page 24; tranh quyền đoạt lợi

"Để tao kể cho chúng mày nghe chuyện này, kiểu nó cũng khó hiểu vãi."

Đó là một buổi sáng chủ nhật, bọn thằng Tuấn thằng Huỳnh rủ Tích đi chơi vì lâu lắm không hẹn hò túm năm tụm ba ngoài đường rồi. Dạo này cả bọn bận kinh khủng: chuyện trên trường, bài tập nhóm, dự án cá nhân, vân vân và mây mây không ai đếm xuể. Con số càng cao thì việc cần làm càng nhiều, ngày xưa khi nó mới chân ướt chân ráo đi học đại học, anh Hy đã cảnh báo Tích như vậy. Giờ nó mới thật sự thấm. Từ ngày bắt đầu kỳ hai, khối lượng công việc phải xử lý một ngày của Liễu Mân Tích dồn dập như giao thông Hà Nội giờ cao điểm nói chung và Chùa Láng nói riêng. Nói đến lại thấy mồ hôi mẹ mồ hôi con thi nhau đổ; chẳng còn gì kinh hoàng hơn việc tham gia giao thông ở Chùa Láng vào bảy giờ sáng, mười một giờ trưa và năm giờ chiều. Mẹ ơi con muốn về nhà! Lúc nào đi đường Liễu Mân Tích cũng cầu nguyện trong đầu nó như vậy đấy.

Trở lại với buổi hẹn ba nhân khẩu này, Tích tuy buồn ngủ vì bị cắt đứt mạch ngủ lúc tám rưỡi chín giờ sáng chủ nhật, nhưng nó nhịn được nên chuyện này không sao cả. Cho nó một ly cốt dừa cốm xanh của Cộng là mọi thứ sẽ đâu vào đấy; cái mặt nó sẽ không nhăn như con nít mới đẻ và Tuấn lẫn Huỳnh đều ngầm hiểu rằng nếu muốn rủ nó đi, hai đứa phải chịu khó nhường nhịn nó như vậy. Nên là, khi Tích bắt đầu một câu chuyện không đâu vào đâu như trên, cũng phải lắng nghe nó nốt. Không có Liễu Mân Tích có khi hôm nay Lý Văn Huỳnh và Văn Huyền Tuấn vẫn là hai đứa xa lạ với nhau cũng nên.

"Chuyện là hôm nọ anh Khuê với anh Hy cãi nhau mấy thứ linh tinh, tao thì ngủ trương thây mới dậy thấy vẫn cãi cọ nên cũng tò mò."

Liễu Mân Tích say sưa kể. Thực ra chuyện cũng không quá dài hay khó hiểu và nguồn cơn của nó bắt đầu từ một case study của Kim Quang Hy mà thôi. Yêu cầu của bài tập trên trường đề ra rằng anh Hy cần đóng vai luật sư và phân xử vụ ly hôn giả lập của một gia đình ba người theo những điều kiện đã được xác định. Bình thường, chẳng mấy khi anh họ của Tích thật sự cần đến sự trợ giúp của người trong nhà hay người quen để giải quyết vấn đề bản thân; thế nên, nó cũng rất tò mò khi thấy Kim Quang Hy và Kim Hách Khuê cãi nhau chín người mười ý mà không thèm để tâm đến nó đang trố mắt nhìn đòi bữa sáng muộn. 

"Ý là mày không thể để đứa con về với bà mẹ được, Hy à. Mày mà để nó theo mẹ là chưa chắc có tương lai luôn ấy chứ mà hạnh phúc."

"Cơ mà anh có thấy để nó ở với bố là sai lầm hơn không. Ông bố về cơ bản còn có gia đình khác bên ngoài rồi, nó mà sống chung thì kiểu gì cũng bị mặc cảm cá nhân đấy. Em chưa hỏi đến thái độ của bên thứ ba kia nhưng mà em nghĩ, với một người bình thường thì khó mà chấp nhận con riêng của người mình yêu lắm Khuê à."

"Mày vớ vẩn vãi, ý là chúng ta có hai gia đình và ừ thì cặp chính ly thân từ lâu nhưng con gái vẫn là con được pháp luật công nhận. Gia đình thứ hai kia chỉ khi nào kết hôn chính thức mới có quyền ngang hàng người mẹ và đứa con chứ. Mày phải đặt con cái lên trước cùng tài sản chung chứ quan tâm người ngoài làm gì ?"

"Cơ mà tình huống bà mẹ này cũng không tốt đẹp gì hết. Không có tài chính cá nhân, chỉ tốt nghiệp cấp ba, cưới chạy bầu năm hai mươi mốt. Má, em xui như chó! Sao cứ gặp phải mấy case study chui ra từ lỗ đít sa-tăng vậy ? Anh cứ tưởng tượng như anh với anh H có con, song anh không làm ra tiền và chỉ có anh H làm trụ cột chính của gia đình- nó sẽ là tình huống này đấy. Để con ở với mẹ thì không mài được cái gì ra ăn, nhưng ở với bố nghe cũng nguy hiểm vãi anh Khuê có đồng tình không ?"

"Thế thử tưởng tượng ngược lại là mày với thằng H đi. Toà phán đưa con cho thằng H thì anh chắc kiểu gì mày cũng sẽ giật về bằng được; mày là đứa mẫu tử tình thâm nhất anh từng biết đó. Hay lấy ví dụ cụ thể hơn thì nếu một ngày nào đấy chúng mình xé đôi cái nhà này ra, thằng Tích sẽ phải theo ai nhỉ ?"

Liễu Mân Tích đang rón rén ăn sáng nghe thấy tên giật mình đùng đùng. Kim Quang Hy và Kim Hách Khuê đánh mắt sang nó, hai anh nheo nheo mắt như đang ngầm đánh giá vai trò và giá trị của Tích trong cuộc đời các anh vậy. Bỗng, anh Khuê cất tiếng hỏi với sang:

"Tích, em muốn đi với anh hay ông anh họ chết dẫm của em ?"

Tích nhìn anh Hy yêu dấu của nó, nó hèn, bởi thế cứ im lặng là vàng đợi Kim Quang Hy đảo mắt sang chỗ khác là được. Nó mới học được nửa non năm nhất thôi, còn muốn được ăn bám anh Hy hào phóng dài dài tiếp nên anh Khuê đừng hòng gài bẫy nó.

"Hay là coi Tích như con của anh với anh H ấy ? Nghe có lý hơn."

"Thế thì nó cũng là con của mày với thằng H đó Hy ? Đừng có mà bẫy anh, anh đẻ trước mày hẳn một năm."

Thế là họ cãi nhau um sùm cả ngày trên một chủ đề ấy, Liễu Mân Tích từ tốn tiếp chuyện. Nó chỉ có thể đế thêm câu nào hay câu đấy chứ không dám phản kháng hay hùa theo ai. Trai Hải Phòng hàng thật giá thật mà, Lý Tương Hách nghe nó kể lại chuyện chỉ có thể cảm thán như vậy. Chuyện bình thường mà, anh với anh Hy nói chuyện bình thường cũng như đang đấm nhau đến nơi ấy, đừng lo. Phác Tái Hách- một cư dân xuất thân thành phố Cảng khác an ủi nó như thế. Còn Tích chỉ biết ngậm ngùi giữ trong lòng câu chuyện này để nay mang đến đây kể mua vui cho vợ chồng Huỳnh Tuấn mà thôi. 

-

không biết các bác accent như nào nhưng dân Hải Phòng có cái tật nuốt chữ đầu câu (hoặc đấy là do thói quen nói của em, em cũng không chắc lắm). kiểu em quan sát thì phần lớn bạn bè của em (originated from Hai Phong ofc) đều sẽ nuốt chữ và nói tương đối to hoặc nhanh; như em nếu chửi bậy thì em sẽ nói "ịt mẹ" thay vì thứ ai cũng biết rồi đấy và sống hơn hai mươi năm tới nơi em vẫn không hiểu tại sao như vậy =))))))) chắc nghe từ đm hơi căng nhưng thái độ của em bình thường cũng căng lắm rồi nên chắc bản năng nó tự chuyển sang "ịt mẹ" cho đỡ thô thiển chăng ? 

thế là em cũng nghĩ đến anh Hy anh Khuê kiểu các anh mà chửi nhau cũng sẽ tự nhiên ngớ ra ủa sao mình nói "ịt mẹ" thay vì từ đấy nhỉ, rồi hai anh sẽ ngồi xuống bắt đầu đoán mò. cái trò này sẽ lây lan sang cả anh Hách lớn Hách bé nữa; và thế là cả đống người xung quanh bắt đầu bị ảnh hưởng bởi từ "ịt mẹ"- thứ thốt ra từ bản năng của hai anh Hải Phòng chính gốc này.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top