page 26; thành tóc đỏ hay sakuragi thần-thành-michi ?
Mấy người yêu nhau thường bị dở hơi theo tập hợp. Dù đây là một kết luận vừa mang tính chủ quan lại chẳng có bất cứ bằng chứng khoa học nào được nghiên cứu và kiểm nghiệm tỉ mẩn, Kim Cơ Nhân vẫn tin rằng quá nửa những cặp đôi đâm đầu vào nhau theo tiếng gọi của mũi tên Cupid trên Trái Đất này đều sẽ làm khùng làm điên ở một thời điểm nào đó trong mối quan hệ của họ. Tính chất của tình yêu và sự quyến luyến vốn là như vậy; và vì nó luôn mang lại cảm giác rằng chẳng có gì là giới hạn, chúng ta, những con người bằng xương bằng thịt với suy nghĩ lúc thì năm mươi tuổi lúc thì như mới đẻ, nên là người đặt ra giới hạn của bản thân cho tình yêu nồng cháy này. Đó là những gì Nhân tự thân đúc kết ra trong quá trình lăng xăng khắp băm sáu phố phường Hà Nội cùng Vũ, vì anh là một thằng đàn ông thích chõ mũi vào chuyện người khác rồi mang đi kể cho cậu nghe. (Tất nhiên, cậu cũng thích hóng hớt chuyện nhà người khác, nhưng gì thì gì; có những chuyện vốn không sinh ra để được truyền thông bằng hình thức cổ đại nhất như cách anh Vũ vẫn hay bép xép với Nhân.)
Vũ và Nhân yêu nhau chẳng xa mà cũng không gần. Với nghĩa đen, đó là khoảng cách từ nhà anh tới chỗ cậu chẳng dài như đêm tháng mười, song quãng đường ấy cũng không ngắn như cảm giác của những đêm mùa hè vừa ngả lưng xuống giường- con gà trống nhà hàng xóm đã gáy như thể chủ nó sắp túm cổ thả vào nồi nước sôi rồi vặt lông. Trên nghĩa bóng, Kim Cơ Nhân thấy mối quan hệ của mình với Tôn Thi Vũ rất khó hiểu; bản chất của họ vốn là bạn giường, nhưng rồi cả hai đều thuận theo ý trời (hoặc ý mình): cứ tiếp tay cho đối phương xâm lấn cuộc sống cá nhân để rồi hình thành những thói quen dựa dẫm vốn không nên có ngay từ ban đầu. Nhưng vì Vũ là kiểu người hiểu chuyện, kiểu người mà thật thần kỳ là họ có thể cân bằng đời sống nội tâm và đời sống vật chất một cách rất chuẩn mực- Vũ chẳng bao giờ quấy rối cậu quá mức (dù anh rất hay mở đầu tin nhắn hỏi thăm cậu bằng những câu pick-up-line cliché không thể hiểu được); cũng như rất biết phân bổ thời gian cho cậu và những người bạn của anh ra sao để không mất lòng đôi bên. Kim Cơ Nhân hay trêu anh rằng Tôn Thi Vũ nên trở thành người của công chúng, hoặc làm phóng viên, hoặc truyền thông- nghề gì cũng được trong ba công việc trên vì anh thuộc tuýp khéo léo hiếm có của một xã hội ngày càng thờ ơ và lạnh nhạt của loài người. Để đáp trả cho những câu bông đùa vớ vẩn kiểu đấy, Vũ sẽ nhẹ nhàng quẳng cái điện thoại đang sạc của anh trở lại táp-đờ-luy bên giường cậu, chùm chăn kín mít cả hai trong khi vòng tay qua eo cậu, léo nhéo nói rằng anh không muốn và không có nhu cầu giao tiếp với xã hội nhiều đến thế- và nếu sau này nhân loại có thể tiến hoá tới mức quy hoạch được đất đai trên Mặt Trăng để sống, chắc chắn anh sẽ đăng ký hộ khẩu lên đấy luôn để được hưởng thái bình một mình.
"Mấy thằng cùng nhà anh đã khó đối phó lắm rồi đấy, em đừng có mà mang khổ nốt cho anh."
Bẵng đi một vài tháng, có chuyện kinh động như này xảy đến ở mái nhà chung của năm người đàn ông nói nhiều, làm nhiều, ăn nhiều kia: Phác Thần Thành đi nhuộm cái quả đầu của anh thành màu đỏ choé cháy bỏng và rồi cạo trọc đến mức tóc chỉ còn tủn mủn được năm xăng-ti-mét là cùng nếu ta đo từ chân tóc ngược lên. Vũ kể lại với Nhân, rằng anh đã thấy tò mò khi chẳng hiểu sao sáng sớm tinh mơ hôm nghỉ, thằng Thành đã vác xe ra khỏi nhà chạy bon bon đến tận tám chín giờ tối mới quay về. Anh nghĩ nó đi làm thêm, vì dù gì trong mấy đứa, thằng Thành vẫn là đứa chăm chỉ và nghiêm túc, có chí cầu tiến số dách luôn. Nhưng cuối cùng, những thứ nó mang về nhà với bốn anh em chỉ là một cái đầu đỏ loè đỏ loẹt và câu cảm thán buồn bã rằng nó đi nhuộm lông đầu không có sự cho phép của hai vị phụ huynh, kết quả là bị từ mặt tạm thời (sẽ không thể kéo dài lâu vì dù gì Thần Thành vốn là con một). Đến lúc ấy, Tôn Thi Vũ mới nhớ ra: cậu quý tử này, mẹ làm ngân hàng, bố làm công chức- ngay từ hồi nó sống chết muốn đi học Thiết kế đã là cái gai trong mắt phụ huynh- và rằng như Phác Thần Thành vẫn hay than vãn khi cả bọn tụ tập ở Hải Xồm bên Giảng Võ "Bố mẹ tao suốt ngày sợ tao rồi sẽ trở thành thất nghiệp dưới đáy xã hội, dù không nói ra nhưng tao biết bố mẹ nghĩ vậy đấy." Nhân chỉ có thể gật gù, đúng là mỗi người một cuộc đời; dù anh Thành có được đi học và rằng ăn may tiếp giữ được cái kiểu tóc giống nhân vật chính của Slam Dunk ấy, anh vẫn khó lòng mà sống thoải mái được khi bên cạnh anh, bố mẹ vẫn luôn có những định kiến tiêu cực với sự lựa chọn của con thay vì cổ vũ nó trở thành chính mình một cách trọn vẹn.
"Nhưng anh không thấy đây là lúc các anh sẽ trở thành chỗ dựa tốt cho anh Thành hả ? Kiểu anh Thành đang trong arc nhân vật chính bị phản bội bởi người thân xung quanh, mất niềm tin và cần những người đồng hành kế bên an ủi để vượt qua đó ?"
"Nó không phải là Sakuragi Hanamichi đâu em, cu cậu mặt dày bằng cái mặt đường mới trải ấy mà, như này không xi nhê đâu tại kiểu gì gia đình nó cũng làm hoà thôi. Thằng Thành ngang như cua ấy thề luôn."
"Ngang thế mới chơi được với các anh. Với cả, em chưa thấy ai học cái ngành này không ngang cả."
Những câu chuyện về cuộc đời người khác, về số phận của người ta và cách con người đương đầu với khó khăn của bản thân- chúng vẫn luôn được bàn tán bởi Vũ và Nhân như thế: dừng lại khi đến câu ba câu bốn và kết thúc theo kiểu kệ đi, với một niềm tin rằng Phác Thần Thành nói riêng và con người ta nói chung đều sẽ đi đến cái kết mình mong đợi.
-
Hồi bữa có bạn hỏi mình về cách để viết tốt hơn và mình cũng có trả lời rồi nhưng bữa đấy mình chuẩn bị để đi chơi với gia đình nên câu trả lời cũng không đủ ý và hơi đại khái xíu ;; mong bạn đọc được những dòng này cho mình xin lỗi trước nhen!!!
Về vấn đề viết: Điều đầu tiên trước khi viết bất cứ thứ gì (bao gồm văn học tự do trên mạng và ngữ văn chính thống trên trường) là mình sẽ luôn xác định chủ đề cần viết là gì và triển khai một sườn những ý cơ bản mình nghĩ nên có mặt ở văn bản. Cái này khá giống dàn ý bài tập làm văn hồi tiểu học á nhưng mình cảm thấy nó khá là cần thiết, đặc biệt khi lên đại học- tốc độ tư duy nhanh của bạn trước các vấn đề được đặt ra sẽ cải thiện khá nhanh và hiệu quả. Ngoài ra, việc lập sườn ý như này cũng giúp các bạn sắp xếp order (thứ tự) của từng tình huống tốt hơn vì hai điều tối thiểu phải quan tâm khi viết là nội dung và trình tự hình thức đó.
Về hình thức nội dung là vậy, còn trình bày thì hãy cố gắng hết mức tuân theo quy định trình bày văn bản. Như đã nói, việc tạo thói quen từ trước có ảnh hưởng rất tốt cho quá trình học cao học sau này (cơ bản là đéo ai dạy lại đâu mà họ sẽ cười vào mặt bạn nếu làm sai ấy =)))))). Ngoài ra bạn có thể lựa chọn, cắt giảm, tạo điểm nhấn theo ý muốn cá nhân (nhưng chỉ ở phạm trù văn học mạng thì được, không khuyến khích văn học chính thống làm theo.)
Nội dung là vấn đề cuối cùng. Cá nhân thì mình nghĩ chủ đề này rất rộng và nói tới sáng mai cũng không hết được vì trong mỗi vấn đề được nhắc lại có những vấn đề nhỏ xung quanh nó (ex: cultures & subcultures). Với những người có kiến thức nền tảng không quá chắc chắn (kiểu như các bạn không thật sự tìm hiểu, quan tâm hay biết rõ về nó mà chỉ lướt qua bề mặt hoặc muốn theo trend vì người khác cũng viết thế), mình nghĩ là các bạn không nên viết về những chủ đề như vậy. Đồng ý rằng văn học mạng cho phép sự sáng tạo vô biên và việc phải có thử thách thì mới trưởng thành, mình vẫn nghĩ rằng hãy trang bị đầy đủ kiến thức để tránh offend những người đọc biết về chủ đề bạn viết. Bạn không muốn đọc một người mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối mà vẫn đi chạy nhảy nhong nhong ở ngoài đường đâu, phản khoa học khiếp! Ngoài ra cũng có một vài chủ đề mình nghĩ nên tránh dù bạn bao nhiêu tuổi và biết đến đâu: lịch sử, chính trị, những vấn đề rất rất tranh cãi của xã hội như chủng tộc, giai cấp, ect... Nếu bạn đẻ ra một AU nơi bạn là luật thì ok, không vấn đề lắm- nhưng nếu bạn viết dựa trên đời sống có thật- đây sẽ là vấn đề.
Cuối cùng thì những tips mình dùng để phát triển kiến thức, vốn từ vựng và cách diễn đạt thì chỉ có hai thứ: một là bạn tiếp tục viết và trong quá trình, hãy luộn cố gắng chấp nhận bản thân từ những cái tệ nhất và đối chiếu dựa trên cá nhân thay vì cộng đồng. Sự cố gắng của bạn luôn cần được bản thân công nhận trước tiên. Hai là đọc sách để nâng cao kiến thức và trải nghiệm từ ngữ của bản thân. Mình đang học chương trình tiếng Anh là chính (để thú thật thì tiếng Việt suy chột giai đoạn nào rồi đó) nên phần lớn thời gian mình sẽ đọc sách tiếng Anh và thỉnh thoảng có tiếng Việt, ngoài ra còn có tiếng Pháp nữa vì mình cũng khá thành thạo. Việc tiếp xúc đa dạng các đầu sách là một bước tiến cần thiết để mở rộng thế giới quan và hiểu biết của bản thân- nên thay vì recommend đọc A đọc B (dù mình cũng có những sách gối đầu giường), mình nghĩ bạn nên lựa chọn kỹ một chút những thứ bản thân thật sự muốn đọc và thấy hứng thú, tránh FOMO vì KOL, KOC quảng cáo. Ngoài ra, bản thân người viết cũng nên hình thành nhân cách của mình, để tránh sa vào những đầu sách có nội dung rất hỏi chấm (?) But this topic gonna lead us to critical thinking so I should not say more.
Anw, lời khuyên cuối cùng là hãy tận hưởng việc viết. Nếu thấy không vui thì thôi, đừng làm khổ bản thân. Vì để có thể lên đến mức chuyên nghiệp trọn vẹn, ai cũng phải trải qua quá trình công nghiệp hoá và mình nghĩ không mấy ai chịu được nếu các bạn luôn viết nương theo cảm xúc. Quản lý bản thân tốt là kỹ năng thiết yếu để có thể viết lâu dài. Đó là kinh nghiệm viết sau khoảng năm, sáu năm của mình.
anw, một con sao đỏ và bốn con sao vàng aka anh thành và đồng bọn:
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top