LIỆU OSHO CÓ BỊ NƯỚC MĨ ĐẦU ĐỘC KHÔNG?
LIỆU BHAGWAN SHREE RAJNEESH CÓ BỊ NƯỚC MĨ CỦA RONALD REAGAN ĐẦU ĐỘC KHÔNG?
Sue Appleton
MỤC LỤC
Chương 1. Phát biểu sơ bộ về các sự kiện ........ 1
Chương 2. Bản dạo đầu của trận quyết chiến .... 5
Chương 3. Chính phủ chiếm tài sản Bhagwan ... 19
Chương 4. Ba ngày bị mất .................................. 35
Chương 5. Bom tại cuối cuộc hành trình ............ 41
Chương 6. Những giọt chất độc (thallium) .......... 53
Chương 7. Sheela - kẻ tình nghi .......................... 67
Chương 8. Một tình tiết đáng quan tâm ............... 89
***************************************************
CHƯƠNG 1
PHÁT BIỂU SƠ BỘ VỀ CÁC SỰ KIỆN
1. Tháng mười năm 1985, vào độ tuổi năm ba, Bhagwan
Shree Rajneesh vẫn còn mạnh khoẻ, thể lực ổn định,
vẫn còn chạy và bơi được khoảng cách xa như có thời
ông đã làm được. Suốt trên hai mươi năm, từ giữa
những năm 60 cho đến tháng 11/1985, ông thường xuất
hiện trước công chúng hàng ngày để thuyết giảng, hay
trong một thời kì ba năm rưỡi khi ông trong im lặng,
thì ông lái xe. Ông chỉ vắng mặt trước công chúng khi
ông đau ốm hay bị cơn hen (số lần có thể đếm trên đầu
ngăn tay), một hay hai lần khi ông bị bất động với vấn
đề nghiêm trọng ở lưng, một lần khi ông sợ bệnh thuỷ
đậu, và một lần khi ông bị nước vào tai.
2. Vào ngày 28/10/1985, Bhagwan Shree Rajneesh bị
cảnh sát trưởng Mĩ bắt ở Charlotte, Bắc California.
Mặc dầu không có lệnh bắt đưa ra, và mặc dầu đó là
việc làm chưa hề có trước là giữ người mà không kết
tội trước, người chỉ đương đầu với lời buộc tội không
bạo lực nhỏ, chính phủ Mĩ đã thuyết phục bồi thẩm
đoàn rằng ông đã bị giữ dưới sự giám sát của chính phủ
cho tới khi ông trở về Portland để đối chất với lời buộc
tội “vi phạm luật di trú.” Công tố viên Mĩ Bob Weaver
nói với bồi thẩm đoàn rằng có “khả năng là những đệ
tử của Rajneesh có thể cố gắng đầu độc ông ta hay rằng
ông ta có thể định tự tử nếu không bị canh giữ theo
lệnh bắt của cảnh sát trưởng liên bang.”
3. Cảnh sát trưởng liên bang giao Bhagwan Shree
Rajneesh cho nhà chức trách ở Charlotte trong bẩy
ngày. Rồi vào thứ hai, 4/11, họ áp giải ông tới máy bay
chở tù nhân liên bang để đưa xuống Portland. Ông tới
Portland (cách một khoảng cách năm giờ bay) vào tối
thứ năm, 7 tháng 11. Trong ba ngày ở giữa, ông đơn
thuần “biến mất” trong thinh không. Chính phủ Mĩ từ
chối báo cho luật sư của ông nơi ông đang ở. Về sau
điều đó được cảnh sát trưởng liên bang của Oklahoma,
Stuart Ernest, xác nhận rằng ông đã ở đêm đầu tiên (4
tháng 11) tại nhà giam quận của thành phố Oklahoma,
bang Oklahoma. Quận trưởng cảnh sát của nhà giam
quận, Sharpe, chối việc ông ở đó, nhưng việc tìm kiếm
tầng hầm để lộ ra rằng một ‘David Washington’ của thị
trấn Rajneeshpuram đã ở đó trong ngày 4 tháng 11. Hai
đêm tiếp ông ở trại cải tạo liên bang bên ngoài Thành
phố Oklahoma, theo lời cảnh sát trưởng liên bang.
Bhagwan Shree Rajneesh, người được coi như nhớ
toàn bộ về các sự kiện này, dứt khoát chỉ nhớ một đêm
ở đó - chỉ một đêm, ông nói, lúc ông có một giấc ngủ
thực sự say! Trong những giờ đầu của ngày 7 tháng 11
một trong những luật sư của ông đã lần ra dấu vết ông.
Luật sư, Bill Diehl, đã được cho biết rằng Bhagwan đã
bị giữ tại Oklahoma trong ba đêm thay vì thông thường
một đêm vì có sự thay đổi bất ngờ và không dự kiến
trước trong lịch bay. Ngay trước khi Diehl tới, viên
cảnh sát trưởng đã nói với báo chí, những người cũng
theo dõi Bhagwan xuống, rằng Bgahwan có lẽ vẫn còn
ở Oklahoma thêm ba đến bốn ngày nữa. Tuy nhiên sau
khi Diehl bắt đầu dò tìm vào vấn đề thì Bhagwan ngay
lập tức đã bay xuống Portland.
4. Toàn bộ ngày hôm đó (7/11) và trong những ngày tiếp
theo, Bhagwan Shree Rajneesh bị chứng nôn mửa
nghiêm trọng, đau đầu và ăn không ngon. Trọng lượng
ông sụt xuống 140 pound từ mức 150 pound. Ông được
thả tại nhà tù Portland vào tối 8 tháng 11 và mất cả
tuần sau đó điều trị thuốc men tại nhà.
5. Vào ngày 14 tháng 11, Bhagwan Shree Rajneesh được
lệnh rời khỏi Mĩ. Ông bay tới Himalayas nơi hàng trăm
đệ tử bắt đầu tụ họp để gặp lại ông. Tuy nhiên, lần đầu
tiên, lịch nói chuyện hàng ngày của ông thường bị ngắt
quãng bởi các cơn bệnh.
6. Trong suốt hai năm sau thân thể yếu đuối của ông
không chống đỡ nổi hết bệnh tật nhỏ nọ đến bệnh tật
nhỏ kia. Hiếm khi có được sáu tuần trôi qua mà việc
nói chuyện không bị cắt bỏ vì ông bị cảm hay bị các
bệnh tật khác. Đôi khi trong thời kì này ông để ý rằng
ông đã rụng nhiều tóc, và rằng phần tóc còn lại thì trở
thành bạc trắng. Ông cũng thấy rằng thị lực suy giảm
đến điểm ông không còn có thể đọc được sách, và ông
bắt đầu phải chịu chứng đau khớp tay và vai, mà mọi
sự điều trị đều không thể giải quyết được.
7. Tháng 9 năm 1987, Bhagwan Shree Rajneesh lại bị
nhiễm khuẩn tai. Bệnh lập tức được các bác sĩ chuyên
khoa tai, mũi họng điều trị, họ nói sẽ khỏi trong vòng
bẩy ngày. Phải mất bốn mươi bẩy ngày mới chữa được
và Bhagwan Shree Rajneesh gần như chết trong lúc
chữa chạy.
8. Được báo động, các bác sĩ hiểu ra họ đang phải xử lí
với không chỉ là thân thể già đi, mà còn phải có thời
gian để phục hồi từ cách đối xử thô bạo trong tay cảnh
sát trưởng Mĩ. Họ lấy mẫu tóc, máu, nước tiểu của
Bhagwan và chụp X quang xương của ông, để đem tới
phòng thí nghiệm pháp lí tốt nhất ở phố Harley,
London. Một loạt các cuộc kiểm nghiệm kĩ càng được
tiến hành ở đó loại trừ tất cả các chẩn đoán ngoại trừ
khả năng bị đầu độc bằng chất kim loại nặng, có thể là
thallium...
********************************************************
CHƯƠNG 2
BẢN DẠO ĐẦU CỦA TRẬN QUYẾT CHIẾN
Chính phủ Mĩ chưa bao giờ cảm thấy hạnh phúc về
việc Bhagwan Shree Rajneesh ở Mĩ.
Tổng thống Reagan, Chưởng lí Mĩ Ed Meese, luật sư
Mĩ cho vùng Oregon, Charles Turner, nghị sĩ vùng
Oregon Mark Hatfield, và những người khác trong màn
kịch đặc biệt này là những người Công giáo chính thống,
trung thành. Họ tin vào việc Christ sắp tới lần thứ hai và,
đặc biệt hơn, họ phải chuẩn bị cho trận quyết chiến chờ
đợi từ lâu giữa Christ và quỉ satan. (xem Tiên tri và Chính
trị, Người truyền giáo trung kiên trên con đường tới chiến
tranh hạt nhân của Grace Halsell, nxb Laurence Hill,
1986). Họ tin rằng người không là Công giáo đều thuộc
vào quỉ satan, và rằng nghĩa vụ thiêng liêng của họ là
nghiền nát và tiêu diệt “những kẻ chống Christ” như
Bhagwan Shree Rajneesh, ngay cả với giá tính mạng con
người và quyền con người. Rốt cuộc, với ngày tận thế sắp
tới của thế giới trong tầm nhìn trước mắt, (Reagan có lần
đã nói với nhà truyền giáo trên ti vi Him Backer rằng ông
ta tin rằng “chúng ta có thể là thế hệ chứng kiến trận quyết
chiến”), tại sao phải bận tâm tới quyền con người cho
những ai không thừa nhận Christ và do vậy chẳng có hi
vọng nào được cứu rỗi gì cả?
Reagan, có “một người mẹ đã gieo trồng một niềm tin
lớn trong tôi” như ông ta thú nhận với Billy Graham, đã
kiên quyết đưa bản thân mình vào con đường cứu rỗi qua
chiến dịch sốt sắng để đưa việc cầu nguyện vào trường
học, chống lại việc phá thai và chống lại cái ông ta gọi là
“quyền lực ác quỉ”. Trong các bài phát biểu ông ta ám chỉ
một cách bí ẩn (với những người chưa biết) tới cuộc chiến
của ông chống lại sự xâm lấn của “biển băng tối”.
Với những người Công giáo chính thống cuồng tín
này, Bhagwan Shree Rajneesh không chỉ là một bậc thầy
ngoại quốc không tên tuổi nào đó. Ông là mối đe doạ thực
sự. Vào lúc mà giáo đoàn Công giáo đang suy sụp nghiêm
trọng, thì gần hai mươi nghìn người đổ về Rajneeshpuram,
cộng đồng 126 000 a của Bhagwan ở Oregon, để kỉ niệm
bốn lễ hội hàng năm. Và ông đã hấp dẫn ngày càng nhiều
công luận hơn. Giữa tháng 7 và tháng 9 năm 1985, (ngay
trước khi ông bị bắt), Bhagwan đã xuất hiện trên đài
truyền hình quốc gia vào giờ chủ chốt chín lần, kể cả,
“Chào nước Mĩ vào buổi sáng” (17/07) và “Tuyến đêm”
(30/09). Và ông chẳng có gì hay ho để nói về Công giáo
cả. Với logic chính xác tàn nhẫn, ông đã chế nhạo và
xuyên thẳng vào niềm tin của người Công giáo và phơi
bầy ra thái độ đạo đức giả của những người vẫn thuyết
giảng về nó. (Chỉ người lập dị, ông nói, mới có thể rêu rao
mình là đứa con duy nhất của Thượng đế.) Ông cũng quất
mạnh vào Reagan và chính phủ của ông ta, bằng cách lên
án với lời lẽ bốp chát và không khoan nhượng về nền dân
chủ giả hiệu và do người Công giáo thao túng. (“Chẳng có
gì phải chọn lựa nhiều lắm giữa Liên xô và Mĩ - chỉ có
mỗi điều là Liên xô thì thẳng thắn, chấp nhận thẳng thừng
rằng đó là nền chuyên chính của vô sản. Mĩ chỉ là kẻ đạo
đức giả.” Ông nhằm vào các tu sĩ và chính khách xem như
những kẻ làm tha hoá loài người và là kẻ phá huỷ tự do
con người. Ông nói Kinh thánh đầy những chuyện khiêu
dâm, ông gọi Thượng đế là kẻ nói dối lớn nhất mà con
người bịa đặt ra.
Như một tác giả Mĩ có sách bán chạy nhất Tom
Robbins sau này có nói, “Ông hiển nhiên là một người rất
hiệu quả, nếu không thì ông đã không là một mối đe doạ
đến vậy. Ông nói những điều mà không ai có đủ dũng cảm
để nói ra. Một người có tất cả những loại ý tưởng đó, họ
không chỉ là kích động, họ cũng còn mang âm hưởng của
chân lí, điều xua đuổi những ham muốn quái dị về kiểm
toả ... Các nhà cầm quyền trực giác cảm thấy có gì đó
nguy hiểm trong thông báo của Bhagwan. Tại sao ông đã
bị chọn ra cho một loại khủng bố tinh ma mà họ chưa bao
giờ nhắm vào nhà độc tài Filipino hay don Mafia? Nếu
Ronald Reagan có cách thức của mình thì người ăn chay
này đáng phải bị đóng đinh lên thảm cỏ Nhà Trắng. Điều
nguy hiểm mà họ trực cảm được là ở chỗ trong lời nói của
Bhagwan... có thông tin rằng, nếu được hấp thu đúng, có
thể giúp cho đàn ông và đàn bà tháo lỏng sự kiểm toả của
họ. Không có gì đáng sợ cho quốc gia này, hay kẻ đồng
hành tội ác của nó, tôn giáo có tổ chức, nhiều bằng viễn
cảnh toàn dân đều suy nghĩ về chính mình và việc sống tự
do.”
Cho nên việc huỷ diệt “kẻ chống Christ” Bhagwan
Shree Rajneesh và công trình của ông ăn khớp đáng phục
với những mục tiêu Công giáo chính thống của Reagan, và
đã tạo nên bản dạo đầu cho điều Reagan coi như trận
chiến tối hậu đang tới.
Không chỉ có Bhagwan Shree Rajneesh là mục tiêu
của điều Gore Vidal gọi là “sự thèm khát tôn giáo nguyên
thuỷ” của Reagan (Armageddon, Andre Deutsh, 1988).
Chính quyền Reagan đã tung ra một chiến dịch tàn nhẫn
điều tra và hành động pháp lí chống lại Nhà thờ
Scientology, phong trào Hare Krishna, Da Free John, Nhà
thờ Thống nhất (Moonise), và phong trào hồi giáo da đen
và tôn giáo da đỏ. Nhưng, lương thiện nhất phải nói đấy
không chỉ là những người Công giáo chính thống cuồng
tín bị Bhagwan lật nhào.
Từ lúc ông bắt đầu nói, ở Ấn Độ, Bhagwan đã phải đối
phó với việc xa lánh của chính quyền Ấn Độ và tất cả
những người lãnh đạo tôn giáo Hindu khi ông lên án thẳng
thắn giới có uy quyền và tôn giáo chính thức. Khi những
người phương Tây bắt đầu dồn về đạo tràng Poona của
ông trong những năm bẩy mươi thì không chỉ có những
người lãnh đạo nhà thờ phương tây là được báo động về
việc mất “khách hàng” của mình cho ông, mà thậm chí
những chính phủ chính như Tây Đức cũng bắt đầu ra lệnh
điều tra “hiện tượng Rajneesh” (nguyên văn) và đưa ra lời
cảnh báo cho công dân mình phải đề phòng con người
này. (Xem 9/1979, báo cáo “Jugend Religionen”, Berich
der Bunders-Regierung an den Petitionsausschuss des
Deutschen Bundestages.)
Không phải là Bhagwan tán thành bất kì lí do hay tôn
giáo đặc biệt nào, hay chủ trương lật đổ chính phủ, hay
huấn luyện quân đội hay kẻ khủng bố, hay thậm chí lãnh
đạo bất kì tổ chức chính trị hay tôn giáo nào. Ông chỉ đơn
thuần nói về việc nâng cao tâm thức của các cá nhân để
cho họ không còn là nô lệ nữa vào những ước định, dạy
dỗ, xã hội, nền giáo dục, tôn giáo, nhà cầm quyền của họ.
Ông dạy mọi người cách thức sống tự nhiên, đến giản và
hồn nhiên, cách tìm ra tính cá nhân đích thực của riêng họ,
“khuôn mặt thật” của họ, thay vì chỉ là một loại người mà
những kẻ mối lái quyền lực cần để duy trì nguyên trạng
(như người chăn cừu cần đàn cừu).
Lời nói của Bhagwan là vũ khí duy nhất. Nhưng tác
động của những lời này là “đủ xua đuổi những ham muốn
quái dị về kiểm toả.” Việc Bhagwan bóc trần các phương
pháp mà các tu sĩ và chính khách sử dụng dùng suốt trong
nhiều thời đại để kiểm toả con người, để duy trì và làm
tăng quyền lực của riêng họ, hiển nhiên đã chạm nọc sâu
sắc, được đánh giá theo các phản ứng. Gần như mọi thể
chế đã thiết lập trên thế giới - dù là tư bản, cộng sản, Công
giáo, Do Thái giáo, Hindu hay phát xít, đều lên án ông.
Như họ đã làm với Jesus và Socrates trước ông, những
người đã có độc quyền về quyền lực bây giờ muốn huỷ
diệt Bhagwan. (Jesus và Socrates đã bị giết bởi vì họ đã
trở nên phổ biến, và giáo huấn của họ trực tiếp chống lại
những kẻ có quyền lợi - giáo sĩ, kẻ giầu có, kẻ bóc lột -
người kiểm soát chính phủ. Họ đã đe doạ sự cân bằng
quyền lực của nguyên trạng. Bhagwan cũng làm như vậy.)
Những sự kiện chỉ ra rằng ngay từ khi ông tới Mĩ
tháng 6/1981, chính phủ Mĩ đã dựng lên một chiến dịch để
tống khứ Bhagwan ra khỏi nước mình, điều ưa thích hơn
là phá huỷ cả sự kính trọng và việc đi theo ông. (Xem
Nước Mĩ và Bhagwan Shree Rajneesh : Khung cảnh bạo
chúa Công giáo, của Philip J. Toelkes, nxb Rebel
Publishing House, 1988). Ngay lập tức sau khi Bhagwan
chuyển tới Oregon, một người Công giáo chính thống,
nghị sĩ Oregon Mark Hatfield, đã bố trí bổ nhiệm một
người Công giáo chính thống khác, Charles Turner, làm
luật sư Mĩ tại vùng Oregon. Turner, dưới sự hướng dẫn
của Hatfield, chủ mưu nhiều việc điều tra về Bhagwan và
đệ tử ông để quấy nhiễu cộng đồng Rajneesh trong bốn
năm sau đó.
Tư liệu do luật sư của Bhagwan khám phá ra theo Luật
thông tin và tự do Mĩ để lộ ra rằng cơ quan chính phủ đều
có dính líu vào dự án này, từ Sở di trú tới Giáo dục, từ cơ
quan thuế tới bộ tư pháp, từ thuế quan tới cơ quan y tế và
phúc lợi xã hội. Tư liệu cũng chỉ ra rằng FBI đã dành
nhiều năm điều tra về những người theo Bhagwan để cố
chỉ ra rằng họ đã tham dự vào “buôn bán ma tuý và làm
tiền giả.” Mặc dầu họ không tìm được bất kì bằng chứng
nào, Bộ ngoại giao Mĩ vẫn gửi telex sang các nước đã đề
nghị cho Bhagwan ở lại sau khi rời khỏi Mĩ, nói rõ rằng
những người đi theo Bhagwan đã tham dự vào buôn bán
ma tuý, buôn lậu vũ khí và mãi dâm. Các tư liệu khác thu
được cũng chỉ ra rằng từ 1981 đến 1982 Cơ quan phòng
chống ma tuý Mĩ đã kiểm tra ngầm các thành viên cộng
đồng thông qua các toà đại sứ Mĩ ở Ấn Độ, Bỉ, Hà lan,
Đức và Anh. Tư liệu này cũng chỉ ra rằng đến 1983 Bộ tư
pháp Mĩ đã dùng văn phòng của FBI ở Las Vegas để điều
phối nhiều cuộc điều tra về Bhagwan và các tổ chức có cơ
sở tại cộng đồng. Hàng nghìn đô la và giờ làm việc đã
được đổ ra trong nỗ lực của chính phủ suốt bốn năm trời.
Ban đầu sự tập trung nhằm vào đến của Bhagwan xin
thường trú như một bậc thầy và nhà lãnh đạo tôn giáo.
Một người như vậy tự động có được quyền thường trú.
Chính phủ Mĩ phản ứng nhanh chóng. Một loạt các
telex đã được gửi từ các quan chức Bộ ngoại giao Mĩ ở Ấn
Độ về Sở di trú tại Washington, DC, với những câu
chuyện tiêu cực và không thể tin được với ngụ ý về
Bhagwan và đạo tràng của ông. Trên cơ sở những bức
telex này, chính phủ Mĩ đã từ chối việc đến của Bhagwan
như một nhà lãnh đạo tôn giáo.
Lí do được nêu ra là ở chỗ giáo huấn của Bhagwan là
“vô thần về tôn giáo,” và rằng ông không thể là một bậc
thầy vì ông “im lặng”. Điều này khơi ra sự phản đối kịch
liệt từ các nhà chuyên môn tôn giáo trên khắp Mĩ, và thực
tế trên toàn thế giới. (Xem Bhagwan Shree Rajneesh : The
Most Dangerous Man Since Jesus Christ, Sue Appleton,
The Rebell Publishing House, 1987). Điều đó cũng đem
lại sự nhắc nhở cho chính phủ từ phía các luật sư của
Bhagwan rằng những lí lẽ để từ chối là phi hiến pháp thô
bạo và vi phạm luật lệ riêng của Sở di trú. (Chính phủ Mĩ
không được phép về mặt hiến pháp và luật lệ để ưa
chuộng một tôn giáo này hơn tôn giáo khác và đưa ra các
luật lệ về sự hợp lệ của bất kì niềm tin hay giáo huấn tôn
giáo nào).
Chính phủ nhanh chóng rút lại lời từ chối của mình và
chuyển vấn đề “để xem xét lại.” Trong khi đó, bản sao của
các telex gốc của Bộ ngoại giao đã được dò rỉ một cách
nặc danh cho luật sư của Bhagwan. Khi phải đối chất,
chính phủ phủ nhận sự tồn tại của những bản telex này.
Luật sư của Bhagwan ra toà và hỏi được một mệnh lệnh
ép chính phủ tạo ra chúng. Họ đã làm. Nội dung của các
bản telex này nhanh chóng và dễ dàng được chứng minh
là giả mạo. (Xu hướng của chính phủ Mĩ để tạo ra và lan
truyền thông tin sai, hay “thông tin lạc hướng”, để xúc tiến
các mục tiêu chính trị của họ bây giờ ai cũng rõ. Năm
ngoái điều này được làm sáng tỏ với việc phát hiện ra rằng
chính phủ đã có cân nhắc kĩ càng “làm dò rỉ” cho báo chí
thông tin sai rằng họ đang lập kế hoạch tấn công Li bi lần
thứ hai và ném bom Kadaffi. Quả thực năm 1985 Carl
Jensen, Giám đốc “Dự án bị kiểm duyệt”, một dự án
nghiên cứu phương tiện truyền thông tại đại học bang
Sonoma, California, đã phát biểu rằng, “Lời cảnh báo
nghiêm trọng nhất trong kết quả năm nay là nỗ lực còn ít
được biết tới của chính quyền nhằm kiểm soát thông tin
bằng cách dùng các cơ quan liên bang cho các mục tiêu
chính trị... và, lần đầu tiên, phân phát một cách chính thức
các thông tin sai lạc.”)
Chẳng bao lâu sau khi những bức telex của Bộ Ngoại
giao về Bhagwan bị chứng minh là đầy những thông tin
sai thì chính phủ mới ban cho ông qui chế của bậc thầy tôn
giáo. Tuy nhiên, Sở di trú Mĩ lại từ chối hoàn toàn bước
thứ hai của tiến trình này - thay đổi qui chế của Bhagwan
từ ‘du lịch’ sang ‘thường trú’.
Luật sư Mĩ người Công giáo chính thống cho vùng
Oregon Charles Turner sau này thú nhận, một cách tự hào,
rằng sự chậm trễ bất hợp pháp (điều đó vi phạm luật liên
bang và qui định INS) trong việc xử lí đến xin thường trú
của Bhagwan là một phần của kế hoạch chính phủ để có
thời gian cho tới khi đưa ra được một loại buộc tội ông.
Một khi Bhagwan đã được ban cho qui chế thường trú
vĩnh viễn thì còn khó khăn hơn nhiều cho chính phủ để
đẩy ông ra khỏi nước, vì như một cư dân thường trú ông
sẽ có thể ra toà và tranh đấu với bất kì nỗ lực nào như thế.
Phát biểu của Turner còn được làm vững thêm bởi các
biên bản của INS mà luật sư của Bhagwan thu được. Các
biên bản phát biểu một ý đồ tiếp tục điều tra về Bhagwan
cho tới khi có thể tìm được một cơ sở để từ chối đến xin
thường trú của ông. Đó là điều bất hợp pháp rành rành.
Các cuộc điều tra làm lộ ra điều gì đó mà qua đó việc
bắt giữ Bhagwan rõ ràng được chỉ đạo từ trên chóp. Luật
sư của Bhagwan thu được một bản sao bức thư năm 1982
ở Nhà Trắng xác nhận một cuộc đối thoại về giám sát
bằng máy bay đối với Rajneeshpuram, và một cam kết
dùng bất kì nguồn tài nguyên nào cần thiết để tiếp tục điều
tra cho tới khi có thể tìm thấy một điều gì đó chống lại
Bhagwan. Bức thư cũng bầy tỏ mối quan tâm rằng khối
lượng đầu tư vào Rajneeshpuram của những đệ tử
Bhagwan chứng tỏ một sự cam kết ở lại mà không dễ cho
sự quấy rối của chính phủ cản lại được. Chữ kí của tác giả
đã bị bôi đen nhưng các nguồn tin đều chỉ ra rằng có lẽ đó
là của người Công giáo chính thốnng viên Chưởng lí Mĩ,
Edwin Meese.
Các cuộc điều tra tiếp tục trong bốn năm mà chẳng kết
quả gì. Cuối cùng trong năm 1985, luật sư của Bhagwan
bắt đầu gây sức ép pháp lí lên chính phủ Mĩ. Họ đến toà
án liên bang yêu cầu rằng INS phải phân xử đến xin
thường trú của Bhagwan.
Đồng thời Bhagwan bắt đầu nói trở lại với công luận,
và ông đã mở ra những cuộc công kích kịch liệt chống lại
chính phủ và người Công giáo giả mạo. Các phóng viên
vô tuyến truyền hình và báo chí đánh lẫn nhau để phỏng
vấn ông khi tên ông, ảnh và lời phát biểu được công bố và
phát trên toàn nước Mĩ. Sự chú ý không làm hài lòng
những người trong chính phủ đang cố gắng đuổi Bhagwan
ra khỏi nước.
Điều đó cũng không làm thư kí riêng của Bhagwan,
Sheela, hài lòng. Trong khi Bhagwan còn im lặng thì
Sheela đã đạt tới tiếng tăm đáng kể (hay khét tiếng) như
người phát ngôn duy nhất của ông. Nhưng khi Bhagwan
nói chuyện trực tiếp với báo chí thì thị chẳng được ai để ý
tới, thị mong muốn lắm có được sự chú ý. Vào giữa tháng
9 thị rời bỏ Bhagwan và Rajneeshpuram. Sau khi thị ra đi,
tiếng đồn về sự dính líu của thị vào nhiều việc làm sai trái
đưa tới Bhagwan. Ông lập tức triệu tập cuộc họp báo, qua
đó ông mời các quan chức chính phủ Mĩ tới để trình bầy
về các hoạt động của Sheela. Nói cách khác, chính bản
thân Bhagwan đã lưu ý cho chính phủ về những tội phạm
mà ông tin là người cựu thư kí của mình đã phạm phải.
Ông thường mời tất cả các cơ quan chính phủ tới thành
phố Rajneeshpuram để tiến hành cuộc điều tra đầy đủ.
Ông thậm chí còn sẵn sàng tự mình tham dự vào các cuộc
thẩm vấn để cung cấp cho chính phủ bất kì thông tin thêm
nào về phía mình.
Rajneeshpuram chẳng mấy chốc thành một thành phố
bị bao vây. Nó nhung nhúc các quan chức Bộ tư pháp Mĩ,
văn phòng Chưởng lí Mĩ, FBI, Cơ quan kiểm tra rượu,
thuốc lá và vũ khí, Văn phòng quận trưởng cảnh sát quận
Wasco, văn phòng quận trưởng cảnh sát quận Jefferson,
cảnh sát bang Oregon và cảnh sát thành phố Dalles. Trong
năm tuần họ đột kích vào các văn phòng và mang đi các
hồ sơ, thẩm vấn người thường trú và lục lọi trong nhà và
cửa hàng. Họ thậm chí còn tiến hành cả những cuộc lùng
sục bất ngờ bằng cách chĩa súng vào khu dân cư nằm ngay
trên các văn phòng mà đã được họ thuê. Khi họ mặt đỏ
gay trở xuống cầu thang, vẫn lăm lăm súng trong tay mà
chẳng thu được gì trong tay cả, họ đã bảo với viên trưởng
lực lượng cảnh sát Rajneeshpuram đang giận dữ (người
không được báo gì về “cuộc lùng sục” này) rằng họ đi tìm
việc đặt máy nghe trộm trong phòng ngủ tầng trên vì họ sợ
cuộc điều tra của mình bị kiểm soát!
Với tất cả những điều làm nhặng sị chính thức lên, các
nhà điều tra cũng chẳng tìm thấy điều gì chống lại
Bhagwan cả. Họ thậm chí cũng không nhận lời đề nghị
của ông về việc được thẩm vấn. Charles Turner, luật sư Mĩ
cho vùng Oregon, vài tháng sau thừa nhận điều đó, sau khi
Sheela đã bị kết án và bị xử phạt bởi những tội lỗi do
Bhagwan tiết lộ. Được hỏi trong cuộc họp báo tổ chức
trong văn phòng mình ở Portland ngày 22/06/1986, tại sao
Bhagwan lại không bị kết án mà lại bị tống vào tù, Turner
trả lời rằng, “Chính phủ đã đạt được mục đích của mình là
phá huỷ cộng đồng và tống Bhagwan ra khỏi đất nước. Và
không có bằng chứng gì gắn Bhagwan vào bất kì tội lỗi
nào cả”!
Một cách ngẫu nhiên, một trong các luật sư của
Bhagwan, Jack Ransom, đã có mặt trong cuộc họp báo đó.
Sau đó ông ta tới đài truyền hình để xin một bản sao băng
video lời chú thích của Turner, ông được bảo rằng băng đã
bị chính phủ “yêu cầu” lấy lại và rằng “không có bản sao.”
Thực tế chính phủ đã tìm thấy cái gì đó trong suốt bốn
năm và hàng nghìn đô la đổ ra cho cuộc điều tra - khả
năng là một số đệ tử người nước ngoài của Bhagwan đã
cưới công dân Mĩ để ở lại nước Mĩ. Bồi thẩm đoàn liên
bang đã nhóm họp để điều tra những đám cưới cho là giả
này - mười sáu trường hợp nghi ngờ trong toàn bộ năm
nghìn cư dân của Rajneeshpuram.
Chính phủ đã đập vụn đến đáy thùng. Cho dù không
có bất kì đám cưới nào như thế, thì vẫn cứ cố buộc
Bhagwan vào, họ giống như Mafia buộc Giáo hoàng vào
tội buôn ma tuý - đặc biệt khi quan điểm của Bhagwan
chống lại hôn nhân ai cũng rõ. Nhưng chính phủ vẫn cố
gắng.
Vào thứ tư, 23/10/1985 viên chủ tịch bồi thẩm đoàn
trao cho Charles Turner một bản cáo trạng liên quan tới
những ‘đám cưới giả’ này. Bản cáo trạng chứa ba mươi
hai lời buộc tội chống lại nhiều cá nhân khi vin vào sự
dính líu của họ trong việc tạo ra mười sáu đám cưới với
mục đích lừa dối Sở di trú. Bhagwan cũng bị nêu tên.
Không có lời buộc tội thực sự riêng nào về ông, mà chỉ là
một cớ để vin vào rằng ông “đã giúp đỡ, xúi bẩy, cố vấn,
chỉ đạo, xui khiến và chỉ bảo” cho những đám cưới đó.
Một lời buộc tội thêm nữa rằng ông đã vi phạm luật di trú
bằng cách tới Mĩ theo thị thực du lịch trong khi có ý đồ ở
lại nước Mĩ mãi mãi.
Luật sư và bồi thẩm đã đọc bản cáo trạng ‘bí mật’ này
sau đó rất ngạc nhiên - sau bốn năm điều tra mà chỉ có
những lời buộc tội về Bhagwan được mô tả nặc danh như
“thuần tuý kĩ thuật” và “mỏng như tờ giấy”.
Báo chí chế giễu về những lời buộc tội đám cưới giả.
“Hàng nghìn người đang sống ở Mĩ đều ‘phạm tội’ bởi sự
vi phạm tương tự,” tờ La Domenica del Corriere (Italia)
bình luận về bản cáo trạng này. Joel McNally trong The
Milwaukee Journal, 31/10/ 1985 lưu ý rằng, “Nếu chính
phủ liên bang bố ráp mọi người mà đám cưới của họ là giả
thì phải biến sân vận động thành nhà tù như người ta đã
làm ở Nam Mĩ.”
Về lời buộc tội “có ý định với chủ tâm ở lại nước Mĩ,”
thì các luật sư mô tả điều đó đơn thuần là một sự vi phạm
kĩ thuật mà chẳng bao giờ được dùng làm cơ sở cho việc
buộc tội chống lại người du lịch, người đã định đến để xin
qui chế thường trú. Nếu chính phủ có tìm ra ‘ý định với
chủ tâm’ như vậy thì chính phủ sẽ phủ nhận việc đến của
người đó và trục xuất anh ta. Chẳng cần phải mất thời gian
và tiền bạc ở toà án tội phạm để đạt tới cùng mục đích.
Nhưng để chính phủ tìm ra một nền tảng để dựa vào
đó công kích kẻ ‘chống Christ’ Bhagwan, đấy quả là
chẳng có giá trị gì...
**************************************************
CHƯƠNG 3
CHÍNH PHỦ CHIẾM TÀI SẢN CỦA
BHAGWAN
Ngày 28/10/1985 chính phủ Mĩ bắt Bhagwan trên cơ
sở bản cáo trạng của bồi thẩm đoàn và giữ ông bị xích và
bị giam, đồng thời che dấu sự kiện này với các luật sư
riêng của ông, trong mười hai ngày.
Ta cứ xem làm sao mà chính phủ phải xoay xở kìm
giữ trong một thời gian dài đến thế một người mà, như toà
án đã xác minh, là một người lãnh đạo tôn giáo nổi tiếng
thế giới không có tiền án tiền sự gì, người không gây ra sự
nguy hiểm bất hợp pháp nào cho công chúng, và người chỉ
đương đầu với những buộc tội rất nhỏ về phạm tội có tính
kĩ thuật, không bạo lực? Có lẽ thích hợp hơn cả - tại sao
chính phủ đã phải dùng một sự vi phạm có tính kĩ thuật
mà thông thường thì chẳng bao giờ được biến thành lời
buộc tội phạm, và điều trong trường hợp xấu nhất thì cũng
chỉ có thể đưa đến việc trục xuất, để ngăn cản Bhagwan
cứ cho là rời khỏi mước Mĩ (Chính phủ cho là Bhagwan đã trốn chạy khỏi nước mình để tránh bị bắt - mặc dầu tại sao, khi biết việc ra đi của ông sẽ bị các nhân viên chính phủ để ý, ông
lại chọn bay hai nghìn năm trăm dặm ngang qua nước Mĩ từ Oregon sang Bắc
California để “chạy trốn” nước này thay vì bay chỉ hai trăm tám mươi dặm lên
phía bắc sang Canada, (một nửa giờ bay), điều chưa bao giờ được chính phủ giải
thích thoả đáng.), và rồi lôi ông qua ngang
nước Mĩ trong mười hai ngày trong xiềng xích, chỉ để ra
lệnh cho ông đi ra thôi ý?
Việc xem xét về các sự kiện và hoàn cảnh xung quanh
việc bắt và giam giữ đưa ra một vài manh mối.
Sự kiện đầu tiên là ở chỗ không có lệnh bắt nào thực
tế được đưa ra đối với Bhagwan, mà cũng không có một
chỉ dẫn thực sự nào rằng một lệnh bắt như thế là có cả.
Trong thực tế người cầm đầu cơ quan cuối cùng có được
bản cáo trạng chống lại Bhagwan, (INS), thực sự đã gửi
một bản ghi nhớ cho các quan chức của mình để ra lệnh
cho họ không bắt Bhagwan trên cơ sở bản cáo trạng này.
(Xem Chương 6).
Nhưng vào giữa năm 1985 tin đồn bắt đầu lan truyền
rằng chính phủ đã triệu tập một bồi thẩm đoàn lớn để điều
tra ‘những đám cưới giả’ tại Rajneeshpuram. Vì Bhagwan
đã sống tách biệt và im lặng với công luận trong ba năm
rưỡi, không gặp ai ngoài thư kí và người phục vụ, cho nên
thực tế ông không thể tham dự vào những vấn đề như thế.
Ông đã, và bao giờ cũng phản đối chống lại hôn nhân, đôi
khi còn gọi điều đó là “sự mãi dâm hợp pháp.” Và nếu
như ông có biết, như chính phủ cho là vậy, về khả năng
luồn lách qua luật di trú Mĩ bằng cách tạo ra đám cưới cho
công dân Mĩ, và bỏ qua hành động như thế, thì người ta ít
nhất cũng trông đợi ông phải làm điều đó cho bản thân
mình trước đã. Điều đó còn dễ dàng hơn nhiều việc tranh
đấu với chính phủ để được thừa nhận như một nhân vật
tôn giáo, và ông sẽ không thiếu gì cô dâu hăng hái. Nhưng
ông đã không làm như thế.
Mặc cho những điều không chắc có về con người của
Bhagwan vẫn được kể ra có liên quan tới bất kì ‘đám cưới
giả’ nào, luật sư của ông vẫn quyết định không tận dụng
các cơ hội. Họ biết quyết tâm của chính phủ để tìm ra một
cái gì đó, bất kì cái gì, để buộc vào Bhagwan. Cho nên họ
tiếp cận tới Viên luật sư Mĩ tại vùng Oregon, Charles
Turner, yêu cầu rằng nếu Bhagwan bị nêu tên trong bất kì
bản cáo trạng nào thì hãy báo cho họ để cho họ có thể thu
xếp cho ông tự nguyện qui thuận tại Porland hơn là phái
cảnh sát tới Rajneeshpuram để bắt ông.
Charles Turner đảm bảo với luật sư của Bhagwan,
Swami Prem Niren và Peter Schey, rằng ông ta sẽ hợp tác
hoàn toàn trong sự kiện như vậy, đồng ý với mối bận tâm
của họ rằng bất kì việc bắt giữ nào tại Rajneeshpuram
cũng đều có thể gây ra một số sự kiện xấu.
Quả vậy, đến cuối tháng 10/1985, bầu không khí xung
quanh cộng đồng đã đạt tới đỉnh cơn sốt. Việc Osho vạch
trần cho công luận về tội phạm mà Sheela đã phạm phải
chống lại công luận và công dân riêng của vùng Oregon
đã được phương tiện truyền thông đại chúng công bố rộng
rãi và gây sự xúc động lớn. Kết quả làm khuấy động sự
thèm khát đẫm máu của những người đã thù địch với
Bhagwan và cộng đồng - và số này cũng có nhiều.
Bhagwan và những đệ tử của mình chưa bao giờ được
chấp nhận ở Oregon. Từ ngay ban đầu “tụi ngoại quốc với
tôn giáo kì lạ” đã bị đối xử một cách nghi ngờ và với sự
thù địch được che giấu mỏng manh bởi những người hàng
xóm Công giáo trung kiên.
Được cảnh báo rằng họ sẽ chẳng bao giờ ở lâu quá
một năm trên vùng trại sa mạc cằn cỗi mà họ đã mua, các
đệ tử của Bhagwan tuy thế đã trụ lại. Bắt đầu chỉ vài chục
người, nhanh chóng trở thành hàng trăm người rồi lên đến
vài nghìn người, họ không chỉ tồn tại trong mùa đông cay
đắng đầu tiên - họ còn thịnh vượng lên. Trong vòng ba
năm, với rất nhiều công trình vất vả không ngếi và nhiều
tiền của, họ đã biến đổi vùng sa mạc thành một thành phố
ốc đảo cho năm nghìn người. Họ xây dựng đường xá, đập
nước và cầu cống, sân bay, khu nhà ngoại ô có điều hoà và
nhà hai tầng có sưởi, trung tâm thương mại và khu văn
phòng, trang trại nuôi gà và nơi làm bế lớn, trang trại
trồng rau rộng năm mươi a, ba nhà ăn, một sàn nhẩy, một
phòng họp rộng hai a, một khách sạn bốn mươi bẩy phòng
sang trọng, và nơi sinh hoạt lễ hội tạm thời và các tiện
nghi cho mười lăm nghìn người. Họ có một đội trên một
trăm xe ô tô hiện đại, nhiều xe tải, xe kéo, xe ủi đất, trang
thiết bị làm đường và xây đập, năm máy bay và một trực
thăng, và hệ thống vận tải 100 xe buyt. Họ có hệ thống
cấp nước và thải nước phức tạp, một trạm phát điện con,
các xưởng kĩ nghệ nhẹ, dùng nhiệt mặt trời, bệnh viện và
các tiện nghi nha khoa, một trường học, cơ quan bưu điện,
toà thị chính và trạm cứu hoả, cửa hiệu, tiệm kem, xưởng
bánh và xưởng làm món pizza. Họ tưới tiêu và trồng cấy
trên đất vốn đã bị bỏ hoang trên năm mươi năm (đó là nơi
trại cừu đã bị điêu tàn). Họ làm vườn nho và hàng nghìn
cây cối, thảm cỏ và vườn. Họ có một ban nhạc miền tây và
đồng quê, một ban nhạc jazz, một ban nhạc rock và một
dàn nhạc thính phòng. Và họ nhảy múa và hát rất nhiều.
(Sự kiện rút ra từ Eugene (OR) Register-Guard,
25/11/1984; POL Magazine (Australia), 10/1984; West
Australian Sunday Times, 28/07/1985).
Các đệ tử của Bhagwan ham thích cuộc sống. Họ
mang chín mươi ba xe Rolls Royce tới cho Bhagwan dùng
- đấy là cách họ chế giễu chủ nghĩa vật chất Mĩ. Nhưng
chẳng ai đánh giá cao trò đùa đó cả.
Đầu tiên là những người Công giáo vùng Oregon bị
choáng váng. Rồi, khi họ hiểu ra rằng đệ tử của Bhagwan
không chỉ thành công mà còn thành công một cách sang
trọng thì họ trở nên thèm muốn và ghen tức. Vùng trung
tâm Oregon thì nghèo. Những chủ trại lân cận, mặc dầu có
đất mầu mỡ hơn đất của cộng đồng, vẫn chỉ có một cuộc
sống đạm bạc. Và cuộc sống sợ Thượng đế của họ không
cho phép có nhiều niềm vui. Họ từ chối lời mời tới thăm
khu trại để thấy tận mắt điều gì đang xảy ra, thay vì thế ưa
thích lên án nó từ xa. Họ bắt đầu thành lập các ban cảnh
giác và lái xe đi lại với dòng chữ dán trên tấm chắn “Thà
chết còn hơn tụi đỏ” (các đệ tử của Bhagwan hay mặc áo
thụng đỏ). Họ phân phát áo phông và mũ cát vẽ vạch xoá
lên hình mặt Bhagwan, và tổ chức các cuộc họp tại đó các
nhà truyền giáo khuơ bản Kinh thánh trong tay cảnh báo
về cộng đồng của lũ quỉ satan và những người tôn thờ quỉ.
Họ sẽ hẳn vui mừng khi thấy cộng đồng thất bại. Ngay
cả các chính khách địa phương cũng trở nên quan tâm. Tại
đây đang xuất hiện một thành phố mô hình là “thiên
đường cho các nhà môi trường,” (Sueddeutshe Zeitung,
(Thuỵ sĩ), 4/11/1985), nhưng nó lại do một bọn ngoại đạo,
bọn tôn thờ con người thay vì cây thánh giá, cai quản, và
do đó dứt khoát là “xa lạ với phong tục Mĩ”. Và trên mọi
thứ khác, nơi đó hấp dẫn hàng trăm thanh niên Mĩ đầy
sáng tạo và được giáo dục cẩn thận, những người đáng
phải đi tới nhà thờ như cha mẹ họ.
Công giáo không quen với việc giới trí thức trẻ sáng
láng “bị cải đạo” xa khỏi khuôn mẫu. Và người của nó
phản ứng lại mạnh mẽ. Việc tiết lộ của Bhagwan về
Sheela vào tháng 9/1985 đã mở cửa cống cho tất cả những
xúc động bị dồn nén này. Những nhóm om sòm tò mò,
giận dữ, bực bội và những người bạo hành hết sức bắt đầu
tụ họp thật đông như những khách thăm viếng. Tất cả đều
thấy đây là cơ hội của mình để bày tỏ những định kiến của
họ chống lại Bhagwan. Đe doạ và đòi hỏi rằng Bhagwan
và các sannyasin của ông phải rời khỏi nước họ đã vào -
một số còn buông ra lời tục tĩu, một số gợi lên lời cảnh
báo và tiên đoán khủng khiếp trong Kinh thánh, nhiều
người đơn thuần bạo hành đe doạ. Tốp “khách thăm” này
tụ tập bên ngoài khu buôn bán và tiệm ăn của
Rajneeshpuram và hô to và vẫy những biểu ngữ yêu cầu
rằng những người theo Rajneesh (mà tuyệt đại đa số đều
là người Mĩ) phải quay trở về Ấn Độ. Nhiều nhóm hát lên
bài thánh ca và truyền tay nhau các tờ rơi cảnh báo cư dân
ở đây phải rời bỏ “Thành phố Satan tội lỗi” trước khi quá
muộn. “Jesus yêu mến các bạn” những giọng khàn khàn la
hét, “ Hãy ăn năn ngay bây giờ đi!” Những chủ trại địa
phương và người lái xe tải dồn về thành phố vẫy súng và
bắn bừa vào biển hiệu bưu điện. Có một cảm giác rõ ràng
về một kiểu hành hình sắp xảy ra.
Quả thực hai năm rưỡi sau đó, vào tháng 2/1988, tên
giết người bị kết án John Wayne Hearn thú nhận ở Toà án
quận liên bang Houston rằng trong năm 1985 một chủ trại
vùng Oregon đã tiếp xúc với hắn ta để đặt vấn đề cho nổ
bom nhà cửa ở Rajneeshpuram. (The New York Times,
21/02/1988).
Được báo động rằng mọi việc có thể tuột khỏi tầm tay,
các cố vấn mới của Bhagwan, Hasya và John, quyết định
đưa ông tránh đi vài tuần cho tình hình dịu đi và báo chí
cùng các nhóm điều tra của cảnh sát rút đi.
Một người bạn giầu có, Hanya, đã hiến tặng ngôi nhà
đẹp của cô ấy ở vùng đồi núi yên bình Bắc California, và
điều đó dường như hoàn hảo. Hiển nhiên từ những cú điện
thoại và thư đe doạ nói lên rằng Bhagwan là tiêu điểm của
sự phẫn nộ của những người Oregon, và với việc ông xa
khỏi khu trại một thời gian, việc bạo hành ầm ĩ sẽ nhanh
chóng tiêu tan.
Vào chiều ngày chủ nhật, 27/10, Niren kiểm tra lần
nữa với luật sư Mĩ Charles Turner. Không, ông ta nói,
không có bản cáo trạng nào chống lại Bhagwan, và chẳng
có gì nói trước rằng ông ta biết về điều đó. Ông ta đã nói
dối. Vào chính thời điểm đó một bản cáo trạng có đóng
dấu nêu tên Bhagwan vì vi phạm luật di trú, được bồi
thẩm đoàn chuyển tay hôm thứ tư, đã nằm trong ngăn kéo
tủ ông ta.
Tại sao Turner lại nói dối? Liệu ông ta có trù tính nuốt
lời hứa với các luật sư và cứ để cảnh sát bắt giữ tại Trang
trại, và có thể có bạo hành? Có lẽ ông ta hi vọng, hay thậm
chí đã trù tính bày đặt, một sự bùng nổ bạo hành mà sẽ
cho phép quân đội chính phủ khai hoả vào các sannyasin.
(Hàng trăm Vệ binh quốc gia đã đóng trại gần kho vũ khí
The Dalles, “báo động hoàn toàn”, từ tuần trước.) Một thủ
thuật như vậy đã có lợi cho chính phủ nhiều, nhiều lần
trong quá khứ - tại các cuộc tụ tập và biểu tình chính trị,
Tại Wonded Knee, tại trường Billy Jack ở New Mexico,
và ở Đại học Kent State. Và đó cũng là cách thức dễ dàng
và rẻ tiền để gạt bỏ “vấn đề Bhagwan” hơn là cuộc chiến
pháp lí kéo dài về những lời buộc tội vu cáo về “vi phạm
luật di trú.”
Dù kế hoạch của ông ta thế nào, Turner cũng không có
cơ hội để làm nó thành kết quả. Sau đó, vào buổi chiều
chủ nhật, Bhagwan đã bay khỏi trang trại trên đường đi tới
Charlotte. Báo chí thấy ông rời đi, các quan chức và nhân
viên chính phủ, những người ở trang trại, cũng thấy vậy.
Những cú điện thoại về tin này lập tức được báo cho
Portland, kể cả một cú điện thoại của một sannyasin, Ava,
báo cho văn phòng luật sư Mĩ.
Niren điện thoại cho anh bạn luật sư Peter Schey để
báo cho anh ta. Schey không thích ý tưởng này - anh ta
nghĩa rằng với tất cả những tin đồn lan quanh bản cáo
trạng có thể thì việc ra đi tạm thời của Bhagwan có thể bị
hiểu sai. Anh ta gợi ý rằng Bhagwan trở lại.
Hasya và Niren để nhiều giờ tiếp đó cố gắng điện
thoại cho máy bay với lời khuyên của Peter. Họ đã gọi đến
bốn mươi lần. Hai lần họ gọi tới người kiểm soát không
lưu của Bộ phận quản trị hàng không liên bang, người
đang tiếp xúc với máy bay, và đều được hứa rằng thông
báo sẽ được truyền cho máy bay để gọi điện lại. Nhưng
chẳng có cú điện thoại nào gọi về cả. Về sau người ta mới
xác định được rằng Bộ tư pháp Mĩ đã chỉ thị cho Bộ phận
quản trị hàng không liên bang không được truyền bất kì
thông báo nào tới máy bay. Nghĩ lại thì đây là một sự triển
khai độc ác. Nhưng vào lúc đó Hasya đã không lo lắng
đúng mức - cô ấy điện thoại về nhà của Hanya muộn hơn
vào đêm đó.
Cô ấy sẽ có một chút lo lắng hơn nếu cô ấy chứng kiến
được sự đón tiếp đã được chuẩn bị tại sân bay Charlotte.
Cảnh sát trưởng Mĩ vùng Bắc California vừa mới nhận
được một cú điện thoại khẩn từ văn phòng luật sư Mĩ ở
Portland, báo rằng máy bay có chở kẻ trốn chạy luật pháp
nguy hiểm và có vũ trang, và rằng hành khách cần phải bị
bắt giữ. Ông ta lao vào hành động.
Hanya, sốt ruột chờ đợi đón mừng Bhagwan đến thành
phố cô, nghe tin máy bay của ông bay tới và bước ra từ
phòng đợi VIP của sân bay - đi thẳng vào với một cặp
xích tay và một khẩu súng. Khi máy bay chạy đến điểm
dừng, đèn pha rọi chiếu ra và mười hai lính gác vũ trang
chạy tới vây quanh, chĩa súng vào buồng lái và vào cửa
mở. Nhiều lính gác nữa bâu quanh những lính gác có vũ
trang này từ xa. Bhagwan và những người đồng hành
trong kì nghỉ bị ra lệnh rời khỏi máy bay giơ hai tay lên
trời, bị đẩy sang bên máy bay, bị súng dí vào đầu, tay bị
xích và đẩy vào từ trong một chiếc xe có còi báo động ầm
ĩ.
Việc bắt giữ tội phạm theo đúng sách giáo khoa...
Ngoại trừ mỗi điều không có lệnh bắt giữ. Và cũng không
có kẻ phạm tội. Điều mà cảnh sát trưởng Mĩ đã không
được bảo cho biết là ở chỗ những lời buộc tội trong bản
cáo trạng chống lại Bhagwan là phạm tội liên bang, (vi
phạm luật di trú), chứ không phải là phạm tội bang. Việc
vi phạm “trốn xét xử của toà án” chỉ xuất hiện khi một
người bị truy tố trốn khỏi bang này sang bang khác để
tránh bị bắt vì phạm tội bang, hay khi anh ta cố rời khỏi
quốc gia để tránh bị bắt vì phạm tội liên bang. Cáo trạng
về Bhagwan là ở mức liên bang, và nếu kế hoạch của ông
mà là trốn để khỏi bị bắt thì ông đáng phải nhằm sang
Canada, chỉ nửa giờ bay từ Oregon, chứ không phải là du
hành năm giờ rưỡi ngang nước Mĩ tới Bắc California.
Việc du hành của ông từ bang Oregon sang bang Bắc
California là không phạm luật - ông không trốn chạy sự
buộc tội bang và không có lệnh bắt giam ông với bất kì sự
vi phạm luật liên bang nào. (Bản cáo trạng không phải là
lệnh bắt giữ.)
Cho nên việc bắt giữ chĩa súng gây xúc động, khó chịu
này là không biện minh được về mặt luật pháp. Quả thế
quan toà Mĩ ở Charlotte chẳng vội vã để về sau bác bỏ
những lời buộc tội Bhagwan về việc trốn chạy khỏi luật
pháp. Nhưng bởi thế ông đã bị cảnh sát trưởng Mĩ bắt giữ
trong năm ngày. Và bởi thế mà trợ lí luật sư Mĩ cho vùng
Oregon, Robert Weaver, đã thu xếp để thuyết phục quan
toà rằng Bhagwan nên tiếp tục bị giam giữ cho tới khi ông
ấy trở về Oregon để trả lời những sự buộc tội trong bản
cáo trạng.
Lí do của ông ta là gì? Weaver đã báo cho quan toà
rằng nếu Bhagwan được thả ra theo thủ tục bảo lãnh thông
thường thì có thể là một số đệ tử của ông ấy sẽ cố giết chết
ông ấy hay có thể là ông ấy tự tử. (Xem Greensboro (Bắc
California) News Record, 31/10/1985 và San Francisco
Chronicle, 31/10/1985). Bằng cớ được nêu ra để hỗ trợ
cho khái niệm này là một báo cáo từ cảnh sát trưởng liên
bang rằng ông ta đã nghe Bhagwan nói rằng ông ấy sẽ
uống thuốc và không bao giờ dậy nữa, và một tiết lộ trước
đây của Bhagwan cho công luận rằng Sheela và đồng bọn
của thị (những người lúc đó đang ở Đức) đã định đầu độc
người chăm sóc sức khoẻ và người giúp việc của ông.
Điều kì lạ là một người có toàn bộ niềm tin tôn giáo là
việc khẳng định sự sống và người đã dành năm ngày trước
đấy trong giam cầm vẫn mỉm cười và đùa với các phóng
viên báo chí ngay cả khi ông ấy đã bị xích tay chân, thế
mà lại nói tới ý định tự tử. Cũng kì lạ nữa là một người chỉ
đối mặt với hai điều buộc tội nhỏ mà nhiều nhất thì cũng
chỉ dẫn tới trục xuất, và người đã nhận được hàng trăm
bức thư và điện tín, điện thoại ủng hộ hàng ngày gửi từ
khắp nơi trên thế giới tới, lại bị coi như có thể có nguy cơ
tự tử. Điều đáng quan tâm là lưu ý này lại được viên cảnh
sát trưởng liên bang nói tới, ngay cả lúc Bhagwan còn
đang trong nhà tù quận, (nhà tù quận Mecklenburg), do
bang quản lí. Điều cũng đáng quan tâm nữa là những câu
chuyện này lại được chính phủ cho lưu hành rộng rãi với
giới báo chí. Hồi tưởng lại thì điều đó có thể được xem
như một cố gắng để tạo ra một nguyên cớ, hay ít nhất
cũng là việc qui lỗi, rằng bất kì điều gì cũng có thể xảy ra
cho Bhagwan.
Mặc cho việc thiếu những bằng chứng hỗ trợ cho nỗi
lo sợ của chính phủ về việc tự tử, mặc cho sự kiện là
Bhagwan chưa bao giờ có tiền án tiền sự, mặc cho sự kiện
là những lời buộc tội ông chỉ là những vi phạm kĩ thuật
nhỏ bé và không có bạo hành, và mặc cho sự kiện là các
luật sư của ông đã đưa ra lời cam kết về việc ông tự
nguyện trở lại Oregon, quan toà vẫn ra lệnh rằng ông vẫn
phải bị giam giữ theo quyền liên bang cho tới khi ông tới
Portland.
Quyết định này thật là chấn động - và không chỉ cho
Bhagwan và luật sư của ông. Trong những hoàn cảnh như
được nêu ra ở trên thì thủ tục thông thường là tiến hành
bảo lãnh. Người gian giữ Bhagwan, Sheriff Kidd, đã chắc
chắn về việc thả Bhagwan đến mức anh ta đã đem quần áo
và đồ dùng cá nhân của ông tới toà án để cho ông không
phải quay lại nhà giam nữa.
Các luật sư của Bhagwan lập tức cung cấp cho chính
phủ một chiếc máy bay tư để chở ông bay trở lại Portland
với phi công và cảnh sát trưởng của chính phủ. Chính phủ
từ chối. Thay vì thế Bhagwan bị giữ thêm ba ngày nữa ở
Charlotte - cho tới thứ hai, 4/11.
Vào thứ hai đó ông và luật sư của mình đã được
khuyên rằng ông phải bay về Oregon - một chuyến bay
xấp xỉ năm giờ đồng hồ. Các luật sư và bạn bè của ông lập
tức lấy một chiếc máy bay ở đấy để đợi ông tới. Ông đã
không xuất hiện đêm đó. Rồi ngày hôm sau nữa. Rồi lại
ngày hôm sau nữa. Những cú điện thoại dồn dập gọi về
Charlotte đã xác nhận rằng ông đã rời khỏi đó trên chiếc
máy bay chở tù liên bang vào lúc 5 giờ chiều ngày thứ hai.
Các nhà cầm quyền từ chối nói thêm nữa. Ngay cả những
người phát ngôn báo chí ở đâu cũng có và thạo tin, cũng
mất dấu vết của ông.
Họ đã đem ông đi đâu?
Cuối cùng, vào đêm thứ tư, 6/11, một người rất quyết
tâm và gần kiệt lực Bill Diehl, luật sư vùng Charlotte của
Bhagwan, mới dò ra được dấu vết của ông - tại Oklahoma.
Diehl đã được một nhà báo Oklahoma nói bóng gió rằng
Bhagwan đang bị giữ tại trại cải tạo liên bang ở El Reno,
hai mươi ki lô mét bên ngoài Thành phố Oklahoma. Diehl
lái xe tới đó nhưng bị từ chối không cho vào và bị từ chối
không cung cấp bất kì thông tin nào. Ông lái xe ngược trở
lại thành phố lúc 11 giờ đêm và đánh thức cảnh sát trưởng
Mĩ cho vùng tây Oklahoma, Stuart Ernest. Ernest đồng ý
lái xe quay lại El Reno với Diehl, và quãng 1 giờ sáng đã
xoay xở với ông ta để gặp Bhagwan.
Bhagwan bảo với Diehl rằng đêm trước, khi ông bị
đưa vào nhà giam quận Oklahoma thì ông đã bị buộc phải
đăng kí dưới tên “David Washington.” Ông hỏi Diehl điều
gì đã xảy ra. Diehl không biết. Ông chưa bao giờ trải qua
những việc giống vậy. Ông bắt đầu hỏi lại người phụ trách
nhà tù và phát hiện ra rằng không có kế hoạch ngay cho
Bhagwan tiếp tục hành trình.
Trong thực tế, cảnh sát trưởng Ernest đã ra tuyên bố
với báo chí địa phương rằng chính chiều hôm đó (thứ tư,
6/11) mà “Rajneesh có thể vẫn còn ở Oklahoma thêm vài
ngày nữa trước khi có thể thoả thuận đưa ông tới Portland,
Oregon.” (Daily Oklahoma, 7/11) Báo chí đã buộc Ernest
phải thừa nhận rằng Bhagwan đã từng ở Oklahoma từ thứ
hai “tại một nơi kiểu như giam kín,” mặc dầu Ernest vẫn
“không xác nhận nơi Bhagwan bị giam giữ.” Cảnh sát
trưởng Ernest thừa nhận với Diehl rằng tù nhân tạm
chuyển thông thường chỉ ở lại một đêm ở Oklahoma, bao
giờ cũng tại El Reno, vì máy bay của cảnh sát liên bang
bay theo lịch thường ngày xuyên ngang qua nước Mĩ.
Nhưng, như sau này ông ta nói với luật sư của Bhagwan,
Swami Prem Niren, “bởi lí do nào đó - mà tôi vẫn chưa rõ
tại sao - lịch bay đã thay đổi sáng sớm hôm sau (sau khi
Bhagwan tới từ Charlotte), và tôi được văn phòng cảnh sát
nói rằng Rajneesh sẽ có thể ở lại chỗ tôi quãng bốn ngày.”
Sau khi Diehl yêu cầu về điều đã xảy ra với Bhagwan
và tại sao ông lại bị giữ tại đó một cách nặc danh thì bỗng
nhiên ông được khuyên rằng Bhagwan đã bay tiếp về
Oregon vào cùng ngày. Điều này ít hơn mười hai tiếng sau
khi Ernest đã nói với báo chí Bhagwan có thể còn ở thêm
vài ngày nữa. Để cho đủ chắc chắn, vào quãng 7 giờ sáng
ngày thứ năm, 7/11, Bhagwan được chở ra sân bay và đưa
lên chiếc máy bay chở tù thường lệ, bay từ Oklahoma tới
Seattle qua Arizona và California. Từ Seattle, Bhagwan
bay nhanh bằng một chuyến bay một giờ tới Oregon.
Điều đó làm nẩy sinh vài câu hỏi:
Tại sao chính phủ lại phải cố gắng vất vả như vậy, và
ngược lại tất cả các qui tắc thông thường, để giữ Bhagwan
trong giam cầm?
Tại sao chính phủ không chấp nhận đề nghị của bạn bè
của Bhagwan cung cấp máy bay mà trong đó chính phủ có
thể đưa Bhagwan trực tiếp về Portland thay vì đổi hướng
ông đi khắp nước với một chi phí công cộng đắt đỏ thế?
(kể cả việc bảo đảm an ninh chặt chẽ tại mỗi điểm dừng là
“điều lớn nhất tôi đã từng chứng kiến” như được cảnh sát
trưởng Ernest thú nhận).
Tại sao chỗ của Bhagwan lại phải giữ bí mật, ngay cả
đối với luật sư riêng của ông?
Tại sao cảnh sát Oklahoma nói rằng Bhagwan có lẽ
còn bị giam giữ bốn ngày khi tù nhân tạm chuyển thường
chỉ nghỉ qua đêm ở đó?
Tại sao lịch bay thường lệ lại “thay đổi” (mà quả thực
đã thay đổi) vào đêm Bhagwan tới Oklahoma, để cho ông
bị kẹt ở đó ba ngày?
Tại sao cảnh sát Oklahoma nói với báo chí địa phương
vào chiều 6/11 rằng Bhagwan có lẽ sẽ ở lại đó thêm bốn
ngày nữa, và rồi lại gửi ông ấy đi ngay sáng 7/11, sau khi
luật sư ông bắt đầu yêu cầu? Ông bay theo chuyến bay
chở tù thông thường - tại sao ông đã không được đặt chỗ
để đi đến đó từ trước?
Điều gì đã xảy ra cho Bhagwan nếu Bill Diehl gan dạ
không tìm ra dấu vết ông?
Nhưng dường như là Diehl quá trễ. Có vẻ như là điều
gì đó đã xảy ra cho Bhagwan tại Oklahoma. Trong thực tế
nhiều điều lạ đã xảy ra ở đó. Nhưng ý nghĩa của những sự
kiện này mãi về sau mới được nhận ra.
***********************************************
CHƯƠNG 4
BA NGÀY BỊ MẤT
Khi Bhagwan rời khỏi Charlotte vào thứ hai, 4/11, ông
đã được bay tới Thành phố Oklahoma qua Springfield,
Missouri. Với cuộc hành trình này một ông già năm mươi
ba tuổi không bạo lực lại bị còng tay và xích chân, cả hai
xích đều được nối với một xích khác vòng qua eo.
Bhagwan xuống Thành phố Oklahoma cùng với một
nữ tù nhân và cả hai được viên phó cảnh sát trưởng Mĩ
chở tới nhà giam quận trong Thành phố Oklahoma. Trời
đã tối khi họ đến nhà giam nhưng dưới ánh đèn phố,
Bhagwan có thể thấy một đám đông các phóng viên đang
đứng đợi bên ngoài nhà giam. Chiếc xe dừng lại và một tù
nhân bước ra. Khi viên phó cảnh sát trưởng Mĩ trao gói
quần áo và thuốc men của Bhagwan (về bệnh đái đường
và hen suyễn) ông ta thì thầm với viên lính gác mới của
Bhagwan, “Ông này nổi tiếng thế giới đấy - các phương
tiện thông tin đang tập trung vào ông ấy - cho nên đừng có
làm cái gì trực tiếp - phải rất thận trọng.”
Bhagwan và người nữ tù nhân nghe rõ ràng câu nói
đó. Cô ta lập tức bị đưa ra khỏi xe đi qua đám báo chí
đang chờ đợi và vào nhà giam qua cổng trước. Rồi chiếc ô
tô vòng lại sau nhà giam nơi Bhagwan bị đưa lén vào, bên
ngoài tầm nhìn của báo chí. Bên trong, Bhagwan được
viên phó cảnh sát trưởng trao cho một bản khai và được
dặn phải viết vào đó tên của David Washington. Bhagwan
từ chối, nói rằng đấy không phải là tên ông. Ông được bảo
cho biết sẽ phải ngồi đó cho tới khi viết xong - nếu cần thì
cả đêm. Bhagwan đã mệt - lúc đó là 8:30 tối, và ông vẫn
còn bị xích tay và xích chân trong suốt bốn tiếng. Ông yêu
cầu viên phó cảnh sát viết vào tờ khai, (cho nên chữ giả là
chữ viết của viên phó cảnh sát trưởng), và rồi ông kí vào
đó với chữ kí thông thường của mình, chữ kí duy nhất và
được biết rõ (và hoàn toàn không thể nhận ra được đang
biểu diễn cho bất kì cái gì). Khi viên phó cảnh sát trưởng
hỏi đấy là gì thì Bhagwan nói đấy là David Washington.
Viên phó cảnh sát trưởng cũng phải đã mệt mỏi nữa vì ông
ta cứ để như thế.
Một điều đáng quan tâm về vụ việc này là ở chỗ tên
của viên phó cảnh sát trưởng là Fred Washington. Phần
gợi tò mò về nó là ở chỗ viên luật sư Niren của Bhagwan
sau này được quận trưởng cảnh sát bảo rằng không có bản
ghi nào trong máy tính của nhà giam nói về Bhagwan
Shree Rajneesh hay David Washington đã ở ba đêm ở đó.
Việc ghé qua trại giam của bất kì “khách” nào khác, dù
tạm chuyển thế nào, đều được ghi lại cẩn thận trên máy
tính. Đó là bản ghi của chính phủ bang và Bhagwan thì
không có trong số đó. Chỉ khi Niren xuống hầm và bắt đầu
nói chuyện phiếm với một thư kí thì anh ta cuối cùng mới
có thể định vị được một tài liệu chỉ ra rằng một ‘David
Washington’ của Rajneeshpuram đã ở đó vào đêm 4/11.
Chữ kí phía dưới tờ khai đã bị bôi phủ trắng, (mặc dầu
một vài chỉ dẫn vẫn còn), và cái tên “WASHINGTON,
DAVIS” được gõ dập lên đó. Bản ghi nêu rõ ‘David
Washington’ đã vào lúc 8:35 tối và ra ngày hôm sau lúc
3:15 chiều.
Bhagwan nhớ việc mình ở nhà giam quận Oklahoma
rất rõ ràng. Trên đường đi về phòng giam ông được bảo
hãy lấy một cái đệm. Cái đệm thì mỏng, bẩn thỉu và cổ, và
hiển nhiên là tổ của một bầy gián. Đêm đó thật lạnh.
Phòng giam thì trần trụi, ngoài tấm đệm, không có ai khác
cư ngụ. Cũng chẳng có cửa sổ nào cả. Yêu cầu của
Bhagwan về một cái chăn và gối bị từ chối. Ông không
ngủ được mấy. Vào một giờ nào đó không xác định được
(tường đều tối) người ta đem vào cho ông một bộ chăn
đệm mới, kể cả gối và màn, và thức ăn - hai mẩu bánh mì
nhúng trong nước sốt đỏ có vị lạ (không phải cà chua).
Tuy nhiên gần như ngay lập tức, hay dường như đối với
ông là vậy, một lính gác tới xích ông lại và đưa ông trở về
ô tô.
Phần lớn câu chuyện của Bhagwan được viên cảnh sát
trưởng Oklahoma Stuart Ernest, người sau này thú nhận
với luật sư của Bhagwan, Niren, rằng ở lại nhà giam quận
Oklahoma thay vì ở trại cải tạo liên bang El Reno là điều
bất thường đối với tù nhân tạm chuyển liên bang. Ông ta
cũng có lời với Niren rằng Bhagwan đã bị giữ “cô lập” tại
nhà giam quận Oklahoma và trại cải tạo El Reno, mặc dầu
cả hai nơi giam giữ này đều gặp khó khăn với vấn đề
chung về việc quá đông người bị giam giữ. Ông ta cũng
thú nhận rằng họ đã có “sự thận trọng đặc biệt” với
Bhagwan, và rằng ông đã không được cấp cho thức ăn tù
thông thường mà là “thức ăn đặc biệt” - vì ông ăn chay.
Từ nhà giam quận Bhagwan bị đưa tới trại cải tạo El
Reno. Terry Watford, người quản lí đến vị đó chịu trách
nhiệm về những tù nhân tới, nhớ việc ông tới đó. Anh ta
bảo với Niren rằng Bhagwan tới lúc 7 giờ tối và được đưa
tới nơi canh giữ đặc biệt (một loại giam giữ cô lập) “như
hướng dẫn trước”.
Tại đó Bhagwan bị khoá trong buồng giam với một
người đã ở đó. Người này nhận ra Bhagwan trong ti vi
(việc bắt giữ Bhagwan là mục tin tức sốt dẻo nhất trong
toàn nước Mĩ vào lúc đó). Ông ta cảnh báo Bhagwan đừng
đến gần, vì ông ta đang bị bệnh phỏng rộp nhiễm khuẩn,
và khuyên ông đấm mạnh cửa để báo cho giám ngục và
yêu cầu được chuyển sang buồng khác.
Bhagwan đấm cửa. Một lúc lâu sau giám ngục mới tới,
mặc dầu ông ta ở cách đó mấy phòng thôi. Khi cuối cùng
ông ta xuất hiện, ông ta đi cùng một bác sĩ nhà giam.
Bhagwan nhắc lại điều người bị bệnh phỏng rộp đã nói
cho ông và lập tức được chuyển sang một phòng khác, mà
ông có một mình. (Chỉ trong hai nhà giam này ở
Oklahoma mà Bhagwan có được phòng giam xa hoa cho
mình.)
Bhagwan ngủ rất say đêm đó. Sau này ông nói rằng đó
là giấc ngủ đêm say duy nhất mà ông có được trong toàn
bộ mười hai ngày bị giam hãm của mình. Ngoại trừ điều
đó không phải là mười hai ngày!
Theo Bhagwan, người được coi là nhớ được hoàn toàn
về những sự kiện mà mình tham dự vào (ông đã làm nhiều
người bối rối bởi việc nhớ chính xác một điều gì đó họ đã
nói nhiều năm trước), ông đã mất tám đêm ở Charlotte,
một đêm ở nhà giam quận Oklahoma, một đêm ở trại cải
tạo El Reno, và một đêm ở nhà giam quận Multnomah,
Portland. Tất cả là mười một ngày. Việc đếm ngày và đêm
với báo chí và đệ tử là thường xuyên và nhất quán vào lúc
đó, (xem Light on the Path và India: Coming Back Home,
bài nói của Bhagwan Shree Rajneesh, The Rebel
Publishing House, 1988.)
Chỉ mãi đến khi tôi nghiên cứu về cuốn sách này tôi
mới hiểu rằng con số này không được cộng đúng. Có
mười hai ngày giữa đêm chủ nhật 27/10 khi Bhagwan bị
bắt và tối thứ sáu, 8/11 khi cuối cùng ông được thả ra. Cho
nên một đêm và một ngày đã bị mất. Tôi đã hỏi Bhagwan
về điều này nhưng ông nói tôi phải đã lầm và nên kiểm tra
lại. Tôi đã kiểm tra lại. Và thấy ra sai lầm. Đó là ba đêm
giữa thứ hai, 4/11, khi Bhagwan rời Charlotte, và thứ sáu,
7/11, khi ông tới Portland. Bhagwan nhớ chỉ có hai - một
tại nhà gian quận (thư hai mồng 4), và một tại El Reno nơi
ông ngủ say ngoại lệ. Tôi kiểm tra với El Reno - Bhagwan
đã ở đó hai đêm, 5/11 và 6/11. Nhưng một trong những
đêm này đã bị xoá sạch khỏi tâm thức ông - có thể bởi
thuốc ngủ.
Người ta đã ghi lại sự kiện là ngay khi ông được thả,
khi lần đầu tiên ông bắt đầu nhớ lại kinh nghiệm ở tù và
trước rất lâu khi nổi lên những gợi ý về đầu độc hay gian
trá, Bhagwan nhất quán duy trì rằng ông chỉ ở một đêm tại
trại cải tạo El Reno.
Tại sao Bhagwan lại ‘mất dấu vết’ cả một ngày ở
Oklahoma? Điều gì đã xảy ra ở đó?
Tại sao chính phủ phải đưa lén Bhagwan vào nhà giam
quận Oklahoma khi những từ nhân tạm chuyển của liên
bang bao giờ cũng được đưa tới nhà giam liên bang El
Reno?
Tại sao Bhagwan thừa nhận tại nhà giam quận
Oklahoma dưới cái tên giả ‘David Washington’, và tại sao
không có bản ghi nào về việc ông ở lại trong máy tính của
nhà giam?
Tại sao Bhagwan ra khỏi nhà giam quận lúc 3:15
chiều mà mãi tới 7 giờ tối mới vào El Reno? El Reno chỉ
cách nửa giờ lái xe - Bhagwan đã bị đưa đi đâu, và điều gì
đã xảy ra cho ông, trong bốn giờ chiều ngày 5/11?
Tại sao, khi Bhagwan đập cửa phòng giam tại El
Reno, viên giám ngục lại phải mất thời gian để lôi bác sĩ
trại giam tới trước khi phản ứng? Tại sao ông ta lại nghĩ
Bhagwan cần bác sĩ? Không có mối quan tâm về sức khoẻ
của Bhagwan được biểu lộ trước đó - liệu lính gác có được
báo động rằng Bhagwan có thể bỗng nhiên bị ốm trầm
trọng không? Họ trông đợi tìm thấy cái gì?
*************************************************************
CHƯƠNG 5
BOM TẠI CUỐI CUỘC HÀNH TRÌNH
Bhagwan tới Portland vào lúc 8 giờ tối ngày 7/11. Ông
đã đi bằng máy bay từ Oklahoma từ 8 giờ sáng hôm đó,
dừng trước hết tại Tucson, Arizon, rồi tại Luke AFB,
Arizon, rồi tại Long Beach, California, tiếp đó là
Vandengerg AFB, Calofornia, rồi Sacramento, California.
Máy bay tới Seattle lúc 5 giờ chiều. Tại đó mọi người đều
xuống ngoại trừ Bhagwan. Ông bị giữ trong máy bay thêm
hai giờ nữa, không được thông tin hay không khí trong
lành, sau đó ông được chuyển sang một chiếc máy bay
nhỏ hơn để bay trong một giờ tới Portland, Oregon. Trong
suốt cả ngày ông đều bị xích chân và tay, cả hai xích này
đều được mắc với một xích vòng qua eo.
Tại Portland ông lại được chở xe đi, lần nữa trong
chiếc xe cảnh sát có hú còi báo, tới nhà giam quận
Multnomath mới. Đến lúc này thành phố nhộn nhịp với
các nhà báo và các sannyasin đang lo âu thoáng nhìn về
thầy họ. Cảnh sát trưởng Mĩ của vùng Oregon, Kernan
Bagley, lại gần thư kí của Bhagwan, Ma Prem Hasya và
luật sư của Bhagwan, Jack Ransom, và bảo thẳng thừng
với cả hai rằng nếu có biểu tình hay rắc rối bất kì kiểu gì ở
Portland thì Bhagwan lập tức sẽ bị đưa sang nhà giam
khác, một trong những nhà giam nguyên thuỷ cổ mà đã
từng bị thay thế bởi toà nhà mới, và không ai sẽ biết ông ở
đâu cả. Không điều gì được phép tiến hành theo kiểu biểu
tình, ông ta nói, thậm chí không được có cả một khẩu
hiệu.
Trưa hôm sau Bhagwan bị xích lại và đưa tới toà án
liên bang. Sau kinh nghiệm của mình ở Charlotte, các luật
sư của Bhagwan đã chuẩn bị nhiều kế hoạch khéo léo để
nêu ra cho quan toà như các phương án giam giữ tiếp
Bhagwan - các kế hoạch bao gồm cả việc quản thúc tại
gia, v.v.. Tuy nhiên quan toà Leavy tuân theo thủ tục
thông thường giải quyết cho người lần đầu phạm tội với
tội phi bạo lực, và lập tức cho ông được bảo lãnh. Cả hai
phía đều dịu đi. Các luật sư của Bhagwan phải nhanh
chóng hối hả chuẩn bị phiếu nợ 500 000$, và chính phủ
liên bang thất bại trong trận chiến gay go về việc giam
giữ. Tuy nhiên cũng phải đến gần 4 giờ chiều ngày thứ sáu
và có khả năng là món tiền bảo lãnh không gửi đến đúng
hạn. Bhagwan bị xích tay lại và đưa trở về nhà giam quận
Multnomah.
Khi ông trở lại đó thì ông ngạc nhiên để ý rằng khu
vực tiếp đón ở tầng trệt trống không - chẳng ma nào ở đó
cả. Khi ông hỏi tất cả mọi người ở đâu thì Bhagwan được
trả lời rằng đó là việc đổi phiên. Hau cảnh sát đã mang
ông từ toà án tới trao ông cho người thứ ba và lập tức rời
đi.
Người này đưa Bhagwan vào một phòng nhỏ và bỏ
ông ở đó một mình, bị khoá trái cửa lại. Sau một chốc anh
ta quay lại với thông tin rằng số tiền bảo lãnh đã được gửi
tới và Bhagwan có thể được thả. Người này trao cho
Bhagwan tư trang và một phiếu mẫu để đính vào như giấy
biên nhận của họ. Bhagwan để ý rằng khuôn mặt người
này đầy mồ hôi và rằng phiếu mẫu run rẩy trong tay anh
ta. Bhagwan kí và phiếu mẫu và rồi người này thông báo
rằng anh ta phải đi để lấy chữ kí của sếp vào phiếu mẫu.
Bhagwan rất phân vân. Ông nói rằng phiếu mẫu này đơn
thuần đối với ông chỉ là để thừa nhận rằng ông đã nhận
được đủ tư trang, và rằng không có chỗ nào để cho “sếp”
kí vào đó, và quả thực là không có chỗ trên phiếu mẫu cho
bất kì ai khác kí vào. Người này đơn thuần khoá Bhagwan
lại trong phòng và biến mất.
Trong khi đó thư kí của Bhagwan Hasya đã vội vã từ
toà án nơi cô ấy vừa gửi số tiền, đi tới nhà giam để đón
Bhagwan. Khi cô ấy và hai người nữa cố gắng đi vào từ
cửa trước của nhà giam thì họ bị cảnh sát chặn lại. “Bà
không thể đi vào trong đó được, thưa bà,” họ nói với cô
ấy. “Tôi vào được chứ,” cô ấy trả lời, “tôi tới để đón
Bhagwan Shree Rajneesh, ông ấy đã được thả.”
“Rất tiếc, nhưng không ai được phép vào, có bom gài
ở đó.” Chỉ sau đó Hasya mới để ý đến tất cả mọi người
đều đang đứng quanh bên ngoài - cô ấy cứ tưởng họ là các
phóng viên.
“Nhưng Bhagwan đang ở trong đó!” cô ấy kêu lên.
“Ông ấy sẽ ra lối cửa sau,” là câu trả lời. Cô ấy chạy
quanh khu nhà ra đằng sau toà nhà lớn - chẳng có gì cả,
chẳng có ai cả. Cô ấy chạy trở lại phía trước và hỏi người
bình luận truyền hình điều gì đã xảy ra. Anh ta bảo cô
rằng người ta nhận được những cú điện thoại của cảnh sát
trước đó nói rằng bom đã được gài trong toà nhà và đặt
cho nổ lúc 5:55 chiều. Cảnh sát lập tức cho sơ tán các tầng
thấp và kíp dò bom đang lùng sục chất nổ. Viên phóng
viên truyền hình xác nhận với Hasya rằng Bhagwan đã bị
đưa vào trong toà nhà mà mọi người đã sơ tán hết, và như
anh ta biết thì ông vẫn còn trong đó.
Thế là chắc chắn Bhagwan vẫn còn bị khoá một mình
bên trong vùng tiếp tân ở tầng trệt. Sau khoảng nửa giờ
người coi tù quay lại với phiếu mẫu biên nhận - chẳng có
chữ kí của ‘sếp’ nào cả. Không một lời, anh ta đưa
Bhagwan xuống cầu thang ra ga ra, nơi một chiếc xe cảnh
sát đang đợi.
Trong lúc đó Hasya vẫn điên cuồng chạy quanh cố tìm
xem điều gì xảy ra bên trong - với Bhagwan. Cuối cùng cô
được mách cho rằng một chiếc ô tô đã tới từ ga ra tầng
hầm. Cô chạy quanh lối vào - đúng lúc thấy Bhagwan xuất
hiện từ phía dưới trong xe cảnh sát. Ông bị bỏ lại trên hè
khi những người bạn khác lo lắng chạy tới. Vài phút sau
lái xe của ông xuất hiện với chiếc xe Rolls Royce của ông.
Chỉ mãi về sau, tại sân bay nơi máy bay của ông đang
chuẩn bị đưa ông về Rajneeshpuram, Bhagwan mới được
phóng viên truyền hình cho biết rằng người ta đã tìm thấy
quả bom ở tầng trệt của nhà tù ngay sau khi ông tới đó.
Báo cáo chính thức của cảnh sát Oregon về vụ việc
này (#85-11948) nêu những tuyên bố sau đây của hạ sĩ
cảnh sát Dennis Branagan. “Khi tôi tới làm việc lúc 16:05
ngày 8/11/85, tôi được cho biết là có việc đe doạ tấn công
bằng bom tại Trung tâm Tư pháp và người ta đã tìm thấy
một thiết bị nổ khả nghi (đúng nguyên văn) trong một
trong những tủ khoá của khách thăm ở vùng hành lang.
Tôi lập tức đối phó với vị trí đó và quan sát đám đông
người ở phía trước toà nhà cũng như nhiều phóng viên từ
các đài truyền hình. Phần thấp của Trung tâm tư pháp đã
được sơ tán và các sĩ quan an toàn công cộng đã vây kín
cửa vào và ra.
“Trong hành lang tôi gặp trung sĩ Taylor, viên trưởng
Fessler và Skipper, trung sĩ Jim Davis, sĩ quan Maroni và
các nhân viên PSA. Tôi được bảo cho biết rằng trong khi
kiểm tra vùng này để tìm thiết bị nổ, người ta đã tìm thấy
một túi thể thao trong ngăn tủ #19 trong vùng tủ khoá của
khách thăm. (Chú thích của tác giả: vùng tủ khoá của
khách thăm ở tầng trệt, ngay cạnh vùng tiếp tân nơi
Bhagwan bị giam giữ). Hơn nữa cái túi này có một bo
mạch máy tính thấy được trên đỉnh với dây dợ đi vào
trong túi. Trong khi toán dò bom đang giám định cái túi
thì tôi gọi điện về cảng Portland để xem liệu chó đánh hơi
chất nổ của họ có đấy không, nhưng chúng không có đấy.
Vào lúc đó tôi lại được biết là BOEC (Sở liên lạc khẩn
cấp) đã đặt bẫy bắt số điện thoại để phát hiện máy điện
thoại của người gọi và số này sẽ cho lại địa chỉ. Đồng thời
toán dò bom, sau khi đã giám định thiết bị, buộc một sợi
dây vào nó và sau khi để mọi người ra hết đã kéo cái túi ra
khỏi ngăn tủ khoá. Sau khi giám định cái túi này thì thấy
có những thứ sau:
1. ba sổ ghi môn học mầu xanh lá cây
2. Một cuốn sách “Digital Circuits and Micro-computers”
của thư viện quận Mulnomah - xám và xanh bạc.
3. Quyển sách “Electronic Circuits and Devices,
Electronic Engineẻing Technology EET III” - mầu xám
4. Sổ ghi của “khu trườngIR” - đen và trắng
5. Lịch mùa đông 1986 của trường cao đẳng cộng đồng
Portland
6. sách chủ đề “Norcom” ć giấy 101/2x8
7. A.C.E 218 bộ đánh giá tất cả mạch với dây, di ốt v.v..
8. Hộp nhựa đỏ với chóp đỉnh có chứa dây, điện trở v.v...
9. Túi thể thao xám xấp xỉ 8” x 18”
“Cái tên (đã bị xoá) xuất hiện nhiều lần trong sổ ghi và
đã xác định là chủ thể này được sử dụng như người gác
cổng cho Servomation và thực hiện công việc ban đêm tại
trung tâm tư pháp, làm suốt đêm. Vùng tủ khác này là nơi
các nhân công bên ngoài, cũng như những người khác, cất
giữ an toàn tài sản của mình. Tiếp đó tôi đã nói chuyện
với Marsha Sanford của truyền hình KOIN TV và thu
được phát biểu của bà. Tôi cũng nói chuyện với BOEC và
yêu cầu lấy băng ghi âm về việc đe doạ đánh bom cũng
như gửi cho tôi bản sao của vụ việc này.
“Marsha Sanford kể lại rằng lúc 15:55 ngày
8/11/1985, bà ấy nhận được một cú điện thoại về bàn
mình và người gọi nói rằng ‘Tôi có một tin cấp báo cho
bà, sẽ có vụ đánh bom tại Trung tâm Tư pháp lúc 17:55 ở
giữa tầng ba và tầng sáu.’ Theo bà Sanford thì chủ thể gọi
lại tại trạm điện thoại lúc 17:20 và nói với phóng viên tên
là Ken Body và nói điều gì đó về ảnh hưởng của việc, ‘nó
sắp xảy ra trong vòng hai mươi phút nữa.’ Bà Sanford còn
nói thêm rằng cú điện thoại đầu xuất hiện ngay sau lúc
Kênh 6 đã loan tin sự kiện Bhagwan được phép bảo lãnh.”
Bản báo cáo này cũng nói rằng những cú điện thoại
tương tự cũng nhận được tại Sở liên lạc khẩn cấp, “và
nghe nói cả tại Văn phòng cảnh sát trưởng Portland.” Báo
cáo còn mô tả chi tiết việc điều tra được tiến hành để theo
dõi đe doạ đánh bom. Điện thoại gọi tới BOEC đã bị “đặt
bẫy” để cho người điều tra dò được dấu vết địa chỉ căn hộ
nào đó. Hai chủ nhân của căn hộ đã bị hạ sĩ điều tra giữ
lại, thẩm vấn, và kiểm tra giọng nói xem có sánh với băng
đã ghi lại cú điện thoại đe doạ. Hạ sĩ Branagan báo cáo
rằng, “Tôi đã giải thích cho người bị buộc tội rằng bằng
cách dùng việc phân tích sự nhấn âm lời nói chúng tôi cố
gắng so sánh tiếng nói ông ta với tiếng nói người gọi đã
ghi trên băng. Tôi bảo ông ta rằng việc so sánh tiếng nói
cũng tương tự như việc so sánh vân tay. Rồi người bị buộc
tội bảo tôi rằng tiếng nói ông ta thay đổi hàng ngày. Tôi
bảo ông ấy rằng điều này không đúng và tôi vẫn yêu cầu
rằng ông ấy cho phép tôi ghi băng tiếng nói ông ấy. Rồi
ông ấy bảo với tôi rằng ông ấy sẽ đồng ý ghi băng, nhưng
rồi ông ấy không thể đọc được. Kết quả là ông ta đã được
ghi băng với việc tôi nói từng câu và ông ta lặp lại câu
đó.”
Cả người bị buộc tội cũng chẳng có chứng cớ, và cả
hai đều đưa ra câu chuyện về khách thăm căn hộ của họ,
người đã thực hiện cú gọi điện thoại trong ngày đang xét.
Trong một báo cáo tiếp theo Branagan nói rằng, “nhiều
ngày sau vụ việc nguyên thuỷ, tôi đã nhận được một cú
điện thoại từ một người (tình nghi), người này đã thông
báo cho tôi rằng anh ta và người (đồng tình nghi) của anh
ta đã gặp rắc rối với đường điện thoại. Rõ ràng một bên
khác cũng đang trong cùng đường điện thoại và trong khi
(người tình nghi) đang nói với người trợ giúp danh mục
thì một giọng nói vang lên, “Mẹ kiếp anh, hôn con lừa tôi
ấy.” Người thao tác viên bảo anh ta gọi điện thoại tới dịch
vụ sửa điện thoại.” Branagan kể lại rằng việc điều tra chỉ
ra có rắc rối trên đường điện thoại ngày hôm đó, “rõ ràng
một cặp dây có thể là đường bị đấu chéo.” Anh ta cũng
nói rằng “ai đó với việc sửa điện thoại có thể đã mắc vào
đường này (không có cách nào chứng minh điều này).”
Báo cáo của Branagan kết thúc bất thình lình: “Vào
ngày 30/01/86 tôi đã nhận được một cú điện thoại từ sĩ
quan John Law tại sở nội vụ cảnh sát Portland, người cũng
đang nói (về kẻ tình nghi). Tôi đã thảo luận trường hợp
này với anh ta và anh ta bảo tôi rằng anh ta định lấy bản
sao báo cáo của tôi. Ngày 05/02/86 tôi nói với M. Cooper
của bộ phận an ninh PNB, người bây giờ giải quyết cho
việc tình nghi này. Tôi bảo bà ấy rằng đến 7/02/86 tôi sẽ
có bản sao cho bà ấy.”
Điều đó dường như đã là kết thúc cho vấn đề có liên
quan tới báo cáo của cảnh sát. Nhưng một lần nữa, nhiều
câu hỏi vẫn còn:
Tại sao Bhagwan lại bị đưa vào Trung tâm Tư vấn và
bị bỏ lại một mình trong nơi đón tiếp và vùng khách ở
tầng trệt khi toàn bộ tầng này đã đi sơ tán hết vì việc đe
doạ đánh bom và việc tìm thấy “thiết bị đáng ngờ”? (Ông
có thể bị giam giữ ở ngay toà án trong khi số tiền đang
được gửi tới.)
Liệu đấy có phải chỉ là sự trùng hợp rằng việc đe doạ
đánh bom được thực hiện ngay sau khi có công bố rằng
Bhagwan sắp được thả do bảo lãnh không?
Liệu đây có phải là một biện pháp gây hoảng sợ vì
Bhagwan được bảo lãnh bất ngờ không? Một biện pháp
mà rồi đã bị thất bại khi tiền bảo lãnh cho Bhagwan nhanh
chóng được gửi tới thế? Quả bom giả thiết sẽ nổ vào 5:55
chiều. Toà án thông thường nghỉ lúc 5:30, điều này nghĩa
là Bhagwan sẽ quay về vùng tiếp đón đã được sơ tán hết
vào khoảng thời gian đó. Liệu kế hoạch này bị bỏ đi có
phải vì toà án đã kết thúc sớm hơn một giờ rưỡi, và tiền
bảo lãnh Bhagwan đã được gửi quá mau lẹ, trước 5:55
chiều ?
Tại sao người coi tù của Bhagwan lại bỏ ông một
mình trong nửa giờ lấy cớ là đi lấy chữ kí của sếp về giấy
biên nhận của Bhagwan về tài sản cá nhân? (Không có
yêu cầu bất kì chữ kí nào trên giấy biên nhận đó, ngoài
chữ kí của bản thân tù nhân). Liệu người coi tù có kiểm tra
xem phải làm gì bởi vì Bhagwan đã trở lại nhà giam trước
lịch biểu?
Nếu có một kế hoạch để cho nổ bom trong vùng tiếp
đón trong khi Bhagwan vẫn còn đang ngồi đó một mình
thì kế hoạch này sẽ đòi hỏi phải tạo ra một cú điện thoại
“doạ đánh bom” để khởi động việc sơ tán cho toà nhà, cho
nên những người khác sẽ không bị hại. Những cú điện
thoại như thế đã được tiến hành, nhưng chúng đã bị bẫy
vào hệ thống điện thoại BOEC, mà điều này cho phép hạ
sĩ lần ra dấu vết nơi gọi ở một máy điện thoại nào đó. Tại
sao chỉ vài ngày sau đó anh ta mới hiểu và thẩm vấn ‘kẻ
tình nghi’, người sống tại địa chỉ đó, hạ sĩ đã nhận được
một cú điện thoại từ họ với một câu chuyện mang nhãn
mới rằng điện thoại của họ đã bị mắc chéo đường vào
ngày đặc biệt đó? Câu chuyện này dường như để thoát ra,
và hạ sĩ chú ý rằng cũng có thể một ai đó măc vào đường
điện thoại vào ngày đó và dùng nó. Liệu người tình nghi
ban đầu có phải là nhân viên chính phủ không, người đã
được giải cứu bởi câu chuyện “đường dây mắc chéo”, hay
người gọi là một thao tác viên đã được huấn luyện, biết
măc vào một đường đặc biệt?
Viên sĩ quan của Sở nội vụ cảnh sát Portland làm gì
khi nói tới ‘kẻ tình nghi’, và yêu cầu bản sao báo cáo của
điều tả viên?
Tại sao hạ sĩ Branagan lại bỏ đi vấn đề này ngay sau
khi anh ta đã làm kế hoạch so sánh tiếng nói của kẻ tình
nghi với băng ghi lời đe doạ đánh bom?
Tại sao một sĩ quan của an ninh PNB lại kế tục vấn đề
và khi đã xác quyết được từ bản ghi lại chôn vùi nó?
Liệu toàn bộ việc đe doạ đánh bom có phải do chính
phủ tạo ra để có được một tác động nào đó với luật sư của
Bhagwan không?
Với việc Bhagwan được ra nhờ bảo lãnh các luật sư
của chính phủ đã mất vị thế mặc cả của mình. Rõ ràng
rằng họ không muốn ra toà án - Luật sư Mĩ Charler Turner
sau này thừa nhận họ đã hoàn toàn không có bằng cớ nào
chống lại Bhagwan (Họp báo 22/07/1986). Nhưng họ cần
một cái gì đó để doạ luật sư và các cố vấn của Bhagwan
trong khi thoả thuận xử lí điều có thể giữ thể diện cho
chính phủ. Bất kì mối đe doạ nào về con người thể xác của
ông cũng đều được.
Và quả người ta làm thế. Luật sư của Bhagwan,
Swami Prem Niren sau này nói, “Chung cuộc việc chính
phủ Mĩ buộc tội Bhagwan, sự sẵn sàng của chính phủ
trong hành hung Bhagwan về thể xác qua việc bắt giữ,
việc giam giữ ông không cần thiết và nghiệt ngã, đe doạ
xử án kéo dài và thẩm vấn lâu, và cách đối xử nhẫn tâm
với Bhagwan trong vụ doạ đánh bom tại nhà giam
Portland, đã làm cho chúng ta thấy rõ rằng chính phủ Mĩ
sẽ không dừng lại chừng nào nó còn chưa phá huỷ được
Bhagwan về thể chất bằng cách lạm dụng cái gọi là hệ
thống tư pháp vốn hỗ trợ bảo vệ cho người vô tội. Khi
điều này trở nên rõ ràng, chúng tôi đã thúc giục Bhagwan
đồng ý với cách xử lí của chính phủ và rời khỏi Mĩ để
tránh bị săn lùng đến chết theo đúng nghĩa.” Nước Mĩ với
Bhagwan Shree Rajneesh: một khuôn cảnh bạo chúa Công
giáo, The Rebel Publishing House, 1988.
*********************************************************
CHƯƠNG 6
NHỮNG GIỌT CHẤT ĐỘC (THALLIUM)
Khi Bhagwan trở về tới Rajneeshpuram đêm đó (8/11)
ông đã được bác sĩ riêng điều trị chứng nôn mửa kịch liệt,
chóng mặt, đau đầu, yếu toàn bộ, không ngủ được và đau
vai, tay và lưng. Ông cũng có vấn đề với thị lực.
Bác sĩ, George Meredith, M.D., M.B., B.S., M.R.C.P.,
đã chăm sóc Bhagwan trong chín năm. Theo ông, cho đến
thời kì đó Bhagwan chưa bao giờ bị quá một lần cơn hen
(ông bị hen dị ứng), vấn đề đau lưng kinh niên phát triển
vào cuối những năm 1980, bệnh đái đường và một tình tiết
về “nước vào tai” ông bị khi bơi trong bể bơi tại
Rajneeshpuram.
Mặc dầu Bhagwan chẳng làm gì để duy trì sức khoẻ
thể chất của mình, (từ 1974 ông đã không đi ra ngoài
phòng ngoại trừ đi nói hai lần mỗi ngày hay đi lái xe hàng
ngày), ông vẫn có một thân thể cường tráng và mạnh
khoẻ. Tại trường học và đại học, và sau này như một giáo
sư triết học, ông vẫn đều đặn bơi những khoảng xa, đi bộ
và chạy lâu. Những bức ảnh bán thân cởi trần cuối cùng
của ông, năm 1981, vẫn chỉ ra một thân thể mạnh mẽ, lực
lưỡng.
Trong ba mươi năm, từ khi ông lần đầu tiên bắt đầu
nói, ông đã xuất hiện trước công chúng hàng ngày, gần
như không ngắt quãng vì ốm đau ngoại trừ những trường
hợp đã nói trên. Từ 1974 khi lần đầu tiên ông định cư ở
Poona, cho tới khi ông đi sang Mĩ năm 1981, Bhagwan đã
nói hai lần mỗi ngày, mỗi lần hai tiếng - một kì tích về thể
chất. Như bác sĩ Meredith viết:
“Trong những ngày này, Bhagwan là một người trông
hoà nhã trong độ tuổi bốn nhăm, với dáng đi ung dung
vững chắc, chuyển động cột sống nhẹ nhàng khi quay
mình hay uốn lượn, làn da trẻ trung thanh tú và vẻ mặt
không nhăn nheo. Trước khi bị bắt, Bhagwan đã hoàn toàn
kiểm soát được bệnh hen và bệnh đái đường, không bệnh
nào gây cho ông sự ốm yếu sức khoẻ. Trong toàn bộ bẩy
năm ở Poona, Bhagwan hiếm khi bỏ một ngày trong việc
nói chuyện vào buổi sáng và buổi tối.” (Jesus Crucified
Again in America, The Rebel Publishing House, 1988.)
Trong ba năm rưỡi đầu ở Mĩ, Bhagwan vẫn còn trong
im lặng và dừng việc nói hàng ngày. Nhưng ông vẫn tiếp
tục xuất hiện hàng ngày trong hai giờ lái xe trong khi hàng
nghìn đệ tử chào mừng đứng dọc đường. Và trong bốn
buổi lễ hội hàng năm từ 1981 tới 1985 ông ngồi trước
mười đến hai mươi nghìn đệ tử với tay giơ cao trong
không trung suốt gần một giờ mỗi lần - một bài tập đòi hỏi
cố gắng không thể tin được. Trong năm 1985 khi ông bắt
đầu nói lại ông cũng bắt đầu nhẩy múa với các đệ tử, đánh
nhịp tay trong không khí trong hai mươi phút hay hơn mà
không dừng.
Cho tới tận tháng 10/1985 vậy ông là một người mạnh
khoẻ. Khi ông bị bắt ông nặng 150 pound (quãng 75 kg).
Sau khi được thả mười hai ngày sau đó trọng lượng ông
còn 140 pound và ông phải chịu đựng mọi triệu chứng như
đã nêu trên.
Việc yếu sức khoẻ của ông sau khi được thả khỏi nhà
giam không phải là điều bất ngờ. Vì bệnh hen dị ứng nên
Bhagwan đã sống nhiều năm trong môi trường được kiểm
soát cẩn thận không có bụi và khói thuốc lá. Ông cũng đã
sống nhiều năm trong im lặng và cô lập - chỉ đi ra khỏi
phòng để nói chuyện. Thức ăn của ông cũng được điều
chỉnh cẩn thận để giữ cho bệnh đái đường trong phạm vi
kiểm soát. Cho nên cú mười hai ngày trong nhà giam đầy
khói, hôi hám, bẩn thỉu, ăn những thức ăn lạ và là chủ đề
bị truyền hình quấy rầy liên tục cùng âm nhạc ầm ĩ, việc
hành hạ đeo xích tay, được xem như có tác động xấu
mạnh. Cho nên bác sĩ của ông đã trị liệu tất cả các triệu
chứng mà không nghĩ chúng kì lạ quá mức.
Vào ngày 14/11/1985, một tuần sau khi được thả,
Bhagwan quay lại toà án Portland và được lệnh của đoàn
bồi thẩm phải rời khỏi nước Mĩ ngay lập túc và không
được phép quay lại trong ít nhất năm năm. Ông cũng được
lệnh phải trả tiền phạt 400 000 $. Đây là kết quả của ‘việc
xử lí’ giữa luật sư Mĩ và luật sư của Bhagwan.
Luật sư của chính phủ đã tiếp cận với luật sư của
Bhagwan để đưa ra cách xử trí. Điều này là kì lạ nếu xét
theo nhiều rắc rối mà chính phủ đã đi tới bắt giữ Bhagwan
trong tay mình.
Tại sao phải mất bốn ngày trong toà án ở Charlotte để
tranh biện rằng Bhagwan không nên được thả ra theo bảo
lãnh vì ông có thể chạy trốn khỏi nước này, chỉ để thương
lượng hai tuần sau đó để ông ra đi khỏi nước này với số
tiền phạt còn ít hơn một nửa số tiền bảo lãnh mà luật sư
của Bhagwan đã đưa ra ở Charlotte?
Tại sao phải lôi Bhagwan trong xiềng xích đi ngang
qua cả nước với chi phí rất tốn kém cho chính phủ, chỉ để
gợi ý cho luật sư của ông về việc kết án không giam cầm?
Tại sao phải bắt ông ngay từ đầu rồi bầy trò khôi hài
ba phiên toà, nếu như mục tiêu của chính phủ chủ yếu là
tống khứ ông ra khỏi đất nước? (Cái cớ của chính phủ cho
việc bắt giữ là, như chính phủ tuyên bố, chấm dứt việc
Bhagwan cố gắng rời khỏi nước Mĩ).
Câu trả lời có thể tìm được trong một số sự kiện mà tờ
báo The Oregonian đã nói rằng, “Phụ trách Sở di trú và
nhập tịch Mĩ đã đưa ra một bản ghi nhớ mật ngày 23/10
chỉ thị cho nhân viên của mình không được bắt giữ
Bhagwan Shree Rajneesh sau khi cơ quan này đã tốn bốn
năm chuẩn bị bản cáo trạng chống lại ông. Trưởng ban di
trú Alan C. Nelson gửi công điện bản ghi nhớ này cho luật
sư Mĩ Charles H. Turner ở Portland vào cùng ngày mà
quan toà đã kí bản cáo trạng bí mật về vị thầy và bẩy đệ tử
của ông... Bởi những lí do còn chưa được giải thích đầy
đủ, Nelson vào ngày đưa ra bản cáo trạng đã gửi cho
Turner một công bố chính sách bẩy điểm ngăn cản cơ
quan ông ta không đáp ứng lệnh bắt của riêng cơ quan đó.
Đó là một trong nhiều điểm ngoặt kì lạ trong trường hợp
này, điều được đánh dấu bởi những cuộc đấu tranh nội bộ
nghiêm trọng trong các cơ quan điều tra liên bang và giữa
các cơ quan bang và liên bang. Turner nói ông ta không
thể bình luận về thông báo không bắt giữ của Nelson
được. Nhưng những nguồn tạo tin luật pháp lại nói cơ
quan liên bang không để ý tới việc từ chối việc bắt giữ
trong trường hợp của riêng mình.
Tờ The Oregonian tiếp tục tường trình, “Một bên của
việc điều tra nói bản ghi nhớ của Nelson đặt Charlie
Turner vào tình thế rất khó khăn. Các nguồn tin nói rằng
cuộc khủng hoảng do Nelson tạo ra với chính sách không
bắt giữ đã được khuếch đại lên bởi việc nhấn mạnh đã nảy
ra trong việc điều tra - nhất là sự từ chối trước đây của
FBI để bắt giữ nhân danh cơ quan di trú.”
Cuối cùng, tờ The Oregonian tường thuật, cơ quan
thúc đẩy việc bắt Bhagwan (dưới sức ép của Bộ tư pháp
Mĩ) là Thuế quan, một nhánh của Kho bạc. Không lời
buộc tội nào đã được Kho bạc đưa ra để chống lại
Bhagwan, và quả thực chưa bao giờ có, vào bất kì lúc nào,
bất kì gợi ý nào như vậy cả.
Tại sao Sở di trú lại từ chối bắt Bhagwan Shree
Rajneesh theo bản cáo trạng di trú được đoàn bồi thẩm
trao tay? Có lẽ bởi vì trưởng cơ quan đó, hơn bất kì người
nào khác, biết rằng không có giá trị nào đối với lời buộc
tội trong bản cáo trạng, và rằng chính phủ sẽ bị coi như
ngu đần nếu cứ cố biện minh cho những lời đó ở toà án.
Nhưng đồng thời Bhagwan cũng đã bị bắt - không
phải bởi Sở di trú, mà bởi một cơ quan liên bang vốn
không có sự buộc tội hay phàn nàn nào về ông cả. Không
một lời giải thích nào về việc vào cuộc bất thình lình của
sở Thuế quan trong trường hợp này, mà vốn chỉ do chính
phủ trao nhiệm vụ. Việc hiển nhiên miễn cưỡng phải đến
toà án về phía buộc tội di trú, các luật sư của chính phủ đã
tiếp cận với luật sư của Bhagwan và đưa ra sự thoả thuận.
Bhagwan, khi ông nghe nói về điều đó, muốn từ chối việc
thoả thuận và tranh đấu với chính phủ ở toà án nơi ông
biết những lời buộc tội không thể lừa dối được. Nhưng
luật sư và cố vấn của ông, được báo động về những thiệt
hại gây cho thân thể ông sau mười hai ngày trong tay
chính phủ, và bị các luật sư chính phủ đe doạ với những
ngày thẩm vấn trong gian giữ, đã hối thúc Bhagwan đồng
ý với sự thoả thuận này. Vụ đánh bom tại nhà giam
Portland, họ biện luận, chỉ mình nó cũng đủ chỉ ra rằng
tính mạng của Bhagwan đang bị nguy hiểm nếu ông cứ
tiếp tục với trường hợp đó.
Bhagwan miễn cưỡng đồng ý đệ trình ‘lời yêu cầu
Alford’ trong đó ông đồng ý nhận bản án vì hai lời buộc
tội, trong khi đồng thời vẫn duy trì tính vô tội của mình.
Ông bị phạt tối đa - khoản tiền phạt 400 000$ và bản án tù
treo 10 năm - trước đây chưa hề có cho một người phạm
tội lần đầu tiên và cho những lời buộc tội như vậy, và lập
tức phải thi hành lệnh của toà án rời khỏi nước Mĩ.
Trong năm sau Bhagwan đã du hành vòng quanh thế
giới, tới Ấn Độ (nơi tất cả các đệ tử phương tây gần gũi
nhất của ông đều bị trục xuất), tới Kathmandu (nơi đã từ
chối kéo dài thị thực cho đệ tử của ông), tới Crete (nơi ông
đã bị bắt sau hai tuần và bị trục xuất ‘vì lí do an ninh quốc
gia’), tới Thuỵ sĩ, Thuỵ điển và Anh quốc (tất cả các nước
này đều từ chối cho ông vào ‘vì lí do an ninh quốc gia’ và
‘vì để tốt cho công chúng), tới Iceland (nơi yêu cầu ông
rời đi sớm nhất có thể được), tới Tây ban nha (không cho
vào), tới Uruguay (nơi từ chối kéo dài thị thực cho ông sau
ba tháng), tới Jamaica (nơi ra lệnh cho ông phải rời đi
cùng ngày ông tới), tới Bồ đào nha (nơi ông bị cảnh sát
địa phương quấy nhiễu), rồi cuối cùng trở về Ấn Độ. (Về
toàn bộ câu chuyện đi vòng quanh thế giới của Bhagwan
xin xem Bhagwan Shree Rajneesh : Con người nguy hiểm
nhất từ thời Jesus Christ, The Rebel Publishing House,
1987.)
Trong suốt toàn bộ những cuộc du hành này Bhagwan
thường xuyên chịu đựng những triệu chứng thể chất. Tại
Ấn Độ, ngay sau khi ông về từ Mĩ, mắt trái ông bắt đầu có
cơn co giật không kiểm soát được. Việc co giật này tiếp
diễn rồi ngưng trong mười hai tháng sau, và nó còn được
ghi lại rõ ràng trên một số băng video bài nói của ông
trong thời kì ấy. Đồng thời thị lực của Bhagwan bắt đầu
suy giảm nghiêm trọng. Đã có thời là một độc giả khát
khao đọc sách (ông quen đọc nhanh xấp xỉ mười bốn cuốn
sách một ngày ở Poona) ông thấy sau khi được thả khỏi
trại giam việc đọc sách làm cho ông chóng mặt và buồn
nôn, và gây ra chớp loé ánh sáng xuất hiện trước mắt ông.
Thị lực của ông cứ yếu dần qua năm tháng, sự xuất hiện
thông thường với bệnh đái đường và tuổi già, cho nên
trước năm 1985 ông đã đeo kính để đọc. Nhưng ông đôi
khi vẫn đọc - đó là một trong những điều ông yêu thích
nhất. Tuy nhiên từ khi bị giam ông không còn có thể đọc
được lấy một cuốn sách.
Vào lúc ông tới Iceland (3/1986) ông cũng đã có vấn
đề về sự thăng bằng. Đặc biệt ông đã cảm thấy rằng việc
điều khiển của ông đối với chân không còn tốt nữa. Và
ông đã bị khó chịu với cảm giác ‘tê tê’ trong cánh tay, bàn
tay và chân. Nhưng vấn đề lớn nhất là đau xương dai dẳng
ở vai và cánh tay. Điều này trở nên tồi tệ đến mức vào
tháng 4/1987, Bhagwan đã phải dừng ‘đánh nhịp’ với các
đệ tử khi tới và đi ra khỏi bài nói của ông. Việc đánh nhịp
của ông - tay giơ lên giơ xuống trong không trung theo
nhạc - đã từng là việc đùa giỡn giữa thầy và đệ tử, đã phải
bỏ đi rất nhiều.
Trong thời kì này, (sau khi bị giam), lần đầu tiên các
bài nói đều đặn hàng ngày của Bhagwan bắt đầu bị cắt bỏ
ngày càng nhiều hơn vì sức khoẻ yếu. Bác sĩ riêng của
ông, người đã du hành cùng ông cho rằng những triệu
chứng và bệnh tật đó là kết quả của việc Bhagwan bị đối
xử tồi tệ trong những tuần trước khi ông rời khỏi Mĩ, và sự
căng thẳng của việc du hành không quen thuộc (mặc dầu
du hành trên máy bay riêng và ở trong khách sạn hạng
nhất.)
Khi những triệu chứng này cứ dai dẳng mãi sau khi
Bhagwan đã định cư ở Bombay vào tháng 8/1986, gây cho
ông phải cắt bỏ việc thuyết giảng sáu lần với toàn bộ ba
mươi mốt ngày trong số 136 ngày, thì bác sĩ của ông mới
quyết định ông phải di chuyển. Vào đầu tháng giêng 1987
ông chuyển tới nơi khí hậu tương đối trong lành hơn ở
Poona. Tuy nhiên, ngay cả ở Poona, nơi hàng nghìn
sannyasin bắt đầu đổ về để nghe ông thì việc thuyết giảng
vẫn cứ bị cắt bỏ mười lần giữa tháng giêng và tháng mười
1987 trong tổng cộng chín mươi mốt ngày vì sức khoẻ
yếu.
Ngày 15/09/1987, Bhagwan lại phát triển chứng
nhiễm trùng tai. Một chuyên gia ENT, bác sĩ Mohan Jog
MD, F.R.C.S, D.L.O., D.O.R.L, đã chẩn đoán bệnh đó là
‘lành tính’, chữa nó và nói bệnh sẽ khỏi trong bẩy ngày.
Tiến trình chữa trị mất bốn mươi bẩy ngày, và theo
bác sĩ Meredith, Bhagwan gần như chết trong tiến trình
này.
Được báo động, bác sĩ Meredith hội chẩn với một số
các bác sĩ khác. Nhìn vào hồ sơ thuốc dùng cho Bhagwan
họ hiểu họ đang phải xử trí với nhiều điều hơn chỉ là một
thân thể đã bị hành hạ trong tay nhà cầm quyền Mĩ. Cho
dù cho chuyến đi vòng quanh thế giới có làm trầm trọng
thêm các vấn đề, thì việc nghỉ lại ở Bombay và Poona
đáng phải đủ cho Bhagwan phục hồi lại sức khoẻ. Nhưng
mọi thứ vẫn cứ tồi tệ đi. Và bây giờ hiển nhiên là ông mất
sức đề kháng với việc nhiễm trùng.
Bác sĩ John Wally M.D. đã gửi tới London một số
mẫu máu, tóc và nước tiểu của Bhagwan cùng ảnh chụp
tia x các khớp vai và tay vẫn gây ra khó chịu. Tại đó ông
hội chẩn với bác sĩ Paul Clark, M.R.C.P., một bác sĩ điều
trị cố vấn, người làm việc cùng với phòng thí nghiệm
JSPS trên phố Harley Street - phòng thí nghiệm lâm sàng
tư nhân tốt nhất ở Anh quốc. Bác sĩ Clark đã tiến hành
hàng loạt các phép thử chiếu cao cấp về mọi hệ thống cơ
quan nội tạng chính của thân thể - huyết học, hoá sinh
huyết thanh, huyết thanh học và vi sinh vật.
Khi nghe nói đến các triệu chứng này, ban đầu ông
tiến hành các phép thử phức tạp để loại trừ mọi bệnh tật có
thể có mà có thể tạo ra bức tranh lâm sàng như Bhagwan
hiện tại - kể cả những bệnh nhiễm khuẩn hiếm và AIDS
(phép thử thường lệ). Tất cả những phép thử này đều cho
kết quả âm tính, kể cả những nghiên cứu huyết học đầy
đủ, tiểu sử sinh hoá, nghiên cứu tuyến giáp, tự kháng thể,
nhân tố thấp khớp, nghiên cứu vi sinh học nước tiểu,
nghiên cứu huyết thanh học. Các bác sĩ Wally và Clark
còn tư vấn cả các chuyên gia phóng xạ hàng đầu ở
London, Colin Mackintosh FRCS (Ed), FRCR người xem
xét ảnh tia x cột sống cổ và vai của Bhagwan về những
khớp liên quan hay những thay đổi xương mà có thể giúp
thêm cho việc chẩn đoán, như bệnh thấp khớp, xem như
nguyên nhân gây ra đau tay. Bác sĩ Mackintosh loại trừ tất
cả các khả năng thông thường. Khi nói về việc đau xương
và những triệu chứng bệnh tật tàn phá của Bhagwan, bác
sĩ Mackintosh gợi ý chỉ có ba nguyên nhân có thể - ung
thư, tia phóng xạ hay... đầu độc bằng thallium. Triệu
chứng rụng tóc làm loại trừ ung thư. “Việc xuất hiện rụng
tóc có thể là một chẩn đoán hoàn toàn chắc chắn về đầu
độc bằng thallium,” bác sĩ Mackintosh nói. “Những
nguyên nhân khác duy nhất làm được việc này là thuốc
chống bạch cầu, và phóng xạ.” Bác sĩ Clark tiếp đó lại tiến
hành chiếu kim loại nặng trên các mẫu nước tiểu và tóc
của Bhagwan để tìm sự hiện diện của sự tập trung bất
thường của các kim loại nặng như chì, thạch tín, cadmium
và thuỷ ngân. Ông cũng chiếu về chất thallium, một kim
loại hay được dùng trong đánh bả chuột và là thuốc giết
người phổ biến nhất trên thế giới.
Thallium là phổ biến bởi vì nó không mùi và không vị,
nó có thể hoà tan được trong nước, và thường có sẵn. Nó
cũng phổ biến vì nó rời khỏi cơ thể mà không để lại dấu
vết gì sau sáu đến chín tháng (nó có nửa thời gian tồn tại
trong ba tháng). Mặc dầu một liều lớn có thể gây chết
người, người ta cũng có thể điều chế thallium trong nhiều
liều nhỏ không gây chết người nhưng có tác dụng phá huỷ
con người dần dần bằng việc làm suy nhược hệ thần kinh.
Một dấu hiệu cổ điển của việc điều trị về sau là việc thiếu
dai dẳng sức đề kháng với vi khuẩn của nạn nhân.
Nhưng không may là phép thử thallium chỉ nêu ra
được sự hiện diện của nó về số lượng nhiều hơn một
micro gam trên một lít chất lỏng. Cho nên phép thử trong
trường hợp của Bhagwan, được thực hiện hai năm sau khi
triệu chứng của ông bắt đầu và do đó rất lâu sau khi chất
độc đã rời khỏi thân thể ông, không thể nào đưa ra được
bằng chứng khẳng định. Nhưng tài liệu y học còn rõ ràng.
Các chỉ dẫn chẩn đoán về đầu độc bằng thallium là:
rụng tóc (* 1, 2, 3, 4)
đau xương cực kì, tê dại (* 2, 3, 4)
tê liệt hay co cứng cơ mặt (co giật quanh mắt) (* 2, 3)
lác hay “loạn xạ” chuyển động mắt (* 3)
yếu cơ mắt (* 2, 3)
phá huỷ thần kinh mắt với việc suy yếu thị lực (* 3, 4)
rối loạn điều phối vận động (dáng đi run rẩy) (* 3)
yếu cơ kéo dài (* 3, 4)
mất đề kháng dai dẳng với bệnh nhiễm khuẩn nhỏ (* 3)
Bhagwan đã phải chịu tất cả những triệu chứng này.
Nhưng điều được kết luận, theo các chuyên gia, là đau
xương và rụng tóc - tất cả các sách y học đều chỉ tới
những triệu chứng này như những triệu chứng hoàn toàn
đặc trưng cho đầu độc bằng thallium.
Nhưng ai đã đầu độc ông? Và ở đâu, khi nào và tại sao
việc đầu độc đã xảy ra?
Khi nào thì rõ ràng hơn một năm trước đấy, nếu không
thì dấu vết kim loại sẽ được lộ ra trong phép thử chiếu
1) The Lancet, 11/04/1987, p.872
2) Quarterly Journal of Medicine, New Series, XLIII, No. 170, pp 293-319,
4/1974
3) Clinical Toxicology, 17 (1), pp 133-146 (1980)
4) The Johns Hopkin Medical Journal, 142, pp 27-31. 1978
trong phòng thí nghiệm. Việc xem xét lại các hồ sơ bệnh
án của Bhagwan và câu chuyện về các triệu chứng rõ ràng
chỉ ra một sự suy thoái bất thần và thảm kịch trong sức
khoẻ của ông từ thời kì bị giam giữ vào đầu tháng
11/1985. Các triệu chứng này lộ ra ngay lập tức sau đó và
trong suốt hai năm sau tất cả đều là triệu chứng của việc
đầu độc bằng thallium. Không một trong những triệu
chứng này có trước tháng 11 năm 1985.
Nơi nào thì chỉ có thể là một sự phỏng đoán. Nhưng
nhìn lại các sự kiện của thời kì đó thì rõ ràng rằng một cái
gì đó rất kì lạ đã xảy ra cho Bhagwan ở Oklahoma. Việc
mất toàn bộ một ngày khỏi trí nhớ ông, cái đêm “ngủ say
nhất mà tôi đã từng có,” điều bí ẩn không thể nào giải
thích nổi bao quanh việc giam giữ ông kéo dài trong thành
phố đó, và việc lưu trú ẩn tích đêm đầu tiên trong nhà
giam quận thay vì trại ở cải tạo liên bang, tất cả đều chỉ
ngăn tay nghi ngờ về Oklahoma. Và có lẽ không phải
trùng hợp ngẫu nhiên mà Oklahoma là thành phố nơi
Karen Silkwood đã bị đuổi bắt trên đường phố và bị giết,
việc được coi là do FBI chủ mưu năm 1974.
Nhìn vào khi nào, vốn là điều hiển nhiên, và nơi nào
vốn được chỉ ra bởi những bằng cớ theo hoàn cảnh rất
thuyết phục thì ai chỉ có thể là nhân viên của chính phủ
Mĩ. Đó là cảnh sát của chính phủ Mĩ người chịu trách
nhiệm duy nhất, và khống chế Bhagwan trong toàn bộ
mười hai ngày giam giữ ông. Đó chính là Bộ tư pháp Mĩ
nơi ép buộc việc bắt giữ Bhagwan bởi một cơ quan Mĩ,
(Thuế quan - vốn chẳng có liên quan gì với vấn đề cả), sau
khi Sở di trú từ chối bắt giữ ông theo lời buộc tội vi phạm
luật di trú. Đó là chính phủ Mĩ người đã tranh đấu mạnh
mẽ và kì lạ đến thế, đi ngược lại tất cả các thủ tục thông
thường, để giữ Bhagwan trong giam cầm sau khi bắt ông.
Và cũng chính phủ Mĩ cũng là người đã kéo dài việc vận
chuyển ông trở về Oregon bằng cách từ chối dùng máy
bay tư nhân, và bằng cách “lập lại lịch biểu” các chuyến
bay chở tù từ Oklahoma ngay sau khi Bhagwan tới đó.
Tại sao thì có chút ít khó khăn hơn để chỉ ra, nhưng
gần như chắc chắn nó bắt nguồn từ sự cuồng tín của
những người Công giáo chính thống đang nắm quyền, và
nỗi sợ của họ về sự phổ biến đang tăng và giới truyền
thông quan tâm tới Bhagwan, một ‘kẻ chống Christ’ bị
nhận diện, người đã phơi bầy điều mị dân và lố bịch của
những niềm tin của người Công giáo trên truyền hình Mĩ
vào những giờ cao điểm.
Biện pháp này không phải là không có tiền lệ trước.
Một tác giả chuyên nói thẳng chống lại các thể chế và hay
gây tranh luận, Wilhem Reich, (Hãy lắng nghe hỡi con
người nhỏ bé), đã bị chính phủ Mĩ sách nhiễu trong nhiều
năm như chủ thể cho chín cuộc điều tra khác nhau. Khi
Reich từ chối bị buộc phải làm chứng như người bị kiện
thì ông đã bị phạt hai năm tù vì không tuân lệnh toà án.
Ông chết trong tù vào độ tuổi sáu mươi (già hơn Bhagwan
bẩy tuổi vào lúc ông chịu hình phạt), người ta cho là bị
đau tim, và tất cả giấy tờ và bài viết của ông đều biến mất
trong phòng giam của ông.
Sự ngược đãi của chính phủ đối với Bhagwan đã
không trôi qua mà không bị để ý đến, ngay cả khả năng
ông sẽ bị giết. Hơn hai năm trước khi có bất kì hoài nghi
nảy sinh rằng Bhagwan đã bị đầu độc, nhà báo Oregon
Dell Murphy đã viết, “Chẳng có gì dừng họ (chính phủ
Mĩ) được chừng nào cộng đồng (Rajneeshpuram) còn
chưa bị tiêu huỷ. Phần lớn trong họ đều muốn phá huỷ
Bhagwan, con người phi Christ, phi Do thái, không phải là
chủ trại, người vẫn cưỡi xe Rolls Royce đi quanh và ăn
mặc những bộ quần áo khôi hài. Họ muốn thấy ông chết.
Và họ có thể thành công nếu đệ tử của ông không hành
động đúng lúc để cứu ông.” (The Rajneesh Story, Linwood
Press, 1986).
***********************************************************
CHƯƠNG 7
SHEELA - KẺ TÌNH NGHI
Liệu còn có những kẻ tình nghi nào nữa không?
Khi nghe thấy việc bảo lãnh ban đầu ở Charlotte, N.C.,
trợ lí luật sư Mĩ Robert Weaver đã bảo với quan toà rằng
nếu Bhagwan được thả theo bảo lãnh thì có thể là một số
đệ tử của ông sẽ cố gắng giết ông. Để hỗ trợ cho lời vu
cáo này Weaver trích dẫn tiết lộ trước đó của Bhagwan
cho nhà cầm quyền rằng cựu thư kí của mình, Sheela, đã
thử đầu độc người trông nom nhà cửa và bác sĩ riêng của
ông.
Liệu có thể Sheela cũng đã đầu độc Bhagwan không?
Ma Anand Sheela là thư kí của Bhagwan từ 1981 đến
1985, thời gian mà thị chỉ đạo xây dựng thành phố
Rajneeshpuram. Thị cũng chỉ đạo việc xây dựng một
quyền lực riêng của mình và tích luỹ quĩ cá nhân bí mật
rất lớn. Và thị đã thu được danh tiếng quốc gia như người
phát ngôn duy nhất cho Bhagwan Shree Rajneesh. Tiền
bạc, quyền lực và danh vọng - việc thu được tất cả những
điều này là có thể bởi vì Bhagwan đang trong im lặng và
cô lập, và Sheela là mối nối duy nhất với ông. Hàng trăm
nghìn người ngưỡng mộ Bhagwan trên khắp thế giới đã
làm bất kì cái gì thị bảo họ nhân danh Bhagwan. Và không
có ai cãi lại thị. Mục tiêu duy nhất mà thị không thể nào
đạt tới được, và điều thị thực hiện sẽ không thể nào có
được khi Bhagwan còn sống, là ước mơ của thị trở thành
người đứng đầu ‘Nhà thờ chủ nghĩa Rajneesh’. (‘Nhà thờ’
hoàn toàn là sự bịa đặt của riêng thị, điều Bhagwan về sau
loại bỏ khi tìm ra về nó.)
Năm 1984 Sheela hiểu rằng thế giới của thị sắp sửa
sụp đổ. Bhagwan công bố rằng ông sẽ bắt đầu nói lại với
công luận, mặc cho tất cả nỗ lực của thị thuyết phục ông
làm ngược lại. Còn tồi tệ hơn, ông bắt đầu mời một vài
người tới và nói với họ - nhất là Ma Prem Hasya, một
minh tinh Hollywood đầy quyến rũ, người sau này thay
thế Sheela làm thư kí. Thông báo viết được ghi lên tường.
Sheela không còn là mối nối duy nhất với Bhagwan nữa.
Thị không còn được các phương tiện truyền thông săn
đuổi nữa như người phát ngôn của Bhagwan - ông sẽ đích
thân nói. Thị đang sắp mất mọi thứ.
Bằng cớ bây giờ có được chỉ ra rằng vào khoảng thời
gian đó Sheela, trong thất vọng, bắt đầu hợp lực với các
quan chức chính phủ và thu xếp cách thức để Bhagwan bị
đầu độc, bằng cách định giết hai người chủ chốt chịu trách
nhiệm chăm sóc sức khoẻ ông. Khi nỗ lực của thị thất bại,
chính phủ đã dàn cảnh việc bắt giữ và giam cầm
Bhagwan, để hoàn tất tiến trình.
Sheela đã bị chính phủ bắt chỉ khi kế hoạch của thị để
giết hại một số kẻ đồng mưu chính phủ bị đưa ra ánh sáng,
nhưng thị được xử cực kì gọn bởi những tội lỗi thị đã
nhận. Thị được phép ở trong một trong những nhà tù tiện
nghi nhất nước Mĩ, tại đó thị có thể hàng ngày tiếp xúc với
bạn bè mình ở châu Âu và tiến hành các cuộc họp báo đều
đặn.
Nếu Sheela không để lộ mối nối của thị với chính phủ
thì thị có thể bước ra khỏi nhà tù tương đối vô sự, sau khi
thọ án hơn ba năm bởi những tội âm mưu giết người, hành
hung, đốt phá, nghe trộm điện thoại và đầu độc 750 người
bằng khuẩn salmonella. Nếu thị xúc phạm chính phủ theo
bất kì cách nào thì thị có thể bị truy tố về các tội phụ
(chính phủ đặc biệt giấu nhẹm những lời buộc tội chống
lại Sheela trên nhiều tội mà với nó chính phủ có bằng
chứng, kể cả âm mưu giết quan chức chính phủ), và khoá
kín trong tù với an ninh tối đa cho cuộc đời còn lại của thị.
Không ai trông đợi Sheela nói ra nữa.
Sheela bao giờ cũng tô vẽ bản thân mình như kẻ đối
lập với các quan chức chính phủ, nhưng tài liệu do Công ti
dịch vụ pháp lí Rajneesh thu được theo Luật Tự do thông
tin Mĩ chỉ ra rằng một trong những phụ tá chóp bu của thị,
Ma Yoga Vidya, đã cung cấp thông tin cho chính phủ liên
bang. Những tiếp xúc với cộng đồng tình báo Mĩ đã nêu
tên thị như một nguồn thông tin.
Vidya bị tố cáo nghe trộm điện thoại và vi phạm luật
di trú, tuy nhiên điều này không đủ cơ sở để trục xuất thị
về Đức - nơi thị đã sống công khai từ khi thị rời bỏ
Rajneeshpuram. Thị không bị tố cáo bởi nhiều vi phạm
nghiêm trọng, cho dù thị là giám đốc chương trình Chia sẻ
nhà, nơi nhiều nhân chứng xác nhận về những cuộc hành
hung và việc quản lí bất hợp pháp thuốc Haldol cho hàng
nghìn người vô gia cư, những người đã được đưa tới
Rajneeshpuram. Vidya nghe nói đã có mặt trong cuộc họp
khi việc giết bác sĩ của Bhagwan và những người khác đã
được thảo luận, ấy thế mà thị vẫn không bị tố cáo đồng loã
trong những tội ác này.
Những người gần gũi Vidya và Sheela tin chắc rằng
Vidya sẽ chẳng bao giờ có dũng cảm để chơi hai mặt với
Sheela bằng cách trở thành một tay sai của chính phủ bên
cạnh thị. Thị khiếp sợ Sheela, người thường mắng nhiếc
thị và làm cho thị khóc trong phòng sau nhà ở của Sheela,
Jesus Grove. Vidya nói với tác giả năm 1985 rằng thị lén
trốn khỏi khách sạn của cộng đồng ở Portland để “gặp với
bạn chúng ta”, chỉ ra rằng thị đã có cuộc gặp đều đặn với
người được xem như phạm vi bên trong của Sheela, nhưng
là người mà thị không thể gặp một cách công khai. Nếu
Vidya hợp tác với chính phủ, thì tất cả đều đồng ý, đấy
phải là dưới sự chỉ đạo của Sheela.
Những chiến thuật như thế không phải là bất thường
đối với Sheela người có tay chân đặt làm chỉ điểm cho Sở
di trú và nhập tịch, và xâm nhập vào các tổ chức chính trị
quốc gia và địa phương cũng như văn phòng của các chính
khách đối lập. Với những người biết tới thị, Sheela chưa
bao giờ ở vào phía của bất kì ai ngoại trừ của riêng thị.
Những đệ tử thân tín nhất của thị được coi như có thể cho
hi sinh nếu họ trở thành “tiêu cực,” người được coi như là
bất đồng với Sheela hay là người chỉ trích thị theo bất kì
cách nào.
Sheela, một người phụ nữ cực kì tham vọng, đến với
Bhagwan sau vài năm ở trường nghệ thuật và làm việc
như người phục vụ. Tại Poona thị tranh đấu theo cách của
mình để chiếm vị trí phụ tá cho Laxmi, rồi thư kí cho
Bhagwan, trong cạnh tranh cay đắng với Arup, phụ tá
khác của Laxmi. Sheela động viên mọi người đem vấn đề
trực tiếp đến cho thị, dùng mưu chước lừa hai phụ nữ khác
và củng cố quyền lực của mình.
Khi, với sự xúi bẩy của Sheela, Bhagwan tới Mĩ với lí
do sức khoẻ thì Sheela, người duy nhất trong ba phụ nữ
hàng đầu đã sống ở Mĩ và biết lối sống Mĩ, được chọn kế
tục Laxmi. Bhagwan lúc đó vẫn im lặng, cho nên Sheela
trở thành người phát ngôn duy nhất của ông.
Sheela khoác lác rằng thị chẳng tâm linh mà cũng
không quan tâm gì tới những vấn đề phi vật chất như giác
ngộ, thị còn tự thừa nhận nghiêm chỉnh mình là người có
sứ mệnh đem “chủ nghĩa Rajneesh” đến thế giới. Từ trong
tù thị vẫn tuyên bố mình là “người Rajneesh tối thượng.”
‘Chủ nghĩa Rajneesh’ là một khái niệm thực tế do
Sheela bịa đặt ra để thoả mãn Sở lợi tức nội bộ và Sở di
trú và nhập tịch, nơi vốn từ chối thừa nhận bất kì tôn giáo
nào không rơi vào khuôn khổ Công giáo - Do Thái truyền
thống. Sự phân biệt như vậy là trái hiến pháp, nhưng
chừng nào chưa bị ép buộc bởi nhiều năm kiện tụng thì
chính phủ liên bang dưới chính quyền Reagan vẫn còn
không quan tâm đúng mức tới khái niệm về tự do tôn giáo.
Giáo huấn của Bhagwan bao giờ cũng nói rằng các tôn
giáo có tổ chức với những giáo điều và tín ngưỡng của nó
luôn luôn bài xích cá nhân. Mỗi người phải tìm kiếm tự do
qua tôn giáo, điều duy nhất cho từng cá nhân. Vì giáo
huấn này rõ ràng nên cũng chẳng hại gì để gọi nó là “chủ
nghĩa Rajneesh” để thoả mãn cho giới quan liêu nhưng
các sannyasin đã không bị lầm lẫn về nó.
Rõ ràng, Sheela là người lẫn lộn nhất. Thị cứ nhấn
mạnh rằng cần phải tạo ra một cuốn sách gọi là “Sách về
chủ nghĩa Rajneesh” để thoả mãn chính phủ, mặc dầu
chẳng luật sư nào bảo thị như vậy. Thị có một cuốn sách
đặt ra “truyền thống” và “thực hành” về tôn giáo của chủ
nghĩa Rajneesh, và thị coi nó là quan trọng, cứ nhấn mạnh
mãi rằng những người du hành phải mang nó theo mình
vào mọi lúc. Những người làm chứng trước toà án được
bảo phải khăng khăng thề về điều đó dường như là nó
tương đương với Kinh thánh, cho dù Kinh thánh không
được dùng trong phòng toà án ở Oregon. Sheela có một bộ
váy đỏ được làm ra, nghe nói theo sự chỉ đạo của
Bhagwan, và mặc chúng trong tất cả các dịp “lễ hội”. Thị
thậm chí còn mặc cả váy trắng khi du hành khắp châu Âu.
Thị nói tới chính mình như “giáo hoàng của chủ nghĩa
Rajneesh” cho tới khi Bhagwan biết về điều đó và bảo thị
dừng lại.
Sheela cứ lặp đi lặp lại rằng Bhagwan đã bảo thị là
một ngày nào đó thị sẽ gặp với tổng thống và hoàng gia,
và cứ cho là vai trò của thị là người đứng đầu tôn giáo của
‘chủ nghĩa Rajneesh’. Sheela bây giờ nói rằng khi thị được
thả khỏi nhà tù thì thị sẽ cống hiến bản thân mình như một
cố vấn cho chính phủ, để hoàn thành lời tiên tri đó.
Trong một cuộc phỏng vấn được tiến hành từ nhà tù
‘Club Fed’ vào tháng 9/1987, thị nói:
“Tôi nghĩ tôi sẽ trở lại là nhân vật quốc tế sắp tới đây.
Một điều tôi thấy rất rõ ràng là tương lai tôi rất vàng son.
Lớn lao và vàng son. Tôi thực tế đã có linh ảnh về tương
lai mình. Tôi đã có linh ảnh về việc hiện tại đang làm cố
vấn cho mức chính phủ cấp cao... Bhagwan đã bảo tôi, ‘Ta
đang chuẩn bị cho con ngồi giữa các tổng thống và hoàng
đế, để khuyên bảo họ.”
Sheela và đệ tử của thị, Shanti Bhadra, Puja và Savita,
đều nói tới Sheela như ‘người Rajneesh số một”. Theo
nghĩa này thì họ là phải. Sheela là người đầu tiên tin vào
“chủ nghĩa Rajneesh”, và thị và những người của thị mới
là những người Rajneesh. Những người còn lại bằng lòng
là sannyasin, đi với nhau trên con đường cá nhân của
mình.
Tại Rajneeshpuram, Sheela rõ ràng thấy bản thân
mình là rất đặc biệt và cứ nhấn mạnh rằng mình phải được
cấp cho những phòng đặc biệt với những tiện nghi sang
trọng và riêng biệt bất kì khi nào thị du hành tới bất kì
cộng đồng nào trên thế giới, mặc dầu thị thường chịu sự ác
cảm của Bhagwan. Tại Jesus Grove thị cung cấp cho mình
những cái tốt nhất. Thị có một thẻ tín dụng bạch kim mà
thị thường dùng một cách tự do và du hành bằng máy bay
phản lực riêng.
Xem như người phát ngôn của Bhagwan thị được các
sannyasin rất kính trọng, và là trung tâm của sự chú ý vì
mọi người đòi thông tin về Bhagwan. Tuy nhiên thị đau
đớn nhận ra rằng thị là trung tâm của sự chú ý bởi vì mối
liên hệ với Bhagwan, chứ không phải bởi riêng thị. Nếu
như Bhagwan bắt đầu nói trở lại thì vị trí của thị sẽ giảm
thành một điều vô ý nghĩa. Shanti Bhadra bây giờ nói rằng
“Sheela là Bhagwan cho sannyasin”. Đó là cách thức
Sheela muốn được làm, nhưng thị biết điều đó không
đúng.
Sheela thường nói với những người thân tín của thị
rằng Bhagwan đang đe doạ sẽ nói trở lại, rằng thị không
muốn ông nói vì sức khoẻ của ông, những vấn đề an toàn
sẽ tạo ra cho thị, và sự thù hận ông sẽ tạo ra bằng việc nói
lên sự thật về các chính khách nước Mĩ. Điều thị đã nói là
ở chỗ thị không muốn ông nói vì thị sẽ không còn được
mọi người chú ý đến nữa. Thị mô tả Bhagwan như một
người không tự lo liệu được, người cần tới thị chăm sóc
cho ông, vì sự giác ngộ của ông đã làm cho ông không thể
nào chăm lo được chính mình.
Nếu Bhagwan mà chết đi hay trở thành ốm yếu đến
mức ông không thể nào nói được thì Sheela tin thị sẽ an
toàn ở vị trí của mình như người cầm đầu chủ nghĩa
Rajneesh. Sau khi tiêm nhiễm hương vị quyền lực và danh
vọng thị bất đắc dĩ phải từ bỏ nó.
Bên cạnh sự khao khát quyền lực và chú ý, Sheela còn
có một động cơ khác là giúp chính phủ khử bỏ Bhagwan.
Thị nản chí rằng ông bao giờ cũng bỏ qua những lời tán
tỉnh tình dục của thị và ghen tuông điên cuồng với bất kì
ai và mọi người làm việc gần gũi về thể chất với ông, hay
người nhận được sự chú ý của ông.
Sheela, người bị cưỡng hiếp khi còn là phụ nữ trẻ, gặp
khó khăn rất lớn khi giải quyết mối quan hệ của thị với
đàn ông. Tình dục của thị là một cái gì đó bị méo mó bởi
kinh nghiệm quá khứ. Thị làm cho các thành viên cộng
đồng khiếp hãi nhiều lần bởi việc thảo luận các vấn đề về
mối quan hệ của thị trong cuộc họp cộng đồng dưới chiêu
bài nói thẳng. Điều thực tế lộ ra là ở chỗ thị có quan hệ
với đàn ông ngay từ hồi còn ở trường trung học nữ sinh.
Không thể nào giải quyết được sự hấp dẫn của thị với tình
dục khác giới của đàn ông, thị bao quanh mình những
người đồng tính luyến ái, người không gây ra đe doạ gì.
Cuối cùng thị bỏ chồng Jay để lấy một người đàn ông
đồng tính luyến ái, người đã bị phải lòng vì quyền lực của
thị, nếu không phải là thân thể thị.
Theo nhiều cách, Sheela có sự phải lòng tình dục của
cô gái nữ sinh với Bhagwan. Thị từ lâu đã ghen tuông với
Vivek, người trong nom nhà cửa cho Bhagwan, vì sự gần
gũi thể chất của cô với Bhagwan và thị coi Vivek như vợ
của Bhagwan, và coi bản thân mình như người hầu gái của
Bhagwan. Sheela thường buộc tội Vivek muốn ngủ với
Bhagwan, nhưng chính Sheela mới là người ở cả đêm khi
thị tới thăm Bhagwan, chỉ trong trường hợp ông muốn thị
ở lại. Ông thì chưa bao giờ làm như vậy cả. Khi cuối cùng
thị rời bỏ Rajneeshpuram năm 1985 thì Sheela nức nở
rằng Bhagwan đã thay thế thị bằng người đàn bà khác
(Hasya, thư kí mới của ông), cho nên thị không thể nào
chịu đựng ở lại được nữa.
Việc không đáp ứng của Bhagwan với những mơ
tưởng tình dục của thị với ông làm Sheela nản chí và nổi
giận. Thị trở thành ngày càng ghen tuông mê muội với
những người sống trong nhà Bhagwan, trong khi lại bảo
tất cả những người nghe rằng chính họ mới ghen tị với thị.
Câu ngạn ngữ cổ nói rằng “Địa ngục cũng chẳng đáng sợ
bằng người đàn bà bị khinh miệt,” hoàn toàn đúng cho
trường hợp Sheela.
Dù Sheela được thúc đẩy bằng sự khát khao quyền lực
hay ngưỡng mộ, sự ghen tuông của người đàn bà bị thất
vọng, hay tổ hợp của hai điều này, thì những sự kiện vẫn
chỉ ra rằng thị có ý định đầu độc Bhagwan, và rằng thị
trông đợi chính phủ bỏ qua cho hành động của mình.
Hành động của Sheela chứng tỏ rằng những kế hoạch
của thị là dài hạn. Thị tin vào những người viết thư đe doạ
và thực hiện những cú điện thoại đe doạ với người khác
trong cộng đồng, nói rằng họ muốn giết Bhagwan. Một số
thư đe doạ là thực, nhưng nhiều thư thì không thực. Điều
này phục vụ cho Sheela theo hai mục đích. Nó cho phép
thị nói rằng cần có an ninh chặt chẽ để bảo vệ Bhagwan,
và do đó làm câm lặng những sannyasin bất đồng. Nó
cũng đưa ra cái cớ có nhiều “kẻ tình nghi bên ngoài” nếu
bất kì điều gì xảy ra cho Bhagwan.
Hai người Sheela muốn loại bỏ nhất, hoặc bằng cách
làm họ xa lánh khỏi Bhagwan hoặc bằng cách giết chết họ,
là hai người có thể chú ý nhất đến những thay đổi về sức
khoẻ của Bhagwan. Họ là Devaraj, bác sĩ của Bhagwan và
Vivek, người trông nom nhà cửa cho Bhagwan. Không chỉ
Vivek rất chăm nom tới sức khoẻ của Bhagwan mà cô còn
rất cảnh giác trong việc bảo vệ ông, cho nên sẽ rất khó cho
bất kì ai đến gần ông mà không có sự để ý của cô. Để đầu
độc Bhagwan thành công một cách chậm rãi và tránh sự
nghi ngờ, Sheela phải loại bỏ hai người này.
Một sự xét duyệt lại Sheela năm ngoái tại
Rajneeshpuram chỉ ra các mẫu hình đầu độc đã được nói
tới để loại bỏ người thân cận nhất với Bhagwan và cho
phép Sheela tiếp cận gần ông hơn. Một khi thị có cơ hội,
thị có thể giết ông hay giữ ông ốm yếu đủ để duy trì việc
kiểm soát tổ chức mà thị đã tạo ra quanh ông.
Vào đầu tháng 4/1984, Sheela tiến hành một nỗ lực
công cộng cụ thể để làm nhiều cư dân trong nhà của
Bhagwan, Lão Tử, xa lánh Bhagwan và các thành viên
cộng đồng. Mục tiêu đặc biệt của thị là Devaraj và Vivek.
Thị tổ chức nhiều cuộc mít tinh công cộng tại đó thị khiển
trách các cư dân tại nhà Lão Tử bởi “thái độ xấu” và ham
muốn của họ là “đặc biệt”, một sự buộc tội mà thị rõ ràng
đã không tìm ra sự mỉa mai nào. Thị cho lan truyền tin
đồn rằng Vivek đối xử xấu với Bhagwan, và rằng ngôi nhà
của ông dơ dáy.
Vào đầu tháng năm thị xúi bẩy “cuộc khủng hoảng”
viêm màng tiếp hợp trong đó đại đa số thành viên cộng
đồng đều bị chẩn đoán là bị bệnh viêm màng tiếp hợp và
phải được cách li. Những nạn nhân được nêu ra có dấu
hiệu trên mắt mà là thông thường trong một không khí lờ
mờ như thế, nhưng thực thì không phải chịu bệnh viêm
màng tiếp hợp tí nào. Một cách trùng hợp, tất cả các cư
dân tại nhà Lão Tử trừ một người đều bị chẩn đoán là có
bệnh này và được cách li. Hai phụ tá chóp bu của Sheela,
Savita và Krishna Deva, đã kiểm tra những người bị giữ
cách li để dò la họ hay tồi tệ hơn, cho tới khi Sheela trở về
từ cuộc họp với Bhagwan nói, “Chúng tôi phải gọi K.D và
Savita ra chỗ khác.”
Trong khi đó, Sheela gửi một nhóm người tới nhà Lão
Tử, với mục đích dọn sạch chỗ đó. Nhiều người tin rằng
những thiết bị nghe lén sau này tìm thấy ở đó đã được đặt
vào lúc ấy, có thể đoán là để cho phép Sheela thu thập
nhiều thông tin để “dùng chống lại” các cư dân, và để tìm
ra liệu họ có nói lại bất kì thông tin gì về các hoạt động
của thị cho Bhagwan không.
Sheela bắt đầu yêu cầu Bhagwan để gặp ông và các cư
dân tại nhà Lão Tử, để cho thị có thể trình bầy trường hợp
của mình. Thị đã chuẩn bị những người được lọc lựa của
mình cho cuộc họp, bảo từng người họ phải nói gì. Một
người phụ nữ, người được coi là có sự tin cậy của
Bhagwan đã bị ép buộc phải nói rằng Sheela nên chuyển
vào Nhà Lão Tử.
Khi cuộc họp xảy ra, Sheela đang trong sự tỉnh thức
đột ngột. Bhagwan bảo thị rằng vấn đề thực trong cuộc
tranh cãi chính là sự ghen tuông của thị. Thị đã từng ghen
tuông ở Poona vì thị không được mời vào sống trong nhà
Lão Tử cho đến cùng, và rằng việc ghen tuông vẫn tiếp tục
chống lại các cư dân hiện tại của nhà Lão Tử. Ông chuyển
sang “lời buộc tội” mà thị đã tung ra chống lại nhiều cư
dân, bảo thị rằng thị quá suy luận. Cuối cùng ông nói ông
muốn toàn bộ vấn đề này được loại bỏ ngay lập tức.
Vào lúc đó Sheela biết rằng thị sẽ không thành công
trong việc thuyết phục Bhagwan đẩy “kẻ thù” mà thị cảm
nhận ra xa. Thị thất vọng trong vài ngày rồi bắt đầu kế
hoạch tiếp. Thị bắt đầu có những cuộc họp bí mật trong
phòng ngủ của mình.
Trước đó, cửa phòng thị luôn mở. Bây giờ thì nó đóng
im ỉm cả ngày, với biển “Xin đừng quấy rầy” treo trên tay
cầm cửa. Nghe nói các cuộc họp về các biện pháp “an
ninh” mới, nhưng về sau bằng chứng chỉ ra những cuộc
họp này là sự mở đầu của một âm mưu giết người.
Thực tế, Sheela đã đặt nền tảng cho một cách tiếp cận
khác trước khi gặp với Bhagwan. Thị đã bảo một
sannyasin rằng Devaraj lập kế hoạch giết Bhagwan, lí do
căn bản mà sau này thị sẽ dùng để thuyết phục mọi người
cố gắng giết ông và Vivek.
Hai tháng sau đó Sheela, theo chỉ thị của Bhagwan,
công bố rằng ông đã chọn ba uỷ ban để tiếp tục ông trong
trường hợp ông chết. Hai uỷ ban đầu, những người ở đó
được coi là đã giác ngộ và những người sẽ trở nên giác
ngộ vào lúc Bhagwan chết, được dự định là uỷ ban lập
đường lối thực. Sheela và hầu hết những người chóp bu
của thị đều không có trong những uỷ ban này. Thay vì thế,
các uỷ ban được thành lập chủ yếu là những người Sheela
đã xác định như kẻ thù của mình, như các cư dân ở nhà
Lão Tử, nhóm lãnh đạo, và các sannyasin Ấn Độ lâu năm.
Uỷ ban thứ ba, trong đó có Sheela và người của thị là
uỷ ban có trách nhiệm tiến hành theo chỉ đạo của hai uỷ
ban kia. Người trong uỷ ban đó được gọi là Bồ tát và sẽ
được giác ngộ khi họ chết. “Thế đấy,” Vidya nói,
“Bodhischleps. Các anh cứ làm việc làm việc, làm việc
cho đến chết. Thế rồi ông ấy nói anh được giác ngộ.”
Sheela và những người thân cận thị, đặc biệt là Vidya,
rất đau khổ bởi thông báo này. Điều đó không chỉ nói lên
rằng Sheela sẽ không quản lí “tổ chức” sau khi Bhagwan
chết, mà dưới con mắt họ thì điều đó còn làm giảm vị thế
của họ trong cộng đồng bằng cách xác định họ như những
người sẽ không giác ngộ rất lâu sau nhiều thành viên cộng
đồng khác. Devaraj được coi là đã giác ngộ còn Vivek thì
sẽ giác ngộ khi Bhagwan chết. Cái chết của Bhagwan tại
điểm này sẽ có nghĩa là quyền lực chuyển sang những
người mà Sheela ghét.
Sheela làm mọi việc có thể để xoá bỏ thông tin này.
Thị đã không đưa ra thông báo cho cộng đồng, chỉ tuyên
bố cho một nhóm khách thăm đã tới vào lễ hội mùa hè.
Thị không viết ra bản danh sách tên có sẵn và cắt bỏ bài
báo đáng phải xuất hiện trong tạp chí Bhagwan Magazine.
Cuối cùng, thị sửa chữa lời bình của Bhagwan về các uỷ
ban trên băng video, điều vẫn được tiến hành mỗi đêm khi
ông nói cho một nhóm sannyasin tại nhà Lão Tử.
Ngay sau thông báo, Devaraj đã bị bỏ thuốc độc vào
thức ăn lần đầu tiên và gần chết. Ba người khác, những
người đã được công bố giác ngộ cũng bị ốm một cách bí
hiểm. Những người khác thì bị săn đuổi và bị buộc tội
nghĩ về mình đặc biệt bởi vì họ đã giác ngộ. Ngoài điều
này, thông báo dường như là, ít nhất cũng tạm thời, sự bảo
hiểm cuộc sống cho Bhagwan.
Trong vài tháng tiếp đó Sheela bận rộn với các kế
hoạch tuyển lựa sannyasin cho các vị trí khác nhau trong
quận Wasco, cho nên cuộc tranh tụng về sử dụng đất có
thể được giải quyết vĩnh viễn. (Điều nực cười và tranh
tụng về sử dụng đất có liên quan tới thị gần đây đã được
quyết định nghiêng về Thành phố Rajneeshpuram.)
Các kế hoạch của Sheela, kể cả đưa vào hàng nghìn
người vô gia cư để cho họ có thể đăng kí bầu cử, đăng kí
cử tri giả, và đầu độc toàn bộ thành phố The Dalles bằng
khuẩn salmonella để cho mọi người không thể đi bỏ phiếu
được. Kế hoạch của thị thất bại. Vào tháng 1/1985, thị có
hai người ném bom cháy vào Phòng kế hoạch quận
Wasco, vì người vạch kế hoạch đã tích cực phản đối sự
phát triển trong Rajneeshpuram. (Xem Bhagwan: The
Buddha For the Future của Juliet Forman, The Rebel
Publishing House, 1987).
Tháng 4/1985 Bhagwan nói rằng thông báo của ông
tuyên bố về những người giác ngộ chỉ là trò đùa. Vào lúc
đó không rõ liệu cấu trúc của uỷ ban có là trò đùa không,
nhưng Sheela lập tức coi là như vậy. Việc loại bỏ
Bhagwan lại có thể có thêm một lần nữa.
Vào tháng 6/1985 hoạt động đầu độc tại
Rajneeshpuram được tăng tốc. Devaraj và Vivek cả hai
đều bị đầu độc bằng chè và cà phê đem cho họ tại nhà của
Sheela, và Devaraj lại bị đầu độc nữa trong khi ăn tại nhà
ăn cộng đồng. Vào giữa tháng đó, một trong những tay sai
của Sheela, Ma Anand Su và ít nhất một người nữa tới nhà
Lão Tử muộn trong đêm với thuốc mê và một ống xi ranh
đầy chất độc để giết Vivek. Trước đó họ đã bố trí để bạn
trai của Vivek bị phái đi trực đêm cho thành phố
Antelope, cách xa hai mươi dặm. Và trước đó Sheela đã
có khoá của cả buồng của Vivek lẫn Bhagwan và đã làm
thêm khoá nữa. Không may cho Su và Sheela, và may
mắn cho Vivek, Vivek đã đặt chốt cửa bên trong của cả
hai cửa phòng Vivek và Bhagwan, và đã cài chúng đúng
chỗ khi cô ngủ. Khoá của Su không mở được cửa đêm đó.
Vào ngày 6/6/1985, trong ngày lễ Thầy, Ma Shanti
Bhadra đã tiêm cho Devaraj một liều chất độc có tiềm
năng gây chết người. Ông đã báo động cho một bác sĩ
khác, người này đưa ông đi gấp tới trung tâm cấp cứu.
Puja, hộ lí của Sheela, cũng vội tới đó và cố cản trở việc
chữa chạy bằng cách vứt bỏ thuốc giải độc mà các sĩ điều
trị đã đưa ra, và bằng cách làm chậm trễ máy bay đưa
Devaraj tới bệnh viện Bend. Mặc cho những nỗ lực của
thị, Devaraj vẫn sống, và chuyển lời tới Vivek để bảo
Bhagwan điều đã xảy ra. (Về toàn bộ câu chuyện những
sự kiện này, xin xem cuốn sách của Devaraj Bhagwan:
The Last and the First World Teacher, The Relel
Publishing House, 1988).
Bhagwan hỏi Sheela về vụ việc và thị chối đây đẩy
rằng người của thị có thể đã làm mọi thứ. Vivek và
Devaraj tiếp tục tìm ra bằng chứng.
Trong khi đó, Bhagwan bắt đầu nói mọi sáng tại
Rajneesh Mandir cho toàn bộ cộng đồng và mỗi đêm tại
Jesus Grove cho thành viên của báo chí. Sheela nổi giận.
“Dẫu sao thì ai mời ông ta tới nhà tôi vậy?” thị càu nhàu
với một người quét dọn. Mỗi đêm thị đều đưa Bhagwan
tới nhà thị, nơi mọi người chờ đợi nồng nhiệt để đón chào
ông và gần như chẳng cho thị một cái liếc mắt. Nếu ông
nhẩy múa với bất kì ai nhiều hơn một lần thì thị sẽ đứng
nhìn chằm chằm, mặt thị đầy giận dữ. Thị bắt đầu gặp ông
ngày càng ít dần, cử Savita hay Vidya làm thư kí thay chỗ
thị, và cuối cùng lập kế hoạch rời bỏ một tình huống mà
đã quá nặng không thể giải quyết được nữa.
Thị đã thất bại trong nỗ lực khử bỏ Devaraj và Vivek,
và Bhagwan biết về những nghi ngờ với thị. Nếu
Bhagwan được báo động thì thị không thể chắc tới gần
ông được nếu như thị không khử bỏ những người thân cận
ông. Đã đến lúc phải bỏ đi. Thị bỏ các kế hoạch, đóng gói
của báu dành dụm, làm những thu xếp cuối cùng, (theo
đồn đại thì thị đã lấy đi bốn mươi triệu đô la), và bỏ đi
hôm 14/09.
Sheela đi qua Đức nơi thị sống hoàn toàn cởi mở, đều
đặn cho báo chí phỏng vấn. Điều có ý nghĩa là thị ở Đức.
Thị có thể đi sang Thuỵ sĩ, nơi mà chính phủ Mĩ không
thể dẫn độ được thị. Thị biết điều này bởi vì Vidya đã có
nghiên cứu tại Công ti dịch vụ pháp lí Rajneesh về luật
dẫn độ quốc tế. Vậy thì tại sao thị lại công khai hoá việc ở
Đức của mình? Câu trả lời hiển nhiên là ở chỗ thị không
ngờ bị chính phủ Mĩ dẫn độ về tội phạm của mình. Một
chỉ dẫn thêm nữa về điều này là ở chỗ thị có bằng cớ băng
và thuốc để công khai trong căn hộ của thị khi thị bị bắt,
được các quan chức bắt giữ mô tả là “bằng chứng đáng
kể.”
Sheela dường như không nghĩ chính phủ có ý định dẫn
độ. Điều thị không biết là ở chỗ đệ tử trước đó của thị,
Ava, đã biến thành bằng cớ của nhà nước và nói với công
tố viên rằng Sheela đã lập kế hoạch giết cả viên chưởng lí
Oregon và luật sư Mĩ tại Oregon. Viên công tố không hài
lòng. Họ giữ thông tin đó trong khi bố trí để bắt Sheela,
Shanti Bhadra và Puja ở Đức. Ngay khi việc bắt giữ được
hoàn tất, thì họ tiết lộ bằng cớ của mình khi nghe nói việc
bảo lãnh của Bhagwan ở Bắc California.
Khi tiến trình dẫn độ trở nên bị sa lầy ở Đức, và dường
như là thời gian có thể hết hạn trước khi việc dẫn độ được
hoàn tất, viên luật sư Mĩ vùng Oregon đã tự thân đi sang
Đức để kết thúc việc dẫn độ. Một hành động không tiền
khoáng hậu như thế của viên luật sư Mĩ có lẽ là lời giải
thích tốt nhất cho sự kiện là ông ta là số một trong bản
danh sách nhằm tới các quan chức công cộng của Sheela,
điều Ava đã tiết lộ.
Vào lúc đó, Sheela, Shanti Bhadra và Puja đã được
đưa trở về Mĩ để ra toà, và chính phủ Mĩ yêu cầu chính
phủ Đức cho phép khởi tố họ dựa trên nền tảng phụ thêm
cho những điều đã được nói trong lệnh dẫn độ nguyên
gốc. Sheela và nhóm chống lại nỗ lực này. Điều đó có vẻ
là việc khởi tố tội phạm và việc bào chữa.
Thế rồi đến kết thúc đáng ngạc nhiên. Bất thần Sheela
đồng ý nhận là có tội với một phần những lời buộc tội và
đồng ý với việc mở rộng của lệnh dẫn độ để đổi lấy bản án
bị tù (thực tế là đã được thực hiện) không nhiều hơn bốn
năm rưỡi. Tất cả thời gian ở tù đều ở nhà tù liên bang với
an ninh tối thiểu tại Pleasanton, California, với mật danh
‘Club Fed’ vì những tiện nghi giải trí, người tù có văn hoá
và chính sách thăm viếng cực kì tự do. Nó giống như khu
trường đại học với hàng rào bao quanh hơn là nhà tù.
Những người quan sát có hiểu biết đều choáng váng, còn
những nạn nhân bị đầu độc thì phản đối. Một luật sư về tội
phạm cựu chiến binh và là trợ lí trước đây của luật sư Mĩ
mô tả bản án này “rất nhẹ” cho những tội đã phạm. Các
công tố viên vội vã nói với báo chí rằng họ đã đồng ý với
thoả thuận tố tụng để tiết kiệm tiền cho người dân đóng
thuế. Sau rốt, mục tiêu của chính phủ đưa “người
Rajneesh” ra ngoài Oregon đã được thực hiện.
Lời giải thích của công tố viên không nói đúng. Việc
thoả thuận tố tụng nói chung được dùng để tránh xử án
trong trường hợp việc kết tội là không chắc chắn hay có sự
buộc tội kép, nhưng là một thoả hiệp đến cực điểm để
giảm bản án từ 300 năm xuống bốn năm là không được để
ý đến trong trường hợp chính phủ gần như bảo đảm về
việc kết tội. Sheela đã bị buộc tội với những tội đủ để tống
thị vào tù trong 355 năm, nếu bị kết tội. Bất kì bồi thẩm
đoàn Oregon nào cũng đều sẵn lòng để kết tội Sheela về
hầu hết mọi việc, có hay không có chứng cớ. Các công tố
viên đều biết về việc này. Sheela đòi họ đã đưa ra những
tuyên bố tương tự cho luật sư của thị. Vậy thì tại sao họ lại
đồng ý với việc thoả tuận tố tụng để cho Sheela thoát ra dễ
dàng đến vậy? Nếu việc thoả thuận số tiền của Sheela là
phí tổn cho chính phủ để đưa thị ra toà thì liệu điều đó có
đủ biện minh cho một thoả hiệp như vậy không? Cứ xét
đến việc chính phủ phải chi ra một số tiền khổng lồ để tiến
hành những cuộc điều tra công khai hay dấu giơm về cộng
đồng Rajneesh dưới sự bảo trợ của cả chính phủ bang và
liên bang thì lập luận rằng chính phủ cần tiết kiệm tiền bạc
đơn thuần không làm cho ai tin được.
Tài liệu in nhỏ về việc thoả thuận tố tụng liên bang
thậm chí còn nhiều thông tin hơn. Không chỉ chính phủ
đồng ý bỏ không xét một số lời buộc tội đã nêu mà chính
phủ còn đồng ý không khởi tố Sheela về việc vi phạm luật
thuế lợi tức liên bang, các vi phạm khác về luật di trú liên
bang, và vi phạm luật liên bang có liên quan tới buôn lậu
tiền bạc và những vật có giá trị khác. Không một đối xử
tồi nào với một người đàn bà có hàng dài những nhân
chứng chống lại thị và không lời bào chữa mà là bạo dạn
và phủ nhận.
Tuy nhiên, phần đáng quan tâm nhất của thoả thuận
này có lẽ lại là điều không được đưa vào trong đó. Thoả
thuận này loại trừ rõ rệt bất kì hành động giết người nào
mà Sheela có thể đã dính líu vào, cả việc truy tố vì lập kế
hoạch để hành hung hay giết các quan chức của Mĩ. Điều
đáng quan tâm là ở chỗ bằng chứng hiển nhiên đã được
cung cấp cho chính phủ về hành động giết người có thể có
liên quan tới chương trình Chia sẻ nhà, và về âm mưu của
Sheela giết các quan chức công khai. Mặc cho các bằng
chứng đó, không có lời buộc tội nào đã được đưa ra có
liên quan tới những tội ác đó.
Cho nên vào bất kì lúc nào, chính phủ cũng có thể truy
tố Sheela về những tội phạm nghiêm trọng này, theo lời
của bản thoả thuận, “tìm kiếm mọi hình phạt do luật cho
phép kể cả việc giam cầm tối đa và những bản án tiếp
theo.” Thế đấy, chính phủ đã không tiến hành truy tố,
nhưng Sheela sống trong đe doạ.
Tại sao chính phủ lại phải vội vã tới Đức để dẫn dộ
Sheela sau khi biết về âm mưu giết người của thị, dùng
bằng cớ của âm mưu này khi biết việc bảo lãnh cho
Bhagwan, đưa ra vấn đề chính của âm mưu này với báo
chí, và rồi chẳng bao giờ truy tố Sheela về tội lỗi cả? Tại
sao Sheela lại được xử cho một bản án nhẹ thế với tất cả
những tội lỗi mà thị đã phạm phải? Sara Jane Moore, bạn
tù thân của Sheela tại Pleasanton, đã ở đó nhiều năm trước
thị, và sẽ còn nhiều năm nữa ở đó vì tội giết người có chủ
tâm, trong khi giết người có chủ tâm chỉ là một trong
những tội lỗi mà Sheela đã phạm phải. Và tại sao mối đe
doạ truy tố về những tội nghiêm trọng vẫn còn bị treo lế
lửng trên đầu Sheela?
Chỉ có một giải thích ăn khớp với các sự kiện, và đó là
điều Sheela đã đồng loã trước đó với chính phủ để đầu độc
Bhagwan, và đã được thưởng bằng bản án nhẹ. Vì thị
không thể tin được nên chính phủ treo trên đầu thị mối đe
doạ về truy tố thêm nếu thị để lộ ra tội đồng loã với họ.
Nhưng một điều là chắc chắn - Sheela đã không thành
công trong kế hoạch của thị để đầu độc Bhagwan. Thị
không thể xoay xở được bước sơ khởi chủ chốt về việc
đầu độc bác sĩ và người coi sóc nhà cửa của ông. Và
không khử bỏ được hai người này thì thị hoàn toàn không
thể thâm nhập tới Bhagwan được, hay tới đồ ăn, thức uống
của ông.
Điều đó để chúng ta quay lại chỉ với chính phủ Mĩ.
Chú thích của tác giả:
Phần lớn tài liệu của chương bẩy, về Sheela, được
Sangeet Duchane cung cấp, một luật sư sống trong nhà
của Sheela tại Rajneeshpuram. Cuốn sách của Duchane về
Sheela, “Sheela: bản sao phụ nữ của Adolph Hitler” xuất
bản năm 1988.
************************************************************
CHƯƠNG 8
MỘT TÌNH TIẾT ĐÁNG QUAN TÂM
Một điều rất đáng quan tâm đã xảy ra sau khi
Bhagwan đưa ra lời buộc tội chính phủ Mĩ trong bài nói
trước công luận ở Ấn Độ 11/06/1987.
Trong bài nói này, đã được xuất bản trong báo giới Ấn
Độ, ông đã mô tả những triệu chứng mà thân thể ông phải
chịu đựng trong hai năm từ khi ông bị chính phủ Mĩ bắt
giam. Ông giải thích rằng bác sĩ của ông đã tư vấn với các
chuyên gia hàng đầu ở Harley Street, London, và rằng các
phép thử của họ đã loại trừ tất cả các khả năng chẩn đoán
ngoại trừ việc đầu độc bằng thallium. Bhagwan tiếp đó chỉ
ra trong bài nói bằng cách nào và tại sao chính phủ Mĩ lại
đã đầu độc ông.
Hai ngày sau khi câu chuyện của Bhagwan xuất hiện
trên báo giới Ấn Độ, những dòng tiêu đề mới gào rú lên
rằng Bhagwan không phải bị đầu độc mà là bị bệnh AIDS.
Nguồn gốc của câu chuyện này, được xuất bản trong các
báo chí khắp thế giới, là một tin tức báo chí được viết và
trao tay cho tất cả các báo chính ở Bombay và các dịch vụ
điện tín, do một bác sĩ trẻ, I.S. Gilada đưa ra. Gilada đã
viết trong tuyên bố báo chí của mình rằng gã là một
chuyên gia về AIDS, và gã đã kí trong thông báo đó là
“Tổng thư kí Tổ chức Y tế Ấn Độ.” Trong thông báo này
gã đã yêu cầu rằng chính phủ Ấn Độ phải tiến hành cưỡng
bách phép thử AIDS với Bhagwan và tất cả các đệ tử, vu
cáo rằng, “Nếu việc can thiệp đúng lúc không được chính
phủ thực hiện thì đất nước chúng ta và đặc biệt là vùng
Poona sẽ phải đương đầu với thảm hoạ.”
Câu chuyện này được đăng tải trên mọi mặt báo chính.
Bhagwan Shree Rajneesh không có cách nào khác là phải
đệ trình các phép thử cho Viện vi rút quốc gia để chứng
minh rằng ông không bị AIDS. (Các phép thử nguyên gốc
tại Harley Street, điều đã loại trừ AIDS, là dưới tên của
“David Washington”. Bhagwan đã chỉ thị cho các bác sĩ
của mình dùng tên giả đó để tránh mọi định kiến ủng hộ
hay chống lại ông trong chẩn đoán lâm sàng. Ông đã chọn
tên đó vì nó là một cái tên mà chính phủ Mĩ đã buộc ông
dùng để đăng kí tại nhà giam nơi ông tin là việc đầu độc
đã xuất hiện.)
Xem như một luật sư quen thuộc với việc phía chính
phủ Mĩ phá huỷ Bhagwan Shree Rajneesh và công trình
của ông, tôi đã lập tức bị hấp dẫn bởi sự trùng hợp - tại
sao một người lạ nào đó lại gây ra rất nhiều rắc rối để làm
mờ tối lời công bố của Bhagwan rằng chính phủ Mĩ đã
đầu độc ông, bằng cách bôi nhọ trên tất cả các báo chí câu
chuyện giật gân rằng Bhagwan bị AIDS? Điều đó chắc
chắn có hiệu quả - báo chí nhanh chóng bỏ mọi câu
chuyện về việc đầu độc và thay vì thế tập trung vào, với
những dòng tít lớn trên trang nhất, câu chuyện về AIDS.
Những điều tra về tác giả của việc đưa tin báo chí về
“AIDS” đưa ra những điều rất đáng quan tâm. Bác sĩ
Gilada là một công chức y tế cấp thấp, tầm thường, làm
việc trong khoa da của một bệnh viện chính phủ lớn ở
Bombay. Gã ta chỉ là một MBBS từ trường Cao đẳng
Aurangabad, người đã trượt kì thi MD năm lần.
Tuy nhiên Gilada lại rất mạnh dạn trong các lĩnh vực
khác. Vài năm trước đó, gã ta đã thành lập Tổ chức Y tế
Ấn Độ (I.H.O), mà gã là thành viên, quan chức và nhân
viên duy nhất. Nhưng gã đã in những giấy tiêu đề rất trau
chuốt (mà gã dùng cho ‘đưa tin báo chí’) với việc thể hiện
kí hiệu của Tổ chức Y tế Thế giới - ngụ ý rằng “tổ chức”
của gã theo cách nào đó là chi nhánh của tổ chức đó. Việc
điều tra về quan chức của W.H.O để lộ ra rằng họ chưa
bao giờ nghe nói tới I.H.O, và chắc chắn chẳng có liên
quan gì tới nó theo bất kì cách thức nào cả.
Đấy mới chỉ là bắt đầu. Chẳng bao lâu sau việc đưa tin
báo chí của Gilada được in ra, đạo tràng của Bhagwan ở
Poona nhận được một số cú điện thoại và thư của các bác
sĩ ở Bombay, người bị xúc phạm bởi hành động của
Gilada. Họ tất cả đều nói rằng đây không phải là lần đầu
tiên Gilada đã cố gắng làm cái trò quảng cáo như vậy -
rằng gã đã rất nổi tiếng như kẻ đi tìm quảng cáo và một
“bác sĩ cho thuê” về bất kì lí do gì.
Chẳng hạn, trong năm 1981 gã đã xuất hiện tại cuộc
hội thảo W.H.O. tại Geneva, hội thảo này được nhóm họp
để soạn thảo bộ luật cổ vũ cho việc nuôi con bằng sữa mẹ
trong các nước thế giới thứ ba. Gã không phải là thành
viên của đoàn đại biểu Ấn Độ chính thức tới hội thảo,
đoàn tới đó để đại diện cho lập trường của chính phủ Ấn
Độ ủng hộ cho bộ luật này. Thay vì vậy, như về sau này
phát hiện ra, gã đã được một nhà sản xuất thức ăn trẻ con
tài trợ để tham dự cuộc hội thảo và cố gắng làm dừng việc
chấp nhận bộ luật. Gilada phân phát cho tất cả các đại biểu
một cuốn sách mỏng nói rằng lập trường chính thức của
chính phủ Ấn Độ là chống lại bộ luật. Gã đã kí vào cuốn
sách đó là “Bác sĩ I.S. Gilada, Tổng thư kí của Hiệp hội
sinh viên y khoa toàn Ấn Độ, chi nhánh của Liên đoàn
quốc tế các hội sinh viên y khoa.” Đoàn đại biểu Ấn Độ
chính thức đã bị xúc phạm và buộc phải gửi một bức thư
cho tất cả các đại biểu phủ nhận tuyên bố trong cuốn sách
của bác sĩ Gilada. Bác sĩ Gilada nhanh chóng xuất hiện
trong hội nghị, và khi việc điều tra được lần về Ấn Độ, thì
người ta phát hiện ra rằng chẳng có “Hiệp hội sinh viên y
khoa toàn Ấn Độ” nào cả mà cũng không có “Liên đoàn
quốc tế các hiệp hội sinh viên y khoa”.
Một phát hiện thú vị khác là ở chỗ chỉ vài tuần trước
khi bác sĩ Gilada đưa ra tin báo chí về Bhagwan bị AIDS,
gã ta đã đi một chuyến ngắn ngày sang Mĩ, được tài trợ
bởi một tổ chức “quyên góp” Mĩ nặc danh cho I.H.O của
gã.
Cho nên Gilada có liên hệ với Mĩ và gã có một lịch sử
về “một kẻ gây sự” được trả tiền ... một người hoàn hảo để
làm mũi nhọn cho chiến dịch làm mất uy tín Bhagwan
Shree Rajneesh và để làm chắc chắn việc buộc tội đầu độc
của Bhagwan đối với chính phủ Mĩ nahnh chăng bị mờ đi
trong băng tối. Dù ý tưởng về việc dùng tin đồn AIDS là
của Gilada hay của người đứng sau gã thì cũng chẳng liên
quan. Sự kiện là ở chỗ gã đã hành động rất nhanh chóng,
rất hiệu quả, và rất rất hiệu suất. Kích ć và tầm rộng lớn
của chiến dịch này chỉ ra rằng nó không thể là công việc
của một người. (Câu chuyện xuất hiện đồng thời trên mọi
báo chính trên toàn Ấn Độ và trên thế giới, kể cả những
nơi xa xôi như Brazil).
Người duy nhất có thể có bất kì cuộc điều tra nào
trong việc chôn vùi câu chuyện về nỗ lực đầu độc của
chính phủ Mĩ là các nhân viên của chính phủ Mĩ.
Và sự kiện là họ hành động nhanh chóng như vậy và
hiệu quả như vậy để dập tắt sự buộc tội của Bhagwan rằng
chính phủ Mĩ đã đầu độc ông nói lên rất nhiều về tính hợp
pháp của những lời buộc tội đó.
END
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top