linh tinh
• Mục tiêu kiểm toán tổng quát các nghiệp vụ:
• - Phát sinh
• - Đánh giá
• - Sự tính toán
• - Đầy đủ
• - Đúng đắn
• - Đúng kỳ
• Mục tiêu kiểm toán tổng quát số dư các tài khoản
• - Sự hiện hữu
• - Quyền và nghĩa vụ
• - Đánh giá
• - Sự tính toán
• - Đầy đủ
• - Đúng đắn
• - Cộng dồn (Tổng hợp)
• - Công bố
• Một số nguyên tắc xét đoán và sử dụng bằng chứng kiểm toán
• Nguyên tắc xét đoán
• * Sự đầy đủ của bằng chứng kiểm toán:
• - Phụ thuộc vào quy mô mẫu: quy mô mẫu càng lớn; quy mô mẫu càng đủ đại diện cho tổng thể
• - Phụ thuộc vào tính trọng yếu và mức độ rủi ro
• - Phụ thuộc vào sự thích hợp của bằng chứng kiểm toán
• - Phụ thuộc vào mối quan hệ tương hỗ giữa các bằng chứng (các bằng chứng có trái ngược không)
• - Phụ thuộc vào mối quan hệ giữa chi phí và lợi ích khi thu thập bằng chứng
- Phụ thuộc vào nguồn gốc bằng chứng kiểm toán.
- Phụ thuộc vào dạng của bằng chứng
- Phụ thuộc vào thời điểm thu thập bằng chứng kiểm toán: kiểm kê, xác nhận công nợ…
- Sự kết hợp giữa các loại bằng chứng: một nhóm bằng chứng kiểm toán có từ những nguồn khác nhau, ở các dạng khác nhau nhưng cùng chứng minh cho một vấn đề sẽ tạo ra độ tin cậy lớn hơn so với việc xem xét riêng rẽ từng bằng chứng đó
- Hệ thống kiểm soát nội bộ: Bộ phận nào có KSNB vững mạnh thì bộ phận đó cung cấp những bằng chứng có độ tin cậy cao hơn.
- * Nguyên tắc sử dụng
- + KTV phải chịu trách nhiệm đến cùng về mọi bằng chứng đã sử dụng bất kể từ nguồn nào cung cấp
- + KTV phải thu thập bằng chứng kiểm toán cho từng CSDL của BCTC.
- + Các thử nghiệp có thể cung cấp bằng chứng kiểm toán cho nhiều CSDL cùng một lúc
- + Khi có nghi ngờ liên quan đến CSDL có thể ảnh hưởng trọng yếu dến BCTC, KTV phải tăng cường thu thập bằng chứng đầy đủ và thích hợp để loại trừ nghi ngờ đó.
- + Bằng chứng kiểm toán có từ nguồn này mâu thuẫn với bằng chứng kiểm toán có từ nguồn khác thì KTV phải xác định những thủ tục kiểm tra bổ sung cần thiết để giải quyết mâu thuẫn trên
- + Khi thu thập bằng chứng kiểm toán từ các thử nghiệm kiểm soát, KTV phải xem xét sự đầy đủ và tính thích hợp của các bằng chứng kiểm toán làm cơ sở cho việc đánh giá của mình về RRKS
- + Khi thu thập bằng chứng kiểm toán từ các thử nghiệm cơ bản, KTV phải xem xét sự đầy đủ và tính thích hợp của các bằng chứng kiểm toán từ các thử nghiệm cơ bản kết hợp với các bằng chứng từ các thử nghiệm kiểm soát nhằm khẳng định CSDL của BCTC
· Nto anh hg toi GLSS
- Những vấn đề liên quan đến tính chính trực, năng lực của BGĐ
- Các sức ép bất thường bên trong và bên ngoài đơn vị
- Các nghiệp vụ và sự kiện không bình thường
- Các vấn đề liên quan đến thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp
- Những nhân tố từ môi trường tin học liên quan đến các tình huống và sự kiện nêu trên.
4.1.3. TRÁCH NHIỆM CỦA DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC GIAN LẬN VÀ SAI SÓT
Việc ngăn chặn, phát hiện và xử lý gian lận, sai sót là trách nhiệm và bổn phận của bản thân chủ doanh nghiệp được kiểm toán.
– Khoản 1 điều 6 NĐ105: Đơn vị được kiểm toán phải cung cấp kịp thời, đầy đủ trung thực mọi thông tin, tài liệu cần thiết cho kiểm toán.
– Khoản 2 điều 16 Luật Kế toán: Đơn vị kế toán phải có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu kế toán kịp thời, đầy đủ, trung thực, minh bạch cho tổ chức cá nhân, theo qui định của pháp luật.
Theo CMKTVN số 240: Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các gian lận và sai sót trong đơn vị thông qua việc xây dựng và duy trì thực hiện thường xuyên hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ thích hợp. Do hạn chế vốn có của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ nên khó có thể loại trừ hoàn toàn khả năng xảy ra gian lận hoặc sai sót
Chủ doanh nghiệp phải có trách nhiệm về gian lận, sai sót và trách nhiệm đối với BCTC được lập ra như sau:
Phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời GL và SS.
Xây dựng, thiết kế và thực hiện một cách thường xuyên hiệu lực đối với HTKT và KTKSNB trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hiện tượng GL và SS
Tiếp thu và giải trình một cách kịp thời, đầy đủ về các hiện tượng GL và SS do KTV phát hiện và yêu cầu sửa chữa trong quá trình kiểm toán.
Doanh nghiệp phải chấp nhận một báo cáo kiểm toán thích hợp do KTV đưa ra vì phạm vi kiểm toán bị hạn chế hoặc phải chấp nhận để KTV rút khỏi hợp đồng kiểm toán nếu không chịu tiếp thu, sửa chữa hoặc cung cấp đầy đủ thông tin tài liệu cho KTV
4.1.4.TRÁCH NHIỆM CỦA KTV ĐỐI VỚI GIAN LẬN VÀ SAI SÓT
Theo CMKTVN số 240: “Kiểm toán viên và công ty kiểm toán có trách nhiệm giúp đơn vị phát hiện, xử lý và ngăn ngừa gian lận và sai sót nhưng kiểm toán viên và công ty kiểm toán không phải chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc ngăn ngừa các gian lận và sai sót ở đơn vị mà họ kiểm toán”.
KTV phải có trách nhiệm trong việc phát hiện và đánh giá ảnh hưởng của gian lận sai sót đã phát hiện được.
Khi lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán, KTV phải đánh giá rủi ro về GL&SS có thể có làm ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC:
KTV phải lập kế hoạch, xây dựng các thủ tục kiểm toán phù hợp để đảm bảo rằng mọi GL&SS có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC đều được phát hiện.
Trong quá trình kiểm toán, KTV phải có trách nhiệm giúp đơn vị được kiểm toán ngăn ngừa, phát hiện và xử lý GL&SS nhưng KTV không phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc ngăn ngừa GL&SS ở đơn vị mà họ kiểm toán.
KTV phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để chứng minh rằng trong BCTC không còn chứa đựng GL&SS làm ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC hoặc BCTC có GL&SS thì đã được phát hiện và đã được sửa chữa hoặc đã được trình bày và phản ánh đầy đủ trong BCTC; đồng thời KTV phải chỉ ra được sự ảnh hưởng của GL&SS đó đến BCTC.
KTV phải có trách nhiệm trong việc phát hiện và đánh giá ảnh hưởng của gian lận sai sót đã phát hiện được (tiếp).
Do có những hạn chế vốn có của kiểm toán hay trong kiểm toán luôn chứa đựng những rủi ro cố hữu, có thể xảy ra rủi ro không phát hiện hết các GL&SS có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC thì KTV phải lưu ý và xem xét việc chấp hành đầy đủ các nguyên tắc và thủ tục kiểm toán trong từng hoàn cảnh cụ thể và tính thích hợp của các kết luận trong báo cáo kiểm toán được đưa ra dựa trên các thủ tục kiểm toán đã thực hiện.
Để hạn chế những rủi ro vốn có của kiểm toán, KTV phải luôn tuân thủ nguyên tắc hoài nghi nghề nghiệp trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán, đồng thời luôn ý thức rằng từ những hạn chế vốn có của hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ có thể có những tình huống hoặc sự kiện dẫn đến những GL&SS trọng yếu tồn tại trong BCTC.
KTV phải có trách nhiệm trong việc phát hiện và đánh giá ảnh hưởng của gian lận sai sót đã phát hiện được.
Khi nghi ngờ BCTC có GL&SS, KTV phải có trách nhiệm thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết để phát hiện các GL&SS.
Khi đã phát hiện các GL&SS hoặc vẫn còn nghi ngờ GL&SS thì KTV phải đánh giá ảnh hưởng của GL&SS này đến BCTC. -> Nếu GL&SS có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC thì KTV cần thực hiện các bước đi cần thiết và sửa đổi, bổ sung những thủ tục kiểm toán thích hợp. Mức độ sửa đổi và bổ sung các thủ tục kiểm toán phụ thuộc vào sự đánh giá của KTV về:
Các loại GL&SS đã được phát hiện;
Tần suất xảy ra GL&SS;
Khả năng tái diễn của một loại GL&SS cụ thể có thể ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC.
Việc tổng hợp, đánh giá và xem xét các GL&SS có quan hệ ràng buộc nhau, kể cả là đơn lẻ.
KTV phải có trách nhiệm trong việc phát hiện và đánh giá ảnh hưởng của gian lận sai sót đã phát hiện được (tiếp).
Việc xem xét về GL&SS phải được thực hiện trên cả hai mặt là bản chất và độ lớn của sai phạm, để từ đó có sự điều chỉnh thủ tục kiểm toán cho phù hợp.
Khi đã thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung mà không giải tỏa được nghi ngờ về GL&SS thì KTV phải thảo luận vấn đề này với BGĐ hoặc chủ doanh nghiệp được kiểm toán, đồng thời phải đánh giá ảnh hưởng của GL&SS này đến BCTC để đưa ra một báo cáo kiểm toán phù hợp và lưu ý 2 vấn đề:
Phải biết kết hợp với các bằng chứng khác đã thu được trong quá trình kiểm toán đặc biệt là độ tin cậy của các bản giải trình mà BGĐ, chủ doanh nghiệp cung cấp.
Việc điều chỉnh thủ tục kiểm toán còn tùy thuộc vào những sai phạm đã được phát hiện liên quan đến cấp quản lý nào ở đơn vị được kiểm toán.
2. Trách nhiệm của KTV trong việc thông báo về gian lận và sai sót
Thông báo của KTV cho giám đốc hoặc người đứng đầu doanh nghiệp.
Thông báo cho người sử dụng báo cáo kiểm toán
Thông báo cho cơ quan chức năng có liên quan.
Rút khỏi hợp đồng kiểm toán
Về việc trao đổi thông tin với KTV được thay thế
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top