LLNNPL1

Đề 1

1. Trong các hình thức chính thể của nhà nước tư sản có chính thể quân chủ lập hiến.

Ở một số nước, buổi đầu giai cấp tư sản không thể xóa bỏ ngay được chế độ phong kiến nên đành phải thỏa hiệp và sau đó quay ra sử dụng một số thể chế phong kiến để phục vụ cho lợi ích của mình.

Đối với chính thể quân chủ lập hiến. quyền lưc của nguyên thủ ( quốc vương, vua ...) được truyền lại cho người kế vị, nhưng quyền lực này bị hạn chế. Phổ biến hiện nay là chính thể quân chủ đại nghị.

+ Nghị viện thông qua luật và nguyên thủ không có quyền phủ quyết.

+ Chính phủ đươcthành lập dựa vào phái đa số trong nghị viện và chỉ chịu trách nhiệm trước nghị viện

Lấy Anh làm ví dụ ta có thể thấy:

Sau cách mạng tư sản Anh, Cromoen lên làm bảo hộ vương duy trì hinh thức truyền ngôi của phong kiến. Lúc đó nguyên thủ vẫn nắm nhiều quyền hành. Sau đó Saclo II lên nắm quyền đã quay lại con đường phong kiến đàn áp giai cấp tư sản.

Chính vì vậy khi Saclo II chết, Giêm II lên thay đã bị tầng lớp tư sản phế truất, đưa Mary II lên làm nữ hoàng. Kể từ đó Anh trở thành nước quân chủ lập hiến.

Nguyên thủ của Anh hiện nay là nữ hoàng Elizabeth II là biểu tượng cho sự thống nhất và bền vững cho quốc gia, dân tộc của16 quốc gia độc lập trong Khối Thịnh vượng chung Anh nhưng không có thực quyền.

Vua và nữ hoàng ruyền ngôi cho con trai, nếu không có con trai thì truyền ngôi cho con gái. Vua và nữ hoàng phải là người nghiêm túc, trong sạch, sống theo nếp sống khuôn vàng thước ngọc của lễ giáo phong kiến.

Mọi quyết định của hoàng đễ chỉ có hiệu lực thực thi khi có chữ kí kèm theo của thủ tướng hoặc của bộ trưởng của bộ có văn kiện đang xem xét và Vua và nữ hoàng không phải chịu tránh nhiệm về chữ ký của mình.

Vua và nữ hoàng không phải chịu trách nhiệm về hình sự và dân sự trừ tội phản quốc. Vua và nữ hoàng không sử dụng quyền phủ quyết của mình và điều này trở thành lệ bất thành văn

2. Điều 2 Hiến pháp 1992 có ghi " Quyền lực ... tư pháp"

- Theo nguyên tắc này quyền lực nhà nước tập trung trong tay Quốc Hội- cơ quan duy nhất do nhân dân cả nước bầu ra nhưng có sự phân công, phối hợp giữa Quốc hội và những cơ quan nhà nước khác trong thực hiện quyền lực nhà nước tạo thành cơ chế đồng bộ góp phần thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.

+ Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, trong phạm vi quyền hạn của mình thực hiện tốt chức năng lập pháp, xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh đồng bộ, phù hợp.

+ Chính phủ là cơ quan quản lý mọi mặt của đời sống xã hội.

+ Tòa án tuân theo pháp luật, phụ thuộc vào pháp luật để thực hiện chức năng xét xử.

+ Viện kiểm sát thực hiện chức năng công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.

- Sự tập quyền thể hiện quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, thể hiện:

+ Nhân dân là chủ sở hữu tối cao của quyền lực nhà nước, quyền lực nhà nước là của nhân dân, không thuộc tổ chức nào, giai cấp nào.

+ Nhân dân là chủ sở hữu tài sản vật chất và tinh thần của nhà nước.

+ Nhân dân giải quyết mọi vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng.

+ Nhân dân quản lý mọi công việc của xã hội.

- Nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua bỏ phiếu, thông qua cơ quan đại diện Quốc hội, HĐND do nhân dân bầu ra.

Khác với nguyên tắc tam quyền phân lập trong bộ máy nhà nước tư sản:

VN

- Quyền lực nhà nước tập trung trong tay Quốc hội - cơ quan do nhân dân bầu ra - nhưng được phân công, phối hợp với các cơ quan nhà nước khác trong việc thực hiện quyền lực nhà nước

- Mỗi cơ quan có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn riêng nhưng có sự phân công, phối hợp thống nhất trong quá trình thực hiện quyền lưc nhà nước.

Tư sản

- Phân bổ quyền lực nhà nước thành các nhánh tiêng rẽ của chính quyền : Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp

- Các cơ quan có chức năng về một vấn đề thì bị giới hạn và kiểm tra bới các cơ quan cùng nắm giữ vấn đề ấy hoặc vấn đề khác liên quan.

3. Hình thức cấu trúc nhà nước là cách thức tổ chức các đơn vị hành chính lãnh thổ và mối quan hệ giữa chúng cũng như giữa các cơ quan trung ương và cơ quan địa phương. Nhà nước tư sản có hai hình thức cấu trúc là hình thức đơn nhất và hình thức liên bang. Lấy Mỹ và Nhật Bản làm ví dụ, ta có thể thấy sự khác biệt của hai hình thức cấu trúc này:

- Mỹ: Hình thức nhà nước liên bang: Có 50 tiểu bang và 1 đặc khu liên bang.

Chính quyền liên bang thực hiện các chức năng nhất định, như quốc phòng, quản lý tiền tệ và các quan hệ đối ngoạị. Chính quyền liên bang ban hành hiến pháp, luật liên bang có hiệu lực trên toàn lãnh thổ. Chính quyền liên bang có bộ máy hành pháp, xét xử có thể thực thi trên toàn bộ các bang

Chính quyền các bang chủ yếu giải quyết việc phát triển kinh tế, giữ gìn an minh, hệ thống vệ sinh, giáo dục và giao thông vận tải địa phương Chính quyền bang ban hành luật của ban riêng nhưng không được trái hiến pháp và luật liên bang. Các ban có cơ quan lập pháp, hành pháp, xét xử riêng hoạt động trong phạm vi bang

- Nhật: Hình thức nha nước đơn nhất.:

Hiến pháp thống nhất và hệ thống pháp luật thống nhất

Hệ thống cơ quan nhà nước thống nhất từ trung ương đến địa phương

Các đơn vị hành chính được hình thành và hoạt động trên cơ sở chỉ thị, quy định của chính quyền trung ương.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #hoa