sữa non
Câu chuyện về 72h vàng sữa non từ truyền thuyết đi đến hiện thực
Lần này sinh em Mèo, sau khi cân nhắc lựa chọn nhiều nơi, đích cuối mình vẫn quyết định gửi gắm ở BV Bưu Điện. Sinh em xong, mình được chuyển về nằm cùng phòng với 4 mẹ khác. Cùng theo đó là 4 gia đình có ông bà nội ngoại chăm sóc. Nhiều câu chuyện diễn ra. Và mình đã đích thân trải nghiệm sự khó khăn để kiên trì đc 72h vàng sữa non trong môi trường phổ biến hiện nay là bé sơ sinh tráng ruột sữa bột.
Thông thường, một số mẹ đã thấy sữa non từ khi những tháng cuối khi mang thai, nên các mẹ này khi sinh con thường sẽ tự tin hơn ở việc cho con bú ngay sau khi sinh vì đã “tận mắt” nhìn thấy sữa, tức là đã được kiểm chứng “có sữa”. Còn đa phần những mẹ khác khi mang thai, tuy bầu vú có phần căng hơn, nhưng đợi mãi cũng ko thấy có sữa non, nặn thử, vắt thử cũng ko có. Mình là trường hợp thứ 2, cả 2 lần mang thai đều ko chảy sữa non. Vậy mình có sữa ko?
Theo những kiến thức tiền sản mình được biết, sữa non có trong bầu vú mẹ từ những tuần 25 của thai kỳ. Oh, thông tin này ko hề mới. Ai chả gu gồ được. Nhưng! Vấn đề là nhưng mấy ai TIN là trong ngực có sữa nếu không tận mắt nhìn thấy sữa chảy ra?
Sữa non được tính bằng đơn vị giọt, và khác sữa già ở chỗ không thể vắt thành tia, chảy thành dòng, mà thường là dẻo, dính, chỉ con bú mới ra... Đó là lý thuyết mà ko mấy người dám can đảm đưa vào thực hành. Lần này, mình đã quyết đưa nó vào thực hành, vì vốn mình đặt niềm tin lớn vào tạo hoá. Không có loài nào sinh con ra mà phải đi bú trực loài khác và chờ sữa về mới cho con đẻ bú!
Cũng nói luôn là lần này ko khác lần trước, mình sinh mổ. Có điều tốt hơn là Bv bưu điện họ cách ly 2 tiếng sau mổ - tgian ngắn hơn nhiều so với nhiều bv phụ sản khác. Và sung sướng hơn là gia đình có quyền xin con về với người thân tự chăm sóc trong lúc mẹ chưa về. Lợi ích của việc này:
1. Con ko có hồi ức cách ly. Đứa trẻ ko bị cách ly sẽ ít quấy hơn so vs đứa trẻ bị cách ly sau sinh.
2. Con ko bị tráng ruột sct khi đợi mẹ về, người nhà có thể cho ăn sữa non mẹ tự vắt, hoặc xin sữa non, cho con ăn bằng bộ câu sữa, hoặc xi lanh... Với mình, may mắn là bé Mèo đc bú ké bác Vân đang sẵn rất nhiều sữa non trong ngực ❤️ thật tuyệt vời.
Câu chuyện đã có 1 khởi đầu thuận lợi. Sau khi mổ xong mình yên tâm trong phòng hậu phẫu vì đc bác sĩ thông báo con đã về với bố, nên 2 tiếng này mình thiếp đi để lấy lại sức. Tinh thần mẹ khá tốt.
Trong lúc đợi mẹ về, Mèo được người nhà ủ ấm. Được bố kể lại, khi đó bàn tay nhỏ bé của con trắng bệch và lạnh toát, dù con được bọc trong lớp chăn rất dày của bệnh viện. Sau khi được ủ ấm bằng thân nhiệt của bố, con dần ấm lên và trở nên hồng hào. Sau đó con được bú 2 cữ sữa của bác Vân và ngủ rất ngon lành đợi về với mẹ.
Nghĩ về việc ngày trước anh Bon bị cách ly 8 tiếng, nằm im lìm lạnh lẽo trong chiếc khăn ủ, ko ai ôm ấp, ủ ấm cho, thật tội nghiệp biết bao...
Ngay sau khi mẹ về, Mèo được đặt lên ngực mẹ để mẹ đỡ đau, mẹ thấy hạnh phúc hơn bao giờ hết. Em Mèo lúc này hồng hào và ngủ ngon ơi là ngon trên ngực mẹ. Mẹ và con cùng ngủ đến khi em dậy và chờ đợi cho cữ bú đầu tiên.
Cữ bú đầu tiên: ngực mẹ hoàn toàn ko chảy sữa, ko nhìn thấy sữa. Em Mèo vẫn bú rất ngon lành. Điều khiến mẹ ngạc nhiên đầu tiên là sức bú mút của em rất tốt, em bú cực mạnh, ko hề như anh Bon hồi trc, do ăn bình từ trước nên ko còn khớp ngậm nguyên thuỷ nữa. Cữ bú đầu tiên kéo dài 30p, sau đó em ngủ 1 giấc 2,5h. Mẹ vẫn tự tin là Mèo có bú được sữa.
Sự khác biệt với những bé tráng ruột sct:
- Lượng ăn của Mèo đảm bảo là đúng chuẩn sơ sinh: mỗi cữ khoảng 5ml với chiếc dạ dày còn nhỏ bé. Sữa non rất dính và dẻo, bám vào thành ruột để hoàn thiện nhu động ruột, chứ ko chứa quá nhiều lượng nước. Trong những ngày đầu bé sẽ ko tè quá nhiều mà đi ị phân su và dạng dính, dẻo, màu sáng dần lên.
- Nếu ăn sct, thường các mẹ được khuyên cho ăn 10-30ml (đa số mình toàn thấy các nhà cho ăn 30ml) đã là quá tải so với dạ dày bé sơ sinh những ngày đầu. Có thể gây giãn dạ dày, nôn, ọc sữa.
- Các gia đình xung quanh bọc con trong những chiếc khăn rất dày (vì sợ con lạnh), nhưng mẹ và người nhà lại ko ôm ấp (sợ con bện hơi). Trong khi bé rất cần được ôm ấp để trấn an tinh thần sau khi thay đổi môi trường từ bụng mẹ ra bên ngoài. Đồng thời nhu cầu bú mút là rất lớn, ko phải vì con đói mà là vì con cần đc trấn an. Tâm lý con rất cần đc mẹ để ý đến. Tuy nhiên mình quan sát lại thấy mỗi khi bọn trẻ khóc thì đầu tiên là các bà pha sữa ngay lập tức và nhét bình sữa vào miệng. Nhu cầu bú mút cao sẽ khiến bé mút ngay, mút nhiều, sữa thì cứ tự động chảy ồ ạt vào chiếc dạ dày nhỏ bé. Nhưng hết sữa trong bình rồi con vẫn còn tiếp tục muốn được bú mút! Chắc chẳng mấy bà hiểu được điều này.
- Bạn Mèo ngay khi mình đi siêu âm ở tuần 37, con đã biết cho tay vào miệng mút. Khi sinh ra bạn ý cũng thường cho tay vào miệng mút nếu mẹ chưa cho ti kịp. Nói rằng ko phải con đói thì chẳng bà nào tin cả. Nhưng đó lại là sự thật. Mèo nhà mình bú ko chia cữ, bất kể lúc nào con cần mẹ sẽ đưa ti, mẹ sẵn mà :)) cùng lúc con được thoả mãn 2 nhu cầu là bú mút và ôm ấp, khiến tâm lý bạn Mèo ổn hơn rất nhiều so với các bạn luôn bị gói gọn trong đống khăn ủ, vứt nằm 1 góc và chỉ được bế lên khi cho ăn bằng bình sữa.
Sữa non sẽ có trong 72h vàng sau sinh. Trong thời gian này, bạn Mèo tè ít và hoàn toàn chưa ị phân hoa cà hoa cải. Ban đầu mẹ hơi ngạc nhiên vì anh Bon chỉ có khoảng 2 bãi phân su là chuyển sang hoa cà hoa cải (anh Bon trước tráng ruột sct sau sinh, và dặm thêm sct đến 20 ngày mới đc mẹ cho bú mẹ hoàn toàn đến 3 tuổi). Trong khi em Mèo thì 1 ngày có thể ị từ 3-5 bãi phân dạng dẻo như phân su. Sau khi mẹ hỏi bác Vân thì bác bảo con bú sữa non sẽ cho ra output như vậy. Thật thần kỳ! Oh, nếu mẹ ko có sữa thì ko thể nào con có output đều đặn như vậy được. Điều đáng chú ý là đến hết ngày thứ 2 mình vẫn ko hề NHÌN THẤY sữa non. Tức là chỉ khi con bú sữa mới tiết ra mà thôi.
- Khó khăn đến với mẹ khi người xung quanh bắt đầu thấy mẹ khác người khi ti thì không có sữa những vẫn cứ kiên trì cho bú. Cả phòng chỉ có mỗi nhà mình ko hề mang sữa bột. Có nhà còn có ý tốt là cho mình 1 ít sữa pha ra cho con, chứ chẳng lẽ để nó bú chay như thế mãi! Bà ngoại cũng có những lúc bị lung lay dù bản thân bà rất ủng hộ mẹ. Việc của mẹ những lúc này là bỏ ngoài tai hết, kiên trì đi tới đích!
Sang đến ngày thứ 3, mình chính thức được tận mục sở thị sữa non. Khi em Mèo được bác sĩ thông báo là cần xét nghiệm vàng da. Em phải đưa vào phòng cách ly và lấy máu. Chưa bao giờ mẹ thấy lo lắng đến thế. Mẹ sang xin em về cho bú trong lúc đợi kết quả xn, mà lẽ ra em sẽ phải cách ly luôn đến lúc đó. Em về với mẹ, trên bàn tay nhỏ xiu xiu còn lưu 1 chiếc kim lấy máu. Mẹ nhìn thấy là trào nước mắt. Tự nhiên ngực mẹ sữa về dồi dào. Sữa non rất dính, mẹ còn có thể vắt đc một chút cho anh Bon thử. Anh Bon bảo “Sữa mặn mẹ ạ”.
Sang đến đêm ngày thứ 3 sang ngày thứ 4, đột nhiên em Mèo hơi quấy. Theo bác Vân mách từ trước, vào ngày này dạ dày của con sẽ lớn hơn chút vì mẹ sắp có sữa già, con sẽ hơi khó ở hơn bthg. Đêm đó 4h sáng bạn mới chịu ngủ. Trước đó là càu nhàu, mút ti liên tục, và bắt mẹ phải ôm và bế. Mẹ hiểu và mẹ chiều theo em. Cũng vào 4h sáng, bạn tặng mẹ 1 bãi phân hoa cà hoa cải đầu tiên. Báo hiệu chuyển giai đoạn sữa già. Mẹ thấy sự chuyển hoá thật tuyệt vời. Tạo hoá chưa bao giờ là sai cả. Có điều trong số quá nhiều thông tin thời buổi hiện đại ngày nay, thì lại có quá ít người dám làm theo đúng bản năng và tạo hoá.
Gửi các mẹ sắp sinh và sẽ tiếp tục sinh trong tương lai:
Kiến thức về nuôi con là vô cùng quan trọng. Không có mẹ nào là không có sữa nuôi con cả (trừ những trường hợp bệnh lý). Bản thân mình với kinh nghiệm 2 lần sinh con đã rút ra, có kiến thức sẽ giúp việc nuôi con trở nên hạnh phúc và bình an hơn rất rất nhiều. Các bà cũng được nhàn hơn ở khâu chăm sóc mẹ và bé sau sinh. Khi trang bị kiến thức đúng đắn và quyết tâm thực hiện đến nơi đến chốn, các bà nhà mình đã hoàn toàn ủng hộ 100% việc nuôi con sữa mẹ vì những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại. Điển hình là anh Bon trộm vía có sức đề kháng rất tốt, và em Mèo chắc chắn cũng ko hề kém gì an Bon cả ^^
Bài viết dài quá. Nhưng mình vẫn muốn ghi lại để lưu lại những trải nghiệm kỳ diệu ở lần sinh nở lần này. Và cũng mong là có thể chia sẻ, giúp ích được cho những mẹ khác.
Nếu mẹ thấy hữu ích có thể chia sẻ mà ko cần hỏi nhé!
Hà Nội, 10.5.2018
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top