LLNNPL4

Đề 4:

1. Các cơ quan quản lý cấp trung ương ở nước CH XHCN Việt Nam là Chính phủ:

Theo điều 109 Hiến Pháp 92: "Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCNVN".

Theo Hiến Pháp 92 thì chính phủ tương đối độc lập trong mối quan hệ giữa chính phủ và Quốc hội.

Có 2 vị trí của chính phủ:

a/ Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội:

- Chính phủ do Quốc hội thành lập. Trong đó Thủ tướng CP phải là Đại biểu quốc hội, CP nhận quyền lực từ Quốc hội, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trươc Quốc hội, chịu sự giám sát của Quốc hội.

- Chính phủ có nhiệm vụ chấp hành Hiến Pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy Ban thường vụ Quốc Hội. Chịu trách nhiệm chính trong việc triển khai thực hiện các văn bản noi trên.

- Chính phủ có thể ban hành các văn bản quan trong đẻ thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Tuy nhiên, Văn bản của chính phủ không được trái với Văn bản của Quốc hội, Ủy Ban thường vụ Quốc Hội, có thể bị đình chỉ thi hành, sửa đổi, bãi bỏ theo quyết định của Quốc hội, Ủy Ban thường vụ Quốc Hội.

- Chính phủ chịu trách nhiệm báo cáo trước Quốc hội, thành viên chịu trách nhiệm trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Nhiệm kì của Cptheo nhiệm kì của Quốc hội.

b/ Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của nước CHXHCNVN ( CP thuộc hệ thống cơ quan hành chính nhà nước và đứng đầu hệ thống cơ quan đó ) có trách nhiệm quản lý và điều hành mọi mặt, mọi lĩnh vực đời sống XH trong phạm vi cả nước. chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước cung như việc ban hành các VB quản lý tương đối độc lập với các cơ quan nhà nước khác trong việc thực hiện những nhiệm vu quan trọng.

Thẩm quyền Điêu 112

Hiến Pháp 92 khi xác định vị trí pháp lý của CP đã tiếp cận vấn đề quản lý NN từ khía cạnh XHH, chính trị và tổ chức phân công lao động trong bộ máy nhà nước - là điểm khởi đầu bước quá độ tiến tới sự phân công lao động hợp lý, phân biệt rành mạch giữa lập pháp, hành pháp, tư pháp mà vẫn đảm bảo tính thống nhất của quản lý NN. Khong tự chia thành những bộ phận độc lập, cục bộ để có thể trở thành đối tượng kiềm chế lẫn nhau.

2. Nguyên thủ quốc gia là người đứng đầu bộ máy nhà nước. Tuy nhiên tùy thuộc vào hình thức chính thể của nhà nước tư sản mà vị trí, vai trò, quyền lực của nguyên thủ có sự khác biệt.

- Hình thức quân chủ lập hiến còn tồn tại ở một số nước tư bản. Ở chính thể quân chủ lập hiến, nguyên thủ là quốc vương, vua , quyền lực được truyền lại cho người kế vị. Hiện nay tồn tại phổ biến là chính thể quân chủ đại nghị. Ở chính thể này, nguyên thủ quốc gia không có quyền hạn trong lĩnh vực lập pháp và trong lĩnh vực hành pháp cũng bị hạn chế đến mức tối đa:

+ Nghị viện thông qua luật và nguyên thủ không có quyền phủ quyết.

+ Chính phủ đươcthành lập dựa vào phái đa số trong nghị viện và chỉ chịu trách nhiệm trước nghị viện

Chính thể này hiện đang tồn tại ở Anh, Nhật ( theo hiến pháp 1974 ) ...

Lấy Anh làm ví dụ ta có thể thấy:

Nguyên thủ của Anh hiện nay là nữ hoàng Elizabeth II là biểu tượng cho sự thống nhất và bền vững cho quốc gia, dân tộc của16 quốc gia độc lập trong Khối Thịnh vượng chung Anh nhưng không có thực quyền.

Vua và nữ hoàng ruyền ngôi cho con trai, nếu không có con trai thì truyền ngôi cho con gái. Vua và nữ hoàng phải là người nghiêm túc, trong sạch, sống theo nếp sống khuôn vàng thước ngọc của lễ giáo phong kiến.

Mọi quyết định của hoàng đễ chỉ có hiệu lực thực thi khi có chữ kí kèm theo của thủ tướng hoặc của bộ trưởng của bộ có văn kiện đang xem xét và Vua và nữ hoàng không phải chịu tránh nhiệm về chữ ký của mình.

Vua và nữ hoàng không phải chịu trách nhiệm về hình sự và dân sự trừ tội phản quốc. Vua và nữ hoàng không sử dụng quyền phủ quyết của mình và điều này trở thành lệ bất thành văn

- Hình thức cộng hòa tổng thống, vai trò của nguyên thủ quốc gia rất quan trọng. Trổng thống được nhân dân bầu ra. Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là đứng đầu chính phủ. Hình thức này chủ tồn tại ở Mỹ và một số nươc Mỹ - Latinh

Tiêu biểu cho hình thức chính thể này có Mỹ, trong đó nguyên thủ có quyền lức lớn: Tổng thống hiện nay của Mỹ là Barack Obama nhậm chức vào ngày 20-1-2009

Tổng thống do dân bầu thông qua các đại cử trị, vừa là nguyên thủ quốc gia, dồng thời là người đứng đầu ngành hành pháp. Tổng thống có nhiều thực quyền do Hiến pháp quy định.

Trên lĩnh vực lập pháp: TT có quyền trình dự án lụât, dự án ngân sách trc nghị viện, có quyền phủ quyết các dự án lụât của Nghị viện. TT có quyền gửi nghị viện yêu cầu xem xét lại 1 đoạ lụât và cả 2 viện phải xem xét và thong wa với tỉ lệ 2/3 số phiến tán thành.

Trên lĩnh vực hành pháp: TT có quyền bổ nhiệm các thành viên của CP, CP chịu trách nhiệm trc TT, còn gọi là cơ chế hành pháp 1 đầu, thể hiện sự đối trọng quyền lực.

Trên lĩnh vực đối ngoại: Kí các hiệp ước, điều ước QT, tuyên bố chiến tranh, hòa bình ...

Quân đội: tổng chỉ huy lực lượng vũ trang

Tư pháp: bổ nhiệm bãi nhiệmc ác thẩm phá, ân xá giảm hình phạt ....

TT có quyền đc thông báo tình trạng khẩn cấp, có thể sử dụng moi biện pháp kể cả vi phạm HP trong thời gian ngắn để khôi phục lại tình trạng bình thường.

3. Hình thức cấu trúc nhà nước là cách thức tổ chức các đơn vị hành chính lãnh thổ và mối quan hệ giữa chúng cũng như giữa các cơ quan trung ương và cơ quan địa phương. Nhà nước tư sản có hai hình thức cấu trúc là hình thức đơn nhất và hình thức liên bang. Lấy Mỹ và Nhật Bản làm ví dụ, ta có thể thấy sự khác biệt của hai hình thức cấu trúc này:

- Mỹ: Hình thức nhà nước liên bang: Có 50 tiểu bang và 1 đặc khu liên bang.

Chính quyền liên bang thực hiện các chức năng nhất định, như quốc phòng, quản lý tiền tệ và các quan hệ đối ngoạị. Chính quyền liên bang ban hành hiến pháp, luật liên bang có hiệu lực trên toàn lãnh thổ. Chính quyền liên bang có bộ máy hành pháp, xét xử có thể thực thi trên toàn bộ các bang

Chính quyền các bang chủ yếu giải quyết việc phát triển kinh tế, giữ gìn an minh, hệ thống vệ sinh, giáo dục và giao thông vận tải địa phương Chính quyền bang ban hành luật của ban riêng nhưng không được trái hiến pháp và luật liên bang. Các ban có cơ quan lập pháp, hành pháp, xét xử riêng hoạt động trong phạm vi bang

- Nhật: Hình thức nha nước đơn nhất.:

Hiến pháp thống nhất và hệ thống pháp luật thống nhất

Hệ thống cơ quan nhà nước thống nhất từ trung ương đến địa phương

Các đơn vị hành chính được hình thành và hoạt động trên cơ sở chỉ thị, quy định của chính quyền trung ương.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #hoa