LLSXquyetdinhQHSX
Tại sao lực lượng sản xuất lại quyết định quan hệ sản xuất?
Lực lượng sản xuất: là toàn bộ các lực lượng được con người sử dụng trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất. Nó bao gồm người lao động với một thể lực, tri thức, kỹ năng lao động nhất định và tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động nhất định và tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động. Trong quá trình sản xuất, sức lao động của con người kết hợp với tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động, tạo thành lực lượng sản xuất.
- Quan hệ sản xuất: là mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất vật chất (sản xuất và tái sản xuất xã hội). Quan hệ sản xuất gồm ba mặt: quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất, quan hệ trong phân phối sản phẩm sản xuất ra.
+ LLSX quyết định QHSX, vì:
- LLSX là yếu tố hoạt động nhất, cách mạng nhất, là nội dung của quá trình sản xuất, còn QHSX là yếu tố phụ thuộc vào LLSX, nó là hình thức xã hội của sản xuất nên có tính chất tương đối ổn định, có xu hướng lạc hậu hơn so với sự phát triển của LLSX.
- LLSX phát triển làm cho QHSX hình thành, biến đổi, phát triển cho phù hợp với nó. Sự phù hợp của LLSX với QHSX là động lực làm cho LLSX phát triển.
- Mâu thuẫn giữa LLSX mới với QHSX cũ được giải quyết bằng cách thay thế QHSX cũ bằng QHSX mới phù hợp với LLSX. Trong xã hội có đối kháng giai cấp, mâu thuẫn này được giải quyết thông qua đấu tranh giai cấp, mà đỉnh cao là cách mạng xã hội.
Chào bạn!
Bạn có thể tham khảo câu trả lời sau:
Tiếp tục tư tưởng xuất phát trong “Hệ tư tưởng Đức”: “tiền đề đầu tiên của mọi sự tồn tại của con người, và do đó là tiền đề của mọi lịch sử đó là: người ta phải có khả năng sống đã rồi mới có thể “làm ra lịch sử”. Nhưng muốn sống được thì trước hết phải có thức ăn, thức uống, nhà ở, quần áo và một vài thứ khác nữa. Như vậy, hành vi lịch sử đầu tiên là việc sản xuất trong những tư liệu sinh hoạt để thoả mãn những nhu cầu ấy, việc sản xuất ra bản thân đời sống vật chất. Hơn nữa, đó là một hành vi lịch sử, một điều kiện cơ bản của mọi lịch sử mà (hiện nay cũng như hàng nghìn năm về trước) người ta phải thực hiện hằng ngày, hằng giờ, chỉ để nhằm duy trì đời sống con người.”, Mác đi đến kết luận: con người muốn sống và sáng tạo ra lịch sử thì trước hết phải sản xuất vật chất. “Sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình, như thế là con người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình”.
Để sản xuất vật chất - cơ sở cho sự sinh tồn và phát triển của xã hội và cũng là cơ sở hình thành nên tất cả các quan hệ xã hội khác - con người không thể không quan hệ với nhau. Đó là yêu cầu khách quan của sự nảy sinh và phát triển của đời sống xã hội. Mác viết: “Trong sự sản xuất xã hội ra đời sống của mình, con người có những quan hệ nhất định, tất yếu, không tuỳ thuộc vào ý muốn của họ - tức những quan hệ sản xuất". Những quan hệ đó của con người là “những quan hệ nhất định” - không phải là những quan hệ bất kỳ nào, không phải là những quan hệ trừu tượng mà là những quan hệ được xác định, cụ thể, hiện thực - những quan hệ trong quá trình sản xuất ra đời sống xã hội. Những quan hệ đó không phải là những quan hệ tuỳ tiện, muốn thế nào cũng được mà là những quan hệ tất yếu, khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn của con người và loài người.
Sản xuất của cải vật chất, theo Mác, xét về tính chất của nó là sản xuất xã hội. Sản xuất của con người biệt lập là một sự trừu tượng không có nội dung và không thể quan niệm được. Chính vì thế, nhiệm vụ quan trọng nhất của khoa học xã hội macxít (chủ nghĩa duy vật lịch sử và kinh tế chính trị học) là nghiên cứu hình thức sản xuất xã hội. Chỉ bằng con đường đó mới có thể vạch ra những thời đại phát triển lịch sử cơ bản của nhân loại và xác định vai trò của sản xuất vật chất trong sự phát triển mọi phương diện của đời sống xã hội.
Quan điểm duy vật lịch sử đó của Mác đã cho chúng ta phương pháp nhận thức tổng thể các quan hệ xã hội bằng cách “quy” các quan hệ tư tưởng về các quan hệ vật chất, rồi từ các quan hệ vật chất rút ra các quan hệ sản xuất. Quan hệ sản xuất là những quan hệ đầu tiên, cơ bản nhất, xét đến cùng, quyết định tất cả các quan hệ xã hội khác. Những quan hệ đó “hình thành sợi chỉ xuyên qua toàn bộ sự phát triển, sợi chỉ duy nhất có thể làm cho ta hiểu được sự phát triển” của lịch sử xã hội. Nhưng “những quan hệ sản xuất của bất cứ xã hội nào cũng hợp thành một thể thống nhất” nên để hiểu được nó thì phải “viện đến tất cả những quan hệ khác của xã hội”. Chính việc rút ra những quan hệ vật chất, theo Lênin, Mác đã cung cấp cho khoa học xã hội một tiêu chuẩn khách quan để vạch ra ranh giới và phân biệt được cái cơ bản với cái phát sinh trong mạng lưới phức tạp của những hiện tượng xã hội.
Con người không thể tiến hành sản xuất vật chất được nếu chỉ quan hệ với nhau (quan hệ sản xuất), mà con người còn phải quan hệ với tự nhiên (nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho sản xuất) - biểu hiện ở lực lượng sản xuất vật chất của xã hội. Đó là quan hệ “kép”, hay theo Mác, là “quan hệ song trùng” mang tính khách quan, phổ biến trong lịch sử sản xuất vật chất của nhân loại nhằm mục đích cải biến tự nhiên và xã hội. Trình độ của lực lượng sản xuất nói lên trình độ của người lao động và của công cụ lao động. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt thống nhất biện chứng trong một phương thức sản xuất nhất định. Trong đó, những quan hệ sản xuất “phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất”. Như thế, quan hệ sản xuất được coi như là hình thức phát triển của lực lượng sản xuất.
Do sự phát triển không ngừng của sản xuất vật chất làm cho lực lượng sản xuất luôn biến đổi cùng với sự biến đổi to lớn về trình độ của người lao động và công cụ sản xuất. Do có được những lực lượng sản xuất mới, loài người thay đổi phương thức sản xuất của mình, và do thay đổi phương thức sản xuất, cách thức kiếm sống của mình, loài người thay đổi tất cả những quan hệ xã hội của mình, mà trước hết là quan hệ sản xuất vật chất. Tính quyết định sự thay đổi của quan hệ sản xuất thuộc về trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Mác khẳng định: “Khi những tư liệu sản xuất vật chất, những lực lượng sản xuất mà thay đổi và phát triển thì những quan hệ xã hội trong đó những cá nhân sản xuất, tức là những quan hệ sản xuất xã hội, cũng thay đổi, biến đổi theo”.
Trong mối quan hệ với lực lượng sản xuất, mặc dù bị quyết định nhưng quan hệ sản xuất, đến lượt mình, lại tác động trở lại làm ảnh hưởng đến sự biến đổi của lực lượng sản xuất. Điều này được Mác nêu rõ: “Tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng, các lực lượng sản xuất vật chất của xã hội mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có, hay - đây chỉ là biểu hiện pháp lý của những quan hệ sản xuất đó - mâu thuẫn với những quan hệ sở hữu, trong đó từ trước đến nay các lực lượng sản xuất vẫn phát triển. Từ chỗ là những hình thức phát triển của các lực lượng sản xuất vật chất, những quan hệ ấy trở thành xiềng xích của các lực lượng sản xuất”. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất luôn luôn tồn tại sẵn trong mỗi phương thức sản xuất. Nhưng chỉ khi quan hệ sản xuất trở thành xiềng xích trói buộc và kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất thì mới dẫn đến đòi hỏi tất yếu khách quan là phải thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng một kiểu quan hệ sản xuất mới cao hơn. “Khi đó bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng xã hội”.
Như vậy, biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất được biểu hiện là biện chứng của “phù hợp” (quan hệ sản xuất vốn là hình thức phát triển tất yếu của lực lượng sản xuất) và “không phù hợp” (do mâu thuẫn giữa tính năng động, cách mạng của lực lượng sản xuất với tính ổn định tương đối của quan hệ sản xuất). Đó là sự phù hợp biện chứng chứa đựng mâu thuẫn và bao hàm mâu thuẫn trong đó bao giờ cũng thể hiện tính độc lập tương đối của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất. Bởi vì, “phù hợp” hay “không phù hợp” thì quan hệ sản xuất vẫn quy định khuynh hướng phát triển của các quan hệ lợi ích và từ đó quy định hệ thống các yếu tố thúc đẩy hoặc kìm hãm lực lượng sản xuất. Tuy nhiên, tác động thúc đẩy hay kìm hãm chỉ có tính chất tương đối, bởi xét cho cùng, quy luật tất yếu sẽ vạch đường đi cho mình. ở đây, Mác đã vạch ra tính đúng đắn, khoa học của quan điểm duy vật về lịch sử thể hiện ở chỗ coi nhân tố chủ quan của con người có vai trò động lực trong việc phát hiện và giải quyết mâu thuẫn thúc đẩy tiến trình phát triển lịch sử xã hội.
Chúc may mắn!
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top