loi khuyen 3
1. Uống nhiều nước
2. Ăn sáng như Vua, anh trưa như Ông hoàng và ăn tối như Kẻ ăn xin (ăn ít)
3. Ăn nhiều thức ăn mọc trên cây và ăn ít thức ăn được chế tạo trong nhà máy.
4. Sống với 3 chữ N: Năng lực –Nhiệt thành- Nhân ái
5. Tìm ra thời gian để cầu nguyện
6. Chơi trò chơi nhiều hơn
7. Đọc sách nhiều hơn so với năm trước
8. Mỗi ngày dành 10 phút ngồi yên lặng
9- Ngủ tối thiểu 7 giờ
10- Vừa đi bộ vừa mỉm cười 10-30 phút mỗi ngày
11- Đừng so sánh cuộc đời của mình với cuộc đời của những người khác. Không biết hành trình của họ như thế nào đâu.
12- Đừng có những suy nghĩ tiêu cực hoặc nghĩ những điều mà mình không thể làm chủ. Thay vào đó, hãy đầu tư năng lực của mình vào ngay thời điểm hiện tại.
13- Đừng làm gì quá sức. Phải giữ một giới hạn cho bản thân.
14- Đừng coi mình quá nghiêm trọng, coi như không ai sánh nổi.
15- Đừng phí năng lực quý báu vào những chuyện ngồi lê đôi mách.
16- Hãy biết mơ nhiều hơn ngay khi còn đang thức
17- Ghen tỵ là phí thì giờ. Mình đã có tất cả những gì mình cần rồi.
18- Hãy quên đi những chuyện đã qua. Đừng nhắc người thân nhớ lại những lỗi lầm trong quá khứ. Điều đó sẽ làm tan vỡ hạnh phúc đang có.
19- Cuộc sống quá ngắn để tốn thời gian căm ghét bất cứ ai. Chớ ghét bỏ ai
20- Hãy dàn hòa với quá khứ của mình đẻ tránh làm hỏng cái hiện có
21- Không ai nuôi dưỡng hạnh phúc của mình, ngoài chính mình
22- Hãy coi cuộc đời là một trường học và bạn đang ở đó để học. Những điều khó hiểu chỉ là một phần của chương trình học, chúng xuất hiện rồi biến dần giống như môn Đại số. Nhưng những bài học mình thu nhận được sẽ kéo dài suốt đời
23- Hãy mỉm cười và cười nhiều hơn nữa
24-Không buộc phải thắng trong mọi cuộc tranh cãi. Hãy bằng lòng với sự bất đồng
25- Hãy thăm hỏi thường xuyên gia đình mình
26- Mỗi ngày hãy đưa lại vài điều tốt cho người khác
27- Hãy tha thứ cho mọi người về mọi chuyện
28- Hãy dành thời gian cho các cụ ngoài 70 và các cháu dưới 6 tuổi
29- Cố gắng làm được cho 3 người mỉm cười mỗi ngày
30- Không cần biết những điều người khác nghĩ về mình
31- Công việc không chăm sóc được khi mình đau ốm. Bạn mình mới làm được. Hãy luôn liên lạc với nhau
32- Hãy luôn làm những chuyện đúng đắn
33- Hãy gạt bỏ mọi chuyện bất lợi, không đẹp hoặc không vui
34- Trời sẽ chữa lành mọi chuyện
35- Dù cho mọi hoàn cảnh tốt hay xấu cũng sẽ thay đổi
36- Mặc dù cảm thấy thế nào cũng hãy đứng dậy, trưng diện lên và khoe với mọi người
37- Điều tốt nhất rồi sẽ đến
38- Thức dậy thấy vẫn sống, hãy cảm ơn Thượng đế
39- Trong lòng luôn thấy hạnh phúc. Đó chính là hạnh phúc
40- Hãy có những ngày cuối tuần thật tuyệt vời
Sưu tầm (48
Hãy lắng nghe những lời khuyên dưới đây để thưởng thức cuộc sống một cách trọn vẹn, sống khỏe hơn
1. Tâm trí khỏe mạnh
Nếu bạn muốn sống hạnh phúc, bạn cần cơ thể khỏe và cái tâm mạnh mẽ. Với một chút nỗ lực, bạn có thể giữ cho cơ thể và tâm trí của bạn khỏe mạnh mãi mãi. Nói cách khác, nếu bạn muốn sống một cuộc sống lành mạnh, bạn cần giữ cho cơ thể và tâm trí của bạn khỏe mạnh.
2. Lời khuyên ăn uống lành mạnh
Ăn các loại thực phẩm dinh dưỡng đúng số lượng theo thang dinh dưỡng. Luôn ăn một lượng thức ăn chỉ đủ để đáp ứng cơn đói của bạn, tránh ăn nhiều gây béo phì. Ăn nhiều trái cây và rau quả, đồng thời tranh các loại thịt động vật và thức ăn vặt.
Nhai kỹ thức ăn là điều quan trọng nhất. Đừng vội nuốt chửng chúng xuống cổ họng hoặc ăn chúng một cách vội vàng. Bạn có biết, nếu bạn ăn trong im lặng và tập trung vào ăn uống với tâm thanh tịnh, bạn sẽ nhận được lợi ích to lớn cho khỏe mạnh từ những thực phẩm bạn đang ăn.
3. Uống đủ nước
Uống nước mỗi khi bạn cảm thấy khát. Bạn cũng có thể uống một ly nước ngay sau khi đánh răng vào buổi sáng. Tuy nhiên, tránh uống nước trong suốt thời gian bữa ăn nhé vì nó sẽ khiến bạn có cảm giác no và không ăn được nhiều. Ăn ít lại có thể dẫn đến nguy cơ thiếu chất!
Khi bạn tắm chính là lúc bạn kỳ cọ khắp người và kích thích các tế bào của cơ thể, giúp bạn cảm thấy sảng khoái, dễ chịu sau khi tắm. Ảnh minh họa
4. Giữ sạch cơ thể
Hãy tắm hàng ngày đặc biệt là nếu bạn đang sống trong một đất nước nhiệt đới như Việt Nam. Trong thực tế, bạn có thể tắm hai đến ba lần trong mùa hè. Tắm trong nước lạnh hoặc ấm tùy thuộc vào điều kiện khí hậu và thời tiết mỗi ngày, có như vậy bạn mới khỏe mạnh.
Hãy nhớ rằng, khi bạn tắm chính là lúc bạn kỳ cọ khắp người và kích thích các tế bào của cơ thể. Đó là lý do tại sao bạn cảm thấy sảng khoái, dễ chịu sau khi tắm.
5. Chăm sóc móng tay và lỗ mũi
Cắt móng tay của bạn định kỳ để ngón tay của bạn luôn đươc sạch sẽ. Tương tự như vậy, lỗ mũi cũng phải được làm sạch đều đặn. Có như vậy bạn mới tăng cường được khả năng chống virus của hệ hô hấp.
6. Chăm sóc răng miệng
Vệ sinh nha khoa là rất quan trọng. Vì thế, bạn cần chăm sóc tốt hàm răng của mình. Đánh răng hai lần mỗi ngày. Các nha sĩ khuyên chúng ta nên ăn nhiều loại thực phẩm như trái cây và rau củ (nho, táo, chuối, dưa, họ cam quýt, bầu bí…) để ngăn ngừa sâu răng. Cố gắng ăn ít đường và thức ăn có nồng độ axit cao.
Ngoài ra, uống nước giúp chúng ta hạn chế được mùi khó chịu trong miệng, giúp làm sạch các thức ăn còn dư thừa bám lại ở kẽ răng, giúp bạn cảm thấy tự tin khi giao tiếp.
7. Uống rượu vang đỏ
Nhưng các nhà khoa học cho rằng, sử dụng rượu vang đỏ ở mức độ vừa phải sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe (chẳng hạn như ngủ ngon hơn, kéo dài tuổi thọ, tăng cường trí tuệ hay giúp tim khỏe mạnh...).
Ngoài ra, họ còn phát hiện, rượu vang đỏ tốt cho những người lười vận động vì thành phần resveratrol trong loại đồ uống có cồn này giúp ngăn ngừa các tác dụng tiêu cực của tình trạng thiếu vận động thể chất đối với con người.
Sử dụng rượu vang đỏ ở mức độ vừa phải sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ảnh minh họa
8. Giới tính
Quan hệ tình dục lành mạnh, thường xuyên có thể tăng cường nhận thức về sức khỏe sinh sản, đồng thời cũng làm tăng khả năng phòng tránh các rắc rối liên quan tới giới tính, tình dục và những bệnh tình dục.
9. Làm sạch ruột
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo dạ dày cần được tiêu độc và nghỉ ngơi hoàn toàn mỗi tuần một lần. Được coi là lý tưởng nếu một ngày bạn đi đại tiện 1 lần. Tất cả mọi thứ bạn ăn đều được tiêu hóa hoàn toàn. Nhờ đó bạn không có cảm giác bị đau bụng và ngủ ngon hơn mỗi đêm.
10. Pranayama Yoga và Thiền
Yoga, Pranayama (bài tập thở) và thiền chắc chắn có thể giúp bạn duy trì cơ thể và tâm trí khỏe mạnh. Bạn sẽ sống một cuộc sống không có bệnh tật nếu bạn thực hành chúng thường xuyên.
11. Hãy vui vẻ và tránh căng thẳng
Hãy luôn vui vẻ suốt cả ngày. Những người luôn vui vẻ sẽ cảm nhận được cuộc sống một cách tích cực, nhờ đó cũng có thể chất khỏe khoắn hơn.
Nụ cười không chỉ thể hiện một trạng thái của con người khi cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ mà còn là một dạng biểu hiện tâm lý tốt cho sức khỏe. Tiếng cười có thể giúp giảm stress, giảm căng thẳng và lo lắng, đơn giản bởi vì khi cười, trạng thái vui vẻ xuất hiện kích thích não giảm bớt sản sinh hóa chất não có tên gọi cortisol (sự gia tăng nồng độ cortisol khiến não dễ bị stress), đồng thời kích thích sự sản sinh hormon endorphins - loại hormon có lợi cho sức khỏe.
Khi tâm trạng vui vẻ, não người cũng được kích thích sản sinh ra nhiều tế bào T-cells giúp thúc đẩy hệ miễn dịch và khiến người ta trở nên khỏe mạnh hơn. Đừng bỏ quên nụ cười mỗi ngày. Bạn có thể treo những hình ảnh hài hước xung quanh. Bạn cũng có thể xem một số chương trình truyền hình hài hước để nuôi dưỡng nụ cười.
Chấp nhận cuộc sống như cách mà nó vẫn diễn ra. Đừng để căng thẳng hủy hoại sức khỏe của bạn. Thiền thường xuyên chắc chắn sẽ giúp bạn sống một cuộc sống thư giãn và bớt căng thẳng.
Phải chăng cuộc sống hiện đại, quá đầy đủ và dư thừa vật chất cũng tạo ra những vấn đề đáng lo ngại đối với sức khỏe con người?
Xã hội ngày càng phát triển, y học ngày càng có thêm nhiều những thành tựu vượt bậc, song, những bệnh tật phát sinh không giảm mà ngày càng xuất hiện thêm.
Chưa bao giờ những căn bệnh mới, kỳ lạ, nguy hiểm và phức tạp lại xuất hiện nhiều và phổ biến như hiện nay. Đặc biệt là các bệnh béo phì, tiểu đường, gout... có số lượng bệnh nhân ngày một gia tăng. Bên cạnh đó, số người mắc ung thư cũng không ngừng tăng lên. Vậy nguyên nhân do đâu? Câu trả lời có một phần không nhỏ nằm ở lối sống của mỗi người.
Chế độ ăn uống dư thừa
Xã hội thời hiện đại không những đáp ứng đầy đủ nhu cầu về thực phẩm cho con người mà còn đạt đến mức “dư thừa”. Con người ăn uống không chỉ để tồn tại mà việc ăn uống còn được coi là một thú hưởng thụ.
Tuy nhiên, chính con người cũng không ngờ tới một ngày: Những món ăn “khoái khẩu” lại có thể gây ra những tổn hại cho sức khỏe của họ. Các loại đồ rán, đồ ăn chứa nhiều chất béo... tiện lợi và được nhiều người ưa chuộng, song không có lợi cho sức khỏe nếu sử dụng chúng thường xuyên và lâu dài.
Việc ăn uống quá nhiều dẫn đến thừa chất cũng là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh mới nguy hiểm. Bệnh gout và những căn bệnh do thừa dinh dưỡng khác mới chỉ xuất hiện và gia tăng trong những năm gần đây.
Ở phụ nữ, bệnh béo phì hiện nay là gia tăng nguy cơ mắc ung thư tử cung lên 21% so với 10 năm trước. Với nam giới, tình trạng béo phì do ăn uống vô độ cùng với thói quen hút thuốc lá, rượu bia đã làm tăng đáng kể tỉ lệ mắc chứng ung thư tiền liệt tuyến.
Rượu bia, thuốc lá và những thói quen xấu
Trong xã hội hiện đại, các mối quan hệ con người ngày càng được mở rộng. Các buổi giao lưu, tiếp khách, hội họp... và tình trạng uống rượu là điều khó tránh khỏi. Song, một thực tế đáng buồn là tình trạng bia rượu triền miên đang làm suy giảm đáng kể sức khỏe cũng như làm gia tăng tỉ lệ mắc chứng nghiện rượu trong xã hội.
Theo kết quả điều tra, số lượng người nghiện rượu trên thế giới đã tăng một cách chóng mặt chưa đầy một thập kỷ qua. Lượng rượu mà con người uống vào ngày nay đã tăng gấp đôi so với năm 1960. Và hậu quả tất yếu của vấn đề này là những căn bệnh suy giảm chức năng gan và ung thư.
Tại các quốc gia phát triển như Anh quốc, khoảng 6% người bị tử vong hàm năm do mắc ung thư có liên quan đến rượu, tương đương với khoảng 10.000 người/năm. Những người nghiện đồng thời thuốc lá và rượu có tỉ lệ mắc ung thư cao hơn 50% so với người bình thường.
Hạn chế vận động, gia tăng sự lười nhác
Cuộc sống quá sung túc, đầy đủ tiện nghi cũng khiến cho con người trở nên lười nhác, ít vận động và tư duy cũng ít hơn. Thay vì tự mình phải làm mọi công việc và vận động thể chất thường xuyên, xã hội thời khoa học công nghệ phát triển đã giúp con người đỡ tốn nhiều công sức hơn trong mọi công việc.
Đặc biệt, sự ra đời của internet, thương mại điện tử và công nghệ thông tin đã rút ngắn mọi khoảng cách khiến cho việc giao lưu, tiếp xúc trở nên dễ dàng hơn. Chỉ cần ngồi nhà với một vài click chuột, người ta có thể làm được rất nhiều việc. Điều này tiện lợi và nhanh chóng hơn rất nhiều, song cũng khiến con người mắc phải nhiều bệnh tật hơn, chẳng hạn như căn bệnh béo phì, viêm khớp và gout.
- Cho nhiều hơn người ta mong đợi bạn và hãy làm điều đó một cách hăng hái.
- Đừng tin tất cả những gì bạn nghe, đừng tiêu xài tất cả những gì bạn có và đừng ham làm tất cả những gì bạn muốn.
- Đừng bao giờ cười cợt giấc mơ của người khác. Một khi không có ước mơ, người ta không có gì cả.
- Hãy yêu thương say đắm và nồng nhiệt. Có thể bạn sẽ bị tổn thương nhưng đó là cách để bạn sống trọn vẹn cuộc sống này.
- Hãy tự học cách nói chậm rãi nhưng suy nghĩ nhanh chóng.
- Luôn nhớ rằng những tình yêu lớn và những thành công lớn bao giờ cũng bao gồm những rủi ro lớn.
- Luôn theo nguyên tắc 3T: tôn trọng bản thân, tôn trọng người khác và trách nhiệm với tất cả những gì bạn làm.
- Luôn luôn đón nhận sự thay đổi, nhưng đừng bao giờ đánh mất giá trị của mình.
- Chia sẻ kiến thức của bạn với người khác. Đó là cách tốt nhất để ghi nhớ nó.
- Hãy nhớ rằng không đạt được những gì bạn muốn đôi khi lại là một điều tốt.
- Hãy nhớ mối quan hệ bền vững nhất là mối quan hệ mà tình yêu bạn dành cho người đó cao hơn những gì bạn cần ở họ.
- Hãy đánh giá thành công của bạn bằng những cái mà bạn phải bỏ ra để đạt được thành công đó
6 lời khuyên giúp bạn thoát khỏi căng thẳng
Xem kết quả: / số bình chọn: 35
Bình thườngTuyệt vời
Căng thẳng không chỉ khiến bạn lâm vào tâm trạng bi quan mà còn làm giảm năng suất làm việc, khiến những thành công của bạn bị trì hoãn nên việc tìm cách chế ngự được trạng thái này là rất cần thiết.
Trong cuộc sống hối hả và đầy bận rộn ngày nay, tắc đường, gặp vấn đề với sếp, sắp đến hạn nộp báo cáo… đều có thể là lý do khiến bạn trở nên căng thẳng. Căng thẳng không chỉ khiến bạn lâm vào tâm trạng bi quan mà còn làm giảm năng suất làm việc, khiến những thành công của bạn bị trì hoãn.Đôi khi đối mặt với căng thẳng chưa chắc đã là không tốt. Bởi căng thẳng sẽ thúc đẩy bạn phải tìm hướng giải quyết mới, hiệu quả cho công việc của mình. Khéo léo vượt qua giai đoạn thử thách này không chỉ giúp bạn thuận lợi trong công việc mà còn khiến bạn tự tin hơn khi tìm được cách chế ngự được những căng thẳng thành công.
Để giúp nhanh chóng tìm lại phong độ, xin giới thiệu với bạn 6 cách cơ bản giúp dễ dàng thoát khỏi những căng thẳng trong công việc:
Đếm từ 1 đến 10
Một trong những cách hiệu quả nhất để đối phó với căng thẳng là bạn nên đếm từ 1 đến 10. Hãy coi như mình đang tham gia một cuộc chơi, khi mà mệt mỏi, ấn “dừng lại”, để thả lỏng bản thân đôi chút, chuẩn bị sức lực và tinh thần để khi đếm đến 10, sẽ lại nhấn “tiếp tục” để lao về phía trước.
Tản bộ
Một vài vòng hít thở không khí trong lành sẽ giúp đầu óc bạn sảng khoái và nhanh nhạy hơn là ngồi lì một góc trong văn phòng mà gặm nhấm những lo lắng và căng thẳng đang mài mòn mình.
Tản bộ không chỉ thúc đẩy việc tiếp oxy, máu lên não, mà còn giúp bạn có thời gian tĩnh lặng để suy xét vấn đề của mình.
Và biết đâu trong 5 – 10’ thư thái đó, sẽ khiến bạn tìm ra được phương cách giải quyết hiệu quả căng thẳng đang vướng phải.
Nghe nhạc
Những đĩa nhạc không lời sẽ rất có ích trong việc tìm lại trạng thái cân bằng cho bạn. Thả lỏng người trong những giai điệu mình thích là một cách thư giãn lý tưởng. Bạn có thể vừa nghe nhạc, vừa bình tĩnh nghĩ cách giải quyết tốt nhất cho vấn đề của mình. Squeeze something Squeeze something
Chia sẻ với đồng nghiệp
Bao giờ một mình mang nặng những tâm sự căng thẳng cũng sẽ khó chịu hơn nhiều chia sẻ những mệt mỏi đó với những đồng nghiệp thân thiết. Kể cho họ, lắng nghe ý kiến góp ý, cũng là ý hay để phát tiết những căng thẳng bạn đang mang.
Nhìn lại vấn đề một cách tổng quan
Đó là lời khuyên của Tiến sĩ Richard Carlson, tác giả của “Don’t Sweat the Small Stuff “ đưa ra cho bạn. Ông cho rằng bạn nên liệt kê ra những căng thẳng đang gặp phải trong thời gian gần đây để tìm ra nguyên nhân sâu xa của vấn đề, để từ đó có cách đối phó. Bởi nhiều khi những căng thẳng trong công việc của bạn lại phát sinh từ cuộc sống thường ngày. Hiểu rõ là cách tốt nhất để giải quyết tận gốc vấn đề.
Điều chỉnh hơi thở
Thở không chỉ đơn giản là một chức năng quyết định sống còn của bạn mà nó còn giúp bạn bình tâm hơn khi phải đối mặt với căng thẳng.
10 cách nuôi dưỡng mối quan hệ bền vững
Xem kết quả: / số bình chọn: 29
Bình thườngTuyệt vời
Nuôi dưỡng mối quan hệ tốt không chỉ giúp cuộc sống thường ngày trở nên tươi đẹp mà còn giúp cho cuộc sống công sở trở nên dễ thở hơn. Làm thế nào để có được những mối quan hệ đẹp và bền vững thì không phải ai cũng biết.
Mâu thuẫn là kết quả của mối quan hệ “kém chất lượng”. Tuy nhiên, đứng trước mâu thuẫn, đứng trước mối quan hệ không mấy mặn mà bạn nên tự kiểm điểm bản thân trước khi đổ lỗi cho người khác. Liệu bạn đã làm đúng và làm đủ tất cả các điều kiện này chưa?
1. Thân thiện và ôn hòa là điều kiện cần để bắt đầu bất kỳ mối quan hệ nào. Dù là tình bạn hay tình đồng nghiệp đều có thể áp dụng công thức này bởi tinh thần và thái độ của bạn chính là cục nam châm hút sự chú ý cũng như tình cảm của người khác dành cho bạn. Vì vậy đừng để cho sự cục cằn, khó chịu và nóng giận làm rào cản khiến mọi người gắn hai chữ “tránh xa” trong mối quan hệ với bạn.
2. Một mối quan hệ tốt và bền vững đòi hỏi bạn phải biết lắng nghe. Lắng nghe cũng là một cách giao tiếp văn minh và văn hóa. Có thể bạn cho rằng lắng nghe là việc làm đơn giản nhưng bạn đã nhầm. Lắng nghe là một chuyện nhưng để hiểu được ý của người nói và bạn lắng nghe được những gì từ họ thì lại là một chặng đường dài.
3. Nếu bạn không quan tâm đến người khác thì cũng đừng mong chờ người khác quan tâm đến bạn. Đó là quy luật. Vì vậy, để có một mối quan hệ tốt đẹp với tất cả mọi người từ bạn bè đến đồng nghiệp bạn cần mở lòng và quan tâm tới họ. Có như vậy, bạn mới nhận lại được sự quan tâm ngược lại.
4. Vị tha và không mong đợi sự đền đáp là cách bạn khiến những người xung quanh trân trọng. Đây là một trong những phương thuốc khó tìm nhất để nuôi dưỡng một mối quan hệ hoàn hảo nhưng không phải là không thể. Khi bạn mong đợi bất kỳ lợi nhuận nào từ người khác, nghĩa là bạn đang biến mình thành người vụ lợi. Một mối quan hệ thật sự không có chỗ cho sự vụ lợi. Đó cũng là quy luật.
5. Luôn giúp đỡ những người cần giúp đỡ. Đó là cách bạn mở lòng với những người xung quanh và tích đức cho chính bản thân mình. Khi bạn giúp đỡ ai đó nghĩa là bạn cho đi tình thương, cho đi sự chân thành. Cái bạn nhận được sẽ là sự biết ơn, sự may mắn mà đôi khi bạn cũng không thể biết.
6. Con người không ai là không phạm sai lầm. Cái chính là họ nhận ra lỗi lầm và sửa chữa. Đứng trước những người muốn quay đầu lại, chúng ta nên có cái nhìn bao dung và tha thứ. Một mối quan hệ tốt đẹp sẽ tồn tại sự tha thứ cùng những suy nghĩ tích cực.
7. Giao tiếp và công khai. Đây là điều kiện cần đối với dân công sở nhút nhát. Có thể họ sẽ gặp khó khăn, tuy nhiên để xây dựng cho riêng mình một mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh thì giao tiếp chính là yếu tố tiên quyết. Vì vậy, nói ra những điều mình nghĩ, truyền đạt cảm xúc thực sự một cách trực tiếp..là cách dân công sở tự gắn kết mình với đồng nghiệp xung quanh.
8. Đừng đánh giá một con người chỉ thông qua những gì bạn nghe hoặc đọc về họ. Hãy nhìn cách họ hành động và kết quả họ đạt được.9. Để xây dựng và nuôi dưỡng một mối quan hệ bền vững thì niềm tin là yếu tố không thể thiếu. Hãy trao niềm tin của bạn cho người khác cũng như lấy trọn niềm tin của ngườikhác với bạn. Sự tin tưởng là mấu chốt quan trọng để có được một mối quan hệ lâu dài.10. Không lợi dụng tài chính. Đây là yếu tố thực tế để duy trì một mối quan hệ bền vững. Dù là bạn bè bình thường hay đồng nghiệp bạn cũng cần có sự minh bạch về tài chính. Đừng bao giờ để tài chính làm thước đo đánh giá con người bạn và cũng đừng ba giờ đồng nhất tình cảm với tiền bạc. Đó thực sự là một sai lầm.
Theo Ezinearticles
12 mẹo trong nghệ thuật giao tiếp
Xem kết quả: / số bình chọn: 31
Bình thườngTuyệt vời
Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta thường xuyên phải giao tiếp với nhiều người, với nhiều đối tượng thuộc các tầng lớp khác nhau. Và chính sự tinh tế, khéo léo trong cách ứng xử với mọi người đã giúp cho chúng ta đạt tới một nghệ thuật, nghệ thuật giao tiếp.
Có thể, bạn rất khéo trong cách nói chuyện nhưng lại rất khó khi bắt đầu, hoặc kết thúc cuộc nói chuyện? Hãy thử làm theo một số mẹo dưới đây để giúp bạn tự tin hơn nhé!
1. Khi bắt đầu một cuộc gặp, cần chuẩn bị một số vấn đề để thảo luận cũng như các câu hỏi có liên quan. Nếu bạn đã từng gặp một người nào từ trước đó, cố gắng nhớ những thông tin về anh ấy, các thói quen, sở thích hoặc bất cứ vấn đề gì liên quan đến cả bạn và anh ta.
2. Đầu tiên hãy nói lời chào. Nếu bạn không chắc họ nhớ tên của mình thì hãy giới thiệu tên của bạn để tránh bị bối rối. Cười và bắt tay đối tác.
3. Giới thiệu về mình, cố gắng nhớ tên của đối tác và nên sử dụng thường xuyên.
4. Hãy bắt đầu câu chuyện bằng các câu hỏi mở. Ví dụ “Mọi người tham dự có vẻ rất đầy đủ, anh đến đây được bao lâu rồi?” Hoặc bạn cũng có thể hỏi về các chuyến đi, hỏi xem họ có quen biết những vị khách khác không, và quen trong trường hợp nào.
5. Lắng nghe và đưa ra các ý kiến phản hồi để thể hiện bạn là người rất quan tâm đến câu chuyện của đối tác. Mắt nhìn đối tác, đừng bao giờ liếc quanh căn phòng trong khi họ đang nói.
6. Bạn nên lắng nghe nhiều hơn nói.
7. Hãy đóng góp ý kiến một cách tích cực. Luôn cập nhật thông tin, sự kiện để câu chuyện thêm phong phú. Hãy bắt đầu bằng câu hỏi: "Bạn nghĩ gì về vấn đề…? "Bạn đã bao giờ nghe…" …Tuy nhiên, cũng cần tránh đưa quá nhiều chủ đề bởi như vậy rất dễ rơi vào tình trạng lan man, nhàm chán.
8. Hãy tiếp cận và liên kết mối quan hệ giữa nhiều người với nhau trong cuộc gặp để câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn.
9. Nếu một ai đó đưa cho bạn một tấm card, hãy đón nhận như là một món quà. Cầm bằng cả hai tay, và dành một chút thời gian để đọc nó. Khi đã đọc xong, cất tấm card vào trong túi áo hoặc trong ví để khẳng định giá trị của nó.
10. Ngôn ngữ cơ thể cũng rất quan trọng. Nó sẽ chỉ rõ bạn là người như thế nào. Do vậy, dù muốn hay không, khi nói chuyện với người khác cũng phải thể hiện sự mạnh mẽ, tự tin để người khác cảm thấy bạn là người nhiệt tình.
11. Trước khi bắt đầu cuộc nói chuyện, hãy quan sát và lắng nghe những phản ứng của đối tác để có những điều chỉnh thích hợp.
12. Khi kết thúc cuộc gặp, hãy chắc rằng bạn rời đi một cách tế nhị. Ví dụ "Xin lỗi, tôi có một chút việc ở đằng kia, hẹn gặp lại anh nhé!"
Nhớ rằng, mục tiêu trong cuộc gặp là để lại ấn tượng tốt với mọi người, tạo dựng và duy trì mối quan hệ lâu dài với đối tác. Vì thế bạn cần phải khéo léo, nhanh nhạy trong mọi tình huốn, nói ngắn gọn và luôn thể hiện sự nhiệt tình.
Làm thế nào để kiên nhẫn hơn
Xem kết quả: / số bình chọn: 35
Bình thườngTuyệt vời
Nhiều người trong chúng ta nhiều khi thường mất kiên nhẫn. Mất kiên nhẫn không chỉ gây stress cho chúng ta mà còn làm tổn thương những người xung quanh. Thiếu kiên nhẫn làm tăng mức độ căng thẳng của chúng ta, thậm chí có thể gây ra thiệt hại vật chất và thiếu kiên nhẫn cũng có thể làm tổn hại các mối quan hệ.
Tại sao cần thực hành kiên nhẫn?
Bạn đang chờ đợi tài liệu từ một ai đó để hoàn thành báo cáo cho một cuộc họp và thời gian chỉ còn khoảng 15 phút. Bạn có thể cảm thấy bị căng thẳng và bạn bắt đầu đổ mồ hôi, đột nhiên bạn la mắng người mà bạn cho là chậm chạp đã làm trể nãi công việc. Bạn có thể làm cho người ấy bị tổn thương, nhưng bạn không thể làm khác vì họ đã làm bạn muộn!
Điều này nghe có vẻ quen thuộc?
Những người khác thường thấy những người thiếu kiên nhẫn như là người kiêu ngạo, thiếu nhạy cảm, và bốc đồng. Chúng có thể bị đánh giá là thiếu kế hoạch, để “nước đến chân mới nhảy” rồi bây giờ cuống quýt… Một số người không thích hợp tác với người thiếu kiên nhẫn, vì họ cho rằng người thiếu kiên nhẫn là người xấu tính và kém tài.
Vì thế, những người có tính thiếu kiên nhẫn khó có khả năng được đề bạt cho các vị trí lãnh đạo. Thiếu kiên nhẫn còn ảnh hưởng đến các mối quan hệ, phá hỏng hạnh phúc gia đình.
Dấu hiệu của sự thiếu kiên nhẫn
Làm thế nào để biết khi bạn đang bị thiếu kiên nhẫn? Bạn có thể sẽ trải nghiệm một trong những trạng thái sau đây:
- Thở nông, thở gấp. - Cơ bắp căng thẳng. - Tay siết chặt, nắm chặt. – Dậm chân dậm cẳng, bồn chồn. - Khó chịu, tức giận, lo lắng, vội vã quyết định…
Tìm nguyên nhân của bạn
Nếu bạn gặp các triệu chứng của thiếu kiên nhẫn, bước tiếp theo của bạn là khám phá ra nguyên nhân thực sự. Lý do có thể là do người, lời nói hoặc tình huống cụ thể (như giao thông vào giờ cao điểm), nó thường gây cho chúng ta tâm lý thiếu kiên nhẫn. Lập danh sách (lưu ý ghi nhớ) những điều làm cho bạn trở nên thiếu kiên nhẫn và sử dụng các mẹo sau:
- Dừng lại và suy nghĩ về lần cuối cùng bạn đã mất kiên nhẫn. Điều gì gây ra nó? Bạn có thể tự biết các nguyên nhân tại sao mình mất kiên nhẫn.
- Hỏi gia đình, bạn bè và đồng nghiệp về sự thiếu kiên nhẫn của bạn. (Cơ hội để biết những “vết thương lòng” mà bạn đã làm – nếu có)
- Nhiều người trở nên mất kiên nhẫn do các yếu tố vật chất như đói, khát hoặc mệt mỏi. Tìm hiểu, lắng nghe cơ thể của bạn lần sau khi bạn bắt đầu cảm thấy mất kiên nhẫn. Một biện pháp khắc phục đơn giản có thể chỉ là một món ăn và một ly nước!
- Ghi nhật ký khi bạn mất kiên nhẫn, hãy viết ra các tình huống và lý do tại sao bạn hành xử đáng thất vọng như vậy. Điều này sẽ giúp bạn rất nhiều, vì nó buộc bạn phải xem xét lại hành động của mình và khám phá lý do tại sao bạn đã làm như vậy; kiến thức này cũng giúp bạn đưa ra các cách để tránh thiếu kiên nhẫn.
Tất nhiên, nó sẽ là tuyệt vời nếu bạn có thể tránh được nguyên nhân làm cho bạn mất kiên nhẫn. Nhưng đối với hầu hết chúng ta, đó là điều không thể. Vì vậy, bạn phải học cách quản lý thiếu kiên nhẫn để thay thế.
Quản lý các biểu hiện thiếu kiên nhẫn
Khi bạn cảm thấy mất kiên nhẫn, điều quan trọng là thoát khỏi tâm trạng này càng nhanh càng tốt. Hãy thử những cách sau:
- Hãy hít thở sâu, chậm và đếm đến 10. Việc làm này giúp làm chậm nhịp tim, thư giãn cơ thể và bạn có thời gian để có thể nhận biết cảm xúc của mình trước các tình huống. Nếu bạn đang cảm thấy thực sự mất kiên nhẫn, có thể bạn cần phải thực hiện thở chậm hơn hoặc làm điều này nhiều lần.
- Thiếu kiên nhẫn có thể làm căng thẳng cơ bắp của bạn ngoài ý muốn. Vì vậy, chú tâm thư giãn cơ thể của bạn. Một lần nữa, đi chậm, thở sâu. Thư giãn các cơ bắp của bạn, từ ngón chân của bạn lên đến đỉnh đầu của bạn.
- Tìm hiểu để quản lý cảm xúc của bạn. Hãy nhớ rằng, bạn có quyền lựa chọn cách phản ứng trong mọi tình huống. Bạn có thể chọn sự kiên nhẫn hoặc không chọn, tất cả tùy vào bạn.
- Nguyên tắc chính là làm chậm lại, nói chuyện chậm rãi và di chuyển chậm hơn. Nó sẽ thể hiện cho những người khác thấy như thể bạn đang bình tĩnh - và, do "diễn xuất" kiên nhẫn, bạn có thể thu được sự kiên nhẫn nhiều hơn.
- Hãy chắc chắn rằng bạn thật sự “lắng nghe” và cho người khác thấy sự quan tâm đầy đủ của bạn.
- Nhắc nhở chính mình rằng sự thiếu kiên nhẫn của bạn hiếm khi đốc thúc được người khác thực hiện tốt và nhanh hơn. Trong thực tế, nó lại thường cản trở khả năng của người khác để thực hiện tốt công việc phức tạp hoặc tinh tế. Tất cả những gì bạn làm với sự thiếu kiên nhẫn là tạo ra nhiều căng thẳng hơn, rõ ràng thiếu kiên nhẫn hoàn toàn không ích lợi gì.
Nếu sự thiếu kiên nhẫn khiến bạn phản ứng tức giận đối với những người khác có thể bởi vì bạn quá cầu toàn. Ngoài việc gây ra thiếu kiên nhẫn, quá cầu toàn thực sự có thể làm chậm năng suất và căng thẳng. Thường thì tình huống hay một người cụ thể ngay lập tức có thể làm bạn trở nên thiếu kiên nhẫn. Khi bạn xác định nguyên nhân cụ thể, bạn có thể khám phá ra lý do tại sao nó xảy ra và bạn sẽ có hành động phù hợp tốt hơn.
Nhiều người trong chúng ta gặp phải vấn đề với sự thiếu kiên nhẫn. Nhưng nếu chúng ta muốn các mối quan hệ tốt đẹp và một sự nghiệp thành công thì chúng ta cần phải dành thời gian tạo nên kiên nhẫn như là một thói quen. Hãy nhớ rằng, chỉ một số người bẩm sinh có tính kiên nhẫn, còn lại phần lớn chúng ta cần phải tập luyện kiên nhẫn để trở thành một thói quen. Trở nên kiên nhẫn hơn sẽ không dễ đạt được, nhưng chúng ta sẽ kiên nhẫn hơn, nếu muốn!
Sự quyết đoán từ thái độ tích cực, tự tin
Xem kết quả: / số bình chọn: 32
Bình thườngTuyệt vời
Để tạo được tính quyết đoán trong công việc không phải là việc dễ dàng, nhưng nó là một kỹ năng có thể học được: Sự quyết đoán được thể hiện bằng thái độ tích cực, tôn trọng người khác và tự tin vào bản thân.
Quyết đoán dựa trên sự cân bằng. Nó đòi hỏi thẳng thắn về mong muốn và nhu cầu của bạn trong khi vẫn xem xét các quyền, nhu cầu, và mong muốn của người khác.
Khi bạn quyết đoán, bạn yêu cầu cho những gì bạn muốn nhưng bạn không nhất thiết phải có được nó. Trong khi hành vi thô bạo dựa trên sự hiếu thắng, cứ làm những gì theo lợi ích riêng tốt nhất cho bạn mà không quan tâm về quyền, nhu cầu, cảm xúc hay ước muốn của người khác.
Quyết đoán khi đưa ra ý kiến.
Sự quyết đoán có ý nghĩa gì với bạn? Liệu nó có phải là áp đặt quyền của bạn mọi lúc, mọi nơi?
Ví dụ: Là ông chủ, đặt một đống công việc lên bàn nhân viên vào một buổi chiều trước khi nhân viên đó chuẩn bị vào kỳ nghỉ, như thế là quyết đoán? Hoặc, nếu là nhân viên, bạn sẽ nói với sếp rằng, công việc đó chỉ sẽ được thực hiện sau, vì bây giờ là kỳ nghỉ!
Hãy xem xét ví dụ trên, ông chủ đã làm như vậy vì thấy công việc cần phải được thực hiện. Tuy nhiên, đổ công việc cho nhân viên của mình tại thời điểm như vậy là không phù hợp, ông đã thiếu cái nhìn tổng quan về nhu cầu và cảm giác của nhân viên mình. Mặt khác, người nhân viên phản hồi với ông chủ của mình rằng, công việc chỉ sẽ được thực hiện sau khi trở về từ kỳ nghỉ. Khẳng định quyền của mình, mặc dù thừa nhận "ông chủ cần mình để hoàn thành công việc”, hành động như vậy là chứng minh cho sự quà quyết?
Quả thực, không phải lúc nào cũng dễ dàng xác định được hành vi quyết đoán đúng. Bởi vì ranh giới giữa sự quyết đoán và khăng khăng cố chấp khá mong manh.
Để tạo được tính quyết đoán trong công việc không phải là việc dễ dàng, nhưng nó là một kỹ năng có thể học được. Hãy phát triển sự quyết đoán của bạn bắt đầu với:
- Làm thế nào để nói chuyện quyết đoán
Nếu bạn phải đối phó với các cuộc họp và thường xuyên tương tác với đồng nghiệp, khách hàng… điều quan trọng đó là làm thế nào để nói chuyện quyết đoán mà không thô lỗ?
Đây là chủ điểm quan trọng để giao tiếp hiệu quả - Hẳn nhiên, lịch sự là điều quan trọng để thành công trong nghề nghiệp. Vì thế, vấn đề là không để sự quyết đoán làm hỏng các mối quan hệ.
Trong thực tế, không một ai có thiện cảm với một đồng nghiệp hách dịch và sự thô lỗ chắc chắn không phải là cách để giành chiến thắng, để thăng tiến hay để được tôn trọng. Hãy nhớ rằng, khi khẳng định chính mình hoặc ý tưởng của mình, sự quyết đoán của bạn nên được đề đạt, đưa ra trên tinh thần tôn trọng. Như thế nào? Đó là tập trung vào sự tự tin thay vì khăng khăng, quả quyết! Bạn sẽ thấy rằng tự tin trình bày một ý tưởng hay quan điểm sẽ giúp bạn có được sự tôn trọng hơn, cả ở hiện tại và lâu dài về sau.
- Thể hiện tự tin
Giải pháp tốt nhất là đi thẳng vào vấn đề. Một cuộc thảo luận lành mạnh và thậm chí cả sự bất đồng cũng có thể rất có lợi, đặc biệt là ở nơi làm việc. Nó có nghĩa là cả hai bên thảo luận với mong muốn tốt nhất cho công ty. Nhưng để đạt hiệu quả, bạn phải tự tin vào bản thân, tự tin với những ý tưởng của bạn và tự tin thể hiện trước các đồng nghiệp khi nói. (Lưu ý ngôn ngữ cơ thể khi bạn đang nói và thậm chí còn quan trọng hơn là giữ liên hệ ánh mắt với mọi người trong khi bạn đang nghe).
- Hãy cụ thể và rõ ràng
Nói rõ ràng và tập trung vào chủ đề, khi phát biểu tại cuộc họp, bạn nên tập trung vào trọng tâm vấn đề, càng cô đọng, càng chính xác càng tốt. Điều này sẽ giúp thông điệp của bạn được truyền tải rõ ràng và sự quyết đoán của bạn dễ được chấp nhận. Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần làm rõ về cái gì, chỉ cần hỏi. Nếu bạn đang cảm thấy thất vọng bởi giải pháp của một đồng nghiệp hoặc không cùng quan điểm hãy cố gắng nhìn vào toàn thể vấn đề vì lợi ích chung và làm chủ cảm xúc. Bởi cách nhanh nhất để đánh mất sự tôn trọng của mọi người trong công việc là để cho cảm xúc vượt trên tính chuyên nghiệp của bạn.
Đừng cảm thấy tội lỗi khi quyết đoán
Tự tin vào chính mình, những ý tưởng và ý kiến của mình. Sự quyết đoán là rất quan trọng khi giao tiếp với người khác, kể cả đồng nghiệp hoặc bè bạn. Hãy đánh giá tình hình, dùng sự tự tin để hồi đáp hơn là khiêu khích. Đừng cảm thấy tội lỗi khi nói “không”. Bởi cứ đồng ý, hứa hẹn quá nhiều có thể dẫn đến những cố gắng quá sức và bạn sẽ không có khả năng để hoàn thành nhiệm vụ. (Ngoại trừ các chính trị gia, cứ hứa… rồi hẹn!). Vì thế, khi đưa ra những quyết định “không” lúc cần phải “không” là thực tế, là quyết đoán, nó chẳng phải “tội lỗi” ích kỷ gì! (Cuộc sống của bạn là của riêng bạn và bạn không phải làm bất cứ điều gì bạn không muốn, bạn sẽ có các quyết định mà bạn cảm thấy là tốt nhất, kể cả nói “không”)
Sự quyết đoán: Phẩm chất của người lãnh đạo
Quyết đoán không có nghĩa là cứng đầu cứng cổ, không thể linh hoạt khi hoàn cảnh thay đổi. Vì thế, những ông chủ độc đoán nên linh hoạt hơn và các nhà quản lý dễ dãi nên cứng rắn hơn.
Nói một cách quả quyết là một phần thuộc về phẩm chất lãnh đạo. Nhưng không thể hiện sự quyết đoán một cách khăng khăng, cố chấp và cố gắng tránh làm cho đồng nghiệp cũng như cấp dưới cảm thấy “phòng thủ”.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy: Người lãnh đạo thường mất điểm khi cần tới sự quyết đoán, khi hoặc là quá cứng nhắc hoặc là quá dễ dãi. Những ông chủ kém quyết đoán sẽ không thể bảo vệ quan điểm của mình, dẫn tới thiếu hiệu quả trong việc đạt được mục tiêu đề ra. Nhưng quá cứng rắn cũng gây tổn hại tới sự thành công của một nhà lãnh đạo, nếu không muốn nói là còn nặng nề hơn. Bởi những người bảo thủ cố chấp thường ít ai chịu đựng nổi. Vì vậy, mặc dù họ có thể đạt được ý muốn của họ nhưng làm tổn hại tới các mối quan hệ xung quanh.
Cả hai thái cực nhu nhược và cứng rắn thô bạo đều làm hỏng một nhà lãnh đạo hiệu quả, các nhà quản lý không chỉ nên biết bảo vệ ý kiến của mình mà còn biết lắng nghe phản hồi của nhân viên.
“Dù ai nói ngã nói nghiêng
Ta đây vẫn vững như kiềng ba chân”
Sự quyết đoán khiến mọi người nể phục không phải là tỏ ra độc đoán, mà là khả năng trình bày ý tưởng tự tin cũng như cách lắng nghe và chấp nhận quan điểm của người khác trong cuộc đối thoại. Vì thế, để thăng tiến và được tôn trọng, tính quyết đoán phải được thể hiện bằng thái độ tích cực, tôn trọng người khác và tự tin vào bản thân.
Một số “mẹo” nhỏ sau đây có thể giúp bạn quyết đoán hơn:
Không quá ủy mị
Trước tiên, bạn không nên quá ủy mị, yếu đuối khi nói chuyện, khi yêu cầu người khác làm việc gì đó. Mọi người có thể cảm thấy khó chịu, thậm chí coi thường nếu bạn nói chuyện vòng vo, giải thích dài dòng, luôn nói xin lỗi khi đề nghị một yêu cầu nào đó. Ví dụ, không phải lúc nào bạn cũng cần phải nói: “Tôi xin lỗi phải yêu cầu bạn làm việc này...”, “Tôi cảm thấy rất kinh khủng, nhưng...”, “Tôi không hỏi, chỉ là...”
Tự tin đi thẳng vào vấn đề và trình bày một cách rõ ràng
Hãy ghi ra những điều bạn muốn nói, sau đó trình bày điều đó một cách rõ ràng nhất, đi thẳng vào nội dung chính. Bạn cũng nên làm như vậy khi nhận được một yêu cầu nào đó hay khi cần phải nêu quan điểm của mình. Khi bạn làm được điều đó, người nghe sẽ cảm nhận được điều bạn muốn, điều bạn nghĩ, họ sẽ tin bạn và tìm được tiếng nói chung với bạn.
Chú ý lắng nghe
Bạn nói càng ít, hiệu quả càng cao. Những người quyết đoán, năng động luôn nói rất ngắn gọn và súc tích. Có một biện pháp rất hiệu quả để luyện tập kỹ năng này là chú ý lắng nghe người khác nói: - Nếu bạn thực sự chú ý và lắng nghe, người nói sẽ cảm thấy được tôn trọng và trình bày điều họ mong muốn một cách chân thành. Ngược lại, nếu bạn không chú ý, người nói cũng sẽ có suy nghĩ rằng bạn không thật lòng và họ không cần thiết phải lắng nghe bạn.
Luôn lạc quan
Hãy đảm bảo bạn thân thiện, ấm áp mà không cần cố gắng lấy lòng mọi người hay quá thân mật. Bạn không cần phải nịnh bợ. Chỉ đơn giản mỉm cười khi yêu cầu ai đó làm gì và luôn luôn cảm ơn họ sau đó. Một điều quan trọng là không nên cao giọng chỉ trích người khác, hãy cố gắng cổ vũ, động viên và tán thưởng mọi người. Tất cả mọi người đều thích được khen ngợi và ghi nhận.
Học cách tự tin: Tôi làm được!
Xem kết quả: / số bình chọn: 57
Bình thườngTuyệt vời
Dù người ta có nói với bạn điều gì đi nữa, cũng đừng nghĩ rằng “Mình không thể làm được” mà hãy tin rằng bạn có thể đạt được điều mình muốn. Sau đó, bạn sẽ có cách để biến nó thành thực tế. “Chưa thử sức thì không bao giờ biết hết năng lực của mình”.
Phát huy năng lực bản thân một cách tốt nhất
Thực tế, xã hội chỉ thừa nhận và tôn trọng những phẩm chất nào được chứng minh bằng việc làm. Ít nhiều bạn phải chứng minh điều đó nếu muốn được xã hội biết đến và tôn trọng.
Điều trước tiên là phải thấu hiểu chính mình để phát huy ưu điểm trong cuộc sống và công việc. Đó là có một nhận thức đúng đắn về bản thân: - Có sở trường gì, nghị lực và sức chịu đựng đến đâu, xã giao thế nào, có chín chắn không, năng lực sáng tạo ra sao…?
Căn cứ vào đó, xây dựng cho mình một cách sinh hoạt tốt nhất, chọn công việc có thể phát huy ưu thế của mình. Học hỏi nhiều hơn, kết bạn nhiều hơn, cho mình cơ hội rèn luyện nhiều hơn thì bạn sẽ càng sớm, càng dễ phát hiện và phát huy năng lực bản thân một cách tốt nhất.
Không nên coi thường chính mình
Hiểu rõ bản thân không có nghĩa là chỉ biết những khuyết điểm, sở đoản và sự bất tài của mình. Hẳn nhiên người nào cũng có khuyết điểm và mặc dù biết khiêm tốn cũng là điều tốt, nhưng chỉ biết mặt tiêu cực của bản thân thôi thì thật tệ hại, nó sẽ khiến cho bạn thấy giá trị của mình nhỏ bé, tồi tệ.
Khi bạn nghĩ điều gì tồi tệ sẽ xảy đến với bạn, điều tồi tệ đó có thể xảy ra trong thực tế. Và ngược lại, nếu bất kỳ lúc nào bạn cũng nhớ rằng, sức mạnh tiềm ẩn của bạn vẫn chưa được phát huy hết, bạn có đủ khả năng và làm việc chăm chỉ, sự tự tin đó sẽ giúp bạn hoàn toàn có thể thành công.
Vì thế, đừng mắc vào cái bẫy của những tín điều - sống theo cách nghĩ của kẻ khác. Đừng để ý kiến của những kẻ ồn ào xung quanh nhấn chìm tiếng nói bên trong của chính bạn. Bạn nên tránh xa những người hay than trách, chê bai, có tư tưởng tiêu cực mà hãy tìm những người bạn thân và thông minh, họ sẽ giúp cho bạn cách nhìn nhận và đánh giá khách quan về những điểm mạnh, điểm yếu của bạn để nắm vững và phát huy sở trường của mình.
Trong cuộc đời, mỗi người sẽ phải gặp rất nhiều đối thủ và những chướng ngại khác nhau. Nhưng bạn vẫn có thể là kẻ chiến thắng, bạn khẳng định mình “làm được” là có thể làm được và hãy làm ngay. Nếu không được phát huy, niềm tin của bạn sẽ dần dần lụi tắt giống như nhiều phẩm chất hoặc chức năng khác không được sử dụng tránh sao khỏi bị thoái hóa và biến mất.
Tóm lại, dù rằng không có thành công và thất bại nào là mãi mãi. Nhưng chỉ có những người dốc toàn bộ sức quyết đấu với khó khăn mới có khả năng đạt đến đỉnh cao thành công. Cho nên, bạn hãy dốc toàn bộ sức lực, phát huy sở trường của bản thân ở mức cao nhất và tạo cho bản thân mình một hình tượng riêng. Bây giờ thì bạn có thể rời xa cái gọi là “đạo lý khiêm nhường” để nói to lên rằng: “Tôi là người vĩ đại”. Chắc chắn những âm thanh bạn nghe được sẽ rất có ích cho bạn, bạn sẽ phát hiện rằng, mình rất đặc biệt.
Những Kỹ Năng Giao Tiếp Cho Người Rụt Rè
Xem kết quả: / số bình chọn: 26
Bình thườngTuyệt vời
Chúng ta thường cảm thấy thiếu tự tin khi giao tiếp và biểu hiện trước đám đông khi lo lắng về chuyện thiếu hụt của mình rồi so sánh với người khác, dẫn đến mặc cảm, trở nên rụt rè, “ít nói” hơn. Lại cũng có người tự tin nhưng vì bản tính ít nói nên cũng ngại giao tiếp, vậy làm cách nào để việc nói trước đám đông, đi phỏng vấn xin việc, kết bạn, tỏ tình… trở nên dễ dàng hơn?
Theo các nhà tâm lý, tính rụt rè, có thể làm cho bạn được thương mến, nhưng không thể mang đến thành công cho bạn trong cuộc sống lẫn tình yêu. Những người rụt rè khó thích nghi với xã hội và trong bất kỳ mối quan hệ giao tiếp nào họ đều cảm thấy ngại ngần và vì thế họ không thể giải quyết tốt các cuộc xung đột đơn giản hàng ngày. Để không rụt rè, trở nên tự tin hơn trong giao tiếp, xin giúp bạn vài “mẹo” sau:
Hình dung trước khi thực hiện
Để tránh những tình huống khiến bạn có thể e ngại, bạn có thể bắt đầu bằng cách hình dung tưởng tượng những sự việc diễn ra khi giao tiếp với đối tượng nào đó, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy dễ dàng và ít lo âu hơn. Hình dung cách thức và “diễn trình giao tiếp” giúp tạo niềm tin vào chính mình ngay trong suy nghĩ của mình. Nếu bạn không tin rụt rè có thể khắc phục được, và cũng không muốn khắc phục thì ai có thể giúp bạn được?
Tập nói chuyện phiếm
Không cần phải nói các đề tài uyên thâm, tỏ ra mình là người có học vấn cao, là thông minh mới làm cho người khác kính trọng. Nếu bạn đưa ra toàn lý luận trừu tượng hay những tri thức cao siêu, chuyện bạn khơi mào ra chẳng ai hưởng ứng thành ra vô duyên. Cách thông thường nhất để buổi làm quen không trôi qua “vô vị” là bắt đầu bằng một câu chuyện phiếm thú vị và vô hại.
Thái độ chân thành
Cách nữa là “thật thà” bù đắp cho sự ít nói. Thái độ chân thành, dù không nói nhiều nhưng hễ nói là nói đến nơi; ngôn ngữ đơn giản, mộc mạc nhưng đủ ý, lời nói rất chân thực, giản dị, thẳng thắn và nhất là thật sự “kiên nhẫn lắng nghe”
Cách tiếp nhận, đáp lại lời khen
Nhiều bạn trẻ chúng ta có chung một điểm yếu: “Không biết cách nhận lời khen ngợi”. Nếu ai đó khen bạn và bạn phản ứng lại vụng về thì vô tình bạn lại rơi vào vòng luẩn quẩn. Thích được khen nhưng lại bất công khi “phụ” thiện chí của người khen với những đáp trả đưa đẩy, khiêm tốn: “- Có gì đâu; – không phải như vậy; – chỉ là may mắn thôi mà; – đó là nhờ công sức mọi người!” v.v…
Thay đổi thái độ của mình đối với những lời khen ngợi, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn rất nhiều. Mặc dù đôi khi vẫn cần suy xét ẩn ý thật sự của chúng là gì để bạn có thể nhận ra đâu là lời khen thật sự, đâu là lời nịnh nọt dối trá hoặc mang hàm ý mỉa mai.
Nhưng nếu biết được người khen mình chân thành, bạn hãy đối xử lại chân thành như thế, hãy để niềm vui đó quay trở lại với họ. Hãy để cho họ thấy được sự cảm kích của bạn, hãy tìm cách khen lại họ vì đã dành lời khen cho bạn và họ sẽ tiếp tục dành cho bạn tình cảm tốt đẹp. Ngược lại, nếu bạn đáp trả với ngụ ý “tôi không xứng đáng được khen” thì sau đó, có thể bạn sẽ được nhận sự “không xứng đáng” đúng như những gì bạn nói.
Nhờ vả người khác
Tuy rằng phải “tự lực cánh sinh”, nhưng việc không nhờ vả người khác (do rụt rè không dám hoặc không thích) đều biểu lộ ý “Tôi cũng không thích người khác nhờ vả tôi”. Đó là sự thất bại trong giao tiếp, bởi chúng ta đang sống trong một xã hội đầy cạnh tranh, nếu không cởi mở, không nhận được sự giúp đỡ lúc khó khăn, bạn sẽ khó mà thành công.
Ngoài ra, cách bạn tương tác với những người khác cũng cần một sự tôn trọng công bằng với tất cả mọi người. Ôn hòa, cẩn thận lắng nghe thật sự trong mọi tình huống giao tiếp, không nên phân biệt tình trạng, địa vị của ai đó, ngay cả khi bạn là cấp trên hay cấp dưới của họ.
Tóm lại, hai trong những năng lực cần nhất để thành công là sáng tạo và giao tiếp. Là người hướng nội, dù có là rụt rè, ít nói, nhưng năng lực suy ngẫm, sáng tạo có thể đã có trong bạn. Vấn đề còn lại là trau dồi kỹ năng giao tiếp. Thực hành theo những nguyên tắc trên giúp bạn ươm mầm và phát triển kỹ năng giao tiếp. Đó là cách thức tuyệt vời để bạn thử nghiệm năng lực cũng như luôn sẵn sàng cho việc giao tiếp với mọi người, không chỉ người thân quen mà cả những người mới, cả những người bình thường và những người “quan trọng”. Chúc bạn thành công.
Cách ứng xử với người bạn không tốt
Xem kết quả: / số bình chọn: 28
Bình thườngTuyệt vời
1.Những người hay lạm dụng bạn bè
Chỉ khi nào gặp vấn đề gì đó thì những người bạn này mới liên lạc với chúng ta, cho dù đó chỉ là để đi chơi hoặc nói chuyện trên điện thoại. Luôn nói về vấn đề của bản thân là tất cả những gì họ muốn trong mối quan hệ bạn bè. Đôi khi những người này làm cho bạn cảm thấy mình quan trọng và cần thiết. Thậm chí, chính bạn cũng không nhận ra là mình đang bị lợi dụng. Vài trường hợp xuất phát một cách tự nhiên, không có chủ đích nhưng đa phần đều là có ý đồ. Tương tự như vậy, một số người bạn kiểu này luôn yêu cầu hỗ trợ tài chính hoặc các dạng hỗ trợ khác nhưng không bao giờ trả lại những gì mà họ đã nhận.
2.Những kẻ thất hứa
Họ chỉ là bạn bè khi cần đến chúng ta. Và sẽ tiếp tục nói chuyện, đi chơi hay gọi điện nhưng điều này không có nghĩa lúc nào cũng bên khi bạn cần. Họ sẽ đối xử như một người bạn thân nhất hôm nay nhưng có thể làm ngơ với bạn ngày mai. Đây là kiểu người có nhiều biểu hiện không rõ ràng, quên sự hiện diện của bạn trong nhiều trường hợp, và hành động giống như thể đang đo đếm bạn bè trên một cán cân của danh vọng.
3.Những kẻ phản bội
Đây là hạng người không thể tin tưởng. Họ thường nói xấu sau lưng người khác. Khi không có bạn, thì sẽ nói những điều không tốt nhưng truớc mặt thì lại nói những lời đường mật ngon ngọt. Hoặc kể với mọi người bí mật của bạn và thậm chí là những điều mà bạn chưa từng nói ra.
4.Những kẻ thích phê bình người khác
Kiểu người này luôn coi việc hạ thấp người khác, khiến cho bạn bè cảm thấy bản thân mình xấu xa làm cho niềm vui. Họ thường tỏ ra ngây thơ và cho rằng đó là "trò đùa thôi". Đôi khi, đó thật sự không phải chỉ là nói đùa.
Trong số đó, có những người chỉ là bị ám ảnh bởi chính mình. Họ chỉ muốn nói chuyện về bản thân, không bao giờ cho phép bất cứ ai chen ngang vào. Họ chỉ làm những gì bản thân muốn, không bao giờ chịu thỏa hiệp và chỉ suy nghĩ về nhu cầu riêng của mình.
5.Làm sao để ứng xử với những kiểu bạn này?
Đầu tiên, chúng ta phải thừa nhận rằng đó là một mối quan hệ không tốt. Hãy giữ khoảng cách và đừng cho họ cơ hội làm tất cả những gì mà họ muốn. Có thể bạn cảm thấy bị khó xử vì một số lý do, ví dụ như việc bạn bè đã quen biết trong một khoảng thời gian dài, mối quan hệ đã từng rất tốt đẹp nhưng sau đó trở nên xấu đi. Nhưng hãy sáng suốt nhận ra rằng những người như vậy thì không mang lại điều gì tốt đẹp cho tình bạn.
Hãy thẳng thắn nói chuyện về những gì họ đang làm phiền bạn, tuy nhiên phải nhớ cần cân nhắc kĩ càng và cố gắng để hiểu các hành vi của họ.
Nếu mọi cố gắng của bạn đều thất bại thì đôi khi, đó chính là lúc để kết thúc mối quan hệ. Nên nhớ tình bạn sẽ không thể duy trì nếu cả hai không sẵn sàng làm điều gì đó để cải thiện mối quan hệ. Và bạn sẽ nhận ra: Thời gian, năng lượng, tình yêu của mình không được đánh giá cao. Dù bạn chọn điều gì đi chăng nữa, hy vọng mọi điều sẽ kết thúc tốt đẹp.
Cách để két thân với "phái đẹp"
Xem kết quả: / số bình chọn: 26
Bình thườngTuyệt vời
Bản tính phụ nữ thích được chia sẻ, tâm sự. Việc nói ra những suy nghĩ của mình đối với họ là rất quan trọng. Hiểu được điều này, bạn có thể thanh thản khi nghe nàng thổ lộ suy nghĩ của mình.
Chỉ cần làm một người nghe chăm chú là đủ giúp nàng thấy dễ chịu hơn. Cô ấy sẽ cảm thấy được bạn quan tâm, yêu thương mình hơn sau khi dốc bầu tâm sự. Chính điều đó đã ghi rất nhiều điểm cộng cho bạn đấy!
Tạo cơ hội để nàng thổ lộ
Khi trò chuyện, bạn hãy để người ta nói nhiều hơn. Từ trước đến nay, đàn ông luôn giữ vai trò chủ động trong mối quan hệ nên dễ dẫn đến tình trạng "ngắt mạch" giữa chừng làm dở dang câu chuyện của đối tượng hoặc không biết cách dẫn dắt khiến cuộc đối thoại giữa hai người trở nên nhàm chán.
Do đó, nếu muốn nàng trò chuyện cởi mở, bạn nên dùng cách đặt câu hỏi kiểu gợi ý, tránh dạng hỏi đáp "có" hoặc "không". Chẳng hạn "Em có sở thích gì?" sẽ khiến nàng cởi mở tâm tư hơn là "Em có thích đọc truyện không?".
Để có một cuộc nói chuyện hòa hợp, điều quan trọng là nội dung phải "hợp gu" của người ta. Rất nhiều cuộc "tâm sự" của đôi bạn mới quen diễn ra thật gượng gạo, khó khăn, câu chuyện bị đứt đoạn. Chàng trai thấy bối rối, khổ sở khi phải cố gắng tiếp tục câu chuyện do cách đặt câu hỏi cụt lủn như vậy. Khi nàng càng yên lặng quan sát, chàng lại càng lúng túng hơn.
Nếu cuộc đối thoại cứ diễn ra theo hình thức hỏi đáp một cách đơn điệu và xoay quanh những nội dung nghèo nàn thường khiến cho bạn gái vốn đang mong muốn tìm một người yêu lý tưởng phải thất vọng.
Tất nhiên còn nhiều nguyên nhân khác chi phối nhưng phải công nhận rằng thành hay bại trong giao tiếp với phụ nữ vẫn là do cách lèo lái câu chuyện của phái nam. Bạn cần tạo cơ hội để nàng nói nhiều hơn.
Nếu cuộc trò chuyện trôi chảy, vui vẻ, nó sẽ rút ngắn khoảng cách xa lạ giữa hai người, tạo mối quan hệ thân thiết hơn.
Thể hiện sự đồng cảm
Phần lớn phụ nữ vốn tư duy bằng cảm xúc và có khuynh hướng thích chia sẻ cảm xúc của mình với người khác, chính điều này quyết định thiên tính làm mẹ của họ. Vì vậy họ khao khát được mọi người cảm thông nỗi niềm của mình.
Nói cách khác, trong lúc đa số đàn ông muốn khẳng định sự tồn tại của mình bằng hành động, bằng khát khao được người khác công nhận tài năng thì phái nữ lại mong mỏi được mọi người công nhận sự tồn tại của mình thông qua cảm xúc của họ.
Trong khi trò chuyện, gật đầu hoặc các cử chỉ phụ họa khác chính là cách biểu hiện không lời rằng "Anh rất đồng cảm với em". Khi được đối xử như vậy, cô gái sẽ cho rằng "Anh ấy thật hiểu và tôn trọng mình".
Việc có cùng suy nghĩ hoặc đồng cảm với người đối thoại tuy rất bình thường nhưng lại là chiêu chiếm cảm tình rất hiệu quả, đặc biệt đối với nữ giới. Hãy đứng trên lập trường của nàng, nghe cô ấy nói như nghe mình nói, đa số các nàng sẽ cởi mở tấm lòng vô điều kiện với bạn.
Thái độ phụ họa có thể nói là một phương pháp giao tiếp khá quan trọng. Chiến thuật này có tính tấn công rất lợi hại vào tâm tư tình cảm của phái đẹp. Để tạo được thiện cảm, ngoài tài ăn nói giỏi, bạn còn phải biết lắng nghe và biết gật đầu đúng lúc.
Điều này nói ra có vẻ dễ nhưng không phải ai cũng làm được vì nếu không khéo đối phương sẽ cho rằng bạn đang diễn kịch. Tốt nhất nên thật lòng và đơn giản để thể hiện sự đồng cảm với nàng. "Em nói có lý", "Thì ra là vậy", "Thật vậy sao?"... là những câu phụ họa đơn giản thể hiện sự chú ý lắng nghe của bạn.
Nên nhớ, một khi nàng phát hiện thấy bạn tỏ thái độ ngán ngẩm trước những câu chuyện "lan man" kiểu đàn bà, nàng sẽ khép chặt cánh cửa tâm tư của mình đấy. Phụ nữ vốn rất tinh ý và nhạy cảm.
4 cách để kết giao bạn mới
Xem kết quả: / số bình chọn: 25
Bình thườngTuyệt vời
Phải thừa nhận rằng sau khi một người tốt nghiệp ra trường, đi làm và có người yêu thì việc gặp gỡ những người bạn mới có thể khó khăn hơn. Bạn không có nhiều thời gian như trước đây, cũng không còn được bao quanh bởi những người đồng chí hướng và càng không có một danh sách quá nhiều thứ cần làm thôi thúc bạn mở rộng các mối quan hệ xã hội. Vì vậy, dưới đây là chia sẻ một số cách đơn giản để có thể gặp gỡ và kết giao với những người bạn mới.
Lập ra một câu lạc bộ
Hãy suy nghĩ về các việc bạn thích làm hoặc có thể làm, liên quan đến sách báo, nghệ thuật hay các hoạt động ngoài trời...Tiếp đến là tập hợp những người bạn và đồng nghiệp có cùng sở thích, đam mê với bạn để tổ chức một câu lạc bộ về lĩnh vực mình đã chọn. Từ những người bạn đã tập hợp được hãy đề nghị họ rủ thêm bạn bè tham gia. Cuối cùng với sức mạnh của chiến lược quảng cáo truyền miệng bạn đã có một câu lạc bộ với số thành viên mà mình mong muốn. Như vậy bạn không chỉ được ở bên những người mà mình quen biết mà còn có thể kết giao với nhiều người khác trong một môi trường thuận lợi để xây đắp và phát triển tình bạn.
Tham gia làm việc nhóm
Tham gia làm việc nhóm là một trong các cách tuyệt vời nhất để làm quen và kết giao bạn bè. Đó là những người làm việc vì một mục đích chung và dành thời gian để hoàn thành mục tiêu mà nhóm đã đề ra. Chẳng hạn như khi bạn tham gia một đội bóng, tình bạn sẽ nhanh chóng nảy nở giữa các thành viên vì mọi người đã cùng nhau chia sẻ mọi cung bậc cảm xúc khi đội của mình thắng / thua trận. Ngoài ra, bạn sẽ có dịp khám phá các ưu/ nhược điểm của mọi người ở xung quanh, một yếu tố quan trọng để tạo dựng nên mối quan hệ tiềm năng.
Theo học những điều mới mẻ
Tham gia một khóa học cũng là một cách dễ dàng để gặp được những người có cùng chí hướng và sở thích với mình. Cho dù điều bạn muốn làm là nâng cao kỹ năng ngoại ngữ, học cách chơi một môn thể thao thì việc theo học một điều mới mẻ cũng là dịp để bạn tiếp xúc với nhiều người thú vị mà mình có thể làm bạn. Hãy nhớ rằng đây là một môi trường vô cùng thuận lợi để kết bạn và mở rộng mối quan hệ.
Tham gia các hoạt động tình nguyện
Đừng chần chừ nữa bởi đây là một cách hiệu quả để kết giao bạn bè. Tham gia công tác xã hội, bạn sẽ gặp được những người có cùng thế giới quan hay chí ít cũng được sẻ chia cảm xúc khi giúp đỡ những người kém may mắn hơn mình. Hãy tìm trong số những người cùng làm tình nguyện một đối tượng mà mình cảm thấy "hợp cạ" nhất. Nếu cảm thấy thoải mái và có thể chia sẻ những điều về bản thân thì còn chờ gì nữa mà không bắt đầu một tình bạn?
Bạn đã biết cách hài hước?
Xem kết quả: / số bình chọn: 24
Bình thườngTuyệt vời
Khi trò chuyện với bạn bè, người yêu, đôi lúc cũng cần phải tạo không khí vui vẻ bằng những câu đùa vui. Nhưng đôi khi bạn khiến mọi người phải im bặt vì mức độ “quá trớn” khi gây cười
Đùa nhưng…không vui
Lúc mọi người căng thẳng, buồn bã gặp áp lực hay mâu thuẫn, những bạn lạc quan, vui vẻ thường cho rằng: “Cách tốt nhất là hãy khuấy động không khí bằng cách gây cười, điều này sẽ khiến mọi người đơn giản hóa vấn đề và không khí sẽ lắng dịu xuống ngay”. Và thế là bạn ấy sẽ tìm cách kể chuyện cười, chọc ghẹo một bạn nào đó trong nhóm để bạn ấy hết nhăn nhó, kể một câu chuyện bịa, nói lại một tình huống có thật rất thú vị… Nếu may mắn, sẽ có một vài người cười, còn không, họ sẽ im lặng, sau đó bình luận: “Chẳng có gì buồn cười cả”
Đ.Anh (lớp 12 trường THPT Trương Vĩnh Ký) chia sẻ: “Hôm nọ, vừa vô lớp học thì thấy hai cô bạn trong lớp đang cãi nhau, có vẻ rất nghiêm trọng. Hai bạn này lại nằm trong ban cán sự lớp, nếu không giảng hòa thì ảnh hưởng đến lớp rất nhiều. Mình chen vào đám đông, hỏi: “Có chuyện gì nào?”. Một vài bạn trong đám đông giải thích lại. Mình thản nhiên bảo: “Thôi, mọi người bình tĩnh, có gì ngồi xuống uống miếng nước ăn miếng bánh rồi cùng phân tích, trong chuyện này không ai đúng chẳng ai sai hết. Mọi người nghe chuyện này của mình nè, hồi sáng, lên Facebook, mình có đọc một câu chuyện cười cực hay… Mình kể xong câu chuyện đó thì có vài người cười, đám đông giải tán còn hai ban cán sự lớp thì hỏi: “Chuyện đó thì liên quan gì đến chuyện bọn mình?”, rồi bỏ đi. Mình vẫn chưa giúp họ làm hòa được, còn những bạn cười trong đám đông thì có giải thích lại rằng: “Thấy ông…vô duyên quá nên tui cười”. Phải nói là mình quê không để đâu cho hết. Mình nhận ra, không phải câu chuyện đó mình thấy buồn cười thì có nghĩa là người khác cũng thấy thế. Hơn nữa, trong tình huống của họ, gây cười không phải là một cách khôn ngoan”
Chọc ghẹo không khéo sẽ khiến người khác nổi giận
Nhiều bạn không biết cách đùa, cứ nhằm vào khuyết điểm của người khác để làm trò cười. Dù chỉ là bạn bè đùa vui với nhau giây lát, nhưng “nạn nhân” (người bị chọc) thì nghĩ rằng người hài hước đã hơi quá đáng và có ý mỉa mai. Hơn nữa, đùa cợt bằng cách cứ lặp đi lặp lại một câu chuyện thì tính chất gây cười sẽ không còn.
Thùy Trang (lớp 10 trường THPT Võ Trường Toản) bày tỏ: “Mình thấy nhiều bạn hay chọc cười bằng cách nói người khác mập, ốm, hô, có mụn, đen…, rồi tô đậm, nhấn mạnh lên điều đó, pha trò bằng trí tưởng tượng. Có thể người bị chọc sẽ xí xóa, cho qua, nhưng nếu cứ liên tục chọc thì người ấy sẽ cảm thấy bị tổn thương. Điều đó không nên chút nào. Bên ngoài có thể người ta không phản ứng gì, nhưng bên trong biết đâu đang rất giận người chọc”
Những tình huống “dễ quê” khác
“Nhỏ bạn mình vừa chia tay bạn trai chỉ vì chuyện chiếc xe máy hư. Xe máy của nhỏ hư, nhỏ nhờ bạn trai qua sửa nhưng bạn trai bận, hai đứa cãi nhau sao đó, rồi chia tay. Nhỏ khóc rồi kể lể với mình. Mình muốn tạo sự hài hước cho nhỏ, nên thay vì quan tâm tới chuyện chia tay, mình lại…chỉ nhỏ cách sửa xe! Nhỏ thoát nick ngay lập tức, cả tuần nay không thèm nhìn mặt mình” — Một bạn nam có nick thunderstormxxx kể lại
“Mình kể cho người ấy nghe một câu chuyện hơi bậy. Người ấy không hiểu nên mình giải thích lại. Và thế là người ta giận, nói mình không đàng hoàng. Trong khi điều mình muốn là người ta thấy vui. Hình như mình đã sai lầm vì con gái thường không hợp với những câu chuyện như vậy” — Minh Tuấn (lớp 11 trường THPT Thạnh Lộc) cho biết
Hài hước đúng lúc sẽ có tác dụng cao
Những bạn không có sẵn khả năng hài hước thường chỉ chọc cười theo khuôn mẫu: cường điệu hóa vấn đề, kể lại truyện cười sưu tầm được, hoặc nói chuyện “đen tối”… Nhưng mỗi người có một gu cười khác nhau, chuyện này khiến người A cười nhưng người B sẽ cảm thấy “nhảm nhí” hoặc ngược lại, và vui hay không còn tùy thuộc vào tâm trạng, hoàn cảnh nữa… Hãy hài hước bằng những lời nói vui nhẹ nhàng, không gây ảnh hưởng đến ai và tạo cho người đối diện cảm giác thoải mái, chứ không phải cố gây cười để rồi mọi người thản nhiên còn bạn thì “đỏ mặt”.
Nguồn kỹ năng giao tiếp
Các phương pháp ghi nhớ lâu nhất
Xem kết quả: / số bình chọn: 26
Bình thườngTuyệt vời
Muốn học bài mau thuộc nhất thiết phải học có phương pháp. Qua các chương trước chúng tôi đã trình bày một số phương pháp để giúp bạn trong việc học bài sao cho mau thuộc. Trong chương này xin hướng dẫn bạn đi sâu vào chi tiết hơn khi thực hiện các phương pháp ấy.
1. Ghi thành dàn bài:
Thực tế có nhiều bạn chỉ nghe nói ghi dàn bài, nhưng chưa rõ phương thức ghi cụ thể ra sao.
- Trước tiên bạn đọc toàn bài môn bạn đang học 1 lần - 2 lần - hoặc cũng có thể là 3 lần. Ðến lúc bạn nắm chắc yêu cầu bài mới thôi. Vì có hiểu sơ bộ bài, bạn mới lập được dàn bài. Bạn chia nội dung toàn bài thành 3 phần chính (Ví dụ là A - B - C). Trong phần A - có nhiều mục nhỏ, bạn có thể sắp xếp các mục nhỏ ấy gọi là "tiêu đề" bằng những chữ số:1, 2, 3...
- Và tiếp theo các phần B-C cũng thế. Phần nào cũng có những tiêu đề riêng.
- Nhưng trong mỗi phần đều có những yêu cầu quan trọng của nó. Bạn nên ghi nhận cụ thể các phần quan trọng ấy trong mỗi phần của dàn bài, có thể gạch dưới hoặc viết đậm để dễ nhớ.
- Ðã có dàn bài chi tiết rồi sẽ là điều kiện giúp bạn dễ dàng việc học bài sau đó.
2. Nhẩm trong óc:
Bạn hệ thống bài bằng cách "nhẩm trong óc" nhẩm từng phần một của dàn bài, chỗ nào quên bạn dừng lại, lật dàn bài ra xem lại. Bạn cứ tiếp tục nhẩm sang phần khác và đừng quên các phần quan trọng đáng ghi nhớ, đừng bỏ sót một chi tiết nào. Lần lượt như vậy cho đến hết toàn bài.
- Lần thứ hai, bạn bắt đầu nhẩm lại tất cả có hệ thống toàn bài hơn.
- Lần này bạn ghi nhận phần đã bị quên. Bạn mở sách xem lại, ghi ra giấy hoặc đánh dấu những phần đó. Bạn tìm ý những chỗ quên sót để rồi học lại cho nhuần nhuyễn.
- Lần thứ ba, bạn hệ thống lại bài và bạn đặt thành câu hỏi rồi tự giải quyết trong óc câu hỏi ấy. Bạn xem lại việc trả lời có thông suốt phân minh chưa. Nếu chỗ nào vướng mắc lật dàn bài ra xem.
* Một bài học gọi là được nắm chắc là khi bạn:
- Trả lời gãy gọn các câu hỏi đặt ra.
- Hiểu bài thông suốt từng phần cũng như toàn bài.
- Nắm vững trọng tâm bài học một cách chuẩn xác. Nếu là môn học như Toán - Lý- Hóa- Sinh thì các quy tắc các công thức, các định lý, định đề... bạn phải thuộc thật nhuần nhuyễn mới được.
Môn Văn: Cần ghi nhớ các tên và tiểu sử tác giả. Thuộc kỹ các bài thơ, các đoạn văn xuôi, chọn lọc và nhớ bài thơ này của tác giả nào, bài văn kia tác giả là ai. Tránh tình trạng lộn xộn, lẫn tên tác giả này với tác giả khác, hoặc bài văn xuôi mà lại ghi tên tác giả là một nhà thơ v.v...
Các phần văn xuôi hay thơ, bạn đều phải nắm bố cục chặt chẽ, chủ đề tư tưởng và nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng. Ngoài ra bạn nên trích dẫn những đoạn văn hay, bài thơ hay, ghi vào sổ tay bạn để dễ học thuộc. Thuộc nhiều thơ văn để tạo vốn từ phong phú khi làm bài.
Môn Sử, Ðịa: Cần nắm rõ đặc thù từng môn để dễ học.
- Sử: Cần nhớ chính xác các mốc thời gian của sự kiện và luyện cách phân tích tổng hợp để rút ra được những bài học lịch sử một cách chính xác.
- Ðịa: Nắm rõ đặc điểm địa thế từng bước từng vùng, tên sông, tên núi, nguồn tài nguyên khoáng sản.v.v...
3. Ghi ra giấy:
Ngoài cách ghi thành dàn bài chi tiết, bạn có thể ghi riêng ra giấy. Nhất là những công thức, những định lý, định đề. Từ giấy xếp lại bỏ túi để lâu lâu khi cần nhẩm lại, nếu quên bạn có thể mở ra xem.
Nhưng phải ghi bằng cách nào?
Ghi những điểm chính yếu nhất, còn điều quan trọng là bạn phải học thuộc.
Nói tóm: Khi ghi bạn chỉ tóm tắt phần quan trọng, sao cho khi mở trang giấy ra nhắc nhở bạn hệ thống bài học bằng trí nhớ và một cách hoàn hảo mà không cần mở sách.
Tránh ghi rườm rà, dư thừa, vừa mất thời an vô mà ích lại phí sức. Nói chung làm thế nào để bạn có thể tổng hợp các phương pháp (nhẩm nhớ - ghi chép - và lập dàn bài) sao cho tạo được điều kiện để bạn đọc bài mau thuộc đó là đíều quan trọng nhất.
Một điểm nữa là bạn phải hết sức sử dụng các phương pháp ấy thật hài hòa và kết hợp chặt chẽ để việc học tập của bạn có kết quả mỹ mãn theo ý muốn. Không nhất thiết phải áp dụng tất cả các phương pháp mà tùy khả năng vận dụng cho phù hợp.
Bí quyết nói "không" với đồng nghiệp
Xem kết quả: / số bình chọn: 26
Bình thườngTuyệt vời
1 Hãy khéo léo từ chối những lời nhờ vả không chính đáng
Dưới đây là một vài cách giúp bạn từ chối khéo để vui lòng cả hai bên:
2 “Hiện tại, lượng công việc của tôi đang quá nhiều vì sếp giao nhiều dự án mới”
Bạn và người đó chỉ là đồng nghiệp và bạn có quyền nói “không” với yêu cầu của họ. Đây không phải nhiệm vụ sếp giao nên bạn không bị bắt buộc phải đồng ý. Bạn chỉ cần trình bày thật với họ rằng hiện tại lượng công việc của bạn cũng đang quá nhiều mà thời hạn thì đang đến rất gần. Mong họ thông cảm vì tình hình hiện tại vượt quá khả năng khiến bạn không thể nhận giúp họ được.
3 “Thật xin lỗi bạn, tôi bận mất rồi”
Bạn có thể chọn cách từ chối nhẹ nhàng, lịch sự để cả hai bên cùng cảm thấy vui vẻ và thoải mái nhưng tuyệt đối câu trả lời của bạn phải thẳng thắn, trực tiếp vào ý chính, tránh để họ hiểu sai nghĩa. Đừng để họ hy vọng hay hiểu nhầm bằng những lời nói bóng gió như “có thể,” “tôi cần kiểm tra lại lượng công việc của tôi” hay “tôi sẽ xem xét xem còn thời gian không”.
4 “Tôi có thể giúp bạn những khó khăn bạn gặp phải trong khi thực hiện”
Nếu bạn thấy áy náy vì từ chối đồng nghiệp khi họ đã nài nỉ và trình bày hoàn cảnh khó khăn của họ cho bạn (dù đúng hay không), thì bạn hãy đề nghị được giúp đỡ một vài hạng mục trong quá trình họ thực hiện công việc. Việc bạn đồng ý nhận toàn bộ công việc rất dễ dẫn đến sự nhờ vả những lần khác vì thế bạn nên cân nhắc kỹ khi nhận lời giúp đỡ.
5 “Tôi có thể nói giúp bạn với sếp để gia hạn thêm thời gian”
Nếu sức ép về thời hạn công việc là vấn đề trong tình huống này thì bạn có thể đề nghị được giúp đỡ đồng nghiệp trình bày với sếp về hoàn cảnh hiện tại để xin gia hạn thêm thời gian.
6 Lưu ý:
- Bạn không phải và cũng không nên đưa ra lý do khi từ chối họ. Nếu đưa ra lý do chỉ khiến đồng nghiệp đó sẽ hỏi han thêm và khiến bạn cảm thấy bối rối khi trả lời.
- Bạn nên nghĩ kỹ trước khi nói “không”. Bạn nên tự đưa ra lý do cho bản thân rằng tại sao trong trường hợp này nên nói “không” trường hợp kia thì nói “có”. Có phải bạn sợ mất lòng giữa các đồng nghiệp hay bạn do dự khi từ chối vì bạn muốn được là nhân viên giỏi trong mắt mọi người?
Học cách thuyết phục
Xem kết quả: / số bình chọn: 25
Bình thườngTuyệt vời
Khi nhận được một yêu cầu nhỏ và chấp nhận thực hiện nó, một người sẽ dễ dàng chấp nhận một yêu cầu lớn hơn. Trong cuộc sống, sẽ có lúc bạn cần nhờ ai đó giúp đỡ, muốn người khác tin vào lời bạn nói hoặc đồng ý hợp tác với bạn trong công việc. Khi ấy, bạn cần có kĩ năng thuyết phục, nhưng phải bắt đầu từ đâu khi bạn vốn không có tài ăn nói? Lí thuyết “foot-in-the-door” sẽ giúp bạn.
Giới thiệu sơ nét về lí thuyết “kẹt chân trong cửa”
Đây là một lí thuyết vô cùng nổi tiếng thuộc về phạm trù tâm lí học, thường được các nhân viên bán hàng, chuyên viên quảng cáo, các tư vấn viên…áp dụng triệt để. Lí thuyết “foot-in-the-door” (kẹt chân trong cửa) còn được biết đến với tên viết tắt là FITD, được đưa ra và phát triển bởi J.L.Freedman và S.C.Fraser — hai nhà nghiên cứu tâm lí học nổi tiếng người Mỹ, năm 1966.
Về mặt lí thuyết, “kẹt chân trong cửa” có thể được miêu tả sơ lược như sau: “Các nghiên cứu cho thấy: khi nhận được một yêu cầu nhỏ và chấp nhận thực hiện nó, một người sẽ dễ dàng chấp nhận một yêu cầu lớn hơn — thực chất chính là yêu cầu mà chúng ta muốn người đó thực hiện. Nếu không có yêu cầu nhỏ và anh ta cũng không muốn thực hiện nó, thì anh ta chẳng có lí do nào để làm yêu cầu tiếp theo” (trích dẫn từ quyển sách “Đọc vị bất kì ai” của tiến sĩ David J.Lieberman).
Những ví dụ cụ thể
Thực tế, bản chất của hiện tượng tâm lí này có thể hiểu đơn giản là: khi đã chấp nhận một yêu cầu nhỏ, chúng ta thường có khuynh hướng hòa hợp và thích nghi với điều đó, để rồi khi yêu cầu ấy được “nâng tầm”, chúng ta vẫn chấp nhận được và cho rằng đó là điều đúng đắn, là hành động nên làm. Chính bản thân chúng ta đã tự điều chỉnh nhận thức để hòa hợp với hoàn cảnh. Cảm giác hòa hợp và thích nghi sẽ xuất hiện khi chúng ta đã tin vào một nền tảng cơ bản nào đó.
Trước hết, mời bạn tham khảo 2 ví dụ sau đây:
· Một nhân viên bán hàng muốn thuyết phục khách hàng mua sản phẩm sữa rửa mặt của công ty mình. Ban đầu, cô này cho biết, khách hàng chỉ cần trả 30 ngàn - một số tiền bằng phân nửa giá trị của sản phẩm là có thể sở hữu được sản phẩm với nhiều ưu đãi hấp dẫn, nếu không chất lượng, khách hàng sẽ được hoàn tiền. Khi khách hàng có vẻ ấn tượng, cô nhân viên này tư vấn tiếp: “Nhưng với 50 ngàn, ngoài sản phẩm, khách hàng còn được tặng một hộp khăn bông lau mặt trị giá 25 ngàn”, khách hàng nghe thấy thế, sẵn sàng mua sản phẩm với giá 50 ngàn nhưng cô nhân viên nói tiếp: “Trả đúng 60 ngàn, khách hàng còn được đăng kí thẻ thành viên của công ti với ưu đãi hấp dẫn”. Vậy là, chỉ áp dụng thuyết “kẹt chân trong cửa”, cô nhân viên đã thuyết phục được khách hàng mua sản phẩm đúng giá trị.
· Ông A chuẩn bị xây nhà, nhưng nhà tận trong hẻm, di chuyển vật liệu xây dựng khó khăn, ông A tính cách nhờ ông B cho mượn khoảng sân đầu hẻm để chứa vật liệu. Ban đầu, ông A sang nhà ông B mở lời: “Cảm phiền bác cho tôi mượn tạm khoảng sân nhỏ này để đựng tạm gạch và đá. Còn xi măng và đất tôi sẽ tự vận chuyển vào nhà mình, sẽ không ảnh hưởng nhiều đến bác”. Ông B đồng ý. Vài ngày sau, ông A nhờ thêm ông B cho mình để xi măng và đất, với lí do: “Hiện tại các thiết bị xây dựng đã choán chỗ, thợ không thể xây tiếp khi diện tích quá túng thiếu”, ông B vẫn vui vẻ nhận lời.
Vài điều lưu ý khi áp dụng
Lí thuyết là một chuyện, nhưng để “từ trang sách bước ra đời thực”, bạn cần áp dụng thêm nhiều “kĩ năng mềm” khác. Vì vậy, hãy lưu ý những điều sau:
· Bên cạnh việc dùng thủ thuật “foot-in-the-door”, hãy tạo sự thân thiện hòa nhã, luôn nở nụ cười và có giọng nói nhẹ nhàng.
· Không nên quá lạm dụng thủ thuật này để chèn ép người khác với mục đích nhờ họ giúp bạn. Khi họ khước từ và không thể giúp, hãy tôn trọng điều đó.
· Nên biết cách áp dụng đúng hoàn cảnh, đúng thời điểm. Nếu bạn học cách thuyết phục chỉ để có lợi cho bản thân và muốn người khác giúp đỡ, thì sau một thời gian, thuyết này sẽ trở nên “vô tác dụng” khi bạn quá “lắm chiêu”. Khi nhờ lần 1, họ giúp, nhờ lần 2, họ miễn cưỡng giúp, nếu tiếp tục nhờ lần 3 mà họ không giúp, hãy vui vẻ với điều đó.
· Thi thoảng phải biết giúp đỡ ngược lại, khi người khác cần bạn.\
Nguồn kỹ năng giao tiếp
4 mẹo tăng cường trí nhớ cho dân văn phòng
Xem kết quả: / số bình chọn: 25
Bình thườngTuyệt vời
Một đầu óc minh mẫn, trí nhớ tốt luôn là điều cần thiết cho các nhân viên văn phòng.
Công việc bận rộn cộng với áp lực từ xung quanh khiến số nhân viên văn phòng sụt giảm trí nhớ ngày một nhiều. Biểu hiện ban đầu đôi khi chỉ là chóng mặt, mất ngủ, hay mơ, dễ bị đánh thức, tâm lý bất ổn, dễ bị kích động, hay quên…
Một vài mẹo dưới đây sẽ giúp bạn:
Tập thể dục
Nhân viên công sở cần duy trì thói quen tập thể dục, có thể chọn một số môn thể thao chân tay tương đối đơn giản trên như cầu lông, bóng bàn, và dần dần phát triển duy trì thói quen này.
Với những người từ 40 tuổi trở lên, nên tập ít nhất ba lần/tuần. Và cứ mỗi hai giờ ngồi ở bàn máy tính, cần đứng dậy làm vài động tác vận động.
Chú ý dinh dưỡng
Trong các bữa ăn, cần thêm nhiều protein, nguyên tố vi lượng và các chất dinh dưỡng khác. Nên ăn nhiều các sản phẩm làm từ sữa, đậu nành, quả óc chó, hạt vừng và cá mòi. Cố gắng tránh các chất kích thích, gia vị quá mạnh, và các thực phẩm đóng hộp có nhiều chất bảo quản.
Nên ăn nhiều các sản phẩm làm từ sữa, đậu nành (ảnh minh họa)
Thay đổi thói quen
Thay vì nhờ các phương tiện hiện đại lưu trữ giúp bạn vài thông tin, bạn nên chép tay ra giấy và lưu giữ nó. Cũng nên từ bỏ thói quen trông cậy quá nhiều vào máy tính, điện thoại… dễ làm trí nhớ sụt giảm nhanh.
Âm nhạc
Trong khi làm việc, những giai điệu nhẹ nhàng và bản nhạc êm ái cũng có ích nhiều cho trí
Học cách quản lý bản thân
Xem kết quả: / số bình chọn: 28
Bình thườngTuyệt vời
Nói về giá trị bản thân, chúng ta hãy thử ví giá trị bản thân mình như một mặt hàng cần người khác chú ý. Muốn thế, cần tự nhận biết rõ những điểm chưa hoàn thiện của bản thân và phải biết cách thể hiện điểm mạnh của mình.
(*) Trong một cuộc phỏng vấn nhanh của tờ Young Entrepreneur - đại học Pennsylvania, Tiến sĩ Alan Phan đã có những chia sẻ kinh nghiệm thành công như sau:
* Young Entrepreneur: Lời khuyên ông muốn chia sẻ với các doanh nhân mới?
- Tiến sĩ Alan Phan: Kiểm tra sức khỏe: cả thể chất và tâm thần.
* Điều gì mỗi doanh nhân cần phải luôn nhớ?
- Không bao giờ để cho cạn tiền.
*Kẻ thù tồi tệ nhất của doanh nhân?
- Bản thân anh ta. Không ai có thể phá hoại chuyện làm ăn nhanh hơn chính bản thân mình.
* Một kinh nghiệm mà mỗi doanh nhân cần phải biết?
- Thất bại.
* Lời khuyên dành cho những người mới giàu? (Và cả những người muốn giàu)
- Mọi thứ đều có thể thay đổi.
* Còn lời khuyên dành cho những người đã giàu?
- Cảm tạ thượng đế.
* Làm thế nào để giữ được bầu nhiệt huyết?
- Thay đổi suy nghĩ. Hành động.
* Chiến lược tốt nhất trong cạnh tranh?
- Luôn tạo sự bất ngờ.
* Lời cuối cho một doanh nhân đang gặp khó khăn?
- Giữ niềm tin. Đã đi ắt sẽ đến.
* Trở ngại lớn nhất đối với nền kinh tế toàn cầu?
- Các Chính phủ.
* Những cá tính dẫn tới thành công cho ông?
- Tính kiên trì.
* Thần tượng của ông là ai, và tại sao?
- Hugh Hefner, người theo đuổi triết lý sống của bản thân và cho dù đã cực kì giàu có thì ông vẫn là chính mình. (Hefner là sáng lập viên tạp chí Playboy vào 1960 và được coi là ông tổ của cuộc cách mạng sex tại Mỹ và Âu châu)
* Điều ngu ngốc nhất mà ông đã làm?
- Mua một đồn điền cà phê ở Costa Rica vì tôi thích cà phê và Costa Rica? À, không, có lẽ là việc kết hôn.
* Điểm không lường trước được của sự thành công?
- Chịu trách nhiệm cho rất nhiều người.
* Lúc này ông đầu tư tiền ở đâu?
- Vàng.
* Tài sản quý giá nhất của ông?
- Những đứa con.
* Cách trả thù hay nhất?
- Sống khỏe mạnh và giàu có hơn đối thủ.
* Điều gì khiến ông dị ứng nhất?
- Sự ngu xuẩn.
* Và ông muốn ghi gì trên bia mộ?
Tên "khốn khiếp" này tồn tại lâu hơn hết.
Tiến sĩ Alan Phan là một doanh nhân kiêm quản lý quĩ đầu tư. Trong số các thành tựu của ông là tập đoàn Hartcourt, công ty Internet hàng đầu tại Trung Quốc có trị giá 700 triệu USD vào năm 2001 và quĩ Viasa tại Hồng Kông, với tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn cổ phần (ROE) ấn tượng - 42% vào năm 2006. Ông cũng là chuyên gia tư vấn về Emerging Markets cho nhiều tập đoàn đa quốc gia, là cổ đông lớn tại 6 công ty đại chúng ở Trung Quốc và Hoa Kỳ. Ông tốt nghiệp bằng cử nhân tại Penn State (USA), MBA tại American Intercontinental (USA), Ph.D tại Sussex (UK) và DBA tại Southern Cross (Australia). Ông cũng là giáo sư thỉnh giảng tại các Đại học Mỹ (Colorado, Columbia, Cal State) và Trung Quốc (Fudan, TongJi). (Hình: Tiến sĩ Alan Phan)
Để học cách quản lý bản thân, cần tự nhận biết rõ những điểm chưa hoàn thiện của bản thân và phải biết cách thể hiện điểm mạnh của mình, tin vào giá trị của bản thân mình. Muốn thế bạn cần tin vào chính mình, hãy rèn lòng tự trọng của bản thân thường xuyên. Đó là sống có ý thức, tự nhận biết bản thân, có tinh thần trách nhiệm cao, quyết đoán, thể hiện mục đích sống rõ ràng và biết sắp xếp kế hoạch bản thân.
Ngoài ra, quản lý thời gian tốt cũng là kỹ năng cần thiết. Việc quan trọng, không nên để nước tới chân mới nhảy. Và sự học, tự học là liên tục, chuyên cần rèn luyện mỗi ngày để liên tục kết nối những gì mình làm với ước mơ của mình.
Mỗi người ai cũng đều có những khả năng riêng biệt tự nhiên của mình, bạn hãy khéo léo sử dụng được những phẩm chất từ chính bạn và phát triển cuộc đời như thế nào cho hữu ích. Con người có thể khác nhau về hình thể như giàu nghèo, đẹp xấu và hoàn cảnh sống… nhưng chính thái độ sống tích cực mới là điều quan trọng nhất để gây dựng nên niềm tin và thành công.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top