Câu 1: Sự ra đời tất yếu của đảng

Câu 1

Tại sao nói ĐCSVN ra đời của là một tất yếu lịch sử của xh VN cuối thế kỉ

XIX đầu thế kỉ XX ?

Hoàn cảnh kinh tế cuối thế kỉ 19 đầu 20:

+ Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản và hậu quả của nó:

- Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang gi ai đoạn

đế quốc chủ nghĩa và chính sách tăng cường xâm lược, áp bức các dân tộc thuộc

địa.

- Hậu quả chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc: Mâu thuẫn giữa

các dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa đế quốc ngày càng gay gắt, phong trào đấu

tranh c hống xâm lược diễn ra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa.

+ Ảnh hưởng của Chủ nghĩa Mác-Lênin:

- Chủ nghĩa Mác-Lênin là hệ tư tưởng của Đảng Cộng sản, Sự ra đời Đảng

Cộng sản là một yêu cầu khách quan đáp ứng cuộc đấu tranh của giai cấp công

nhân chống áp bức, bóc lột.

- Chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá vào Việt Nam, thúc đẩy phong trào

yêu nước và phong trào công nhân phát triển theo khuynh hướng cách mạng vô

sản, dẫn tới sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam.

+ Ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga và Quốc tế Cộng sản:

- Cách mạng Tháng Mười Nga mở đầu một thời đại mới “thời đại cách

mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”.

- Sự tác động của Cách mạng Tháng Mười Nga 1917 đối với cách mạng

Việt Nam

- Quốc tế Cộng sản: Đối với Việt Nam, Quốc tế Cộng sản có vai trò quan

trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin và chỉ đạo về vấn đề thành lập

Đảng Cộng sản ở Việt Nam.

 Hoàn cảnh trong nước:

+ Xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân Pháp:

- Về chính trị: Thực dân Pháp tước bỏ quyền lực đối nội và đối ngoại của

chính quyền phong kiến nhà Nguyễn; chia Việt Nam ra thành 3 xứ: Bắc Kỳ,

Trung Kỳ, Nam Kỳ và thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng, cấu kết với

địa chủ.

- Về kinh tế: Thực dân Pháp tiến hành cướp đoạt ruộng đất để lập đồn

điền; đầu tư vốn khai thác tài nguyên (mỏ than, mỏ thiết, mỏ kẽm…); xây dựng

[email protected]

- 2 -một số cơ sở công nghiệp (điện, nước); xây dựng hệ thống đường bộ, đường

thuỷ, bến cảng phục vụ cho chính sách khai thác thuộc địa của nước Phá p.

- Về văn hoá: Thực dân Pháp thực hiện chính sách văn hoá giáo dục

thực dân; dung túng, duy trì các hủ tục lạc hậu…

= > Tình hình giai cấp và mâu thuẫn cơ bản trong xã hội

- Xã hội Việt Nam xuất hiện 5 giai cấp là: công nhân, nông dân, tư sản,

tiểu tư sản và địa chủ.

- Xã hội Việt Nam xuất hiện 2 mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa toàn

thể dân tộc ta với thực dân Pháp xâm lược và mâu thuẫn giữa nông dân với địa

chủ phong kiến.

+ Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản cuối

Trước yêu cầu của lịch sử xã hội Việt Nam, các phong trào đấu tranh chống

Pháp diễn ra sôi nổi dưới nhiều trào lưu tư tưởng (Cần Vương, Yên Thế, Phan..)

Mặc dù bị thất bại, nhưng sự phát triển mạnh mẽ của phong trào yêu nước cuối

thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX có ý nghĩa rất quan trọng:

- Tiếp nối truyền thống yêu nước của dân tộc.

- Tạo cơ sở xã hội thuận lợi cho việc tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lê nin.

Sự thất bại của phong trào yêu nước chống thực dân Pháp đã chứng tỏ con

đường cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến và hệ tư tưởng tư sản đã bế tắc.

Cách mạng Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối, về

giai cấp lãnh đạo.

+ Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản

Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị các điều kiện về chính trị, tư tưởng, tổ chức cho

việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam: 1911 ra đi tìm đường cứu nước, 1920

đọc Sơ thảo lần 1 của Lý luận Lênin và tìm được con đường cứu nước, 1924 –

27 thành lập hội và các lớp huấn luyện cán bộ hướng tới thành lập Đảng

Phong trào công nhân chống lại sự áp bức bóc lột của tư sản thực dân cũng

diễn ra rất sớm. Trong những năm 1919 – 1925, phong trào công nhân diễn ra

dưới các hình thức đình công, bãi công, tiêu biểu như các cuộc bãi công của

công nhân Ba Son (Sài Gòn) do Tôn Đức Thắng tổ chức (1925) và cuộc bãi

công của 2500 công nhân nhà máy sợi Nam Định (30/2/1925) đòi chủ tư bản

phải tăng lương, phải bỏ đánh đập, giãn đuổi thợ…

=> ĐCSVN được thành lập.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #asoka