12.CNH-HĐH? pt muc tieu,qđ đảng tk đổi mới
Công Nghiệp Hóa (CNH) là gì ? Phân tích mục tiêu, quan điểm của
ĐCSVN trong đường lối CNH, HĐH thời kì đổi mới ?
a, Công nghiệp hóa :
Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa VII (tháng 1/1994) có
bước đột phá mới, trước hết ở nhận thức về khái niệ m công nghiệp hóa, hiện đại
hóa: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện
các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử
dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động
với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát
triển của công nghiệp và tiến bộ của khoa học - công nghệ, tạo ra năng xuất lao
động xã hội cao”.
Công nghiệp hóa chỉ tiến hành trong một thời gian nhất định, khi nào thành
nước công nghiệp thì quá trình công nghiệp hóa sẽ dừng lại.
b, Mục tiêu, quan điểm công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá
- Mục tiêu cơ bản là cải biến nước ta thành một nước công nghiêp có cơ sở vật
chất kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù
hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, mức sống vật chất và tinh
thần cao, quốc phòng - an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, văn minh.
- Đại hội X xác định mục tiêu cụ thể hiện nay là đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức để sớm đưa nước ta ra khỏi tình
trạng kém phát triển; tạo nền tảng đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành
nước công nghiệp theo hướng hiện đại
Quan điểm công nghiệp hoá, hiện đại hoá
- Một là, công nghiệp hoá gắn với hiện đại hóa và công nghiệp hoá, hiện đại
hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức.
Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri
thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng
cao chất lượng cuộc sống.
- Hai là, công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần
kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Phương thức phân bổ nguồn lực để công nghiệp hoá được thực hiện chủ yếu bằng cơ chế thị trường;
trong đó, ưu tiên những ngành, những lĩnh vực có hiệu quả cao.
+ Hội nhập kinh tế quốc tế nhằm khai thác thị trường thế giới để tiêu thụ những
sản phẩm mà nước ta có nhiều lợi thế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thu hút
công nghệ hiện đại, học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến của thế giới.
+ Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để phát triển kinh tế và đẩy
nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Ba là, lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển
nhanh bền vững.
Trong năm yếu tố chủ yếu để tăng trưởng kinh tế, con người là yếu tố quyết
định. Để nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu, cần đặc biệt chú ý đến phát triển
giáo dục, đào tạo.
- Bốn là, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của công nghiệp hóa.
Đó là yêu cầu tất yếu và bức xúc. Khoa học và công nghệ cùng với giáo dục
đào tạo được xem là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực cho công
nghiệp hóa, hiện đại hóa…
- Năm là, phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi đôi với
việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn
đa dạng sinh học.
+ Mục tiêu của công nghiệp hoá và của tăng trưởng kinh tế là vì con người; vì
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
+ Bảo vệ môi trường tự nhiên và bảo tồn sự đa dạng sinh học chính là bảo vệ
điều kiện sống của con người và cũng là nội dung của sự phát triển bền vững.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top