liệt kê đặc trung of pp nc mô tả

Câu 14: Liệt kê được các đặc trưng của phương pháp nghiên cứu mô tả.

a) Con người

Đặc trưng nghiên cứu mô tả về con người là trả lời câu hỏi: "Ai bị bệnh".

* Tuổi

- Tuổi là yếu tố quan trọng nhất trong ngững đặc trưng của con người, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong của nhiều bệnh đều liên quan đến tuổi. Ví dụ; Trẻ em dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, kháng thể của mẹ truyền sang cho con để chống lại các bệnh nhiễm khuẩn trong 6 tháng đầu, sau đó tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp cấp tính tăng dần và đạt đỉnh cao ở tuổi đi học.

- Nguyên nhân bệnh tăng theo tuổi:

+ Do tăng tiếp súc tích luỹ.

+ Do giảm miễn dịch phòng vệ ở cơ thể.

+ Do giảm sức khoẻ (kiệt sức không đặc hiệu).

+ Do tăng dị dạng nghiễm sắc thể.

+ Do thay đổi về nội tiết.

- Tuổi không những liên quan đến tần số mắc bệnh nhiễm khuẩn mà còn liên quan đến độ nặng của bệnh.

Ví dụ: Trẻ em và người già thường nhậy cảm với các vi khuẩn dạng Coli và Staphylococus Aureus là các vi khuẩn ít gây bệnh ở nhóm tuổi khác.

* Giới tính

- Có sự khác biệt rõ rệt về nhiều bệnh giữa nam và nữ: Tỷ lệ chết ở nam cao hơn ở nữ nhưng mắc bệnh thì nữ lại cao hơn.

Nguyên nhân: Do sự khác nhau về thăng bằng nội tiết, môi trường hay do thói quen sống mà tỷ lệ tử vong ở nam cao hơn nhưng nữ lại mắc bệnh nhiều hơn có thể là do phụ nữ thường đến khám ngay khi bị bệnh và do vậy được chẩn đoán sớm hơn và được điều trị sớm, tỷ lệ buồn chán và muốn tự tử ở nữ cao hơn nhưng tỷ lệ tự tử thật ở nam lại cao hơn nữ.

Về khoa học giới cho là có khoảng cách giới (Gender Gap) giữa nam và nữ.

* Dân tộc, chủng tộc

- Sự phân bố về bệnh tim và tử vong có sự khác nhau giữa các nhóm dân tộc và chủng tộc.

Ví dụ: Người da đen có tỷ lệ chết cao hơn người da trắng ở một số bệnh như tăng huyết áp, lao, giang mai, tai nạn, ung thư cổ tử cung... nhưng người da trắng lại có tỷ lệ tử vong cao hơn người da đen ở các bệnh: xơ mỡ động mạch, tự tử, ung thư máu, ung thư vú...

- Nguyên nhân của sự khác biệt này có thể do di truyền, môi trường, lối sống, mức độ và chất lượng chăm sóc y tế...

* Tầng lớp xã hội

- Tầng lớp xã hội là một khái niệm được sử dụng để chia quần thể thành những nhóm nhỏ dựa trên các yếu tố về thanh thế, giàu có và quyền lực... Mặc dù có sự không thống nhất trong việc phân loại tầng lớp xã hội nhưng loại đó có liên quan đến nghề nghiệp, tình trạng giáo dục, tình trạng nhà ở, thu nhập kinh tế, trình độ văn hoá và lối sống....

- Sự khác nhau về điều kiện kinh tế góp phần quan trọng làm ảnh hưởng

đến sự phân bố của bệnh, đói nghèo sẽ kéo theo dinh dưỡng kém, nhà cửa chật chội, vệ sinh không đảm bảo, không có khả năng sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và phòng bệnh. Đó là lý do giải thích mô hình bệnh nhiễm khuẩn và suy dinh dưỡng ở các tầng lớp nghèo và các nước nghèo.

* Nghề nghiệp

Tiếp xúc nghề nghiệp có ảnh hưởng rõ rệt đến sức khoẻ đến sự phân bố khác nhau về tỷ lệ mắc bệnh và cả tỷ lệ tử vong thông qua các yếu tố:

- Điều kiện vật lý: nóng, lạnh, thay đổi áp suất không khí.

- Hoá chất.

- Tiếng ồn, độ rung.

- Sang chấn nghề nghiệp.

- Môi trường tâm lý.

Ví dụ: Bệnh xơ phổi có tỷ lệ cao ở người tiếp xúc với bụi Silic; tỷ lệ ung thư phổi, ung thư dạ dày cao ở những người tiếp xúc Amiante; Tỷ lệ ung thư bàng quang cao ở những người tiếp xúc với Chromate...

* Tình trạng hôn nhân

- Tỷ lệ chết đối với hầu hết các bệnh do tất cả các nguyên nhân kết hợp lại thay đổi từ thấp đến cao theo thứ tự như sau: Lấy vợ (chồng), độc thân, goá, ly dị.

- Đối với phụ nữ tình trạng hôn nhân liên quan đến sức khoẻ thông qua tiếp xúc giới tính, có thai và cho con bú. Những yếu tố này là nguyên nhân dẫn đến phát triển các bệnh khác nhau. Ví dụ: Ung thư cổ tử cung là bệnh phổ biến ở phụ nữ có chồng hơn là phụ nữ độc thân. Ngược lại ung thư vú hay gặp ở phụ nữ độc thân hơn phụ nữ có chồng, không có sự khác biệt về tiền sử cho con bú ở những bệnh nhân ung thư vú và những người ở nhóm chứng.

* Các đặc trưng về gia đình

- Số lượng người trong một gia đình: Nếu số người trong gia đình nhiều và nếu gia đình nghèo sẽ ảnh hưởng bất lợi cho trẻ em, dẫn đến làm tăng tỷ lệ chết sơ sinh và chết ở trẻ nhỏ làm chậm sự phát triển trí óc ở trẻ em.

- Thứ tự sinh cũng có sự kết hợp với nhiều bệnh như tâm thần phân liệt, loét dạ dày... Đa số người con cảm nhận được sự quan tâm của gia đình nhiều hơn.

- Tuổi của mẹ: Tuổi của mẹ càng cao nếu sinh lần đầu. Ví dụ: Bệnh Down có tỷ lệ 1/1000 khi mẹ dưới 30 tuổi, tỷ lệ 1/100 khi mẹ 40 - 44 tuổi.

- Mất bố mẹ do chết hay li thân dẫn đến làm tăng rối loạn tâm thần, ý định tự tử và tai nạn nhiều lần ở trẻ em. Do đó cần phải tăng cường giám sát sức khoẻ ở trẻ em mất cha, mẹ hay cả hai.

* Các đặc trưng khác về con người

- Nhóm máu: Những người có nhóm máu A thường có nguy cơ cao về ung thư dạ dày, nhưng người có nhóm máu O lại có có nguy cơ cao về loét dạ dày, người có hình cầu hình liềm ít có nguy cơ bị sốt rét do Plasmodium Falciparum (Allison -1954).

- Tiếp xúc môi trường: Các yếu tố môi trường xung quanh cũng ảnh hưởng đến sự phân bố bệnh, bao gồm các hoá học trong tự nhiên, yếu tố môi trường cá nhân (hút thuốc) hay do làm việc, do ô nhiễm đất, nước, không khí...

- Cá tính của con người: Cá tính cũng ảnh hưởng đến bệnh, đặc biệt là với bệnh động mạch vành (người xông xáo, có nhiều tham vọng... có tỷ lệ bệnh động mạch vành cao hơn những người bình thường).

b) Không gian

- Đặc trưng nghiên cứu mô tả về không gian là trả lời câu hỏi: "Nơi nào có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất hay thấp nhất?".

- Các đặc trưng mô tả về không gian có thể sẽ cung cấp sự hiểu biết sâu sắc hơn về căn nguyên của bệnh.

- Sự phân chia về không gian có thể phân chia theo biên giới tự nhiên hay theo vùng hành chính.

* Phân chia theo biên giơí tự nhiên

- Phân chia vị trí theo biên giới tự nhiên sẽ có lợi hơn trong việc hiểu biết

về nguyên nhân của bệnh.

- Những vùng có điều kiện tự nhiên khác nhau sẽ có tỷ lệ bệnh khác nhau do chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, độ cao lượng mưa, thành phần khoáng của đất và sự cung cấp nước mạch...

- Sự khác nhau về địa dư cũng sẽ dẫn đến sự khác nhau về di truyền phong tục tập quán giữa những quần thể dân cư.

- Ở vùng nhiệt đới nóng ẩm thì các bệnh nhiễm khuẩn và nhiễm ký sinh trùng thường cao hơn ở vùng ôn đới và hàn đới.

* Phân chia theo vùng hành chính

- Các vùng hành chính thường cung cấp các thông tin về dân số, tỷ lệ bệnh, thương tật, tử vong và các 'vấn đề sức khoẻ' khác... mà những số liệu này thường có sẵn nên rất thuận lợi cho việc xác định về một vấn đề sức khoẻ tại một cộng đồng.

* Bản đồ

Trên bản đồ của một vùng dân cư nào đó, người ta thường đánh dấu về tần số mắc bệnh cùng với các yếu tố môi trường như cung cấp nước, hướng gió chủ đạo, mạng lưới giao thông, hệ thống nhà máy, xí nghiệp trường học... bằng các ký hiệu khác nhau việc này rất có ích trong việc xác định nguồn gốc và hướng lan truyền của một bệnh nào đó.

* Sự khác nhau giữa thành phố và nông thôn

- Do nhiều yếu tố đã dẫn đến sự khác nhau giữa môi trường thành phố và nông thôn.

+ Ở thành phố: Vấn đề ảnh hưởng lớn nhất đến sức khoẻ là ô nhiễm không khí do công nghiệp, giao thông gây nên cùng với sự ô nhiễm về môi trường xã hội: Sự rối loạn trật tự xã hội, các tệ nạn, các hành động bạo lực, lối sống làm lan truyền gia tăng các "bệnh xã hội".

+ Ở nông thôn: Vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ như tình trạng thất học, không có việc làm, suy dinh dưỡng, cung cấp nước sạch kém, tỷ lệ các bệnh đường tiêu hoá cao, nhưng lại thiếu các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ.

- Hiện nay do sự phát triển của xã hội, khoảng cách giữa thành thị và nông thôn đã dần dần bị thu hẹp và xu hướng nghỉ ngơi ở nông thôn và làm việc trong thành phố - Đó là một vấn đề rất có lợi cho sức khoẻ con người.

* So sánh giữa các nước

- Các nước khác nhau có sự phân bố khác nhau về tỷ lệ bệnh, từ đó dẫn đến sự hình thành giả thuyết về sự kết hợp một bệnh nào đó với các yếu tố như sinh

thái, khí hậu, thời tiết, với các chỉ số kinh tế, văn hoá, phong tục tập quán, di truyền...

- Sự phân bố bệnh giữa các nước cũng có thể do nhiều yếu tố khác như tính chính xác của chẩn đoán, tính hoàn hảo của báo cáo, quá trình sử lý bệnh, phân tích số liệu (Hay nói khác là trình độ và điều kiện của từng nước).

- So sánh giữa các nước giúp cho ta biết được các thông tin về nguyên nhân gây ra bệnh, biết được khả năng và kết quả của các chương trình khống chế bệnh ở các nước khác nhau.

* Nghiên cứu với nhóm người di cư

Nghiên cứu ở nhóm người di cư giúp cho những người làm dịch tễ học điều kiện để phân biệt được vai trò của các yếu tố môi trường và di truyền.

Ví dụ: So sánh tỷ lệ mắc bệnh và tử vong giữa những người di cư và họ hàng của họ ở quê hương, cho kết quả về tác động của môi trường với sức khoẻ, đồng thời so sánh giữa nhóm di cư với nhóm ở nơi họ đến định cư cho kết quả về sự di truyền khác nhau trong mọi điều kiện môi trường như nhau.

c) Thời gian

Số liệu mô tả về thời gian là trả lời câu hỏi "Bệnh xảy ra khi nào? Bệnh xảy ra thường xuyên hay lẻ tẻ? Tần số của bệnh này có khác với tần số tương ứng trong quá khứ hay không?".

* Sự tăng tần số mắc bệnh trong một thời gian

Vấn đề này gần giống với khái niệm về một vụ dịch có sự tăng cao tần số bệnh. Đối với nhiều bệnh có thời kỳ ủ bệnh ngắn thì việc mô tả sự tăng tần số

bệnh trong một khoảng thời gian có thể dẫn đến các nghiên cứu phân tích về một nguyên nhân gây bệnh nào đó.

* Tính chu kỳ

Sự thay đổi có tính chu kỳ là sự lặp lại tần số bệnh. Tính chu kỳ mỗi lần có thể là theo mùa hay nhiều năm.

- Chu kỳ theo mùa: Chu kỳ theo mùa là đặc trưng của các bệnh nhiễm khuẩn. Ví dụ: các nhiễm khuẩn hô hấp cấp hay gặp vào mùa đông xuân, các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hoá thường gặp vào mùa hè. Phân tích tính theo mùa có thể đánh giá được các yếu tố liên quan như môi trường, vai trò, sinh thái của vật chủ trung gian truyền bệnh: muỗi, chuột, bọ...

- Chu kỳ nhiều năm: Nguyên nhân của tính chu kỳ nhiều năm thường là do sự thay đổi về miễn dịch của khối cảm thụ. Ví dụ: Dịch sởi, cúm thường xảy ra 2 - 3 năm một lần.

* Xu thế của bệnh

- Xu thế của bệnh là sự thay đổi về tỷ lệ mắc, tử vong trong một khoảng thời gian dài (từ 10 năm đến hàng thế kỷ). Ví dụ: Từ năm 1930 đến nay thấy rằng tỷ lệ tử vong do ung thư dạ dày và tử cung giảm nhưng do ung thư phổi lại tăng lên.

- Nguyên nhân:

+ Do thay đổi về kỹ thuật chuẩn đoán. (Vấn đề này dẫn đến tăng các báo các của các chẩn đoán đặc biệt ngay cả đối với bệnh hiện tại không còn ở mức độ phổ biến nữa).

+ Do thay đổi về tính chính xác của công tác thống kê. Ví dụ thống kê về phơi nhiễm với nguy cơ phát triển bệnh, dẫn đến thay đổi tỷ lệ mắc bệnh mà có thể không phản ánh đúng sự thay đổi tần số thực của bệnh.

+ Do thay đổi về khả năng điều trị do đó thay đổi về tỷ lệ sống khi bị mắc bệnh (thường cao hơn trước đây, do đó tỷ lệ tử vong sẽ giảm đi).

+ Do thay đổi về điều kiện môi trường, lối sống từ đó tỷ lệ mắc bệnh cũng có thể thay đổi theo (thường là tỷ lệ mắc bệnh giảm đi) do điều trị và phòng bệnh tốt, trong đó công tác phòng bệnh có tầm quan trọng rất đặc biệt.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #huongxjnh