lonelystar kthgd

Đề cương môn Kinh Tế Học Giáo Dục

Nội Dung:ôn tập

vCung –cầu giáo dục:

Khái niệm cầu giáo dục và các nhân tố ảnh hưởng:

·        Khái niệm:

Cầu giáo dục là chỉ nhu cầu có khả năng chi trả của cá nhân hay xã hội về giáo dục.

Một khái niệm khác: nhu cầu giáo dục là mong muốn của cá nhân hay xã hội về giáo dục trong một thời gian nhất định(vuduoc)

·        Nhu cầu giáo dục được chia làm 2 loại:

·        Nhu cầu giáo dục cá nhân và nhu cầu giáo dục của xã hội.

 Nhu cầu giáo dục về xã hội là: là nhu cầu được phát sinh từ nhu cầu cần có nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao để phát triển kinh tế xã hội.cho một quốc gia hay khu vực.

Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu xã hội về GD:

1.     Tình hình dân số: vì giáo dục là GD con người nên dân số sẽ quyết định quy mô của giáo dục và xu hướng phát triển.

2.     Trình độ phát triển của khoa học công nghệ: yếu tố này tạo ra các tầng bậc học khác nhau,trình độ khac nhau.đòi hỏi giáo dục phải đào tạo theo chuyên môn cao để phù hợp với trình độ khoa học kĩ thuật hiện đại.kinh tế giáo dục phát triển nhanh chóng nên ngành nghề cũng thay đổi theo.hay các ngành cũ lạc hậu và cần phải thay thế dần bằng nghề mới hiện đại hơn.

3.     , Chủ trương chính sách của nhà nước: chủ chương sẽ tác động trực tiếp và quy mô giáo dục.ví dục giáo dục bắt buộc 9 năm.hay coi giáo dục là quốc sách hàng đầu…

·        Nhu cầu cá nhân cề giáo dục:

Là khả năng chi trả của các nhân về giáo dục. được xuất phát từ những dự định về trí thức,kĩ năng,thu nhập..

    Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu cá nhân về giáo dục:

1.     Nhu cầu về cuộc sống tinh thần: như con người có mức sống cao nên muôn tìm tòi học hỏi trong thời gian rỗi là rất lớn.

2.     Nhu cầu về đời sống vật chất: đây là động cơ chủ yếu về nhu cầu giáo dục bản than con người.vì lợi ích trong tương lai.

3.     Nhu cầu về địa vị xã hội: để có một địa vị cao trong xã hội thì người đó phải giỏi và trong cơ chế ngày này thì không còn hình thức cha truyền con lối nữa. chính điều đó thục dục con người tham gia học tập.

4.     Khả năng bẩm sinh của mỗi người: đây là yếu tố quạn trọng nhất của mỗi cá nhân.vì họ sẽ tiếp nhận khoa học nhanh và nảy ra nhiều ham muốn học tập cao hơn.

5.     Hoàn cảnh kinh tế xã hội: các bạn phân tích nha!hi

6.     Mức học phí: học phí là giá thành của người đi học phải trả trong thời gian nhất định.nên học phí cao thi..thấp thì…

7.     Lợi ích trong tương lai của giáo dục đối với cá nhân: thực chất là đầu tư cho giáo dục có hiệu quả k? hay ta đầu tư cho các thứ khác..

    Chú ý: các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu giáo dục hoàn toàn không giống nhau giữa các quốc gia,khu vực,mà nó sẽ ảnh hưởng nặng nhẹ tùy theo hoàn cảnh cụ thể.

·        Cung giáo dục:

    Khái niệm:

Cung giáo dục là những cơ hội mà các cơ qua giáo dục các cấp của một nước hoặc khu vực có khả năng cung cấp cho người tiếp nhận giáo dục trong một thời gian nhất định.

Hay cung giáo dục là khả năng cung cấp nguồn nhân lực cho người tiếp nhận hay các cơ quan trong một thời gian nào đó(vuduoc).

    Các nhân tố ảnh hưởng:

1.     Đội ngũ giáo viên: các bạn phân tích theo 2 hướng: chất và lượng của giáo viên. Sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục như thế nào?

2.     Bố trí nguồn đầu tư cho giáo dục: là đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục.các bạn phân tích theo 2 hướng đầy đủ và thiếu thốn…

3.     Giá thành đơn vị giáo dục: tực là giá thành để đào tạo một người nào đó thuộc cấp học nào đó.khi tổng lượng đầu tư cho giáo dục cao thì giá thành giáo dục sẽ cao.và nguồn cung cấp cho giáo dục sẽ giảm.

4.     Thái độ và nhận thực của xã hội về giáo dục: các bạn phân tích theo 2 hướng: nhận thức đúng và sai. Nếu nhận thực đúng thì…

·        Điều tiết quan hệ cung cầu:

   Ta phải khẳng định giữa cung-cầu luôn tồn tại những mâu thuẫn:chứng minh: như nhu cầu của xã hội và con người là vô hạn…nhưng khả năng chi trả là có hạn..rồi các bạn nói lên tầm quan trọng của sự mất cân đối cung-cầu giáo dục..và khẳng định nó tồn tại ở nhiều các nước phát triển.

1.     Điều tiết bằng thị trường: giáo dục cũng thông qua quy luật giá cả. do vậy học phí và cung giáo dục có mối quan hệ ngược nhau. Học phí tăng thì cung giảm và ngược lại.

2.     Điều tiết bằng nhà nước: trong cơ chế thị trường nhà nước luôn đóng vai trò điều tiết bằng các chính sách kinh tế,biện pháp hành chính..

3.     Điều tiết bằng thị trường kết hợp với nhà nước: các bạn tự phân tích.

·        Mối quan hệ giữa giáo dục với kinh tế:

·        Vai trò của kinh tế với GD:

Như ta đã biết bản thân giáo dục không sinh trực tiếp ra của cải.mà GD hoạt động dự trên quỹ tiêu dùng của quốc gia. Do vậy quy mô của giáo dục như thế nào thì phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế cảu quốc gia đó.

Thể hiện:

·        Kinh tế là điều kiện cơ sở vật chất cho sự phát triển giáo dục:

Dù ở thời đại nào một nền giáo dục phát triển cũng dựa vào sự phát triển kinh tế như có nhân lực,vật lực tài lực..

Trình độ kinh tế cũng làm nay sinh ra những nhu cầu khách quan của giáo dục.nhu cầu này mang tính xã hội và tính cá nhân:các bạn phân tích??

·        Kinh tế quyết định quyền lực,mục tiêu,nội dung và pp GD.

Thể hiện: qua các thời đại,cổ đại thì GD ở đây là đào tạo về chính trị,tôn giáo,quân sự..chứ không đào tạo lao động..

ở thời đại hiện nay thì sao? Và bám vào phân tích nội dung của GD hai thời kì.

·        Kinh tế quy định quy mô và tốc độ phát triển GD.

Thể hiện:trình độ pt kinh tế quyết định đến số lượng và chất lượng của người lao động.như: trình độ pt-kt và số dân được giáo dục phụ thuộc lẫn nhau,trình độ kh và trình độ GD phụ thuộc lẫn nhau,mức pt-kt và đầu tư cho giáo dục phụ thuộc lẫn nhau,trình độ pt-kt và quy mô phát triển cảu việc thiết lập các bộ môn trong ngành có mối quan hệ lẫn nhau. Các bạn phân tích các luận điểm trên nhé!

·        Kinh tế quyết định hệ thống,cấu trúc của giáo dục:

Thể hiện:ở thời kì trước cũng có các trường cao đẳng nhưng các trường hoạt động hầu như k có sự gắn kết với nhau và thời gian đào tạo ngắn. tới thời kì văn hóa phục hưng và cuộc cách mạng công nghiệp bùng nổ thì nên kinh tế dần dần pt,GD lúc này thay đổi về cấu trúc,GD gia đình chuyển sang giáo dục xã hội,từ chỗ chỉ dành cho tiểu số nay đã dành cho toàn xã hội.đòng nghĩa với nó là kt-pt thì giáo dục k dừng lại ở các trường công mà sang các trường tư..

·        Vai trò của GD đối với kinh tế:

Thể hiện:

1.     Giáo dục là pp và nội dung quan trọng nhất trong tái sản xuất sức lao động và sức sản xuất. tái sản xuất sức lao động là bao gồm 2 nội dung và hai quá trình đó là:quá trình phát triển tự nhiên của con người,nhiệm vụ chủ yếu của quá trình này hình thành thể lực cho người và gọi là quá trình sống. thứ 2 là GD huyến luyện nhằm hình thành năng lực lao động trí óc và lao động chân tay con người,tức là tái sản xuất sức lao động.

2.     Giáo dục là con đường giảm ngắn thời gian lao động tất yếu trong xã hội và nâng cao hiệu quả sản xuất lao động. chứng minh theo nguyên lí mác-leenin các bạn nha!

3.     GD là con đường chủ đạo sản xuất ra khoa học,tái sản xuất ra khoa học,chuyển khoa học thành tái sx trực tiếp.

4.     GD là điều kiện quan trọng để nâng cao trình độ quản lý kT:

Thể hiện: GD bồi dưỡng cán bộ đông đảo,GD nâng cao trình độ QL kinh tế,GD nâng cao trình độ quyết định chính sách,tham gia vào quá trình hóa quyết sách.

    Phân biệt tăng trưởng kinh tế và với PTKT.

Có nhiều cách hiểu: sau đây là một số cách:

Cách 1: Sự gia tăng thực tế của tổng sản phẩm quốc dân GNP(Gross National Product); tổng sản phẩm quốc nội GDP (Grossdomestic product) hay sản phẩm quốc dân ròng NNP (Net National Product) trong một thời kỳ nhất định.

Cách 2: Sự gia tăng thực tế theo đầu người của GNP; GDP hay NNP trong một thời kỳ nhất định.

   Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nềnkinh tế. Phát triển kinh tế mang nội hàm rộng hơn tăng trưởng kinhtế.Nó bao gồm tăng trưởng kinh tế cùng với những thay đổi về chấtcủa nền kinh tế (như phúc lợi xã hội, tuổi thọ, v.v.) và những thayđổi về cơ cấu kinh tế (giảm tỷ trọng của khu vực sơ khai, tăng tỷtrọng của khu vực chế tạo và dịch vụ). Phát triển kinh tế là một quátrình hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế bao gồm kinh tế, xãhội, môi trường, thể chế trong một thời gian nhất định nhằm đảm bảo rằng GDP cao hơn đồng nghĩa với mức độ hạnh phúc hơn.

·        Quy hoạch.

·        Khái niệm:

Là hoạch định trước những việc cần làm và đặt ra được những mục tiêu cần đạt tới.

Vai trò của QH: các bạn tìm hiểu trong giáo trình vì nó nhiều cách diễn đạt.

·        Nguyên tắc chung của quy hoạch PTKT-XH:

1.     Nguyên tắc thực hiện: tức là phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế,đảm bảo tính khả thi.

2.     Nguyên tắc nhiều phương án: những quyết định quan trọng phải đưa ra được nhiều phương án và thẩm định cùng một lúc.

3.     Nguyên tắc kế thừa hiệu quả của quy hoạch cũ: chọn nhwngc QH có tác dụng tốt,tránh xóa bỏ sạch trơn.

4.     Nguyên tắc kết hợp giữa yêu cầu trước mắt và yêu cầu lâu dài:

5.     Nguyên tắc hoàn thiện hệ thống với không hoàn thiện hệ thống với một số phân hệ.

6.     Kết hợp định tính và định lượng.

7.     Nguyên tắc phù hợp với QH đia phương với QH vùng và cả nước.

·        Nội dung của QH phát triển KT_XH

QH phát triển là sự sắp sếp các giải pháp kinh tế trên không gian lãnh thổ và trong một thời gian hạn định để thực hiện một mục tiêu chiến với cơ cấu đồng bộ hóa và tối ưu hóa.

   Vì quy hoạch phát triển có thể cụ thể hóa theo vùng và lãnh thổ.

Mục đính: qh phục vụ công tác chỉ đạo và điều hành quá trình pt-kt của nhân dân và các nhà đầu tư.

QH giúp các cơ quan lãnh đạo địa phương,có căn cứ khoa học để ra chủ chương,kế hoạch,các giải pháp..đồng nghĩa với QH phải đảm bảo được cacsyeeu cầu của kttt,của KH_CN và yêu cầu phát triển bề vững.

Quy hoạch là một quá trình động,có trọng điểm trong từ thời kì.vì vậy phải cso nhiều phương án,thường xuyên cập nhật,tìm ra các giáp pháp nhằm đảm bảo cho sự phát triển hài hòa. Quy hoạch phải là kết quả của một quá trình nghiên cứu được đề xuất và lựa chọ khác nhau và chỉnh sửa nhiều lần.

Nội dung cảu QH tổng thể ptkt vùng phải thể hiện được ý đò của cả nước trên vùng.

·        Quy hoạch phát triển giáo dục.

·        Khái niệm:

Quy hoạch phát triển giáo dục là một bộ phận của QH phát triển kt-xh: quy hoạch ptGD là đầu mối quan hệ và điểm xuất phát của của giải pháp lien ngành trong giáo dục. nó cũng chính là đáp ướng logic của xu hướng phổ biến,tiến tới đạt kế hoạch phát triển toàn diện.

    Mục đích: nhằm xây dựng cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chủ chương,kế hoạch,dự án đầu tư phát triển dài hạn và hàng năm.

    Yêu cầu:

1.     Phù hợp với chiến lược,quy hoạch phát triển chung của vùng,của cả nước tương thích với mức cần thiết của hội nhấp quốc tế.

2.     Phù hợp với tổng thể KT_XH và quy hoạch của các ngành.

3.     Kết hợp trước mắt và lâu dài,có tính toán bước đi cụ thể.

4.     Xử lí tốt các mối quan hệ giữa ngành,các lĩnh vực khác.

·        Vai trò và mối quan hệ giữa quy hoạch pt-GD với các ngành,các lĩnh vực khác:

Thể hiện:

Quy hoạch pt-gd có mối quan hệ chặt chẽ với các ngnahf và lĩnh vực khác trên địa bàn lãnh thổ. Nó làm cơ sở khoa học cho các ngành khác như cung cấp nguồn nhân lực được đào tạo,làm cơ sở để xác định nhu cầu sản xuất các ngành.

  Quy hoạch phát triển giáo dục dựa trên cơ sở dự báo của một số ngành khác như kết quả dự báo dân số,phân bổ các nguồn lực,quy mô phát triển và phân bố các ngành sx để xác định nhu cầu đào tạo lao động..

  Trên thực tế một số nghiên cứu cảu một sô ngành lại có kết quả với QH phát triển GD: ví dụ. căn cứ vào tỉ lệ đường xá thì ta có thể biết tỉ lệ biết chữ hay mật độ đường tương với mật độ trường học theo công thức.

vDự báo và dự báo giáo dục

Khái niệm dự báo:

Dự báo là khả năng nhận thức cảu con người về thế giới xung quanh. Sự nhận thức này bao giờ cũng vượt trước sự phát triển của hiện tượng.

Tóm lại ta có thể hiểu sự báo là những thông tin có tính khoa học về trạng thái khả dĩ của đối tượng dự báo trong tương lai,về các con đường khác nhau,thời hạn khác nhau để đạt tới trạng thái tương lai đó.

Dự báo giáo dục:

Dự báo giáo dục là xác định trạng thái tương lai của hệ thống giáo dục-dt với một xác suất nào đó.

    Vai trò và tầm quan trọng của dự báo giáo dục.

Dự báo là công cụ đối với người làm kế hoạch,nó có ý nghĩa trong việc định hướng,làm cơ sở cho việc xác định phương hướng nhiệm vụ và mục tiêu..

vKế hoạch hóa

Khái niệm kế hoạch:

Là bước đi cụ thể của giải pháp quy hoạch phân theo thời gian,dưới hình thức các đề án. Kế hoạch là công cụ quan trọng trong việc tiến hành các hoạt động quản lý,ra quyết định quản lý,ra quyết định cụ thể của kt-xh,là cơ sở thực hiện các đề án và chương trình phát triển.

  Thực ra: kế hoạch là toàn bộ quyết định để thực hiện trong tương lai.

·        Khái niệm kế hoạch hóa: có thể nói kế hoạch hóa là các hành động có ý thức dựa trên nhưng thông tin hiện có.

Vậy: kế hoạch hóa là:quá trình chuản bị các quyết địnhcho những hành đọng trong tương lai nhằm đạt được các mục tiêu với hao phí nguồn tài lực tối ưu nhất.

    Đặc điểm KHH:

1.     Kế hoạch là một quá trình: điều này có nghĩa là kế hoạch hóa thực hiện không ngừng và đòi hỏi có nguồn lực để thực hiện lien tục,

2.     Kế hoạch hóa là sự chuẩn bị các quyết định chứ không phải là ra quyết định:thường kế hoạch hóa không phải là những người chịu tránh nghiệm lớn nhất(đứng đầu) mà do các cơ quan giúp việc làm.

3.     Các quyết định là để hành động: thực chất kế hoạch hóa có làm ảnh hưởng gì đến hành động.

4.     Kế hoạch hóa là nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức.

5.     Các mục tiêu trên phải đạt được bằng phương tiện tối ưu nhất:các bạn phân tích:

    Phân loại:có 3 cách phân loại:

·        Kế hoạch ngắn hạn

·        Kế hoạch dài hạn

·        Kế hoạch trung hạn

Khi phân tích các bạn cho nó vào một mối quan hệ nhất định: dài hạn quyết định trung hạn và trung hạn quyết định ngắn hạn như thế nào???

    Các mô hình kế hoạch hóa:

§  Xét theo phương pháp tác động: gồm 2 hình thức:

üKế hoạch hóa trực tiếp:là khh mà mọi chỉ tiêu,mọi cân đối do nhà nước quyết định.nhà nước trực tiếp giao cho các đơn vị.

üKế hoạch hóa gián tiếp:do các đươn vị kinh tế tự xác định mà không có điều chỉnh cảu nhà nước.

§  Xét theo mối quan hệ nhà nước và các đơn vị kinh tế”

Kế hoạch hóa tập trung

Kế hoạch hóa tập trung có hạn

Kế hoạch kết hợp với thị trường.

vTài chính giáo dục

Những quan điểm về tài chính:

Xem sách giáo trình.

Khái niệm:tai chính thể hiện ra là sự vân động của vốn tiền tệ diễn ra mọi chủ thể trong xã hội.nó phán ảnh tổng thể các mối quan hệ kinh tế nảy sinh trong phân phối các nguồn tài chính thông qua việc tạo lập và sử dụng quỹ ytiền tệ nhằm đáp ứng nhu cầu của các chủ thể trong xã hội.

·        Những khoản thu trong nhà trường:

Học phí do người học đóng góp

Sự cấp phát tài chính do nhà nước hỗ trợ

Tiền tài trợ của các cá nhân tổ chức

Thu của nhà nước do các hoạt động dịch vụ,nghiên cứu khoa học.

·        Các khoản chi trong nhà trường:

·        Chi lương và các khoản có tính chất như lương

·        Chi cho các hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục(tiền điện nước,tiền điện thoại,chi văn phòng phẩm..)

·        Chi duy tu và mua sắm nhỏ trong nhà trường.

·        Chi khác.

§  Chi đầu tư cơ bản:

Xây dựng cơ bản

Thiết bị máy móc,đồ gỗ..

Chi chương trình mục tiêu quốc gia:

Kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia nhằm tập trung giải quyết trước mắt những nhu cầu khó khăn và cấp bách như phổ cập tiểu học,xóa nạn mù chữ..kí túc xá,các thư viện…căn cứ vào CTMTQG hàng năm bộ giáo dục và đào tạo xây dựng dự toán thu chi với bộ tài chính.

vCân đối thu chi:

ØNếu thu bằng chi thì nhà trường đã thực hiện cân đối tài chính trong năm.

ØNếu thu lớn hơn chi thì khoản thu đó phải báo cáo lên cấp trên để xin nộp vào ngân sách nhà nước hay xin để lại trường để hiện đại hóa cơ sở vật chất.

ØNếu thu không đủ trang trải cho phần chi phí thì phải báo cáo lên cấp trên để xin ngân sách nhà nước hỗ trợ hoặc xin quên góp của cha mẹ học sinh.

vKiểm soát nguồn tài chính

Thực chất là kiểm soát nguồn đầu tư vào giáo dục. tránh được các đồng tiền ‘bẩn’ đi vào giáo dục cảu bọn rửa tiền…

vNhững nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tài chính cho giáo dục:

Các bạn phân tích bám vào sự tác động của kinh tế,dân số,chính sách nhà nước…

vHiệu quả kinh tế giáo dục

Khái niệm:

Lá so sánh giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra.

Các bạn chú ý tới chỉ phi bỏ ra gồm cái gi? Và nhận được kết quả gi?

·        Phân loại chi tiêu hiệu quả:

·        Phân loại theo tính toán: hiệu quả tuyệt đối,hiệu quả tương đối.

·        Phân chia theo kết quả đầu tư:hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế.

Trong đó hiệu quả kinh tế là: phán ánh trình độ sử dụng nhân tài,vaath lực,tiền vốn để đạt được mục tiêu xác định

Hay mục tiêu xã hội: là nhằm dật được mục tiêu xã hội nhất định như: công ăn việc làm,nâng cao trình độ văn hóa tinh thần cho người dân…

vKhái niệm hiệu quả kinh tế giáo dục

Hiệu quả kinh tế giáo dục là so sánh giữa phần tăng thêm thu nhập cảu quốc dân do giáo dục tạo ra với phần chi phí cho giáo trong thời gian nhất định.

·        Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục:

1.     Các nhân tố trong quá trình giáo dục

Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến quy mô và chi phí đào tạo:

a)     Tiến bộ khoa học kĩ thuật(khi áp dụng khoa học kĩ thuật vào giáo dục sẽ làm thay đổi quy mô và cơ cấu chi phí cho giáo dục.

b)    Cơ chế phát vốn và sử dụng vốn đầu tư một cách hợp lý sẽ làm giảm thất thoát và sẽ có hiệu quả cao.

c)     Bảo quản và sử dụng tốt thiết bị

d)    Xác định một cách đúng đắn vốn cơ bản và vốn thường xuyên sẽ tạo điều kiện nâng cao hiệu quả cho giáo dục.

2.     Các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục.

a)     Mục tiêu giáo dục

b)    Nội dung giáo dục

c)     Phương pháp giáo dục

d)    Tổ chức hợp lý quá trình giáo dục

3.     Các nhân tố trong phạm vi tổ chức và quản lý hệ thống GD:

a)     Xây dựng mạng lưới trường hợp lý

b)    Tổ chức quản lý nhà trường

c)     Xây dựng quy mô đào tạo hợp lý

4.     Các nhân tố quá trìn ngoài giáo dục:

a)     Xác định hợp lý tỉ lệ vốn cho giáo dục đào tạo

b)    Sử dụng hợp lý lao động kĩ thuật trong nền kinh tế quốc dân

c)     Giảm tỉ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế quốc dân

d)    Nâng cao mặt bằng dân trí

e)     Các nhân tố khác.

vCác phương pháp xác định mục tiêu hiệu quả kinh tế:

Pp tính hiệu quả trong

Pp tính hiệu quả ngoài

Phần này các bạn chú ý xem bài tập:

Chúc các bạn ôn tập và đạt điểm cao cho kì thi của mình!!!

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top