loinhuan

LỢI NHUẬN - LỢI NHUẬN BÌNH QUÂN

I. Chi phí sản xuất tbcn, lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận.

1. Chi phí sản xuất tbcn.

Muốn sản xuất ra sản phẩm hàng hóa thì phải chi phí 1 lượng l nhất định, gồm 2 bộ phận:

+ lao động sống

+ lao động quá khứ (vật chất hoá, tư liệu hao phí)

2 bộ phận này hợp thành khái niệm chi phí thực tế để sản xuất ra hàng hóa, chi phí thực tế tạo thành giá trị hàng hóa.

Tuy nhiên, đối với nhà tư bản thì khác: để sản xuất ra hàng hóa chỉ cần bỏ ra 1 số tư bản nhất định, gồm 2 bộ phận

+ tư bản để mua tư liệu sản xuất (TBBB)

+ tư bản để mua sức lao động (TBKB)

2 bộ phận này hợp thành chi sản xuất tư bản chủ nghĩa.

=> Định nghĩa chi phí sản xuất: là chi phí về tư bản mà các nhà tư bản bỏ ra để sản xuất hàng hóa.

Kí hiệu: K (với K=C+V)

So sánh chi phí thực tế - chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Chi phí thực tế Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa

Xét về lượng Chi phí thực tế ngang bằng giá trị hàng hóa Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa nhỏ hơn (vì chỉ bằng C+V, thiếu m)

Xét về chất Chi phí thực tế là chi phí về lao động. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là chi phí về b

Mác có nói "phạm trù chi phí tư bản chủ nghĩa không co hình thành giá trị hàng hóa, cũng như làm cho tư bản tăng thêm giá trị"

2. Lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận.

a. Lợi nhuận: lợi nhuận tư bản chủ nghĩa có 2 định nghĩa.

Về mặt lượng, lợi nhuận là chênh lệch giữa gá bán và chi phí sản xuất.

Về mặt chất, lợi nhuận tư bản chủ nghĩa là hình thức chuyển hóa của giá trị thặng dư (lợi nhuận tư bản chủ nghĩa là giá trị thặng dư 1 khi nó được xem là kết quả của toàn bộ tư bản ứng trước)

So sánh giữa lợi nhuận và giá trị thặng dư: lợi nhuận và gtd khác nhau về mặt lượng và chất.

• Mặt lượng: lợi nhuận>><< gtd (do giá cả có thể lớn, nhỏ hơn hoặc bằng giá trị).

Điều này dẫn đến quan điểm:

+ Lợi nhuận không phải tạo ra do sản xuất mà là kết quả của sự lưu thông (vì lợi nhuận thì bản chất là giá trị thặng dư, là kết quả của sự bóc lột).

• Mặt chất:

+ Giá trị thặng dư là kết quả của tư bản khả biến (là kết quả của lao động làm thuê)

+ Lợi nhuận là kết quả của toàn bộ tư bản (K), là kết quả của quá trình kinh doanh.

=> Nhận xét: lợi nhuận đã xuyên tạc bản chất của nó là giá trị thặng dư và che dâu quan hệ tư bản chủ nghĩa (bóc lột thành ra tài năgn kinh doanh).

b. Tỉ suất lợi nhuận.

Là tỉ lệ % giữa số lợi nhuận thu đc và tổgn số tư bản ứng trước.

Công thức gốc

Có 2 giả định:

+ Giá cả bằng giá trị -> P=m

+ Tư bản chu chuyển hết 1 lần

=> : tỉ suất lợi nhuận cá biệt.

Trên lý thuyết, có công thức này và để giản đơn hoá, ta hay dùng cty này.

So sánh, tỉ suất giá trị thặng dư m' và tỉ suất lợi nhuận P'

+ xét về mặt lượng: K>V => P'>m'

+ xét về mặt chất:

• m' biểu hiện mức độ bóc lột của nhà tư bản đối với người lao động (biểu hiện tội ác của nhà tư bản).

• P' biểu hiện mức doanh lợi của nhà tư bản (biểu hiện tài kinh doanh của nhà tư bản).

Nhận xét: tỉ suất lợi nhuận xuyên tạc tỉ suất giá trị thặng dư, che quan hệ tư bản chủ nghĩa

3. Những nhân tố quyết định đến tỉ suất lợi nhuận.

Theo Mác, có 4 nhân tố tác động đến tỉ suất lợi nhuận:

a. Tỉ suất giá trị thặng dư (nhân tố này tác động đến tỉ suất lợi nhuận ntn).

Từ ct: P'= = = =

=> m' đồng biến (tỉ lệ thuận) vói P'

Nhận định: những phương pháp tăng m' cũng làm tăng P', nghĩa à các ý tưởng đầu tiên mà nhà tư bản nghĩa đến là tăng mức độ bóc lột.

VD: K=100, cấu tạo hữu cơ (C=80, V=20)

m'=100% => P'= =20%

m'=200% => P'=40%

b. Cấu tạo hữu cơ của tư bản

P'=

Nhận định: P' nghịch biến với cấu tạo hữu cơ tư bản.

Mác phát hiện ra qui luật: P' có xu hướng ngày càng giảm. (do cấu tạo hàng hóa tư bản ngày càng tăng, do TBBB càng cao, đầu tư thiết bị càng nhiều, TBKB ngày càng giảm -> giảm lao động, mặc dù lương trả cao nhưng số lượng lao động giảm) => xét tỉ lệ thì sẽ tăng tương đối.

Ví dụ: K=100, m'=100%

=> P'=50%

=> P'=20%

c. Tốc độ chu chuyển của tư bản (n)

n càng lớn => khối lượng tư bản hoạt động trong năm lớn -> do đó m' hàng năm lớn -> P' trong năm lớn.

VD: K=100, , m'=100%

n=1 => m'=100% => P'=20% /năm

n=2 => m'=200% => P'=40% /năm

d. Tiết kiệm TBBB

Nhân tố này tác động nghịch biến, nếu C càng thấp thì P' càng cao (e.i: tiết kiệm TBBB: nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị, giải thiệu nguyên vận liệu)

II. Lợi nhuận bình quân - giá cả sản xuất.

1. Lợi nhuận bình quân

a. 2 hình thức cạnh tranh trong xã hội tư bản

Cạnh tranh trong 1 ngành (nội bộ ngành)

• Nội dung: là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành, sản xuất cùng sản phẩm.

• Mục đính: nhằm giành ưu thế trong sản xuất -> để có được ưu thế trong tiêu thụ, để thu đc lợi nhuận siêu ngạch.

• Phương pháp: tăng năng suất, giải hao phí.

• Kết quả: hình thành nên giá trị thị trường hay giá trị xã hội của hàng hóa.

Cạnh tranh giữa các ngành.

• Nội dung là cạnh tranh giũa các doanh nghiệp trong các ngành khác nhau, sản xuất kinh doanh các mặt hàng khác nhau

• Nội dung: nhằm giành nơi đầu tư có lợi nhất

• Phương pháp: di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác.

• Kết quả: hình thành nên lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất.

b. Hình thức cạnh tranh giữa các ngành hình thành nên lợi nhuận bình quan và giá cả sản xuất.

Trong xã hội tư bản, giữa các ngành khác nhau, các điều kiện sản xuất kinh doanh khác nhau. Do đó, tỉ suất lợi nhuận P' cũng khác. Do đó, tư bản sẽ chọn ngành nào có P' cao nhất để đầu tư.

Ví dụ: cấu tạo hữu cơ

Ngành sản xuất

m' M P'

Chế biến thực phẩm 60C+40V 100% 40 40%

Dệt 70C+30V 100% 30 30%

Cơ khí chế tạo 80C+20V 100% 20 20%

Trong ví dụ trên, tư bản đang kinh doanh ngành cơ khí sẽ chuyển sang kinh doanh ngành chế biến thực phẩm -> tỉ suất lợi nhuận ngành thực phẩm giảm.

Đối với ngành cơ khí, cung giảm < cầu -> giá cả sản phẩm ngành cơ khí tăng -> tỉ suất lợi nhuận tăng.

=> Thị trườgn có sự điều tiết.

Kết quả: mỗi ngành đều thu được 1 tỉ suất lợi nhuận sấp xỉ ngang nhau (30%)

Nhận xét: quá trình cạnh tranh và di chuyển tư bản giữa các ngành đã làm thay đổi tỉ suất P' cá biệt vốn có của mỗi ngành và hình thành 1 P' chugn cho tất cả các ngành.

Lợi nhuận bình quân: là số lợi nhuận bằng nhau do các tư bản ngang nhau đầu tư vào các ngành khác nhau ( )

Tỉ suất lợi nhuận bình quân ( ) là tỉ lệ % giũữ tổng giá trị thặng dư thu được trong toàn xã hội và tổng tư bản đầu tư trong toàn xã hội.

Giá cả sản xuất:

• Với sự hình thành lợi nhuận bình quân, giá trị hàng hóa biến thành giá cả sản xuất:

Giá cả sản xuất = chi phí sản xuất + lợi nhuận bình quân = K +

Giá cả sản xuất điều tiết sự biến động của giá cả thị trường.

Kết luận: lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất đã che dấu thêm 1 bươc nữa quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, cụ thể là đưa tới sự lầm tưởng:

+ Dường như không có quan hệ giữa giá trị thặng dư và lợi nhuận vì chúng hoàn toàn khác nhau về lượng.

+ Dường như tư bản tự nó có khả năng sinh sôi nảy nở, cứ có 1 tư bản nhất định thì thu được 1 lợi nhuận nhất định.

Thực chất là lợi nhuận bình quân chính là hình thái chuyển hóa của giá trị thặng dư và xét trong toàn xã hội, -> từng ngành là sự sang đi bù lại

Giá cả sản xuất là hình thức chuyển hoá của giá trị, xét trong toàn xã hội -> từ ngành là sự san đi bù lại.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: