Chương 8: đôi ngươi màu hổ phách
Mặt trời đã ngã về tây sắp lặng khuất sau ngọn núi, từng tia nắng le lói hắt lên khuôn mặt Mục Trường Sinh, phủ lên từng đường nét anh tuấn, cái mũi cao thẳng, khuôn mặt góc cạnh, đôi mắt to đuôi mắt hẹp dài, bờ môi mỏng khẽ cong, thân ảnh anh tuấn đắm chìm giữa hoàng hôn có vẻ mờ ảo, lại tô điểm cho từng đường nét tuấn dật phi phàm.
Hoắc Hàn nhìn mà thất thần, một lúc sau Mục Trường Sinh ngẩn đầu thấy hắn đứng cách đó không xa, ráng chiều nhuộm đôi con ngươi to tròn của Hoắc Hàn thành màu hổ phách, vài sợi tóc rũ xuống trước cái trán no đủ phất phơ giữa gió, đôi mắt to lăng lăng nhìn hắn thật dễ thương. Lúc này Hoắc Hàn mới hồi thần đi lại dúi vào tay hắn một cái túi vải nói: "Cho ngươi".
Mục Trường Sinh hơi ngạc nhiên cười đến đôi mắt cong cong, khuôn mặt anh tuấn hiện lên vài nét dịu dàng hiếm thấy, tay nhận lấy nói khẽ một tiếng: "Đa tạ".
Ráng chiều phủ lên bóng dáng thẳng tắp của hai người, hai cái bóng đứng cạnh nhau kéo dài đến bờ sông, từng cơn gió thổi khiến mặt nước rợn sóng lăn tăn, mặt nước phản xạ ánh nắng như hàng ngàn hàng vạn ánh đèn liên tục chớp sáng.
"Ngươi đoạn tốt lắm" Hoắc Hàn chợt lên tiếng. Mục Trường Sinh vẫn cười cười nhìn hắn.
Một lúc sau Hoắc Hàn lại nói tiếp: "Ta có một bộ chăn đệm tuy rằng đã rất cũ, nhưng ta giặt rất sạch sẽ, ngươi có muốn không? Muốn thì ta mang cho ngươi". Hoắc Hàn hơi có vẻ ngại ngùng, dù sao chăn đệm cũng là hắn đã từng sử dụng, nhưng nhìn Mục Trường Sinh tay trắng ra ngoài, ban đêm chân núi lại lãnh nghĩ nghĩ lại đây hỏi hắn có cần không mang cho hắn.
Mục Trường Sinh nhìn hắn nói: "Được, cảm ơn ngươi".
"Vậy.. ta về mang đến cho ngươi" Nói rồi quay người đi mất. Mục Trường Sinh nhìn bóng lưng gầy yếu của hắn dần xa, lòng chợt có chút mềm mại.
Ở cái nơi xa lạ này, hoàn cảnh, văn hoá, con người, mọi thứ đều thật xa lạ khác biệt, nói không nhớ nhà là giả, mặc dù từ lúc tới nơi này gặp không ít người xấu nhưng cũng có vài người đối tốt với hắn. Nghĩ vậy lòng hắn dần trở nên kiên định, đã đến rồi thì chỉ có thể hòa nhập vào nơi này mà sống cho tốt vậy.
Hắn mở túi vải mà Hoắc Hàn cho hắn, bên trong có hai cái bánh bột ngô cũng màu vàng đất giống loại Mục Kiệt cho hắn, và hai cái chén mẻ. Lòng chợt nóng lên, thằng nhỏ này nhìn còn rách nát hơn hắn mà còn mang đồ ăn cho hắn, cùng ở một thôn làm sao hắn không biết hoàn cảnh của Hoắc Hàn? So với hắn cũng tám lạng nửa cân, chỉ có hơn chứ không kém, thằng nhỏ này mỗi ngày đều ăn không đủ no, thế mà lại mang đồ ăn cho hắn, nghĩ đến đây lòng chợt mềm mại rối tinh rối mù.
Vừa lúc hắn cũng đói bụng bèn cầm lấy chậm rãi ăn. Màn thầu vẫn khô cứng như vậy, nhưng không hiểu sao cảm thấy ăn cũng không tệ.
Ăn xong xuống bờ sông tẩy rửa thân thể, thay một bộ quần áo khác rồi lấy theo một ít nước, thấm ướt khăn lau, lau giường ngủ sạch sẽ lại một lần.
Lúc này mặt trời cũng khuất bóng cả thôn chìm trong bóng tối lờ mờ, xa xa có vài ánh đèn hiu hắt, người ở đây đa phần ngủ rất sớm, buổi tối ít nhà nào chịu bỏ tiền ra để đốt đèn, muốn sáng thì đốt đống củi trong sân, cuộc sống thôn dân khổ cực nên rất tiết kiệm, chỉ có vài gia đình khá giả hoặc có việc mới dùng nến.
Lúc này đằng xa chậm rãi có tiếng bước chân tiến về phía này. Mục Trường Sinh nhìn lại thì thấy một cục đen từ từ đi lại, khi lại gần mới nhận ra là Hoắc Hàn đang ôm một đống chăn đệm cho hắn.
Tới gần Hoắc Hàn đưa chăn đệm cho hắn rồi nói: "Trời còn sáng ta không tiện mang cho ngươi nên lúc này mới tới, không cần cảm tạ, cũng chỉ là đồ ta không dùng nữa, ta ở lâu không tiện, ta đi đây". Nói rồi xoay người đi nhanh một mạch.
Lúc này Mục Trường Sinh mới nhớ ra Hoắc Hàn là một ca nhi, nhưng diện mạo của hắn nhìn rất giống hán tử, cử chỉ cũng không mềm mại nếu không nhìn kĩ rất dễ quên rằng hắn là một ca nhi chưa lập gia đình.
Một ca nhi quá thân mật với hán tử độc thân nếu bị người nhìn thấy thì thanh danh không tốt, nhà đứa nhỏ Hoắc Hàn này cũng rất là phức tạp, hắn sống cũng không dễ dàng gì.
Dựa theo ký ức nguyên chủ, trong cái thôn này có thể xem hắn và Hoắc Hàn đồng bệnh tương liên, đồng dạng cha không thương mẹ không yêu, Hoắc Hàn lại là một ca nhi nên càng sống nan kham hơn cả hắn, nhắc đến Hoắc gia thì cũng là một gia đình phức tạp.
Hoắc Hàn đứng hàng thứ ba trong nhà, ở trên có hai ca ca, ở dưới còn có một muội muội và một đệ đệ là song nhi. Cha là Hoắc Hàn là Hoắc Dương, nương là Quách thị, Quách Lan Chi.
Năm đó khi mang thai Hoắc Hàn, Hoắc Dương ra ngoài làm việc xích mích với người khác bị đánh mất nửa cái mạng, cả Hoắc gia mời đại phu chữa trị cho hắn dần trở tên túng quẩn, Hoắc Dương may mắn khỏi bệnh thì gia gia Hoắc Hàn lại ngã lăn ra chết, bà bà thấy vậy đổ lỗi cho Quách thị khắc nhà nàng, không thiếu chửi mắng bắt nàng làm việc, Quách thị vì làm việc nặng sinh non suýt mất mạng nên mụ đâm ra rất ghét Hoắc Hàn, luôn gọi hắn là đòi nợ quỷ, tới để khác nàng, cũng vì là ca nhi Quách thị nghĩ lớn lên sẽ gả đi nên cũng không dám đánh nặng tay, sợ để lại sẹo lớn lên sẽ không gả được.
Như thế Hoắc Hàn lúc nhỏ cũng được yên ổn một thời gian, dù không được ăn no nhưng cũng không bị hành hạ, nhưng lớn lên một chút ngũ quan nẩy nở, càng lớn càng cao to, khuôn mặt càng giống hán tử, mà ca nhi diện mạo như hán tử ai thèm lấy? Chính vì thế mụ càng ghét Hoắc Hàn, hàng ngày bắt hắn làm hết việc nặng trong nhà, gánh nước, đốn củi, giặt quần áo, nấu cơm, uy heo, uy gà.
Sau khi mụ sinh Hoắc Hương và Hoắc Vũ thì địa vị trong nhà của Hoắc Hàn chạm đáy, một nhi nữ diện mạo như hoa như ngọc, một ca nhi diện mạo cũng sắc sảo không kém, có một ca nhi thế lại càng tương phản với Hoắc Hàn, càng khiến mụ nhìn hắn là ngứa mắt, vì thái độ ghét cay ghét đắng hắn của mụ mà trong nhà dần dần cũng trở nên không thích Hoắc Hàn, trong Hoắc gia từ lớn tới nhỏ ai cũng khi dễ hắn, nhưng chính vì lớn lên như vậy hắn càng trở nên mạnh mẽ, chai lỳ như một gốc cỏ nhỏ, càng lớn càng cao to.
Cũng vì diện mạo như thế mà đến nay vẫn chưa gả đi được, mụ già Quách thị lúc nào cũng mắng hắn là hàng bồi tiền, nuôi tốn cơm gạo, luôn không cho hắn ăn no.
Nghĩ tới đây Mục Trường Sinh không khỏi cảm thán đứa nhỏ này thật là thảm, còn thảm hơn cả hắn, ít ra hắn là hán tử, có thể tách riêng lập hộ, còn y chỉ có đợi gả hoặc là bị bán.
Vì quen ở hiện đại ngủ trễ nên giờ này hắn cũng không muốn đi ngủ, nhìn trời chắc khoảng vào giờ Dậu (5-7h chiều) hắn đi nhặt ít cành khô gần đó đốt một đống lửa rồi ngồi lên tảng đá gần đó nhìn ra lòng sông.
Mặt trăng dần nhú, to lớn như ở ngay trước mặt, tưởng giơ tay là có thể chạm tới, bầu trời trong vắt, đầy sao lấp lánh, đã bao lâu rồi hắn mới có thể nhìn thấy bầu trời đêm đẹp như vậy! Nhìn thế giới này hắn mới biết thế giới cũ của hắn đã bị tàn phá biết bao nhiêu, bầu trời đầy bụi xám xịt che khuất hết cả những ngôi sao, lúc nào cũng mờ mịt.
Ngồi tới giờ Tuất hắn mới dập tắt đống lửa đi trãi đệm chăn, ngã lưng xuống giường chợt ngửi được mùi của nắng thoang thoãng, mệt mỏi cả ngày ập tới, chưa tới một lúc hắn đã chìm sâu vào giấc ngủ.
Xung quanh tiếng côn trung kêu rả rít, một đêm không mộng.
Sáng sớm đầu giờ Mão (5h -7h) hắn đã thức dậy, thói quen sinh hoạt trong quân đội nhiều năm mà hình thành.
Hắn thức dậy xếp gọn đệm chăn rồi ra bờ sông rửa mặt. Vì không có bàn chải đánh răng nên hắn chỉ có thể dùng tay cọ sơ và súc miệng thật kĩ nhiều lần, rửa mặt xong lại búi lên mái tóc dài rồi lấy cành cây cố định lại.
Thừa dịp trời còn chưa sáng hẳn rèn luyện thân thể, hít đất, gập bụng, chạy quanh vài vòng, đành chịu, cái thân thể này quá kém cỏi, phải chăm chỉ rèn luyện. Một lúc sau hắn đi vào nhà lấy túi bột mì mà lý chính cho thêm nước nhồi bột, ủ bột làm màn thầu cho bửa sáng.
Ăn sáng xong thì trời cũng sáng hẳn, lúc này là lúc thôn dân bắt đầu ra ruộng làm việc. Hắn vào nhà lấy dao ra chặt hết cỏ dại mọc quanh nhà, hắn định làm sạch sẽ một khoảng sân, rồi đốn cây làm hàng rào.
Hắn làm sạch cỏ xung quanh nhà, nhìn cũng khoảng hơn nửa mẫu một chút (một mẫu khoảng 650m2), rồi vào nhà lấy rìu hôm qua đệ muội mang đến cho hắn, lên núi đốn cây làm hàng rào dùng tạm.
Ở đây khác với hiện đại, hiện đại muốn gì cũng phải bỏ tiền mua, ở đây nhiều nhất là cây, đều là miễn phí, không dùng mới là kẻ ngốc.
Hắn chọn những cây nhỏ khoảng cánh tay trẻ con, chặt thật nhiều rồi vác lên vai đi xuống núi, vì đốn cây ở dưới chân núi nên cũng không xa nhà, chỉ cách một đoạn, đi qua đi lại mấy bận cũng chuyển xong đống cây về nhà.
Hắn chặt một nửa số cây thành đoạn bằng nhau dài hơn một mét, một đầu chặt nhọn. Lại chặt một nửa còn lại dài hơn đoạn ban đầu một chút. Cứ thế cắm thẳng đoạn cây ngắn dùng rìu đóng chặt xuống đất, rồi lấy đoạn cây dài hơn đóng xéo theo góc 25 độ. Cứ thế nối tiếp nhau, xây thành bốn mặt hàng rào gỗ đơn sơ, bên trên cột một đoạn cây nữa là xong.
Chừa một khoảng trống trước nhà làm cửa. Cứ thế hì hục làm việc cho tới giờ Ngọ (11h-1h) mới xong việc. Lúc này hắn cũng đã mệt thở hồng hộc, vừa mệt vừa đói đi nhanh vào bếp lấy màn thầu còn thừa lúc sáng ngấu nghiến ăn.
Ăn xong nghỉ ngơi một lúc rồi cầm công cụ đi lên núi, hắn định làm một ít bẫy bắt thú hoang về bán kiếm tiền, bây giờ hắn một nghèo hai trắng phải cố gắng nghĩ cách kiếm bạc. Một đường lên núi cẩn thận nhìn theo dấu vết của những động vật nhỏ mà đặt bẫy.
Thời đại này người ta bẫy thú rất đơn giản, là đào một cái hố to khoảng hai mét sâu năm sáu mét, rồi dùng cành cây nhỏ, lá cây lấp lên miệng hố, con mồi đi qua sẽ rớt xuống hố không lên được.
Nhược điểm của loại bẫy này là rất tốn sức, đào đất chuyển đất khá tốn sức lực, đào tốt một cái bẫy thú cũng phải mất nửa ngày thời gian mà chỉ bẫy được những con mồi to như nai, lợn rừng, còn những con mồi nhỏ như thỏ hoang, gà rừng vì trọng lượng khá nhẹ nên ít khi lọt bẫy.
Cũng vì đào bẫy không dễ dàng nên số lượng bẫy khá ít, mà rừng thì rộng lớn như vậy, chỉ đành ngồi chờ vào vận khí.
Hắn biết một loại bẫy ở hiện đại là dùng sẵng đòn bẫy từ cây rừng và dùng dây thừng làm thòng lộng, con mồi bước đi ngang kích hoạt đòn bẫy thòng lộng sẽ cột chặt vào chân con mồi treo lên, không thể nào thoát được.
Loại bẫy này là một trong những kĩ năng sinh tồn được dạy của bọn hắn khi tác chiến ở rừng sâu núi thẳm. Nhược điểm loại bẫy này là chỉ dùng để bắt những con thú nhỏ, như vậy cũng đủ rồi, làm nhanh lại dễ, có thể đặt nhiều bẫy trong thời gian ngắn, tỉ lệ bắt được con mồi khá cao.
Một đường vòng quanh ngoài bìa rừng rồi đi sâu vào một chút, hắn cũng không dám đi sâu quá, mỗi khi đặt bẫy ở đâu hắn sẽ làm kí hiệu trên cây để đánh dấu.
Khi đặt bẫy thỉnh thoảng hắn vẫn thấy bóng dáng gà rừng thỏ hoang, bọn nó khá nhanh nhẹn, vừa nghe động tĩnh liền tẩu thoát vào bụi cây.
Mục Trường Sinh không ngờ ngọn núi này nhiều thú rừng như vậy, nghĩ nghĩ cũng đúng, trong thôn hiện giờ hầu như không có thợ săn, hơn chục năm trước trong thôn vẫn có thợ săn, nhưng vào núi đi săn không may gặp phải dã thú, bị dã thú cấp ăn, dần dần người dân không còn dám vào rừng săn thú nữa, nhật tử thà rằng cực khổ một chút nhưng vẫn còn mạng.
Thôn dân không trãi qua gió tanh mưa máu, nhật tử quanh quẩn đồng ruộng ngày thường dù có cọ xát một tí chuyện lông gà vỏ tỏi cũng chỉ miệng lưỡi vài câu, lá gan cũng không lớn, nghe tới lang hổ là chân như nhũn ra, làm sao dám bén mảng nơi núi sâu rừng già săn con mồi? Vả lại có tấm gương trước mắt, thợ săn còn bị gặm xương cốt nơi nơi một mảnh, tình cảnh lúc đó như khắc sâu vào linh hồn ai còn dám vào sâu trong núi.
Nguyên chủ lúc đó cũng là một trong những thanh niên kết đội đi tìm người, tìm được một đống xương cốt máu tươi vung vãi, đầu lâu bị gặm loang lỗ máu thịt, huyết nhuộm đẫm cả đất, tình cảnh lúc ấy vẫn còn khắc sâu trong ký ức, có lẽ hình ảnh quá mức kinh khủng mà trong ký ức nguyên chủ khá rõ ràng, người kết đội đi lúc đó cả đám chân nhũn cả ra, có người còn doạ nước tiểu đương trường ngất xĩu.
Nguyên chủ tuy không chật vật như vậy, nhưng sau khi về vẫn bị ám ảnh một đoạn thời gian dài.
Chưa kể núi rừng thời cổ đại không người khai phá vẫn giữ nguyên nét nguyên thuỷ, trong núi thú dữ sinh sôi năm này qua năm khác đúng là không ít, chưa kể rắn rết côn trùng có độc lại nhiều, mà thời này y thuật không như hiện đại cao minh, giao thông lại không thuận tiện, hàng năm người chết vì cảm mạo phát sốt còn không ít nói gì đến nộc độc rắn rết, bị cắn một ngụm nên chuẩn bị quan tài đi là vừa.
Đại phu y thuật cao minh sẽ không ở trong thôn nhỏ nghèo nàn, bị rắn độc cắn đợi mang người xuống núi thỉnh đại phu đến nơi không biết có trị được hay không người trúng độc đã chờ không kịp.
Bình thường chặt củi hái rau dại cũng phải tốp năm tốp ba kết đội mà đi, cũng chỉ quanh quẩn chân núi căng da đầu mà nhanh chóng xong việc chạy về, sợ không may dã thú xuống núi gặp phải.
Càng đi sâu vào rừng Mục Trường Sinh càng có cảm giác thoải mái, không biết có phải là ảo giác hay không hắn cảm thấy từ khi vào rừng cả người hắn chợt như được tiếp thêm sức mạnh, mệt mỏi gì đều tan biến, càng đi càng khoẻ hơn.
Lắc lắc đầu xua tan ý nghĩ kỳ lạ nhanh chân đi tiếp, hiện tại quan trọng là phải kiếm tiền, Mục Trường Sinh làm lơ cảm giác trong thân thể nhanh nhẹn đặt bẫy.
Cả buổi chiều hắn đặt được hơn sáu mươi cái bẫy thú loại nhỏ, rồi mới chậm rãi xuống núi về nhà.
Trên đường đi vòng quanh còn phát hiện mấy cây tỏi dại và hành dại, hắn đào một ít mang về, ngọn núi này hắn biết có rất nhiều thứ tốt nhưng chưa có thời gian mà tìm tòi.
Đi ngang qua mấy cái bẫy thú phát hiện có động tĩnh, lại gần thì thấy có thú nhỏ dính bẫy, hắn không khỏi mừng rỡ, cái núi này thật nhiều động vật nhỏ a, thế là tối nay có thịt ăn, Mục Trường Sinh không khỏi vui vẻ.
Lại đi một chút tiện đường thấy mấy cái nấm hương, hái nhiều thêm một chút, đợi khi hắn ra khỏi bìa rừng trong tay đã cầm hai con thỏ và ba con gà rừng, một ít đồ vật linh tinh. Ngọn núi lớn này bình thường ít ai đi săn, động vật cứ thế sinh sôi nẩy nở con cháu đầy đàn, nên giờ hắn mới chiếm được tiện nghi, lòng thầm vui mừng một đường xuống núi về nhà.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top