lmy thoa 3
Câu 4: Những nhiệm vụ cụ thể của CMVN từ 1981-1985
v Những nhiệm vụ này được đề ra trong ĐH Đảng V (3/1982):+ ĐH V đánh giá kế hoạch Nhà nước 5 năm từ 1976-1980: đã đặt ra nhiều chỉ tiêu cơ bản ko đạt được, cuộc khủng hoảng KT-XH bắt đầu xuất hiện.+ Từ Hội nghị TW khóa VI (8/1979) đã khởi đầu quá trình chuyển biến nhận thức đổi mới kinh tế của Đảng. Đảng cho rằng phải tháo bỏ cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp kìm hãm LLSX phát triển. Nhưng thực tế, cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp vẫn còn hết sức nặng nề, chưa có bước chuyển cơ bản.+ Đất nước ta vừa trải qua 2 cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam (Pônpốt) và Tây Bắc (bành trướng Bắc Kinh) lại bị Mỹ cấm vận nên ngân sách thâm hụt nghiêm trọng.
v Những nhiệm vụ cụ thể ĐH V và nhiệm vụ chiến lược to lớn suốt thời kỳ quá độ+ XD thành công CNXH+ Sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc Tổ quốc VN XHCN.
v Mục tiêu tổng quát về KT-XH trong chặng đường đầu tiên:+ Ổn định dần dần, tiến lên cải thiện từng bước đời sống văn hóa ND.+ XD cơ sở vật chất, kỹ thuật của CNXH, trước hết thúc đẩy sản xuất CN, sản xuất nông nghiệp.+ Hoàn thành công cuộc cải tạo XHCN ở VN, hoàn thiện QHSX XHCN ở miền Bắc, củng cố QHSX XHCN trong cả nước.đáp ứng nhu cầu công cuộc phòng thủ đất nước, giữ vững quốc phòng – an ninh – trật tự.+ Công tác XD Đảng: quyết tâm giữ vững bản chất GCCN của Đảng, XD Đảng thật sự trong sạch, có sức chiến đấu cao, gắn bó chặt chẽ với ND.+ ĐH còn đề ra kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm:+ Coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, tạo ra bước đột phá cho nông nghiệp, vì vậy phải đầu tư cho nông nghiệp.+ Giải quyết nhu cầu lương thực, thực phẩm cho hơn 45 triệu dân.+ Đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng, cải thiện đời sống ND.+ Đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu.
Câu 5: Nội dung cơ bản Cương lĩnh XD đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH
Cương lĩnh XD đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH VN đường trình bày lần đầu tại ĐH Đảng toàn quốc lần thứ VII (6/1991).
v Hoàn cảnh lịch sử ĐH VII:+ Sau 4 năm Đảng phát động công cuộc đổi mới thì đất nước ta đạt thành tựu bước đầu quan trọng:+ Tình hình chính trị ổn định.+ Nền kinh tế có bước phát triển tích cực và có tiến bộ rõ rệt trong 3 chương trình kinh tế “lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng và xuất khẩu”, bước đầu hình thành nét cơ bản nền kinh tế hàng hóa vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.+ Tuy nhiên, đất nước ta chưa thoát khỏi khủng hoảng KT-XH, trong khi tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, CNXH hiện thực lâm vào khủng hoảng, nhiều ĐCS mất vai trò cầm quyền. CNĐQ tăng cường tấn công về chính trị hòng đánh sập phe XHCN.
v ĐH VII thông qua những đặc điểm XHCN trong thời kỳ quá độ ở VN:+ Do ND LĐ làm chủ.+ Có 1 nền kinh tế phát triển cao dựa trên LLSX hiện đại và chế độ công hữu về các TLSX chủ yếu.+ Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.+ Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo LĐ, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân.+ Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.+ Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với ND các nước trên thế giới.
v Cương lĩnh đã nêu lên 7 phương hướng cơ bản cần nắm vững trong quá trình XD CNXH và bảo vệ Tổ quốc VN:+ XD Nhà nước XHCN, Nhà nước của dân, do dân và vì dân.+ Phát triển LLSX, CN hóa đất nước theo hướng hiện đại, phát triển nền nông nghiệp toàn diện.+ Thiết lập QHSX từ thấp đến cao, đa dạng hình thức sở hữu, phù hợp với sự phát triển LLSX.+ Tiến hành CM XHCN trên lình vực văn hóa, làm cho CN Mác - Lênin và tư tưởng HCM trở thành chủ đạo trong đời sống XH.+ Thực hiện chính sách ĐĐK các dân tộc.+ XD CNXH và bảo vệ Tổ quốc là 2 nhiệm cụ chiến lược của CMVN.+ XD Đảng ta trong sạch, vững mạnh.
v Mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ:+ XD xong cơ bản những cơ sở kinh tế của CNXH với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hóa phù hợp.+ Làm cho nước ta trở thành 1 nước XHCN giàu mạnh, cải thiện đời sống ND, củng cố quốc phòng an ninh vững chắc, tạo điều kiện để nước ta phát triển nhanh vào đẩu thế kỷ XXI.
v Ý nghĩa ĐH VII:+ ĐH VII là ĐH của trí tuệ, đổi mới, dân chủ, chủ trương đoàn kết.+ ĐH đề ra Cương lĩnh XD đất nước phù hợp với đặc điểm VN.+ ĐH đề ra những kế hoạch có tính khả thi cao để sớm đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng KT-XH, tạo sự thống nhất về mọi mặt trong XH đối với công cuộc đổi mới.
Câu 6: Phân tích 8 đặc trưng của XH XHCN ở VN mà Đảng ta đã nêu ra trong ĐH X (4/2006)
v ĐH X của Đảng họp tại Hà Nội (4/2006) đã đánh giá 20 năm công cuộc đổi mới và bổ sung 1 số điểm vào Cương lĩnh XD đất nước trong thời kỳ quá độ mà ĐH VII (6/1991) đã nêu lên. 20 năm đổi mới, nhận thức của Đảng ta về CNXH và con đường đi lên CNXH ngày càng sáng tỏ hơn. Hệ thống quan điểm lý luận của công cuộc đổi mới về con đường đi lên CNXH ở nước ta đã hình thành những nét căn bản.
v 8 đặc trưng (6 đặc trưng của câu 5 + 2 đặc trưng mới):+ XHCN mà Đảng và ND VN XD là 1 XH: dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. (thêm)+ Do ND LĐ làm chủ.+ Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên nền sản xuất hiện đại và QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX.+ Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.+ Con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.+ Các dân tộc trong cộng đồng VN bình đẳng, đoàn kết, tương trợ lần nhau, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.+ Có Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của ĐCS. + Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với ND các nước trên thế giới.
v So sánh: ĐH X đã thêm 2 đặc trưng so với 6 đặc trưng đã nêu trong ĐH VII, đó là đặc trưng 1 và 7 vì ĐH VII chưa nhận thức được tầm quan trọng của Nhà nước pháp quyền XHCN. Chúng ta đã biết cách diễn đạt những vấn đề bản chất nhất của XHCN: dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Điều này phù hợp với tư tưởng của Lênin và nguyện vọng của ND VN. Đặc trưng 1 vừa thể hiện bản chất vừa thể hiện mục tiêu CNXH, vừa là tiêu chí để đoàn kết toàn dân./Trong ĐH X đã sửa 1 số ngôn từ. VD: bỏ cụm từ “chế độ công hữu về TLSX chủ yếu”, thay bằng “QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX”; bỏ nội dung “làm theo năng lực, hưởng theo LĐ” … Phải sửa như thế để ko ngộ nhận về chế độ công hữu, ko hiểu sai về vai trò chủ đạo của chế độ công hữu trong nền kinh tế; hiểu đúng về nền kinh tế nhiều thành phần, tránh hiểu sai, đánh giá sai về nền kinh tế tư nhân: kinh tế tư nhân, kể cả tư bản tư nhân tồn tại lâu dài suốt thời kỳ quá độ, chứ ko phải là sách lược của Đảng, để rồi “nuôi béo” và “làm thịt” họ.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top