3333
Có thời gian
“Thời gian của bạn rất hạn hẹp, vì thế đừng lãng phí thời gian sống cuộc sống của người khác.”
− Steve Jobs
Tốn thời gian vì đồ đạc
Ngày 20/12/2014, 15 nghìn vé Suica số lượng có hạn đã được bán nhân kỉ niệm 100 năm ngày thành lập hãng đường sắt Tokyo. Và sự hỗn loạn trong ngày bán vé đã được đưa lên bản tin nên chắc nhiều người biết đến sự kiện này. Hơn chín nghìn người xếp hàng mua vé và người ta đã phải dừng hoạt động bán vé lại.
Trên bản tin thời sự cũng chiếu hình ảnh những người phản ứng quá khích và nói những lời lẽ không hay sau khi biết tin hoạt động bán vé bị dừng lại. Thời điểm đó có rất nhiều học sinh chuẩn bị vào học trung học khóa mùa xuân đã đến để mua vé. Thực lòng thì tôi rất cảm thông cho mọi người khi phải đứng chờ hàng giờ đồng hồ trong thời tiết giá lạnh.
Tuy nhiên, bạn nên biết rằng loại vé Suica kỷ niệm số lượng có hạn này cũng chỉ có công dụng như một vé Suica bình thường khác. Nó không giúp bạn giảm được 5% tiền tàu xe, cũng không làm bằng chất liệu đặc biệt khó vỡ… Nếu được như thế thì tôi cũng muốn có một cái. Trên vé Suica giới hạn này có trang trí tranh của Mucha khá đẹp. Tuy nhiên, với nhiều người, loại vé Suica này không phải là thứ quan trọng, mà chỉ là một vật kỷ niệm, họ muốn có như nhiều người mà thôi.
Nếu bạn không nhận thấy là nó chỉ giống như các vé Suica bình thường thì bạn đã mất đi một lượng thời gian trên mức tưởng tượng rồi.
Đó là:
Thời gian đi, về giữa nhà bạn và nhà ga Tokyo
Thời gian xếp hàng
Thời gian nổi giận với nhân viên nhà ga
Thời gian để làm nguôi cơn giận
Thời gian điều chỉnh thái độ của bản thân, thời gian đi mua vé một lần nữa
Đời người rất ngắn, vậy nên nếu ta còn rút ngắn nó vì đồ vật ngoài thân thì thật lãng phí.
Giảm thời gian lãng phí cho truyền thông, quảng cáo
Dù chúng ta có ở nhà xem tivi hay đi ra ngoài thì hàng loạt các thông điệp trong xã hội đều được gửi tới chúng ta qua các phương tiện truyền thông quảng cáo.
Hãy kiếm thật nhiều tiền, hãy giảm cân nhiều hơn, hãy vào học trường tốt, sống trong ngôi nhà tiện nghi, hãy sống cuộc sống lành mạnh, hãy chiến thắng trong các cuộc cạnh tranh, hãy ăn mặc thời trang hơn, trưởng thành hơn, hiểu biết hơn và hãy đề phòng những bất trắc xảy đến bất cứ lúc nào…
Nhà đạo diễn Tom Shadyac từng khái quát tình hình này như sau: “Nói tóm lại, nếu là tôi của hiện nay thì không thể chấp nhận được”.
Khi ý thức được về lối sống tối giản, tự nhiên bạn sẽ giảm được khoảng thời gian bị làm phiền bởi quảng cáo hay truyền thông. Bởi “tôi đang có trong tay mọi thứ tôi cần”. Nếu bạn có thể nghĩ được như vậy thì mọi tin nhắn, thông điệp quảng cáo đều trở nên vô nghĩa với bạn.
Ngược là, nếu bạn cứ mãi nghĩ xem: “Mình đang có… Ôi, vẫn chưa đủ” thì bạn sẽ thấy mọi tin nhắn quảng cáo hay thông điệp đấy đều là dành cho chính mình. Và khi làm theo từng thông điệp thì dù bạn có bao nhiêu thời gian đi nữa cũng không thể đủ được. Một điều quan trọng được rút ra từ lối sống tối giản, đó là: Bạn chẳng còn thiếu thứ gì cả.
Chính vì đuổi theo những món đồ bạn cho là mình đang thiếu, mà bạn đã rút ngắn đi thời gian cho chính bản thân mình.
Giảm thời gian mua sắm
Những người sống theo lối sống tối giản không mấy khi đi mua sắm, nên họ có thể giảm thời gian mua đồ. Tất nhiên thỉnh thoảng họ vẫn cần đi mua mới vài thứ, nhưng khoảng thời gian đó cũng được rút ngắn lại. Trước đây, tôi rất thích các đồ điện gia dụng. Ví dụ trước khi mua một chiếc lò vi sóng mới, tôi phải so sánh sản phẩm của vài hãng, rồi xem báo giá giới thiệu của từng sản phẩm, cuối cùng mới chọn mua được dòng sản phẩm có chức năng nấu bằng hơi nước siêu nhiệt ở nhiệt độ cao mà các sản phẩm khác không có. Tôi đã vô cùng mãn nguyện với lựa chọn của mình, nhưng cuối cùng thì tôi lại chẳng sử dụng cái tính năng nổi trội ấy một lần nào.
Nếu đến khu phố thời trang ở Tokyo thì dù có mua một chiếc áo thôi, tôi cũng mất cả một ngày ở đấy. Mà dù có chọn được kiểu dáng thì tôi cũng phải loanh quanh giữa mấy cửa hàng A, B, C. Đi hết các cửa hàng thử ở từng nơi cuối cùng lại quay về cửa hàng A đầu tiên. Rồi lại chẳng mua cái áo đấy nữa mà đi về. Có lẽ, tôi ra ngoài chỉ để rước thêm mệt vào người.
Ken Segall, tác giả của cuốn Think Simple khi so sánh giữa máy tính của Apple và Dell đã nói: Thành công của Apple là do dòng sản phẩm này có ít mẫu mã hơn hẳn.
Khi nói về thất bại của Apple Watch, theo tôi không phải do tính năng của nó mà là do dòng sản phẩm này có quá nhiều mẫu mã để lựa chọn.
Có một quy tắc gọi là “quy tắc kẹo mứt”. Đó là sẽ có nhiều người mua ở quầy hàng bày sáu loại kẹo mứt hơn là quầy hàng bày 24 loại. Nếu có quá nhiều lựa chọn thì chúng ta thường hay nghĩ ngược lại, thà không có lựa chọn nào còn hơn, mà dù có chọn được trong số đó thì cảm giác thỏa mãn cũng bị giảm xuống.
Lối sống tối giản càng phát triển thì tiêu chuẩn chọn đồ càng rõ ràng. Vậy nên, dù có mua đồ mới, bạn cũng sẽ không mất nhiều thời gian để phân vân lựa chọn. Tiêu chuẩn chọn của tôi là: hình thức đơn giản, diện tích nhỏ gọn, dễ lau chùi, màu sắc hài hòa, có thể sử dụng trong thời gian dài, cấu tạo đơn giản, nhỏ, nhẹ, tích hợp nhiều tính năng. Lúc đổi xe đạp, tôi cũng đưa ra một tiêu chí rõ ràng. Đầu tiên đó là một chiếc xe đơn giản. Chỉ có một số duy nhất, sơn màu bạc cho bền màu, khung xe là kiểu cũ nhưng tôi chưa bao giờ thấy chán. Đáp ứng hết yêu cầu đấy của tôi chỉ có xe của Focale44, thế nên tôi chẳng phải mất thời gian đi xem xét, chọn lựa ở các hàng khác làm gì. Và tôi cũng không mất thời gian so sánh xe của mình với xe của người khác.
Khi mua đồ mới, nếu bạn vẫn chọn món đồ giống như món đồ cũ từng có thì bạn không mất thời gian tìm hiểu và chọn một cái hoàn toàn khác. Bởi bạn cảm thấy thoải mái nhất với món đồ đấy, cảm thấy “thế này là đủ rồi” nên bạn chẳng cần để mắt đến những thứ khác. Không chỉ có đồ đạc trong nhà, trong các trường hợp phải lựa chọn khác, nếu thu hẹp được phạm vi lựa chọn cho mình thì bạn sẽ quyết định nhanh hơn và quan trọng là bạn sẽ không lãng phí thời gian.
Giảm thời gian làm việc nhà
Thời gian làm việc nhà của bạn sẽ được giảm xuống đáng kể.
Tôi sẽ giải thích điều này kỹ hơn ở phần sau. Tuy nhiên, về cơ bản, nếu không bày biện đồ đạc ra khắp phòng và sống theo lối sống tối giản thì thời gian bạn dành cho việc nhà sẽ được giảm xuống. Khi vứt bớt quần áo, cũng có nghĩa là thời gian giặt giũ của bạn được rút ngắn lại. Bạn cũng không phải mất nhiều thời gian phân vân xem hôm nay mặc gì.
Khi còn sống trong căn phòng cũ trước đây, tôi rất ghét phải nhìn thấy ánh nắng trong phòng. Bởi tôi ghét phải nhìn thấy những hạt bụi li ti trong những tia nắng ấy. Hơn nữa tôi là kiểu người sống về đêm nên lúc nào cũng đóng hết cửa chớp lại để chặn ánh nắng vào nhà.
Còn bây giờ, tôi lại quen với việc thức dậy trong nắng sớm bình minh. Khi mở mắt ra là tôi có thể thấy ngay căn phòng sạch sẽ, ngăn nắp. Đây cũng là niềm vui nho nhỏ của tôi vào mỗi sáng. Cứ như vậy, tự nhiên tôi lại dậy sớm hơn trước và khoảng thời gian buổi sáng dần trở thành thời gian quan trọng trong cuộc sống của tôi.
Chuyển nhà trong 30 phút
Đầu xuân năm nay, tôi đã chuyển đến nhà mới. Trước lúc chuyển nhà, tôi cũng chẳng phải đóng gói gì cả mà cứ chuyển hết đồ đạc ra ngoài. Tất cả chỉ hết 30 phút. Chuyển đèn, máy giặt… cộng gộp mọi việc chỉ trong 30 phút. Có lẽ với nhiều người, khoảng thời gian này cũng chỉ bằng khoảng thời gian để họ chọn xem nên mặc bộ quần áo nào trong ngày mà thôi. Không tốn thời gian, việc chuyển nhà của tôi nhẹ nhàng như việc đi ra ngoài hàng ngày vậy.
Giảm thời gian uể oải, biếng nhác
Khi nhà bạn đã được đơn giản hóa, tự nhiên bạn sẽ giảm được thời gian lười biếng cho bản thân. Trước đây, vào ngày nghỉ, tôi đều dành trọn một ngày trên giường.
“Hôm nay mình phải giặt quần áo thôi. Sau đây còn phải lau nhà nữa. Cứ nằm ì trên giường thế này thì bao giờ mới dọn nhà được. Làm việc thôi! Làm thế nào cho hiệu quả nhất bây giờ. Trong lúc giặt quần áo, mình tranh thủ lau nhà rửa bát vậy. Được, cứ làm vậy đi! Ơ, còn bộ này mình cũng muốn giặt. Hay là lau nhà xong rồi giặt vậy… Phiền quá, thôi xem tivi và điện thoại một lúc vậy…”
Cứ như vậy, tình trạng này xảy ra như một vòng tròn tuần hoàn mãi không bao giờ giải quyết được. Nếu có ít đồ đạc, công việc bạn phải làm cũng ít đi. Ngày nào bạn cũng giải quyết được hết chúng nên chẳng có gì còn tồn đọng lại cả. Dù bạn có giải quyết hết việc nhà trong một lúc cũng sẽ rất nhanh chóng.
Giảm thời gian tìm đồ, giải quyết vấn đề quên đồ
Tôi nắm rõ mọi thứ mình có trong nhà, và tất cả đều được để cùng một chỗ nên tôi không tốn thời gian tìm đồ. Khi biết rõ mọi đồ đạc trong nhà mình, bạn sẽ không phải hỏi những câu như: Mình để ở đâu nhỉ? Mình có thứ này không nhỉ… Bạn sẽ không phải mất thời gian để suy nghĩ mấy việc như: Để xem nào, mình để cuộn băng dính ở đâu mất rồi nhỉ? Tôi có thể trả lời luôn cho bạn là trong nhà tôi không có băng dính. Rồi những giấy hướng dẫn, giấy bảo hành… nếu bạn thấy nó quan trọng thì có thể scan rồi vứt chúng đi. Việc “không có” này có giá trị lớn trong cuộc sống của chúng ta.
Nếu đồ đạc ít đi, sẽ không có chuyện mất đồ nữa. Những người sống tối giản khi đi ra ngoài cũng mang theo rất ít đồ, nên thường không mấy khi quên đồ.
Thời gian phong phú, nguồn gốc của hạnh phúc
Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp nhiều người ở nhà ga thường chạy như bay, thậm chí suýt va vào người khác chỉ để không bị trễ tàu. Mỗi khi nhìn thấy họ, tôi đều nghĩ họ thật không hạnh phúc. Những lúc vội vã làm điều gì đó, chẳng ai có được nét mặt tươi tắn cả. Ngược lại, khi nhìn dòng người đi bộ trong tuần lễ vàng (dịp nghỉ lễ cuối tháng Tư đầu tháng Năm của người Nhật), tôi lại thấy mọi người hạnh phúc hơn mọi ngày.
Nhà tâm lý học Tim Kasser cho rằng “sự dư dả về thời gian” có liên quan trực tiếp đến hạnh phúc của con người, còn “sự giàu có về vật chất” lại không làm được điều đó.
Xung quanh chúng ta luôn có rất nhiều người chăm chỉ làm việc, kiếm được nhiều tiền nhưng luôn bị căng thẳng khi phải đuổi theo một cái gì đó không ngừng nghỉ. Dù bình thường bạn có thấy người đấy tốt đến mấy, khi họ quá bận rộn và không có thời gian rảnh rỗi, mặt xấu của họ cũng sẽ dần hiện ra. Ngược lại, những lúc sếp hỏi han, quan tâm nhân viên bao giờ cũng chỉ là lúc hết việc đi về mà thôi.
Nếu giảm được đồ đạc trong nhà thì thời gian của bạn sẽ được tăng lên rất nhiều. Bởi bạn đã giảm được thời gian mua sắm, tìm đồ, thời gian làm việc nhà, thời gian chuyển nhà và thời gian lười biếng…
Chế độ mặc định trong những lúc nhàn nhã
Các nghiên cứu về não bộ chỉ ra rằng chỉ có lúc con người “không làm gì cả”, “thảnh thơi thư giãn” hoạt động của não bộ mới hoạt động theo “chế độ mặc định”. Khi chúng ta suy nghĩ hay làm một việc gì đó, chế độ này sẽ không hoạt động, nó chỉ hoạt động khi chúng ta nghỉ ngơi.
Theo nghiên cứu thì chế độ này dùng cho các việc “tự nhận thức bản thân”, “dự tính”, “ký ức”. Hay nói một cách đơn giản, chế độ mặc định này giúp ta một lần nữa suy nghĩ tổng quát về chính bản thân mình. Thời gian nghỉ ngơi, rảnh rỗi không phải là khoảng thời gian vô ích mà là khoảng thời gian cần thiết để nhìn nhận lại chính mình. Đó có thể là lúc bạn đang nằm trên bãi biển nghe tiếng sóng vỗ hay đang ngắm lửa trại.
Khoa học đã chứng minh những khoảng thời gian rảnh rỗi như thế là cần thiết cho con người. Dù giàu hay nghèo thì thời gian một ngày của bạn cũng là 24 tiếng thế nên việc dùng nó để thư giãn cũng chính là một loại hưởng thụ đấy.
Tận hưởng hạnh phúc ngay bây giờ
Thảnh thơi tận hưởng thời gian rảnh rỗi là điều không thể thiếu để cảm nhận hạnh phúc. Tuy nhiên, bạn cũng không cần thiết phải ra bãi biển, nằm dưới tán ô để thư giãn. Bởi tình cảm của con người có giới hạn nhất định. Bạn có thể vào quán cà phê nghỉ ngơi một lúc, hoặc dừng việc đánh máy, hít thở sâu. Cảm giác lúc đó của bạn cũng giống với cảm giác nằm trên bãi biển. Tương tự như thế, dù bạn có kê thêm một chiếc sô pha trên bãi biển bạn cũng không hạnh phúc hơn hai, ba lần được. Dù ở bất cứ đâu, bạn cũng có thể cảm nhận hạnh phúc.
Nhà tâm lý học Daniel Kahneman đã làm một thí nghiệm, quay phim lại hành động của các ông bố bà mẹ. Điều ông rút ra được là khi bố mẹ quá bận rộn thì ngay cả niềm hạnh phúc to lớn là chăm sóc con cái họ cũng không cảm nhận được. Yếu tố cơ bản nhất để cảm nhận hạnh phúc chính là “dư dả về thời gian”.
Tham quan bảo tàng nghệ thuật Louvre trong 15 phút
Khi quá bận rộn, bạn chẳng thể tận hưởng bất cứ thú vui nào cả. Khi đó, kể cả với người bạn yêu thương cũng thấy vội vàng. Tham quan viện bảo tàng trong 15 phút, dù có đi được hết một vòng cũng không cảm nhận được bất cứ thứ gì cả.
Khi cắt giảm đồ đạc của mình, thời gian của bạn sẽ tăng lên rất nhiều. Bạn sẽ lấy lại được thời gian vốn bị đồ đạc trong nhà chiếm mất. Và dư dả về thời gian chính là nguồn gốc cho hạnh phúc chân chính.
Bất cứ ai cũng chỉ có 24 tiếng một ngày. Khoảng thời gian quý báu đó nếu bị phung phí cho các món đồ thì thật lãng phí biết bao.
Tận hưởng cuộc sống
“Tôi luôn tận hưởng cuộc sống của mình và không bao giờ đánh mất sự tươi mới trong đó. Cuộc sống chính là một bộ phim có nhiều phân cảnh và không bao giờ đi đến hồi kết.”
− Henry David Thoreau
Không có ai chán ghét thành quả sau khi dọn dẹp
Kể cả với người ghét dọn dẹp cũng không thể ghét bỏ thành quả sau khi dọn dẹp được. Dù người đó cảm thấy dọn dẹp thật phiền phức, nhưng nếu thấy căn nhà sáng bong, gọn gàng sau khi được dọn lại, sẽ chẳng có ai ngoảnh mặt bỏ đi cả. Bởi căn nhà được dọn dẹp sạch sẽ đều tạo cảm giác dễ chịu cho bất kỳ ai.
Khi còn bị giam trong đống đồ đạc ở nhà cũ, tôi rất ghét việc dọn dẹp. Tôi cũng ghét luôn cả việc giặt giũ. Dù có lau dọn, sắp xếp thế nào đi nữa thì nó lại đóng bụi ở đấy. Mỗi lần ăn xong là tôi lại bày ra một đống bát đũa cần rửa, và khi nhìn đống bát đũa ấy tôi lại tự bảo: Thôi, để ngày mai rửa vậy. Và cứ thế đi ngủ luôn.
Cứ lặp lại vài lần như vậy, tôi chẳng làm xong một việc nào cả. Hậu quả là cả căn phòng trông nhếch nhác, bẩn thỉu. Có lúc cả sàn nhà chất đầy sách vở báo chí. Tôi còn tự nói với bản thân là: Cứ để đấy, không dọn cũng được.
Gần nơi tôi ở trước đây có một cây bạch quả. Đến mùa thay lá, cây rụng rất nhiều lá và một bác gái sống gần đấy sáng nào cũng phải hót đổ đi. Lúc đó, tôi còn không hiểu ý nghĩa của việc này.
Lúc đó tôi đã nghĩ: Sao ngày nào bà ấy cũng làm cái việc phiền phức thế nhỉ. Đằng nào hôm sau cây chẳng rụng lá. Sao bà ấy không để hai ngày dọn một lần, hay một tuần dọn một lần cũng có sao.
Nhưng bây giờ tôi đã hiểu cảm giác của bác gái ấy. Bác ấy dọn không phải vì lá cây rụng mỗi ngày mà vì chính những phiền toái trong con người bác ấy.
Không có tính lười biếng
Tôi từng nghĩ mình là một kẻ lười biếng và không có ý chí mạnh mẽ. Tôi cũng từng cho rằng lười biếng là bản tính của mình. Là đàn ông nên không làm việc nhà cũng chẳng có gì lạ.
Thế nhưng giờ đây mọi chuyện đã thay đổi hoàn toàn. Mỗi sáng trước khi ra ngoài tôi đều lau nhà. Lúc tắm thì dọn luôn bồn tắm nên trông nó lúc nào cũng sáng bóng. Dụng cụ nấu ăn thì rửa luôn khi ăn xong. Quần áo thì giặt trước khi chúng chất đống lại. Và khi phơi đồ thì nhân tiện dọn luôn cả ban công của phòng bên cạnh.
Phải chăng lười biếng vốn không phải là tính cách của tôi. Tính cách không phải thay đổi mà chỉ đơn thuần là thay đổi số lượng đồ đạc trong nhà. Khi đồ đạc trong nhà giảm bớt, việc nhà trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Kỹ thuật dọn dẹp học từ Aristotle
Nhà triết học cổ đại Aristotle đã nói rằng: Con người là kết quả của quá trình lặp đi lặp lại. Chính vì vậy, chúng ta thành công không phải vì làm những việc vĩ đại, mà là dựa vào những thói quen.
Điều quan trọng để có thể chăm chỉ dọn dẹp, giữ cho nhà cửa sạch sẽ không phải là ý chí sắt đá, cứng rắn ép buộc bản thân phải làm công việc dọn dẹp phiền phức này. Chỉ bằng ý chí của bản thân: Nào! Làm thôi… thì bạn không thể kéo dài việc dọn dẹp của mình được. Điều quan trọng đó đơn giản chính là thói quen. Thói quen là động lực giúp chúng ta làm việc một cách tự động mà không cần ép buộc hay nghĩ là phải làm việc gì đó.
“Thù lao” cho việc tạo thói quen
Một điều quan trọng khi bạn tạo được thói quen cho mình đó là “thù lao”. Thù lao ở đây chính là cảm giác thành công nho nhỏ. Nếu là dọn dẹp thì thù lao chính là cảm giác được giải phóng bản thân khi căn phòng trở nên sạch sẽ. Khi bạn có thể kiềm chế được những cám dỗ ngọt ngào, những lý do, viện cớ làm chậm công việc của mình, thì thù lao chính là cảm giác “chiến thắng bản thân, điều khiển được chính mình”. Giảm bớt đồ đạc giúp việc dọn dẹp đơn giản hơn, tiết kiệm thời gian và còn nhận được thù lao. Chính vì vậy, việc cắt giảm đồ đạc dễ dàng trở thành một thói quen yêu thích của bạn. Chúng ta cũng có thể áp dụng nguyên lý này với các việc nhà.
Nếu bạn tạo cho mình suy nghĩ là mình muốn tạo thói quen dọn dẹp, có nghĩa là bạn đã hạ thấp được hàng rào ngăn cách với việc dọn dẹp và làm nó trở nên đơn giản hơn một chút rồi. Sau khi bạn giảm bớt đồ đạc trong nhà thì việc dọn dẹp sẽ trở nên thật sự đơn giản.
Giảm bớt đồ đạc, việc dọn dẹp đơn giản hơn gấp ba lần
Khi còn ở trong căn phòng lộn xộn trước đây, một tháng tôi dọn nhà được một lần là tốt lắm rồi. Thậm chí, ngay sau khi vứt bớt đồ, cuối mỗi tuần tôi cũng chỉ sắp xếp lại đồ đạc một chút thôi. Còn bây giờ, mỗi sáng tôi đều hút bụi, lau nhà. Điều này không có nghĩa là tôi đã thay đổi, mà sau khi đồ đạc ít đi, việc dọn dẹp trở nên dễ dàng hơn và dần biến thành thói quen trong cuộc sống của tôi.
Thậm chí, việc dọn dẹp còn trở thành thú vui hằng ngày. Tôi sẽ lấy ví dụ với việc lau sàn nhà được trang trí bằng một con cú khắc gỗ.
Trình tự lau nhà sẽ như sau:
1. Để con cú ra chỗ khác.
2. Lau chỗ để con cú.
3. Để con cú về lại vị trí cũ.
Bây giờ, nếu tôi bỏ con cú đi và lau sàn nhà thì trình tự sẽ thế nào nhỉ?
Lau sàn thôi.
Xong rồi, mọi việc đã kết thúc. Vất vả quá. Như bạn thấy, công đoạn lau nhà của tôi đã giảm xuống còn một phần ba. Và thời gian lau nhà có lẽ cũng giảm xuống còn một phần ba cũng nên. Hơn nữa, tôi cũng không cần phải lau con cú kia nữa. Bạn hãy tưởng tượng xem nếu bạn để ba, bốn, 10 hay 20 món đồ trang trí trong nhà thì việc lau dọn của bạn sẽ thế nào đây.
Không phải dọn dẹp mà là “bản năng về tổ” của đồ đạc
Giờ đây, khi đã cảm nhận được sự thoải mái của việc “không có đồ đạc”, nên bất kể lúc nào thấy có món gì bị lôi ra ngoài là tôi ngay lập tức dọn chúng về chỗ cũ. Đồ đạc luôn ở đúng vị trí của mình.
Trước đây, khi đọc tác phẩm của Yururimai nói rằng: Tôi chỉ lấy điều khiển tivi ra khỏi chỗ khi nào tôi muốn dùng tivi. Lúc đó tôi không tin lại có người làm cái việc rắc rối thế. Nhưng bây giờ, tôi đã hiểu cảm giác đấy. Thực sự, nó không rắc rối tí nào. Khi nó đã trở thành thói quen của bạn thì việc lấy ra, cất vào không còn là hai việc tách biệt nữa. “Lấy ra cất vào” đã trở thành một hành động thống nhất. Tôi gọi nó là “lấy và cất đồ”.
Nó cũng giống như đi xe đạp vậy. Lúc mới đi xe, ta luôn ý thức được việc đi xe của mình. Nhưng đến một ngày, bạn sẽ lên xe mà không có chủ định gì cả.
Cũng giống như vậy, giờ đây, tôi không có ý thức là mình đang dọn đồ nữa. Tôi chỉ có cảm giác mình vừa đưa đồ đạc về đúng vị trí của nó mà thôi. Đó không phải là dọn dẹp mà là tôi chỉ đi theo “bản năng về tổ” của đồ đạc.
Phòng nhỏ thật tuyệt
Đầu xuân năm nay, tôi đã chuyển từ căn hộ 25m2 sang căn hộ 20m2. Vậy là tôi đã giảm được 5m2 phòng cần phải dọn dẹp. Việc dọn nhà của tôi lại càng đơn giản, nhanh chóng hơn.
Bây giờ, tôi muốn sống trong những căn phòng nhỏ bé. Căn hộ 20m2 này còn hơi lớn với tôi. Việc dọn dẹp không chỉ là thú vui mà còn giúp tôi thấy dễ chịu. Và tôi sẽ chẳng để cho ai hay robot dọn dẹp nào lấy mất thú vui này của mình đâu. Bởi “trực nhật, dọn dẹp” không phải là việc cần dùng tiền để giải quyết.
Bụi bặm hay bám bẩn thực ra là chính con người chúng ta
Có người nói: Lau chùi dọn dẹp cũng chính là đánh bóng lại bản thân. Với tôi, nó quả thực là một châm ngôn sống. Những thứ chất đống trong phòng không phải là bụi bẩn hay rác thải, mà chính là “quá khứ của bản thân mình” đã bị bám bụi trong thời gian dài. Đó cũng là hệ quả của chính bản thân chúng ta “đã không làm gì khi phải dọn dẹp”. Bụi bặm, bám bẩn là thứ đáng ghét thật đấy, nhưng đáng ghét hơn nữa chính là những bụi bẩn từ quá khứ của chúng ta. Khi giảm bớt đồ đạc, biến dọn dẹp thành thói quen, bạn sẽ dần hướng đến một con người “làm được ngay khi cần làm”, bạn sẽ yêu quý bản thân mình hơn, tự tin và dũng cảm hơn.
Chỉ cần giảm bớt đồ đạc, bạn sẽ thấy yêu thích bản thân hơn
Chắc sẽ có người phản đối bằng những câu như “tính tôi vốn cẩu thả mà”, “tôi ghét phiền phức lắm”, hoặc là “đàn ông không làm mấy cái chuyện nhỏ nhặt ấy”, nói sao thì nói nhưng mà đối với tôi: Làm việc nhà thật tuyệt vời.
Điều đầu tiên chúng ta phải thay đổi, không phải tính cách mà là môi trường. Việc giảm bớt đồ đạc sẽ làm cho việc nhà và phần lớn các sinh hoạt khác trở nên đơn giản và nhàn hạ. Việc nhà trở nên vừa dễ vừa nhàn, và chỉ cần làm tốt những việc đơn giản đó thôi thì bạn sẽ thấy yêu mến bản thân hơn rồi. Khi đó ta sẽ tự tránh xa khỏi cảm giác chán nản, lười biếng và cảm nhận được rằng mình đang tự “điều khiển” được cảm xúc của chính mình.
Buổi sáng dậy sớm, trước khi đi làm có thời gian thong thả ăn một bữa sáng lại có cả thời gian để dọn dẹp và giải quyết luôn việc giặt giũ sẽ khiến hiệu quả làm việc khi đến chỗ làm khác hẳn so với khi ngủ cố cho đến tận gần đến giờ đi làm. Chỉ cần sinh hoạt có nề nếp thì con người ta sẽ tự tin hơn và tự yêu quý bản thân mình hơn rất nhiều. Yêu bản thân mình cũng sẽ làm cho chúng ta dễ dàng tiếp nhận những thử thách mới trong cuộc sống. Con người có thể thay đổi bằng nếp sống hàng ngày của mình.
Tư tưởng ép buộc bản thân trở thành một con người khác
Những người trẻ tuổi bây giờ thường xuyên phải nghe những câu nói kiểu như “mỗi chúng ta đều là một cá thể độc lập và duy nhất” nên “phải có cá tính riêng” hay là “phải có được một thành công nhất định”. Đây là tư tưởng ép buộc bản thân trở thành một hình tượng nào đó. Trước đây tôi cũng đã từng nghĩ như thế và cũng đã cảm thấy bực tức với bản thân mình vì không thể trở thành “ai đó”.
Sau khi vứt bớt đồ đạc xung quanh mình, tôi nhận ra rằng bản thân mình không cần phải có trong tay một thành tựu gì cả, cũng không cần phải trở thành một nhân vật tầm cỡ nào đó. Chỉ cần làm những việc nhà hàng ngày, hoàn thiện lối sinh hoạt, nề nếp thôi là tôi đã cảm thấy yêu bản thân mình hơn và cảm nhận đầy đủ niềm vui trong cuộc sống.
Tôi chỉ cần làm xong những công việc hết sức đơn giản trong ngôi nhà không có mấy đồ đạc của mình là tôi sẽ thảnh thơi đi dạo quanh khu nhà mình ở, khi đó tôi cảm thấy bản thân không mong muốn thêm nữa điều gì. Tôi ngồi ngắm con vịt giời đang rỉa lông rỉa cánh trong hồ nước ở công viên. Con vịt chỉ đơn giản là đang rỉa cánh chứ chẳng cần gồng mình lên để trở thành cái gì đó khác. Con vịt không cần phải bận rộn lo xây dựng sự nghiệp cũng chẳng cần chạy theo nịnh bợ mấy con vịt khác trong đàn. Nó chỉ đang vầy nước, rỉa cánh, nó chỉ đang sống một cách bình thường thôi. Thật ra ta chỉ cần như vậy là đủ. Tôi, sau khi đã bỏ bớt đống đồ đạc ra khỏi cuộc sống, cảm thấy chỉ cần sống một cách bình thường thôi cũng mang lại quá đủ sự viên mãn. Tôi đã trở thành con người chỉ cần được sống thôi là đã cảm thấy sự thú vị rồi!
Cảm giác tự do, được giải phóng bản thân
“Từ khi vứt hết mọi thứ, tôi mới có thể tự do theo đuổi những việc mình thích.”
− Tyler Durden – Sàn đấu sinh tử
Không chuyển nhà đi được
Con chim có thể tự do bay cao trên bầu trời là do tổ của nó nhỏ gọn và chẳng tích trữ gì bên trong cả.
Hình ảnh con chim tự do trên bầu trời ấy hoàn toàn trái ngược với tôi trước đây. Trong căn bếp chỉ có một người sống lại kê một cái tủ bếp to đùng, thậm chí tôi còn làm phòng tối để tráng ảnh. Ở thềm nhà kê một giá sách cao ngất chất đầy sách vở. Nếu có chuyển nhà thì tôi cũng muốn chuyển hết những thứ này, và nếu đồ dùng có tăng thêm nữa thì cũng phải sắp xếp cho bằng được. Lúc đó, tôi luôn muốn có một căn phòng lắp được tivi to và thiết bị chiếu phim trong nhà. Thỉnh thoảng tôi cũng nghĩ đến việc chuyển nhà và đi tìm vài chỗ, nhưng tôi không tìm thấy căn nhà nào phù hợp với điều kiện kèm theo và vừa với túi tiền của mình. Rồi việc đóng gói ngần đấy thứ, sau đó phải sắp xếp lại tất cả là việc rắc rối hơn bất cứ việc gì.
Sau gần 10 năm sống tại Nakameguro, khi tôi chuyển đến khu Fudomae gần đấy, tất cả công việc gói đồ (tôi không phải dùng đến một thùng giấy nào cả), di chuyển, dỡ đồ sắp xếp… tất cả chỉ gói gọn trong một tiếng rưỡi.
Tự do di chuyển bất cứ lúc nào
Lần tới nếu chuyển nhà, tôi muốn chuyển đến căn phòng nhỏ hơn nữa. Căn phòng 20m2 hiện nay vẫn còn hơi rộng so với tôi. Và tôi thấy căn phòng 12m2 như phòng của cô Dominic Loreau khá phù hợp với mình. Tôi cảm thấy thoải mái khi sống trong một căn nhà nhỏ bé, và tuyệt hơn nữa là tiền nhà cũng giảm xuống. Thời gian chuyển nhà cũng chỉ trong tích tắc mà thôi. Sau khi vứt đồ đi, tôi nhận thấy mình có thể thoải mái, tự do di chuyển hay chuyển nhà đi bất cứ đâu.
Tự do thử nghiệm cách sống mới
Tại các hội thảo như “hội thảo về cách sống trong tương lai”, người ta hay nhắc đến trào lưu sống trong nhà nhỏ, có thể kể đến như kiểu “nhà nhỏ tự làm” (ví dụ như “kiểu sống B” của anh Tomoya Takamura, người đã dùng 100 nghìn yên để xây nhà), hay “ngôi nhà di động” có gắn bánh xe của anh Sakaguchi Kyohei. (Những người sống theo “kiểu sống B” hay mua mảnh đất rẻ ở nông thôn, tự mình xây nhà, làm mọi thứ, sinh hoạt với chi phí tối thiểu). “Chỗ ở” không còn là khoản nợ 35 năm như trước đây nữa, mà đã có rất nhiều mô hình chỗ ở mới được tạo ra.
Có thông tin cho rằng đến năm 2040 số nhà bỏ không sẽ lên đến 40%. Hơn nữa, nếu nghiên cứu các dự báo động đất, sớm hay muộn người ta cũng sẽ nhận thấy Nhật Bản xảy ra động đất theo chu kỳ. Vì thế việc sống trong các ngôi nhà cố định sẽ khiến nguy cơ xảy ra tai nạn tăng cao theo từng năm. Điểm chung trong các thí nghiệm mới về chỗ ở hiện nay là người ta không còn sử dụng những ngôi nhà to có thể kê được nhiều đồ đạc bên trong như những ngôi nhà kiên cố truyền thống.
Nếu là một người sống tối giản, bạn có thể dễ dàng thử nghiệm bất cứ cách sống nào. Theo tôi, điều thú vị nhất hiện tại không phải là vấn đề “văn hóa” mà là vấn đề “cách sống mới”, “chỗ ở mới”. Chắc chắn, sự thay đổi này sẽ còn xảy ra nhanh hơn nữa trong tương lai.
Chi phí sinh hoạt tối thiểu và tự do trong làm việc
Có một thuật ngữ là chi phí sinh hoạt tối thiểu. Đó chính là số tiền tối thiểu mà bạn cần để duy trì cuộc sống. Tiền nhà, tiền ăn, tiền điện, tiền điện thoại… Bạn cần phải tính trước về khoản tiền cần thiết trong cuộc sống này.
Hiện tại tôi đang sống ở khu Fudomae, tiền nhà một tháng là 67 nghìn yên. Tôi vẫn dùng iPhone, ăn uống tự nấu nướng nên nếu thu nhập hàng tháng của tôi là 100 nghìn yên cũng đủ để sống thoải mái rồi. Sách tôi đọc trong thư viện, rảnh rỗi thì đi dạo trong công viên, cuộc sống như vậy là đủ.
Về già, kiếm 100 nghìn yên cũng tốt rồi
Tôi sẽ giải thích kỹ hơn ở phần sau, tuy nhiên nếu lối sống tối giản được phát triển, chúng ta sẽ không còn so sánh bản thân với người khác nữa.
Tôi muốn sống cuộc sống như trong tạp chí đề cập. Tôi là một con người, nên tôi không muốn bị người khác cho là nghèo túng…
Nếu có thể tự loại bỏ những suy nghĩ trên ra khỏi đầu óc thì bạn sẽ thấy có rất nhiều công việc kiếm được 100 nghìn yên một tháng.
Giờ đây tôi không còn sợ hãi, bất an về cuộc sống sau khi về già của mình nữa. Với tôi khi về già, tôi kiếm công việc có thu nhập 100 nghìn yên một tháng là tôi thấy ổn rồi.
Ngày nay, có rất nhiều người để đạt được tiêu chuẩn cuộc sống mong muốn của bản thân mà phải ép mình làm việc ở những nơi tồi tệ hoặc làm việc căng thẳng đến mức phải tự sát. Nhưng trong tương lại, có lẽ tình trạng này sẽ được cải thiện. Khi mà đồ đạc, vật dụng được giảm bớt, chi phí sinh hoạt được hạ thấp và chúng ta có thể di chuyển đến bất cứ nơi nào mình muốn. Có thể thấy, lối sống tối giản còn tạo ra sự tự do trong cách làm việc nữa.
Tự do từ chính “bản thân”
Cũng giống như tôi trước đây luôn coi những cuốn sách, DVD, CD là chính bản thân mình, hiện cũng có không ít người coi đồ dùng mà mình có như chính bản thân họ vậy. Và họ chẳng thể nào vứt đi những món đồ mà mình yêu thích. Tôi cũng hiểu cảm giác này của họ. Khi ta vứt những món đồ yêu quý của mình đi cũng giống như vứt một phần cơ thể mình vậy. Cảm giác lúc đó đau đớn biết chừng nào. Tôi cũng từng coi những cuốn sách, những đĩa CD là một phần thân thể của mình, nhưng khi vứt chúng đi, tôi lại có cảm giác được “giải phóng bản thân” vậy.
Tôi tự nhận mình là người thích xem phim, lúc trước mỗi tuần tôi phải xem khoảng năm, sáu tập. Một người thích xem phim như tôi mà lại chưa xem những bộ phim mới nhất thì thật xấu hổ, hơn nữa xem nhiều phim như vậy cũng có thể khoe trước bạn bè. “Cái này á. Tớ xem rồi, bộ kia tớ cũng xem rồi. Ừ, bộ đấy tớ cũng xem nốt rồi!”
Có lẽ lúc trước tôi chỉ chấp nhất với việc bản thân mình là người thích xem phim mà thôi. Bây giờ, tôi vẫn thích xem phim, nhưng tôi không xem nhiều như trước mà chỉ xem những bộ phim thực sự cần thiết. Tôi đã không còn là “người thích xem phim” nữa, mà là “người xem những bộ phim quan trọng”.
Vì không còn là người thích phim nữa nên khi nói chuyện với bạn bè sẽ có những cái tên, những bộ phim mà tôi không biết. Và tôi có thể ngay lập tức hỏi bạn: Đấy là cái gì thế? Giới thiệu cho tớ đi… Nếu là trước đây thì tôi thật xấu hổ khi không biết những điều này.
Chính vì thích nên coi đó là một phần cơ thể mình. Khi vứt chúng đi, tôi cảm giác như mình thoát khỏi được những trói buộc từ chính bản thân mình.
Từ khi vứt bộ sưu tập phim, tôi chỉ xem những bộ phim thực sự cần thiết mà thôi. Tôi cũng không còn xem năm, sáu bộ phim một tuần, cũng không “xem phim để học hỏi” nữa. Thỉnh thoảng tôi mới xem một bộ phim mà mình thực sự muốn xem thôi.
Mặc dù xem ít đi nhưng tôi cảm thấy rất thoải mái.
Thoát khỏi những “ham muốn”
Khi trở thành người sống tối giản, bạn sẽ được giải phóng khỏi những tin nhắn, thông điệp xã hội trên thế giới này. Dù người này hay người kia, họ có làm gì đi nữa tôi cũng không để ý. Những người giàu có, những người nổi tiếng trên truyền hình cũng chẳng làm tôi bận tâm. Những cửa hàng tráng lệ, những thẻ tích điểm, sản phẩm đa chức năng, những khu chung cư mới xây đầy tiện ích… Tất cả đều không liên quan đến tôi. Tôi vẫn sẽ thoải mái đi dạo trên phố mà chẳng bận tâm điều gì.
Như tôi đã nói ở chương hai, bạn càng sắm đồ thì đồ đạc lại càng tăng lên. Nhưng dù có nhiều đồ, bạn vẫn chưa cảm thấy thỏa mãn nên bạn lại càng sắm nhiều đồ hơn nữa.
Tương tự như vậy, bạn càng ăn nhiều bạn lại càng thấy đói và tiếp tục ăn như một con quái vật. Những người thổ dân châu Mỹ có một từ gọi là Uetiko nghĩa là “ăn người”, hay nói đơn giản là ham muốn hơn mức cần thiết, đến mức coi cả cuộc đời của con người là đồ ăn. Uetiko cũng được cho là tâm bệnh của con người.
Tôi hiện đang có tất cả những thứ mà tôi cần. Tôi cũng không mong muốn có thêm món đồ gì nữa. Nếu tôi còn, dù chỉ một chút thôi thì ham muốn với đồ đạc trong tôi sẽ lớn dần thành một con quái vật khiến tôi không thể kiểm soát được chính bản thân mình. Trước đây, vì con quái vật ấy mà tôi chỉ chăm chăm vào những thứ tôi cho là còn thiếu, thực sự là khốn khổ vô cùng.
Không có những món đồ khiến bản thân ao ước muốn có, đó chính là cảm giác thoải mái nhất.
Không so sánh với người khác
“Khi bạn biết mình không thiếu thứ gì, bạn là duy nhất trên thế giới này.”
− Lão Tử
Phương pháp để quen với bất hạnh chỉ trong tích tắc
Con người luôn nghĩ rằng bãi cỏ của hàng xóm xanh hơn bãi cỏ nhà mình. Thực ra tự bản thân bãi cỏ chẳng bận tâm xem bãi cỏ nhà hàng xóm có màu xanh da trời hay màu xanh lá cây. Mà để ý ở đây chính là chủ của bãi cỏ. Và để bãi cỏ nhà mình đẹp hơn, anh ta sẵn sàng mua sơn hóa học về, phun lên bãi cỏ, nhưng rồi anh ta chẳng thể thỏa mãn được vì cuối cùng bãi cỏ lại biến thành màu đen và mất đi vẻ đẹp vốn có.
Có một cách để bạn thấy bất hạnh chỉ trong giây lát. Đó là so sánh mình với người khác.
Trước đây tôi đã chứng kiến cô gái mình thích lấy một anh chàng có thu nhập cao hơn tôi. Lúc đó tôi đã so sánh bản thân với anh ta và cảm thấy thật thất vọng: Hiểu rồi, với mình thì ngần đấy vẫn chưa đủ. Nhưng có lẽ đó chưa phải là tất cả. Nếu so với bạn cùng thời tôi thì tôi thấy mình thật là người vô dụng. Chỉ cần mở mạng xã hội là tôi có thể thấy rất nhiều người sống vui vẻ. Và khi nhìn thấy những người đi đường cười nói với bạn bè, tôi thấy mình rất cô độc.
Bill Gates có so sánh mình với người khác?
Bất cứ ai dù vô tình hay cố ý cũng có lúc so sánh mình với người khác. Và vấn đề là việc so sánh này sẽ chẳng bao giờ kết thúc cả.
Có một người làm trong công ty kinh doanh mạng từ lúc công ty thành lập. Anh ta so sánh mình với một đàn anh khác làm việc tốt hơn trong công ty. Đàn anh này lại so sánh mình với vị doanh nhân đã vực dậy cả công ty. Vị doanh nhân nọ lại so sánh bản thân với vị doanh nhân của một doanh nghiệp hàng đầu. Vị doanh nhân của doanh nghiệp hàng đầu lại so sánh mình với Bill Gates. Vậy, theo bạn Bill Gates sẽ so sánh mình với ai? Có lẽ ông ấy sẽ so sánh với chính mình khi còn trẻ. Hoặc cũng có thể ông ấy sẽ so sánh mình với nhân viên vô danh trong công ty mới thành lập với tương lai đầy triển vọng.
Bất cứ ai cũng có người giỏi hơn mình
Việc so sánh với người khác là do xung quanh chúng ta luôn có người giỏi hơn mình. Dù bạn nhiều tiền đến đâu, đẹp trai đến đâu, xinh đến thế nào thì xung quanh bạn chắc chắn còn có người hơn thế nữa. Dù bạn có là một trong số các thần tượng của cả nước thì chắc bạn cũng sẽ có chút tự ti nếu so sánh bản thân với Johnny Depp hay Brad Pitt. Dù bạn có thực hiện được giấc mơ thuở bé là trở thành tuyển thủ bóng đá thì bất cứ lúc nào bạn cũng sẽ thấy đau khổ nếu so sánh với Lionel Messi. Và kể cả bạn có đạt đỉnh cao trong một lĩnh vực nào đó thì khi so sánh về các lĩnh vực khác, bạn vẫn còn cách người ta một khoảng khá xa.
Sau khi vứt bớt đồ đạc, tôi không còn so sánh bản thân với người khác nữa. Trước đây, khi so sánh bản thân với người khác, tôi lại thấy xấu hổ khi mình đang sống trong một ngôi nhà tồi tàn đến vậy. Rồi khi thấy những người có thể mua thỏa thích những thứ họ muốn, tôi lại thấy ghen tị trong lòng. Còn giờ đây, tôi đã nói lời tạm biệt với những cảm giác đó. Bởi tôi không còn tham gia vào cuộc thi “thiên hạ đệ nhất” nào nữa rồi.
Kinh nghiệm là không thể so sánh được
Như ở chương hai tôi đã giải thích, con người có thể dần thích ứng với mọi việc.
Bởi vậy kinh nghiệm được cho là có thể kéo dài hạnh phúc lâu hơn là đồ đạc. Bạn mua một chiếc áo khoác 100 nghìn yên, mỗi lần mặc nó là mỗi lần bạn thấy quen thuộc hơn và dần dần bạn sẽ không còn cảm giác hạnh phúc khi mặc nó nữa. Tuy nhiên, nếu bạn dành 100 nghìn yên đấy để đi du lịch nước ngoài với bạn bè thì sau này, mỗi khi nhớ lại, bạn sẽ luôn có cảm giác vui vẻ, hạnh phúc như lúc đi chơi vậy. Chẳng món đồ nào có thể so được với những kỷ niệm, càng hồi tưởng lại càng thấy vui vẻ, hạnh phúc. Mặc dù kinh nghiệm có thể cho ta cảm thấy hạnh phúc trong thời gian dài, nhưng con người lại luôn chi tiền cho đồ dùng, dụng cụ hơn là cho những trải nghiệm. Bởi đồ đạc sẽ dễ dàng so sánh với người khác hơn là kinh nghiệm. Nhà tâm lý học Sonia Ryu Bomi ASCII đã nói: Túi xách mà bạn sở hữu giúp bạn dễ so sánh với người khác hơn. Giá trị của chiếc túi xách có thể dễ dàng xác định qua giá tiền của chiếc túi xách đấy. Nếu nó là hàng hiệu thì mọi người lại càng biết giá trị của nó và càng dễ để so sánh.
Ngược lại, nếu bạn định so sánh khóa học yoga của mình với bài tập golf của người khác, hay kinh nghiệm câu cá của bản thân với trải nghiệm leo núi cắm trại của ai đó thì bạn sẽ cần sức tưởng tượng phong phú.
Nếu so sánh bằng kinh nghiệm thì khó có thể biết được ai là người ưu tú hơn, nhưng nếu bạn dùng đồ vật để so sánh thì mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn nhiều. Và có vẻ đồ đạc sẽ giúp bạn nhanh chóng khẳng định được giá trị bản thân.
Tuy nhiên, thực tế thì chính kinh nghiệm mới mang lại cho bạn niềm hạnh phúc lâu dài. Cho nên, thay vì đi sắm đủ thứ để khẳng đinh giá trị bản thân thì việc tích lũy kinh nghiệm, nâng cao khả năng hành động sẽ giúp bạn có nhiều cảm nhận phong phú. Hơn nữa, kinh nghiệm rất khó để so sánh với người khác, nên bạn không cần ép mình phải có những điều đặc biệt nào cả.
Thỏa mãn khi không so sánh
Việc so sánh bản thân với người khác giống như lòng ham muốn đồ đạc của bản thân vậy. Nó sẽ không bao giờ kết thúc. Hiện giờ tôi đang viết cuốn sách này, nhưng khi nghĩ đến cuốn sách của những người giỏi hơn mình viết ra thì tôi lại chẳng thể viết tiếp được chữ nào. Xung quanh tôi luôn có nhiều người giỏi hơn, và khi so sánh với họ, tôi lại nghĩ: Cái loại như mình thì… và thế là tôi không làm được việc gì cả.
Những đồ vật hiện tôi đang có không phải là những món đồ “ao ước” khi ganh tị với người khác, mà là những món đồ thực sự cần thiết do chính tôi lựa chọn.
Nếu trở thành một người sống tối giản, biết bản thân cần gì, thì bạn sẽ không tập trung vào một ai đó để so sánh mà chỉ chú ý vào bản thân mình thôi.
Tôi đã có tất cả những gì tôi cần. Tôi không còn thiếu thứ gì cả. Vì vậy, tôi cũng không cần thiết phải so sánh bản thân với người khác.
Không còn sợ cái nhìn của người kh
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top