là bạn trai chứ đâu phải cha anh ấy.Khoản nợ của người cha không liên quan đến anh, anh cũng chẳng bị liên lụy gì từ chuyện ông bị liệt vào danh sách đen của hệ thống tín dụng.
Một khi công ty của ông bị phá sản phát mại, chẳng qua họ chỉ cần chu cấp cho các cụ chi phí sinh hoạt và thuốc thang chữa bệnh cơ bản mà thôi. Nếu cô không ngại mất lòng trước được lòng sau, thì trước tiên hẵng lập một thỏa thuận bằng văn bản với bạn trai, nói rõ vấn đề nhà cửa và phụng dưỡng các cụ sau khi hai người kết hôn không bị ảnh hưởng.
Thà ngay từ đầu nêu hết điều kiện, đi hay ở đều chuẩn bị được, mất công bận lòng còn hơn tương lai xảy ra chuyện rầy rà phức tạp, tiến thoái lưỡng nan. Bằng lòng kết hôn thì tỏ rõ thái độ, vạch rõ giới hạn, chẳng có gì ghê gớm cả; không bằng lòng thì quyết đoán chia tay, không qua lại nữa là xong.
Hai người ở bên nhau, nhớ kỹ nhất lời nói gần đây, chứ không phải lời hứa hẹn ban đầu. Vừa bắt đầu đã dốc hết toàn lực, đánh mất giới hạn của cái tôi cũng có nghĩ là bạn đã đánh mất cơ hội cân bằng quan hệ giữa hai người.
Mà quan hệ lành mạnh giữa người với người quyết định bởi sự cân bằng giữa phụ thuộc và lành mạnh. Khi Tiểu Lợi nghe đề nghị của tôi, học cách nói "có" với bản thân, nói "không bằng lòng", "không được" với bạn trai và người nhà anh, cô không ngờ cảm giác tuyệt vời đến thế, hơn nữa sự việc cũng bắt đầu thuận lợi hơn.
Gia đình bạn trai dẫu sao cũng hiểu rõ chuyện nhà mình, họ đã ở vào tình cảnh ấy, chỉ mong con trai có nơi có chốn, đương nhiên đồng ý mọi chuyện, tất cả đều có thể nói ngay từ đầu, kể cả ký thỏa thuận trước khi cưới vân vân.
Nếu làm theo tính toán trước của Tiểu Lợi, cuối cùng vẫn có khả năng cả tình yêu lẫn hôn nhân của hai người đều không có kết cục tốt.
Sau chuyện này, Tiểu Lợi nói lần đầu tiên cô phát hiện, hóa ra tôn trọng cảm nhận của bản thân vốn không cần lí do. Khi bận rộn làm không xuể, cô có thể lịch sự nói với đồng nghiệp rằng tuần này lịch của mình đã xếp kín, mong mọi người sắp xếp những công việc cần phối hợp sang tuần sau; khi thật sự quá mệt, về đến nhà, cô có thể bảo với chồng nay mình không làm việc nhà; dự án gặp vấn đề, cô có thể chủ động đi nhờ sếp giúp đỡ, hoặc ngay từ đầu tranh thủ nhiều sự ủng hộ hơn một cách hợp tình hợp lí...
Không chỉ thấy nhẹ nhõm, cô còn lấy làm bất ngờ vì đồng nghiệp, bạn bè và người nhà không những không xa lánh cô mà còn bắt đầu hỏi ý kiến cô trước. Cô nhận ra bản thân không những không cho bị ra rìa mà còn được tôn trọng và quan tâm hơn.
Khi sải bước chân của mình, bạn sẽ phát hiện phản ứng của người người khác không hề tồi tệ như bạn tưởng. Bày tỏ suy nghĩ chân thực, không "phụ thuộc", không "lấy lòng", có thể khiến cuộc sống của chúng ta từ trong mắt người khác trở về trong tay mình. Học được cách chạy nhảy tự do, bạn mới có thể tận hưởng ánh nắng cuộc sống.
LÀM NGƯỜI PHẢI HỌC CÁCH "KHÔNG KHOAN NHƯỢNG" ĐÚNG MỰC
Có lúc tốt bụng không thể thiếu khôn ngoan, nếu không thật sự sẽ chỉ như con số không.
Liệu bạn có giống như tôi, tự cho rằng mình là một người rất lầ tốt bụng, thi thoảng thậm chí còn hoài nghi liệu có phải mình hơi nhu nhược hay không. Bởi vì mỗi lần gặp chuyện tốt gì đó, chúng ta đều không tranh giành với người khác. Không phải vì không tranh giành được, mà cảm thấy làm vậy thật mất mặt. Khi có thể giúp người khác, chúng ta sẽ giúp hết mình, cho dug bị lừa gạt cũng không vạch trần họ.
Phải chăng từ bé bạn đã nghe người ta nói "ở hiền gặp lành, nhưng lại giống bao người khác, càng ngày càng không dám tin vào vào lòng tốt và chính nghĩa thuần túy nữa?
Tôi có một cô bạn, đôi bên rất quý mến nhau. Hiện nay cả gia đình sống trong một căn nhà chưa đầy sáu mươi mét vuông, gia cảnh rất bình thường. Cô bạn đã hai mươi mấy tuổi đầu mà vẫn chưa có nhà riêng.
Cha mẹ cô trước đây làm ở một cơ quan có phúc lợi riêng rất tốt, lúc cơ quan phân hai căn, mỗi người một căn (bấy giờ họ vẫn chưa kết hôn), nhưng họ không lấy, hơn nữa sau khi kết hôn chỉ cần một căn nhà là đủ. Sau đó tình hình cơ quan không mấy khả quan, cha mẹ cô tự tìm lối ra, cũng không lấy cả căn nhà kia.
Về sau, cha cô làm ăn được ít tiền, mua một căn nhà. Vốn dự định giữ lại cho cô làm của hồi môn, kết quả một người họ hàng của cô sắp cưới, đến kể khổ là không mua nổi nhà, khóc lóc ầm ĩ.
Cha cô không còn cách nào, bèn bán nhà cho người họ hàng, cũng không đòi thêm tiền, mua bao nhiêu bán lấy bấy nhiêu, nghĩ bụng qua vài năm kiếm thêm tiền đổi cho con gái căn nhà lớn hơn một chút cũng tốt.
Nhưng chưa được mấy năm, giá nhà tăng vọt, rồi việc kinh doanh của cha cô cũng thất bát. Cô muốn ra nước ngoài du học, nhưng gia đình không đào đâu ra mấy trăm nghìn tệ, tất cả thân bằng quyến thuộc bao nhiêu người họ hàng đã mua lại nhà của gia đình cô đều nói không có tiền, không chịu cho gia đình cô vay.
Hôm tốt nghiệp, cô khóc lóc thảm thiết, nói mình xưa nay vẫn muốn ao ước ra ngoài ngắm nhìn thế giới rộng lớn hơn, song cô không đi được, vì không thể tăng thêm áp lực kinh tế cho ba mẹ.
Gia đình cô rất nề nếp, đối xử tốt với mọi người, buôn bán cũng đoàng hoàng, vì sao lại rơi vào hoàn cảnh này? Có câu "ở hiền gặp lành" kia mà"? Hay cha mẹ cô chưa đủ tốt bụng?
Có lẽ rất nhiều người vẫn tin rằng tồn tại lòng tốt và chính nghĩa thuần túy, nhưng ngày càng nhiều người không làm như vậy nữa.
Khi vô số người xung quanh đều tỏ ra dửng dưng, tham lam và chỉ biết đòi hỏi, người bình thường tốt bụng như bạn và tôi ngày càng trao đi nhiều thiện ý, thì lòng tham của họ có lẽ sẽ càng lớn thêm.
Nghe tôi kể tiếp một câu chuyện cũ, bạn sẽ hiểu, vì sao tôi lại nói vậy.
Hồi cấp ba tôi đi học ở tỉnh khác, quen một người bạn đồng hương. Gia cảnh cậu ta không được khá giả, bản thân cũng hơi tự ti. Tôi luôn cố ý né tránh không bàn đến chuyện gia cảnh nhiều, không muốn tìm hiểu về hoàn cảnh riêng để cậu ta khó xử. Chúng tôi vẫn chơi với nhau vì cùng sở thích.
Sau đó chúng tôi cùng chuẩn bị thi đại học, học cùng với nhau một lớp luyện thi. Hằng ngày phải học tập với nhau cường độ cao, buổi trưa không về nhà, thông thường cậu ấy đều ăn ké. Một tuần bảy ngày thì có khoảng năm ngày tôi chủ động trả tiền cơm cho hai người.
Đúng ra tiền gia đình tôi cũng không nhiều nhặn gì, nhưng tôi là làm như vậy chẳng có gì không ổn, nói cho cùng gia đình cậu ấy quả thực hơi khó khăn, chúng tôi lại là bạn bè, do đó tôi chưa bao giờ một câu than phiền, cứ thế cứ giúp cậu trả tiền cơm suốt hơn nửa năm.
Thế rồi chúng tôi phải cùng về quê thi đại học, gia đình lo lắng cho hai đứa không biết chăm sóc bản thân, nên đã cho tôi mấy nghìn tệ, còn bảo tôi mang theo một tấm thẻ ngân hàng, dặn dò chúng tôi phải ở khách sạn tốt một chút, khi đi thi thì bắt taxi. Cậu ấy chỉ mang theo khoảng hơn ba trăm đồng. Nói chung kể từ ngày thứ hai sau khi về quê, gần như toàn bộ chuyến đi đều là tôi trả tiền, tiền cơm, vân vân, ngay cả vé xe cũng do tôi mua.
Tôi chưa từng vì những chuyện đó mà lên mặt với cậu ấy... Tôi chưa bao giờ cảm thấy mình trả tiền giúp cậu ấy là từ thiện, chỉ cho rằng chúng tôi là bạn, đây là việc tôi nên làm.
Về sau chúng tôi vào cùng một trường đại học, chỉ khác chuyên ngành, phòng học cũng rất gần nhau, thỉnh thoảng còn cùng học những môn chung. Nào ngờ, tôi lại nghe được một vài lời đồn, nói rằng nhà cậu ấy giàu có ra sao, lúc về quê thi ở khách sạn gì...
Ban đầu tôi không để tâm, biết trước đây cậu ấy hơi tự ti, hiện giờ đã vào đại học, con trai lại có tính tự ái và sĩ diện nên cậu ấy nói vậy tôi có thể hiểu được, dù sao cũng chẳng nguy hại gì phải không nào? Thế nên tôi không vạch trần cậu ấy.
Mãi đến năm thứ ba đại học, bạn học mách với tôi cậu ấy nói sau lưng rằng tôi nợ tiền cậu ấy. Phản ứng đầu tiên của tiên của tôi là "không thể nào". Sau đó tôi đi hỏi người lớp bên đó, mới biết cậu ấy đã nói như vậy thật, hơn nữa còn tỏ vẻ "cũng đành chịu, bạn bè ngần ấy năm chả lẽ còn đi đòi".
Tôi cảm thấy hết sức khó hiểu, không sao kìm được lửa giận. Lúc đó tôi xồng xộc đi tìm cậu ấy, hỏi trước mặt mọi người, tôi nợ cậu ấy khi nào. Nhưng phản ứng của cậu ấy hết sức đáng thất vọng. Thoạt tiên cậu ấy cãi bay biến, khi không chối được thì hùng hồn lý luận: "Cho dù tớ nói như vậy thì sao nào? Cậu dám nói trước giờ cậu chưa từng dùng đồ của tớ không?"
Bấy giờ tôi cực kỳ phẫn nỗ nói một câu: "Nếu không có tớ, cậu đã chết đói từ lúc ôn thi đại học rồi!"
Kết quả thì sao? Từ đó cậu ấy đã có lý lẽ hay ho hơn – bấy giờ cậu ấy không có nhiều tiền, phải ăn ké tôi vài bữa cơm, thế mà tôi nhớ mãi giờ, biết vậy thà cho cậu ấy nhịn đói chết quách rồi.
Trên đường đời, bạn nhất định sẽ gặp một số người và việc kỳ quặc, ngoài tự nhận mình xui xẻo ra, có lẽ bạn thậm chí không còn sức phỉ nhổ nữa.
Tôi muốn nói, có lúc, tốt bụng không thể thiếu khôn ngoan, nếu không thật sự chỉ như con số không. Càng là người tốt bụng càng phải biết cách từ chối, xem như bảo vệ bản thân.
Người tốt bụng như bạn và tôi, đôi khi phải học cách "không khoan nhượng" đúng mực trước khi sự việc trở nên tồi tệ hơn.
TỐT BỤNG LÀ MỘT LỰA CHỌN CẦN ĐẾN TRÍ TUỆ.
Thông minh là thiên phú, tốt bụng là lựa chọn, tốt bụng khó hơn thông minh nhiều.
Có một cuốn sách tên là "Gen vị kỷ", thông qua lý giải sinh vật học( tôi cũng không chắc cuốn sách này có nằm trong phạm trù sinh vật học không) bàn về các vấn đề tốt bụng là gì, chính nghĩa là gì, đạo đức là gì.
Tôi không viện dẫn sách vở nữa vì dù sao tôi đọc cũng không hiểu. Theo cách hiểu của tôi, vị kỷ tuy là một dạng động cơ tâm lý thúc đẩy mạnh được yếu thua, song, tốt bụng cũng không hề cản trở gì sinh tồn, mà mang một dạng trí tuệ bác ái.
Có lúc, một người nghĩ làm tốt, không chứng tỏ người đó đã lĩnh ngộ được ý nghĩa chân thực của khái niệm "lòng tốt". Bởi có lẽ người đó sẵn lòng làm việc thiện do chịu ảnh hưởng của giáo dục đạo đức, tôn giáo, gia đình, hay nói cách khác là theo đuổi sự công nhận của xã hội. Tóm lại, kết quả hình thành từ tất cả các nhân tố trên chính là, người đó làm việc tốt để lòng nhẹ nhõm.
Tôi cho rằng đây gọi là "lương tri". Không phải ai cũng biết hiện tượng rồi còn muốn biết bản chất, hầu hết mọi người đều có sẵn vài kết luận mà họ tin tưởng vô điều kiện, không cần chứng thực. Tên gọi chung của những kết luận này là "niềm tin".
Thế thì, một người làm việc thiện để long mình thanh thản, là vị kỷ sao? Đương nhiên không phải – làm việc xấu để bản thân thấy thoải mái mới là vị kỷ.
Văn hóa truyền thống của Trung Quốc xưa nay theo đuổi một chữ "thiện". "Nhân chi sơ tính bản thiện". Đối nhân xử thế đều nhấn mạnh thiện ý và vẻ đẹp của sự hướng thiện; qua lại với người, chú trọng làm điều thiện giúp người, thích hành thiện bố thí; đối với bản thân cũng chủ trương tự tu dưỡng và luôn giữ thiện tâm. Tôi nhớ một người nổi tiếng tưng nói, quyền duy nhất của mỗi người dân là được pháp luật bảo vệ; quyền duy nhất của mỗi cá nhân là trao đi lòng tốt.
Câu nói trên rất đúng, có điều, một số lòng tốt lại là con dao hai lưỡi. Có thứ gọi là "lòng tốt IQ thấp", bạn cho đi, hy sinh, cuối cùng trở thành người xấu. Lòng tốt kiểu này, đôi khi thật ra một sự xúc phạm.
Vương Tĩnh đi làm chưa được bao lâu, ban đầu vì trẻ trung đáng yêu, nhiệt tình thoải mái nên được đông nghiệp khôn vặt ưa thích. Bấy giờ đồng nghiệp rất thích tìm cô tán gẫu, sô cô la để trên bàn tự tiện lấy ăn, dăm ba hôm lại nghĩ cách mơi cô bao ăn uống, thậm chí có người thẳng thừng yêu cầu cô hằng ngày mang thêm một suất ăn sáng.
Vương Tĩnh lẳng lặng nhẫn nhịn tất cả, dù sao chốn công sở con người ta phải giao thiệp, phải tiêu tiền. Sau đó, có đồng nghiệp thấy cô dễ tính, lại vay của cô hai nghìn tệ, nửa năm trôi qua chưa thấy có ý trả. Chỗ Vương Tĩnh trọ tăng tiền thuê nhà, cô bèn đánh bạo đòi tiền người kia. Ai dè đối phương sầm mặt: "Tôi mới gửi một khoản tiền cho gia đình, quả thật không có tiền trả cô, tháng sau nhé."
Vương Tĩnh không biết làm sao, đành đồng ý. Chưa được bao lâu, đồng nghiệp kia nghỉ việc, lúc đi thậm chí không chào Vương Tĩnh, về sau cũng chẳng liên lạc với cô. Từ đó, Vương Tĩnh học được cách thôi "tùy tiện tốt bụng", kết quả đám "bạn" kia bắt đầu xầm xì nói cô nhỏ mọn.
Ai cũng ghét kẻ khôn vặt, chỉ là nể mặt nên ngại nói ra thôi.
Thăng gạo ơn, đấu gạo thù. Sự hào phóng quá mức ban đầu khiến người khác cảm thấy mọi thấy lấy được từ cô đều là lẽ đương nhiên, còn việc cho đi của cô, trong mắt họ, có lẽ không phải tốt bụng mà là ngu xuẩn.
Hành vi của chúng ta có thể dẫn đến một loạt phản ứng dây chuyền, bởi vậy khi cần ra tay thì nên ra tay, khi nên phản ứng thì phản ứng. Một người bị bắt nạt trong thời gian dài, chỉ cần một lần vùng lên đánh trả, những kẻ dám tùy tiện bắt nạt anh ta dần sẽ ít đi.
Còn có những lòng tốt "cấp thấp", là người làm việc thiện không thể nhận ra nhu cầu thật sự của người khác. "Làm điều thiện giúp người" lúc này chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu tình cảm của bản thân.
Chẳng hạn với đối tượng thật sự cần tôn trọng và đối xử bình đẳng là người tàn tật, có người sẽ hết sức nhiệt tình giúp đỡ họ, nhìn vẻ bề ngoài của những người này quả thật ân cần ân chu đáo, vô cùng nhân ái, nhưng trên thực tế lại là người tàn tật ý thức được sự không bình thường và bất hạnh của mình.
Lại có loại người cho rằng mình "tốt bụng", nên dù làm chuyện xấu, người khác cũng không có lý do quở trách mình. Một người tuổi trưởng thành ngoài bốn mươi, xuất phát từ ý tốt muốn san sẻ gánh nặng kinh tế trong gia đình, lại nhẹ dạ cả tin một tên lừa đảo, đem số tiền tiết kiệm duy nhất trong nhà đi đầu tư vào một loại cổ phiếu nghe nói sẽ được tái cấu trúc, kết quả lỗ sạch sành sanh.
Rõ ràng cô ta đã sai, nhưng vẫn gân cổ không thừa nhận, hồi lâu mới nặn một câu: "Tôi cũng vì muốn tốt cho cả nhà". Ngụ ý là nếu tôi xuất phát từ ý tốt, thì mọi người nên tha thứ cho tôi.
Bà chị ở văn phòng tính tình cởi mở, ngày ngày huyên thuyên kể với bạn đủ chuyện, khiến bạn không hoàn thành được công việc, hoặc bạn học ngày ngày gửi cho bạn những kiểu sống đẹp quấy rầy bạn nghỉ ngơi, vân vân và mây mây. Họ khiến bạn phát cáu vì không chỉ gây ra bất tiện và khó chịu, mà còn bởi họ xuất phát từ "thiện ý", khiến bạn chẳng thể nào trách họ được,
Người tốt bụng thật sự có lẽ chỉ quan tâm có phải mình vừa làm một việc tốt không, chứ chẳng cần để ý người khác có cho rằng anh ta đã làm một việc tốt không. Lòng tốt thật sự là lựa chọn có thể mang đến kết quả tốt nhất, được đưa ra sau khi tìm hiểu và xem xét sự thực một cách đầy đủ.
Tôi từng nghe một bài giảng của Jeff Bezos, người sáng lập Amazon.
Bài giảng của ông bắt đầu bằng một câu chuyện. Lúc nhỏ cậu bé Bezos cũng giống như chúng ta, đã phạm vài lỗi nhỏ. Một lần, khi bà nội hút thuốc, Benzos có chút "hội chứng tuổi teen", muốn dùng một con số để cho bà biết tác hại to lớn cuả hút thuốc đối với sức khỏe.
Kết quả là khiến bà nội cậu khóc nấc lên. Ông nội cậu sau đó biết chuyện, đã nói một câu khiến cậu nhớ mãi đến nay: "Jeff ạ, làm người tốt khó hơn người thông minh nhiều".
Chính vì chuyện này, Benzos mới có câu danh ngôn: "Thông minh là thiên phú; tốt bụng là lựa chọn."
Trong bài diễn giảng của mình, Benzos nói ông muốn mong nhận được lời khen như "Jeff ạ, cháu thật thông minh". Thế nhưng, tốt bụng không đơn giản là làm điều tốt, mà còn bao gồm đồng cảm, bao dung và tôn trọng con người.
Tôi cho rằng Benzos rất đúng. Thông minh là thiên phú; tốt bụng là lựa chọn, làm người tốt khó hơn người thông minh nhiều; chắc hẳn các bạn đều đã từng gặp người thông minh nhưng xấu tính.
Tôi biết, do dân số khá đông, người thông minh nhất định khá nhiều, nhưng thẳng thắn mà nói, người có thể giữ vững lòng tốt không nhiều đến vậy.Song chúng ta đừng vì thế mà từ bỏ lựa chọn tốt bụng!
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top