GIỚI THIỆU VỀ LONG TỘC

Rồng là một loài vật thần thoại chỉ xuất hiện trong truyện cổ phương Đông và phương Tây. Trong cả phương Tây lẫn phương Đông, hình ảnh loài rồng đều được miêu tả là một loài linh vật huyền thoại có sức mạnh phi thường, huyền bí

Truyền thuyết về Rồng ở các nước châu Á có rất nhiều khác biệt so với loài rồng ở các nước châu Âu.  Ở các nước châu Á, rồng thường được miêu tả có mình rắn, vảy cá, bờm sư tử, sừng hươu và biết bay. Khác với các nước phương Tây xem Rồng là loài vật hung dữ, tàn ác cần được giải trừ thì ở các nước châu Á rồng lại là con vật linh thiên và được tôn kính

*Rồng Phương Đông
Ở các nước châu á , đặc biệt là ở Trung Quốc rồng được xem như một trong bốn linh vật Long, lân, quy, phụng vị chi tứ linh".
Trong bốn linh vật này thì chỉ có duy nhất Rùa là có thực.
Hiện nay, một số loài bò sát cũng được gán cho cái tên "rồng" như loài Rồng Komodo.
Khác biệt hẳn với hình ảnh con rồng Trung Quốc gai góc hung dữ thì con rồng Việt Nam lại mềm mại, hiền hòa hơn nhiều, các con rồng Việt Nam ta thường thấy trong nét trang trí kiến trúc, điêu khắc và hội họa. Hình rồng Việt Nam mang bản sắc riêng, trong trí tưởng tượng của người Việt thì rồng là con thằn lằn Các di tích về con rồng Việt Nam còn lại khá ít do các biến động thời gian và sự Hán hóa của triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam, nhà Nguyễn.

Hình tượng của rồng ở Châu á được miêu tả như có mào, cựa gà, thân rắn, đùi thằn lằn, móng vuốt của chim ưng, đuôi rắn, sừng hươu, vẩy cá. Có người cho rằng sau khi Trung Hoa thống nhất các bộ tộc Trung nguyên đã kết hợp vật tổ của mình cùng với vật tổ của các bộ tộc đó thành một con vật Tổ và linh thiêng nhất đó là con Rồng được tôn kính và thờ cúng đến ngày nay


Rồng - con vật linh thiêng đứng đầu trong Tứ Linh
Rồng là một loài vật thần thoại chỉ xuất hiện trong truyện cổ phương Đông và phương Tây. Trong cả phương Tây lẫn phương Đông, hình ảnh loài rồng đều được miêu tả là một loài linh vật huyền thoại có sức mạnh phi thường, huyền bí
=> đây chỉ sơ lược về loài rồng,loài rồng cũng chính là thần mưa và là long vương
Chúng ta nói về thần mưa trước nhé

Thần Mưa là vị thần hình rồng, thường bay xuống hạ giới hút nước biển, nước sông vào bụng rồi bay lên trời cao phun nước ra làm mưa cho thế gian có nước uống và cày cấy, cây cỏ trên mặt đất được tốt tươi. Thần Mưa thường theo lệnh Trời đi phân phát nước ở các nơi. Thần Mưa có tính hay quên, có vùng cả năm không đến, sinh ra hạn hán ở hạ giới, có vùng lại đến luôn, làm thành lụt lội. Do đó mà có lần ở hạ giới phải lên kiện trời vì Thần Mưa vắng mặt lâu ngày.
Công việc phân phối nước cho khắp mặt đất rất nặng nề, một mình thần Mưa có khi không làm hết, nên có lần Trời mở một cuộc thi chọn các giống thủy tộc có tài trở thành rồng hút nước phun mưa giúp sức thần Mưa. Cuộc thi rồng đó Trời đã chọn lấy địa điểm ở cửa Vũ (Vũ Môn) thuộc Hà Tĩnh ngày nay. Do  đó mà trong dân gian đã có câu hát về việc cá gáy hóa rồng.
Mồng ba cá đi ăn thề,
Mồng bốn cá về cá vượt Vũ Môn
Khi trời đất mới sinh, thì chính Trời phải làm mưa cho dân sự làm ăn. Sau vì khó nhọc quá, Trời không làm lấy mưa nữa. Trời mới sai Rồng lấy nước phun xuống làm ra mưa.
Nhưng vì số Rồng trên trời ít, không đủ làm mưa cho điều hòa khắp mọi nơi, Trời mới đặt ra một kỳ thi kén các vật lên làm Rồng gọi là thi Rồng. Khi chiếu Trời ban xuống dưới Thuỷ phủ, vua Thuỷ Tề loan báo cho các giống dưới  nước ganh đua mà dự thi. Trời cắt một viên Ngự sử ra sát hạch. Hạch có ba kỳ,  mỗi kỳ vượt qua một đợt sóng, con vật nào đủ sức đủ tài, vượt được cả ba đợt, thì mới lấy đỗ mà cho hóa Rồng. Trong một tháng trời, bao nhiêu loài Thủy tộc đến thi đều bị loại cả, vì không con nào vượt qua được cả ba đợt sống. Sau có  con cá rô nhẩy qua được một đợt thì bị rơi ngay, nên chỉ có một điểm. Có con tôm nhẩy qua được hai đợt, ruột, gan, vây, vẩy, râu, đuôi đã gần hóa Rồng, thì đến lượt thứ ba, đuối sức ngã bổ xuống lưng cong khoăm lại và cứt lộn lên đầu. Hai con cùng phải trở lại yên nghiệp ở đồng như trước. Đến lượt cá chép vào thi, thì gió thổi ào ào, mây kéo đầy trời, chép vượt luôn một hồi qua ba đợt sống, vào lọt cửa Vũ Môn. Cá chép đỗ, vây đuôi, râu, sừng tự nhiên mọc đủ, dạng bộ oai nghi, cá chép hóa Rồng phun nước làm ra mưa.

Bởi vậy, về sau người ta có câu ví rằng:
Gái ngoan lấy được chồng khôn,
Cầm như cá vượt Vũ Môn hóa Hồng.
Khảo dị: Thần Mưa
Đến việc làm ra mưa thì Ngọc Hoàng ủy thác cho thần Mưa. Người thần hình rồng, có tài lên trời xuống nước bất kỳ lúc nào cũng được. Thần có phép thu hình lại bằng một con cá nhưng có thể dán người ra dài hàng ngàn trượng. Ở đây cũng nên phân biệt thần Mưa với thần Nước, hai thần đều cùng mình rồng cùng một tộc nhưng nhiệm vụ mỗi bên mỗi khác. Thần Mưa thường xuống hạ giới hút nước sông nước biển vào bụng no căng rồi bay đi, có thể rất xa, phun  nước ra cho thế gian ăn uống cày cấy và cho cây cỏ mạnh khỏe. Chúng ta cũng nên biết là công việc của thần Mưa cũng như công việc của thần Gió 1à công việc hữu ích cho muôn loài ở hạ giới. Thế nhưng cũng có nhiều khi các thần đó  phân phối không đều nên gây ra tai hại. Nhất là thần Mưa có nhiều lúc nhầm lẩn: sông biển không hút lại nhè đồng điền hoặc nhà cửa mà hút làm hư hỏng rất nhiều của thiên hạ. Có nhiều lúc, thần Mưa chỉ lo đi tưới nước cho những vùng hẻo lánh cách xa đại dương hàng vạn dặm. Mà quên bẵng cả những vùng ở sát ngay bờ biển. Đó là những cái quên "chết người" đã gây ra những vụ kiện tại thiên đình.
Và sau đây là thần nước:
Thần nước là vị thần được Ngọc Hoàng quản trị sông,hồ,ao,biển.Cũng như Thần Mưa Thần Nước có một hình thù loài rồng rất vĩ đại .Thần làm vua tất cả 3600 loài thủy tộc: có một số giống thủy tộc được làm tướng tá bộ hạ của thần.Mỗi tướng tá bộ hạ chia nhau cai quản một khu vực .Chức vụ của bộ hạ lớn hay bé tuỳ theo phạm vi địa phương rộng hay hẹp .Hình thù của tá tướng bộ hạ hoặc là cá,là rắn hoặc cá sấu,thuồng luồng nhiều trạng mạo phức tạp khó lòng phân biệt .
Thần cũng như bộ hạ của thần có khi trút bỏ lốt của mình hoá người đi lên cạn.
Thần Nước có một sở thích dùng gỗ chò vào công việc kiến trúc riêng của mình.Mỗi năm vào khoảng tháng 8 thần dâng ứa nước lên để lấy gỗ chò.Bất kì gỗ ấy ở đâu:đã làm vào nhà cửa trần gian hoặc còn nguyên cả cây thần đều lấy tất cả .
Sự tích Thần Nước trong thần thoại Việt Nam bây giờ cũng pha chút thần thoại Trung Quốc.Người ta chỉ nghe nói một vị Đông Hải Long Vương hay gọi tắt là Long Vương hoặc có tên là Quảng Lợi Vương oai quyền vô cùng có phép lực dị thường .Thần ở ngoài biển đông .Ở đó thần có triều đình có vợ con lính tráng đủ mặt .

Tuy nhiên sự tích của bộ hạ thần Nước thì người ta còn nhớ nhiều lắm: nào Xích Long, Hắc Long, Kim Long, Viêm Long v.v... mà dưới này chúng ta sẽ kể một ít, tuy rằng sự tích đó còn truyền đến nay đã bị biến tướng đi nhiều.

Cũng nên phân biệt bộ hạ thần Nước ở sông ngòi mà người ta thường gọi chung một tên là Hà Bá. Hà Bá là tên một thủy thần trong thần thoại Trung Quốc mà chúng ta đã dùng quen. Câu tục ngữ "Đất có Thổ công, sông có Hà Bá" chính muốn nói ở trong đất liền, dưới nước cũng như trên cạn, không đâu là không có những người đại điện của hai thần Đất và thần Nước.
=>sau đây xin phép nói về Long Vương:
Theo đây thì Long Vương có tất cả bốn anh em chia nhau cai quản bốn biển bao bọc chung quanh trái đất ở chính giữa. Long Vương ở trong một cung  điện dưới nước gọi là Thuỷ Tinh Cung, làm vua 3.600 giống thủ tộc, có riêng một triều đình, một đạo quân gồm đủ các giống dưới nước. Long Vương chịu mệnh lệnh của Ngọc Hoàng, thường làm mưa cho thế gian nhờ.
Vì thế nên mỗi khi gặp hạn hán, người ta cầu đảo với Long Vương mưa xuống. Trái lại, khi mưa quá thành lụt lội, người ta xin Long Vương đừng cho  mưa

Long Vương chính là Rồng. Rồng trong truyền thuyết Trung Hoa cho rằng rồng có đủ loại lớn nhỏ, với nhiều hình dạng khác nhau, có thể bay vọt lên trời cao hay lặn xuống biển sâu. Hình ảnh rồng thường đi cùng với phượng hoàng và ngọc trai. Rồng là biểu tượng của trí huệ, của hoàng đế và những cảnh giới vượt khỏi cõi phàm.
Thần long ôn hòa là sinh vật mang theo đặc tính của 9 loài. Chúng cũng có một loạt khả năng siêu nhiên như điều khiển nước, lửa, gió và băng, sống cả trên cạn, dưới nước và trên không. Ngoài ra chúng còn có khả năng biến hình, tạo mây và nhiều thần thông khác.

Long Vương hay Tứ hải Long Vương là các vị thần có dạng đầu rồng, mình người, cai quản bốn đại dương rộng lớn theo Thần thoại Trung Hoa. Hình tượng các Long vương vốn có xuất xứ từ Phật giáo, là hiện thân của rắn thần Nāga được Trung Quốc du nhập và Hán hóa. Long Vương là tổng quản của thủy tộc. Dân gian cho rằng phàm chỗ nào có nước như sông, hồ, biển, ao, đầm.... đều có Long Vương. Long Vương có thể hô mưa gọi gió, tạo nên sấm sét, nên người ta thờ Long Vương làm thần mưa gió. Nếu hạn hán lâu ngày, dân chúng sẽ đền miếu Long Vương cầu mưa. Vẫn chưa thấy hiển linh, họ sẽ mang tượng thần Long Vương ra phơi ngoài nắng cho đến khi có mưa mới thôi.

Và như chúng ta sắp tìm hiểu, những vị Long Vương đều sở hữu đoàn quân có lính tôm, tướng cua, rùa và cá chép.

Mỗi vùng nước, từ đại dương bao la đến dòng suối, thác nước hay thậm chí mỗi giếng nước đều nằm dưới sự cai quản của rồng. Truyền thuyết kể rằng Nữ Oa đã giao nhiệm vụ cho Tứ Hải Long Vương cai quản 4 vùng biển xung quanh Đông Thắng Thần Châu. Kể từ đó, Long Vương sống trong những Thủy Cung nguy nga dưới đáy đại dương. Bốn vị Long Vương cai quản 4 vùng biển bao gồm:

    1    Đông Hải Long vương - Ngao Quảng;
    2    Tây Hải Long vương - Ngao Nhuận;
    3    Nam Hải Long vương - Ngao Thuận ;
    4    Bắc Hải Long vương - Ngao Khâm.
    5    Ngoài ra còn có Ngũ Phương Long Vương, Chư Thiên Long Vương, Giang Hà Long Vương...
Thủy Cung được thiết kế tương tự như cung điện của vua trên mặt đất nhưng có những đặc điểm khác biệt ở dưới nước: Cổng chính được làm từ mã não để lộ ra những tinh thể trong suốt phức tạp, ngói lợp mái được làm từ vỏ sò cầu vòng, và có những con rồng phù điêu cuộn xung quanh cột trụ khảm ngọc. Long vương ngồi trên một ngai ngọc khảm đủ loại đá quý lấp lánh. Trong cung điện, lối đi dát vỏ bào ngư dẫn tới vườn ngự uyển đầy san hô và các loại rong biển phong phú, uốn lượn theo dòng nước.

Long Vương của bốn vùng Đông, Nam, Tây và Bắc Hải thường xuất hiện dưới nhân dạng có hình rồng mặc long bào, chuyên bảo vệ các vùng biển tương ứng và thần dân dưới đáy đại dương của họ. Theo lệnh của Ngọc Hoàng Thượng Đế trên thiên thượng, bốn vị Long Vương này quản việc tụ mây làm mưa cho những vùng đất liền kề với vương quốc của họ.
Trong chùa Việt ở cả trong Nam ngoài Bắc, chánh điện đều có thờ tượng Long Vương dưới dạng tượng mình người, đầu rồng, thường đặt ở một góc trong 4 góc của chánh điện. Hai bên tượng Long Vương có hai lính hầu dưới dạng loài thủy tộc.

Việc thờ Long Vương trong chùa Việt vừa phản ánh sự giao lưu văn hóa Đạo giáo (Trung Quốc), vừa phản ánh tâm thức của người Việt cổ: vũ trụ có Trời do Ngọc Hoàng cai quản, Đất do Thiên tử (vua) cai quản; Địa Ngục (dưới đất) do Thập điện Diêm vương cai quản; Sông Biển (dưới nước) do Long Vương cai quản.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top